Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết học 29: Thuật ngữ

Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết học 29: Thuật ngữ

 Tiếng Việt:

THUẬT NGỮ

A/ Mục tiêu:

 Qua tiết học, HS có thể :

 -. Hiểu được khái niệm thuật ngữ và một số đặc điểm của nó.

 - Biết sử dụng chính xác thuật ngữ.

B/ Chuẩn bị :

 - GV: Bảng phụ .

 - HS: Đọc và tìm hiểu trước nội dung tiết học .

C/ Hoạt động trên lớp :

I) Ổn định tổ chức: (1 phút): KT sĩ số :

II) KT bài cũ: (4 phút)

 Câu 1: Nêu vắn tắt các cách phát triển từ vựng. Từ vựng của một ngôn ngữ

 có thể không thay đổi được không ?

 Câu 2: GV dùng bảng phụ.

 ? Thế nào là cách cấu tạo từ ngữ mới ?

 A. Chủ yếu là dùng hai từ ngữ có sẵn ghép lại với nhau.

 B. Phải dựa vào từ ngữ có sẵn nhiều lớp nghĩa hoàn toàn mới.

 C. Phải chuyển lớp nghĩa ban đầu của từ này sang một lớp nghĩa đối lập.

 D. Kết hợp cả B và C.

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 860Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết học 29: Thuật ngữ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn : ....................... Tiết 29 
Dạy : ........................ 
 Tiếng Việt: 
Thuật ngữ
A/ Mục tiêu:
 Qua tiết học, HS có thể :
 -. Hiểu được khái niệm thuật ngữ và một số đặc điểm của nó.
 - Biết sử dụng chính xác thuật ngữ.
B/ Chuẩn bị :
 - GV: Bảng phụ . 
 - HS: Đọc và tìm hiểu trước nội dung tiết học . 
C/ Hoạt động trên lớp :
I) ổn định tổ chức: (1 phút): KT sĩ số :	
II) KT bài cũ: (4 phút)
 Câu 1: Nêu vắn tắt các cách phát triển từ vựng. Từ vựng của một ngôn ngữ
 có thể không thay đổi được không ?
 Câu 2: GV dùng bảng phụ.
 ? Thế nào là cách cấu tạo từ ngữ mới ?
 A. Chủ yếu là dùng hai từ ngữ có sẵn ghép lại với nhau.
 B. Phải dựa vào từ ngữ có sẵn nhiều lớp nghĩa hoàn toàn mới.
 C. Phải chuyển lớp nghĩa ban đầu của từ này sang một lớp nghĩa đối lập.
 D. Kết hợp cả B và C. 
III) Bài mới : (35 phút)
Hoạt động của GV& HS
Ghi bảng
- GV yêu cầu HS tìm hiểu hai cách giải thích a và b trong SGK và trả lời các câu hỏi :
? Cách giải thích nào thông dụng, ai cũng có thể hiểu được ?
? Cách giải thích nào yêu cầu phải có kiến thức chuyên môn về Hoá học mới hiểu được ?
GV: - Cách giải thích ở mục a là cách thông dụng, ai cũng có thể hiểu được vì nó được giải thích dựa vào đặc điểm bên ngoài của sự vật và được hình thành trên cơ sở kinh nghiệm có tính chất cảm tính
- Cách giải thích ở mục b đòi hỏi phải có kiến thức chuyên môn về Hoá học vì nó thể hiện được đặc tính bên trong của sự vật qua nghiên cứu bằng lí thuyết và phương pháp khoa học.
- GV nhấn mạnh :
 GV hướng dẫn HS tìm hiểu tiếp VD 2.
? Đọc các định nghĩa ở bảng phụ và cho biết: Em đã học các định nghĩa này ở những bộ môn nào ?
* HS đọc thầm, quan sát và trả lời:
? Những từ ngữ được định nghĩa chủ yếu được dùng trong loại VB nào ?
