Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết học 120: Luyện tập làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)

Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết học 120: Luyện tập làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)

I-Mục tiêu cần đạt : Giúp HS :

-Củng cố tri thức về yêu cầu, về cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) đã học ở tiết trước.

-Qua hoạt động luyện tập cụ thể mà nắm vững, thành thạo thêm kĩ năng tìm ý, lập ý, kĩ năng viết 1 bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).

II-Chuẩn bị : -GV : giáo án, sgk

 -HS : sgk, bài soạn, bài học.

III-Lên lớp :

 1-On định :

 2-KT bài cũ : Dàn ý bài nghị luận tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) gồm mấy phần?

 3-Bài mới :

 A-Vào bài : Ở tiết trước, ta đã tiến hành lập dàn ý. Tiết này, nhằm rèn luyện kĩ năng, và nắm vững kiến thức hơn, ta đi vào phần luyện tập.

 B-Tiến trình hoạt động :

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 886Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết học 120: Luyện tập làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS:.................. TIẾT 120
NG:9A...................
 9B...................
TẬP LÀM VĂN :
I-Mục tiêu cần đạt : Giúp HS :
-Củng cố tri thức về yêu cầu, về cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) đã học ở tiết trước.
-Qua hoạt động luyện tập cụ thể mà nắm vững, thành thạo thêm kĩ năng tìm ý, lập ý, kĩ năng viết 1 bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).
II-Chuẩn bị : -GV : giáo án, sgk
 -HS : sgk, bài soạn, bài học.
III-Lên lớp :
 1-Oån định :
 2-KT bài cũ : Dàn ý bài nghị luận tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) gồm mấy phần?
 3-Bài mới :
 A-Vào bài : Ở tiết trước, ta đã tiến hành lập dàn ý. Tiết này, nhằm rèn luyện kĩ năng, và nắm vững kiến thức hơn, ta đi vào phần luyện tập.
 B-Tiến trình hoạt động :
Hoạt động 1 :
 a-H: Thế nào là bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)?
 Đ: Ghi nhớ (sgk /T63)
 b-H: Những yêu cầu đối với bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) là gì ?
 Đ: Ghi nhớ (sgk /T68).
Hoạt động 2 : Hãy lập dàn ý chi tiết cho đề bài sau :
 *Đề : Cảm nhận của em về đoạn trích truyện “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang .
 A-Tìm hiểu đề :
H: Thuộc kiểu đề gì ?
Đ: Nghị luận về một đoạn trích tác phẩm truyện.
H: Nghị luận về vấn đề gì ?
Đ: Nhận xét, đánh gia về nội dung & nghệ thuật của đoạn trích truyện.
H: Hình thức nghị luận là gì? (Gợi ý: chú ý đến từ nào trong đề để định hướng phương hướng làm bài).
Đ: Nêu cảm nhận về đoạn trích truyện.
 B-Dàn ý chi tiết 
I-Mở bài :
-Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác “Chiếc lược ngà”.
-Chuyển ý.
II-Thân bài :
 1-Nhân vật bé Thu
-Thái độ & tình cảm của bé trong hai ngày đầu : không nhận anh Sáu là cha : “Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn. Nó ngơ ngác, lạ lùng.” “mặt nó bỗng tái đi, rồi vụt chạy và kêu thét lên “Má! Má!”.
-Thái độ và tình cảm của bé Thu trong hai ngày đêm tiếp theo : vẫn tỏ ra lạnh lùng, xa cách anh Sáu, nhất định không gọi tiếng “ba”. Với lối nói trổng, dù rơi vào tình thế nào đi chăng nữa “Cơm sôi rồi, chắt nước giùm cái!”. Vẫn cái tính ương ngạch : “Trong bữa cơm đó, anh Sáu gắp một cái trứng cá to vàng để vào chén nó. Nó liền lấy đãu xoi vào chén, để đó rồi bất thần hất cái trứng cá ra, cơm văng tung tóe cả mâm”. 
-Thái độ của bé Thu bị cha đánh, bé Thu dõi hờn bỏ về nhà ngoại. Lời giải thích của ngoại làm cho bé Thu lớn lên và trưởng thành. Sau khi biết rõ người đàn ông trở về không giống bức hình của cha, bé Thu “nằm im, lăn lộn và thỉnh thoảng thở dài như người lớn”. Những chi tiết này cho ta hiểu sự xúc động sâu xa và hối hận của bé Thu. Tiếng thở dài của bé Thu chứa đựng sự đau đớn, dày vò của một đứa trẻ ngây thơ là nạn nhân của cuộc chiến tranh cá liệt.
