I. Mục tiêu cần đạt:
Học sinh:
- Hiểu và nắm được mỗi quan hệ chặt chẽ giữa phương châm hội thoại và tình huống giao tiếp.
- Có ý thức sử dụng các phương châm phù hợp.
- Hiểu được phương châm hội thoại không phải là những quy định bắt buộc trong mọi tình huống giao tiếp, vì nhiều lí do khác nhau nên các phương châm hội thoại nhiều khi không được tuân thủ.
- Rèn kỹ vận dụng các phương châm hội thoại vào thực tiễn giao tiếp.
II. Chuẩn bị:
Giáo viên: - Các tình huống hội thoại trong từng hoàn cảnh giao tiếp.
- PTDH: Bảng phụ.
Học sinh: - Đọc kỹ các đoạn hội thoại và trả lời câu hỏi.
Tiết 13: Tiếng việt Ngày giảng: 28 /08/08 CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI (TT) I. Mục tiêu cần đạt: Học sinh: - Hiểu và nắm được mỗi quan hệ chặt chẽ giữa phương châm hội thoại và tình huống giao tiếp. - Có ý thức sử dụng các phương châm phù hợp. - Hiểu được phương châm hội thoại không phải là những quy định bắt buộc trong mọi tình huống giao tiếp, vì nhiều lí do khác nhau nên các phương châm hội thoại nhiều khi không được tuân thủ. - Rèn kỹ vận dụng các phương châm hội thoại vào thực tiễn giao tiếp. II. Chuẩn bị: Giáo viên: - Các tình huống hội thoại trong từng hoàn cảnh giao tiếp. - PTDH: Bảng phụ. Học sinh: - Đọc kỹ các đoạn hội thoại và trả lời câu hỏi. III: Tiến trình lên lơp: 1. Ổn định: 9a /36 (vắng) 2. Bài cũ: Giải nghĩa các thành ngữ sau: Nói băm nói bổ, Nửa úp nửa mở, đánh trống lảng và cho biết chúng liên quan đến phương châm hội thoại nào? 3. Bài mới: Hs Gv Hs Gv Hs Gv Hs Gv Hs Gv Hs Gv Gv Hs Gv Gv Hs Gv Hs Gv Hs Gv Hs Gv Hs * Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu quan hệ giữa phương châm hội thoại và tình huống giao tiếp. + Nhắc lại các phương châm hội thoại đã học. + Đọc ví dụ ở bảng phụ. - Cuộc hội thoại trong truyện diễn ra ở địa điểm nào? Trong hoàn cảnh nào? Đối tượng giao tiếp là ai? Nhằm mục đích gì? - Trong hoàn cảnh như vậy thì việc chào hỏi của chàng rể nên như thế nào? - Nếu chỉ xem xét nội dung lời chào hỏi, ta thấy có tuân thủ đúng phương châm lịch sự không? ( có bởi nó thể hiện sự quan tâm tới người khác) - Trong hoàn cảnh giao tiếp cụ thể này. Lời chào hỏi của chàng rể đã vi phạm phương châm hội thoại nào? Vì sao? + Chàng rể vi phạm phương châm lịch sự vì không nắm được đặc điểm của tình huống giao tiếp như: ngoắc tay ra dấu gọi người lớn tuổi, một lời chàomà bắt người khác phải mất công... - Qua phân tích cho thấy để không vi phạm các phương châm hội thoại, cần làm gì? a. Hiểu rõ nội dung mình định nói. b. Biết im lặng khi cần thiết. c. Nắm được các đặc điểm của tình huống giao tiếp. d. Phối hợp nhiều cách nói khác nhau. + Khái quát kiến thức cơ bản. - Giới thiệu câu chuyện: Nói có đâu có đuôi (Bảng phụ). (Thành ngữ nói có đầu có đuôi liên quan đến phương châm cách thức. Phương châm hội thoại này được người đầy tơ ùtuân thủ một cách quá mức trong tình huống trên ->Hậu quả phú ông bị cháy áo. * Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại. + Đọc thầm lại các ví dụ về các phương châm hội thoại đã học. - Tình huống nào, phương châm hội thoại nào không được tuân thủ? + Xác định tình huống phương châm hội thoại không được tuân thủ đã học. - Nhấn mạnh: Ngoại trừ tình huống trong phần học về phương châm lịch sự, tất cả các tình huống còn lại đều không tuân thủ các phương châm hội thoại. Đọc đoạn đối thoại (ở bảng phụ). An: - Cậu có biết chiếc máy bay đầu tiên được chế tạo vào năm nào không? Ba: - Đâu khoảng đầu thế kỉ XX. - Ba trả lời đúng câu hỏi của An không? - Có phương