- GV bổ sung :
Đôi khi còn được dùng trong những loại VB khác: bản tin, phóng sự, bài bình luận, báo chí.
? Các từ ngữ em vừa tìm hiểu được gọi là thuật ngữ. Vậy thế nào là thuật ngữ ?
ộ GV chốt lại :
Thuật ngữ: những từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học, kĩ thuật, công nghệ; thường được dùng trong các VB khoa học, kĩ thuật, công nghệ.
3) Kết luận: ( ghi nhớ 1: SGK - )
- GV chỉ định một HS đọc mục (ghi nhớ 1- SGK )
- GV cho HS vận dụng kiến thức để làm nhanh bài tập1- phần LT: Chia lớp thành 6 nhóm, mỗi nhóm thực hiện 2 ý.
- GV nhận xét chung và đưa ra đáp án đúng cho từng nhóm.
* HS quan sát 2 VD ở mục II. 2, chú ý từ in đậm muối.
? Những thuật ngữ ở mục I. 2 có nghĩa nào khác không ?
* HS thảo luận, trả lời:
Chỉ có một nghĩa như SGK đã giải thích
ngoài ra không còn nghĩa nào khác.
- GV hướng dẫn tìm hiểu tiếp VD ở mục II.2.
? Cho biết trong hai VD đó, ở VD nào từ muối có sắc thái biểu cảm ?
? Từ việc tìm hiểu 2 VD 1, 2 em rút ra nhận xét gì về đặc điểm của thuật ngữ ?
* HS rút ra nhận xét:
ộ GV chốt lại :
-Mỗi thuật ngữ chỉ biểu thị một khái niệm và mỗi khái niệm chỉ được biểu thị bằng một thuật ngữ.
- Thuật ngữ không có tính biểu cảm.
3) Kết luận : ( ghi nhớ 2 : SGK - )
- GV chỉ định một HS đọc mục (ghi nhớ 2- SGK )
- GV phân nhóm cho HS thảo luận nhóm yêu cầu của bài tập 3
- GV nhận xét chung kết quả thảo luận, làm bài tập.
- GV cho HS thảo luận chung yêu cầu của bài tập.
* HS đọc yêu cầu của bài tập:
* Thảo luận theo nhóm nhỏ và HS khá giỏi trả lời:
- GV bổ sung, nhấn mạnh :
Có thể coi đây là hiện tượng đồng âm do trùng lặp về vỏ âm thanh của từ.
I/ Thuật ngữ là gì ? (13 phút)
1) Ví dụ:
2) Nhận xét:
- Cách giải thích thứ nhất là cách giải thích nghĩa của từ thông thường, còn cách giải thích thứ hai là cách giải thích của thuật ngữ.
- Thạch nhũ: môn Địa lí
- Ba- zơ: môn Hoá học
- ẩn dụ: môn Ngữ văn
- Phân số thập phân: môn Toán
-> Chủ yếu được dùng trong các VBKH,KT, Công nghệ.
* Ghi nhơ: SGK
II/ Đặc điểm của thuật ngữ : (10 phút)
1) Ví dụ:
2) Nhận xét
- muối ở VD (b) có sắc thái biểu cảm, chỉ những vất vả, gian truân mà con người phải nếm trải trong cuộc đời.
* Ghi nhớ: SGK
III/ Luyện tập : (12 phút)
1) Bài tập 3:
- hỗn hợp (a) được dùng như một thuật ngữ.
- hỗn hợp (b) được dùng như một từ ngữ thông thường.
2) Bài tập 5:
- Hiện tượng đồng âm đó không vi phạm nguyên tắc một thuật ngữ- 1 khái niệm vì hai thuật ngữ đó được dùng trong hai lĩnh vực khoa học riêng chứ không phải trong cùng một lĩnh vực.
4) Củng cố : (3 phút)
 ? Thuật ngữ là gì ? Thuật ngữ có những đặc điểm nào ?
5) HD về nhà : ( 2 phút)
 - Học thuộc hai (ghi nhớ ) để nắm kiến thức cơ bản của tiết học.
 - Làm bài tập 2, 4- SGK và bài tập bổ sung trong SBT.
 ’ Đọc và tìm hiểu trước tiết TV: Trau dồi vốn từ
D/ Rút kinh nghiệm.
..

Tài liệu đính kèm:

  • docT 29.doc