-Thái độ & hành động của bé Thu trong buổi chia tay : tình cha con cảm động, bất ngờ và cũng rất tự nhiên, con bé thét lên tiếng “ba”. Đấy là tiếng kêu đầy ắp yêu thương muốn níu giữ, muốn xin lỗi người cha và muốn đẩy cuộc chiến đi xa!
 2-Nhân vật anh Sáu :
*Trong đợt nghỉ phép (lúc ở nhà)
 -Anh háo hức mong chờ gặp con gái của mình.
 -Anh Sáu đau khổ, hụt hẫng, buồn khi thấy đứa con sợ hãi và bỏ chạy : “Anh đứng sững lại đó, nhìn theo con, nỗi đau đớn khiến mặt anh sầm lại trông thật đáng thương và hai tay buông xuống như bị gãy”.
 -Tiếp theo là sự kiên nhẫn cảm hoá, vỗ về để đứa con nhận cha : “Suốt ngày anh chẳng đi đâu xa, lúc nào cũng vỗ về con Anh mong được tiếng “ba” của con bé, nhưng con bé chẳng bao giờ chịu gọi”.
 -Anh đã hi sinh tình gia đình, lo việc chiến đấu cho Tổ quốc thì những ngày ngắn ngũi hiếm hoi trong gia đình, anh nỗ lực vun đắp tình cha con đã lạnh lẽo trong xa cách nhiều năm chinh chiến. Anh biểu lộ tình yêu thương con bằng hành động gắp cho bé Thu cái trứng cá, nhưng nó bất thần hất ra. Tình thương con biến thành sự giận dữ : “Giận quá và không kịp suy nghĩ, anh vung tay đánh vào mông nó”. Điều đó cho thấy anh Sáu càng chờ đợi bao nhiêu thì càng thất vọng bấy nhiêu.
 -Đến phút chia tay, anh mang tâm trạng bất lực và buồn : “Anh muốn ôm con,  nhưng sợ nó giẫy lên và bỏ chạy.” “Anh nhìn với đôi mắt trìu mến lẫn buồn rầu”. Và câu chào con “khe khẽ”. 
 -Khi đứa con thét lên tiếng “ba” thì hạnh phúc đột đỉnh : Anh Sáu ôm con, lau nước mắt, rồi hôn lên mái tóc con : “Ba đi rồi ba về với con”.
*Sau đợt nghỉ phép (ở chiến khu)
 -Luôn mang trong tim tiếng gọi “ba” tha thiết của đứa con và lời dặn “Ba mua cho con một cây lược nghe ba!”
 -Say sưa, tỉ mỉ làm chiến lược ngà : “cưa từng chiếc răng lược, thận trọng, tỉ mỉ và cố công như người thợ bạc.”, trên có khắc dòng chữ : “Yêu nhớ tặng Thu con của ba”.
 -Trước khi trút hơi thở cuối cùng “hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được” trong trái tim của nhân vật ông Sáu.
 C-Nhận xét, đánh giá
*Về nội dung :
 -“Phụ tử tình thâm” vốn là nét đẹp văn hoá trong đời sống tinh thần của người phương Đông nói chung, người Việt Nam nói riêng. Người ta cho rằng đó là một thứ tình cảm thiêng liêng, nó vừa là vô thức vừa là ý thức và thường ít khi bộc lộ ra 1 cách ồn áo, lộ liễu. Tuy nhiên, trong đoạn trích truyện “Chiếc lược ngà”, tác giả đã xây dựng được 1 tình huống truyện độc đáo, chỉ có trg chiến tranh và nhờ có tình huống này mà tình phụ tử được nén chặt để sau đó bùng nổ thành 1 cảm xúc nhân văn sâu sắc, cảm động. 
*Nghệ thuật :
 -Cốt truyện chặt chẽ, có những tình huống bất ngờ nhưng vì xảy ra trong hoàn cảnh thời chiến nên vẫn đàm bảo tính hợp lí trg vận động của cuộc sống thực tế.
 -Người kể ở ngôi thứ nhất, vừa là nhân chứng vừa là người tham gia vào 1 số sự việc của câu chuyện, do đó người kể đã chủ động điều chỉnh được nhịp điệu kể tạo ra sự hài hoà giữa các sự việc với các diễn biến về tâm trạng, các cung bậc về tình cảm của nhân vật.
 -Nhân vật sinh động, nhất là các biên thái tình cảm và hành động của nhân vật bé Thu.
 -Ngôn ngữ giản dị, mang đậm màu sắc Nam bộ.
III-Kết bài :
 -Nêu lên suy nghĩ của mình về 2 nhân vật (ông Sáu và bé Thu) : tình cảm cha con sâu nặng.
 -Chúng ta hãy cùng nhau xây dựng 1 đất nước hoà bình, tươi đẹp để không còn phải mất mát, đau thương trong chiến tranh./.
IV/ Rút kinh nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • docT 120.doc