châm hội thoại nào đã không được Ba tuân thủ? - Vì sao người nói không tuân thủ phương châm ấy? ( Đảm bảo phuơng châm về chất – không nói điều mà mình không có bằng chứng xác thực) - Nêu tình huống: Một người mắc bệnh ung thư giai đoạn cuối, sau khi phát hiện bệnh trạng, bác sĩ nên nói với người bệnh như thế nào? Thử nêu một cuộc hội thoại? ( Gợi ý: + Bệnh nhân: Thưa bác sĩ, tình hình bệnh tôi như thế nào? + Bác sĩ: Bác cứ yên tâm nhập viện điều dưỡng. Bệnh bác còn có hi vọng.) - Bác sĩ đã vi phạm phương châm hội thoại nào? ( Phương châm về chất – không nói đúng sự thật ) - Vì sao bác sĩ phải nói vậy? + Tìm những tình huống khác tương tự. - Chuyển bài tập 4 thành đối thoại: A: Anh được con cái gửi cho nhiều tiền. Thật sướng quá! B: Ôi, tiền bạc chỉ là tiền bạc. - Có phải B không tuân thủ phương châm về lượng không? Vì sao? + Thảo luận theo bàn – trình bày. - Tích hợp: Nghĩa hàm ẩn sẽ được học trong học kỳ II. - Trong các ví dụ đã học về các phương châm hội thoại. Chỉ có tình huống nào phương châm hội thoại được tuân thủ. - Theo em có phải cuộc hội thoại nào cũng tuân thủ phương châm hội thoại không? - Trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại do những nguyên nhân nào? + Đọc phần ghi nhớ.(2em) - Nhấn mạnh: Phương châm hội thoại là yêu cầu chung trong giao tiếp. Tuỳ tình huống giao tiếp mà lời thoại có thể khôgn tuân thủ theo phương châm hội thoại và được vận dụng một cách sáng tạo. * Hoạt động 3 : Hướng dẫn luyện tập. + Đọc và xác định yêu cầu của bài tập 1 - Hướng dẫn cách làm, quy định thời gian thảo luận. + Tiến hành thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi. a. Dối với một người có học vấn (biết chữ) thì câu trả lời của ông bố tuân thủ theo phương châm hội thoại nào? ( về chất ) b. Đối với cậu bé 5 tuổi, câu trả lời đó vi phạm phương châm nào? (Vi phạm phương châm cách thức – mơ hồ vì cậu bé 5 tuổi chưa đọc được tên cuốn sách) c. Bố cậu bé nên trả lời như thế nào? - Theo dõi – hướng dẫn. - G ọi một em bất kỳ trong nhóm trình bày. - Nhận xét cho điểm. + Xác định yêu cầu của bài tập 2. a. Trong mối quan hệ với lão Miệng thì lời nói của cậu Chân, cậu Tay vi phạm phương châm gì? b. Nếu em thay mặt cậu Chân, cậu Tay em sẽ nói như thế nào? ( Ví dụ: Cháu chào ông ạ. Chúng cháu hôm nay đến đay có chuyện muốn bàn với ông. Mong ông hợp tác) c. Việc cậu Chân, cậu Tay không tuân thủ phương châm ấy có lí do không? Vì sao? + Thảo luận – trình bày. nuyIIi\ I. Quan hệ giữa phương châm hội thoại và tình huông giao tiếp. 1. Ví dụ: Truyện cười: Chào hỏi. => Không phù hợp tình hống giao tiếp. 2. Ghi nhớ1. (Sgk / tr37) II. Những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại. 1. Ví dụ: a. Không tuân htủ phương châm về lượng => Đảm bảo phương châm ề chất. b. Không tuân thủ phương châm về chất. => Việc làm nhân đạo cần thiết. c. Xét theo nghĩa hàm ẩn. -> Phương châm về lượng đảm bảo. => Răn dạy: không nên đề cao quá tiền bạc. 2. Ghi nhớ 2.(Sgk/ tr37) III. Luyện tập. Bài 1: Câu chuyện vi phạm phương châm cách thức. Bài 2: Phương châm lịch sự không được thực hiện -> Các nhân vật nổi giận vô cớ. 4. Củng cố: Có mấy phương châmhội thoại? Những nguyên nhân dẫn đến vi phạm phương châm hội thoại? 5. Hướng dẫn về nhà: - Những trường hợp nào không tuân thủ phương châm hội thoại mà vẫn được chấp nhận? - Xây dựng hai đoạn hội thoại. Chuẩn bị: Viết bài làm văn số 1- văn thuyết minh. + Nghiên cứu các đề bài về thực vật, loài vật. + Chú ý cách vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.
Tài liệu đính kèm: