Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết học 123: Nghĩa tường minh và hàm ý

Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết học 123: Nghĩa tường minh và hàm ý

I-Mục tiêu cần đạt : Giúp HS xác định được nghĩa tường minh và hàm ý trong câu.

II-Chuẩn bị : -GV : giáo án, sgk, máy chiếu

 -HS : sgk, bài soạn, bài học.

III-Phương pháp

- Phân tích, chứng minh.

III-Lên lớp :

 1-On định

 2-KT bài cũ : ( Máy chiếu)

 3-Bài mới :

 A-Vào bài : Khi giao tiếp, nếu chúng ta dùng từ ngữ diễn đạt nghĩa trực tiếp, đó là ta dùng nghĩa tường minh. Đối lập với tường minh là hàm ý, là phần thông báo không được nói ra bằng từ ngữ trong lời nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy.

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 594Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết học 123: Nghĩa tường minh và hàm ý", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS: TIẾT 123
NG:9A
 9B
TIẾNG VIỆT
I-Mục tiêu cần đạt : Giúp HS xác định được nghĩa tường minh và hàm ý trong câu.
II-Chuẩn bị : -GV : giáo án, sgk, máy chiếu
 -HS : sgk, bài soạn, bài học.
III-Phương pháp
- Phân tích, chứng minh.
III-Lên lớp :
 1-Oån định
 2-KT bài cũ : ( Máy chiếu)
 3-Bài mới :
 A-Vào bài : Khi giao tiếp, nếu chúng ta dùng từ ngữ diễn đạt nghĩa trực tiếp, đó là ta dùng nghĩa tường minh. Đối lập với tường minh là hàm ý, là phần thông báo không được nói ra bằng từ ngữ trong lời nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy.
 B-Tiến trình hoạt động :
 Hoạt động của thầy & trò
 Ghi bảng 
Hoạt động 1 :
*GV chiếu ví du ï- HS đọc đoạn trích “Lặng lẽ Sa Pa”
1-Qua câu “Trời ơi, chỉ còn có năm phút”, em hiểu anh thanh niên muốn nói điều gì?
Đ: Anh rất tiếc, chỉ còn có 5 phút là phải chia tay.
H: Vì sao anh không nói thẳng điều đó với hoạ sĩ và cô gái?
Đ: Vì ngại ngùng, vì muốn che giấu tình cảm của mình.
H: Như vậy, đây là câu nói có nghĩa tường minh hay có hàm ý?
I-Phân biệt nghĩa tường minh & hàm ý
 1/ Ngữ liệu: Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn Thành Long)
2/ Phân tích
-“Trời ơi, chỉ còn có năm phút!”
=>có hàm ý.
2-Câu nói thứ hai của anh thanh niên có ẩn ý gì không?
-“Ô ! Cô còn quên chiếc mùi soa đây này!”
=>Không chứa ẩn ý (nghĩa tường minh).
H: Như vậy, thế nào là nghĩa tường minh?
*Ghi nhớ : Nghĩa tường minh là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu.
*Ghi nhớ : Hàm ý là phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy.
Bài tập 2.SGK
Cho biết hàm ý của câu in đậm trong đoạn trích sau:(GV chiếu bài tập)
HS: Hàm ý trong câu in đậm là “Oâng hoạ sĩ già chưa kịp uống nước chè đấy.”
*Lưu ý : Hàm ý dùng chung và hàm ý dùng riêng.
+Hàm ý dùng chung (hay hàm ý thông dụng) được nhiều người dùng
Ví dụ : có 5 người cùng nhau đi xem kịch, trong đó bạn A và bạn B chuẩn bị mua vé cho cả nhóm.
A hỏi (a)- Mua được vé chưa?
B trả lời (b)- Mua rồi.
Hoặc (c)- Mua được 3 vé rồi.
 Với tình huống trên, câu (c) người nghe tự đoán còn 2 vé chưa nữa chưa mua được, không cần người nói trả lời. Như vậy, lời (c) là hàm ý.
+Hàm ý dùng riêng (hàm ý đặc dụng) : hàm ý đoán được phải gắn với tình huống cụ thể, tách ra khỏi tình huống đó thì hoặc là không giải được, hoặc là hiểu khác đi.
Ví dụ : A và B cùng học và trọ ở thành phố. Một hôm mẹ của B ở quê đến thăm. Tối hôm sau bà mẹ phải ra ga xe lửa về quê. A gặp B hai người trò chuyện với nhau.
(a)- Tối mai đi nghe ca nhạc với tớ đi.
(b)- Tối mai mẹ mình về quê.
(c)- Đành vậy.
Lời của A và B nếu tách ra khỏi tình huống đó thì có vẻ chẳng liên quan gì với nhau. Chỉ trong tình huống cụ thể đó, A mới giải đoán được hàm ý mà B gửi trong lời nói (b).
Hoạt động 2 
Bài tập 1
*HS đọc lại mục I và cho biết 
a-Câu nào cho thấy hoạ sĩ cũng chưa muốn chia tay anh thanh niên? Từ ngữ nào giúp em nhận ra điều đó?
b-Tìm những từ ngữ miêu tả thái độ của cô gái trong câu cuối đoạn văn. Thái độ ấy giúp em đoán ra điều gì liên quan tới chiếc khăn mùi soa?
*GV : Cô gái ngượng với anh thanh niên thì ít- vì anh thật thà đến mức vụng về, mà ngượng với nhà hoạ sĩ từng trải thì nhiều bởi cái sự lúng túng của cô làm sao qua được con mắt tinh đời của ông.
II-Luyện tập :
Bài tập 1
a-Câu “Nhà hoạ sĩ tặc lưỡi” cho thấy hoạ sĩ chưa muốn chia tay.
-Cụm từ “tặc lưỡi” giúp ta biết được điều đó.
b-Những từ miêu tả thái độ của cô gái liên quan đến khăn mùi soa :
 +mặt đỏ ửng (ngượng ngùng, khó nói)
 +nhận lại chiếc khăn (không tránh được)
 +quay vội đi (quá ngượng ngùng).
*Qua hình ảnh này, có thể thấy cô gái đang bối rối đến vụng về vì ngượng. Cô ngượng vì định kín đáo để lại làm kỉ vật cho người thanh niên, thế mà anh lại quá thật thà tưởng cô bỏ quên, nên gọi cô để trả lại.
Bài tập 3 : Tìm câu chứa hàm ý trong đoạn trích sau và cho biết nội dung của hàm ý.
Bài tập 3
 Câu “Cơm chín rồi!” có chứa hàm ý, đó là “Oâng vô ăn cơm đi !”
Bài tập 4 :
Đọc đoạn trích (Làng – Kim Lân), cho biết những câu in đậm có phải là câu chứa hàm ý không? Vì sao?
Bài tập 4 
 Những câu in đậm không chứa hàm ý. Vì :
+Câu thứ nhất là câu nói lảng.
+Câu thứ hai là câu nói dở dang.
4-Củng cố : Lưu ý về hàm ý trong bài.
5-Dặn dò : Học bài. Chuẩn bị “Nghĩa tường minh và hàm ý” (TT),/,
V/ Rĩt kinh nghiƯm
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docT 123.doc