Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tuần 2

Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tuần 2

Tuần 2

Bài 2

Tiết 6,7: ĐẤU TRANH CHO MỘT THẾ GIỚI HÒA BÌNH - G.G. Mác-két -

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh

 1. Kiến thức:

 - Một số hiểu biết về tình hình thế giới những năm 1980 liên quan đến văn bản.

 - Thấy được nghệ thuật nghị luận của bài văn ở hệ thống luận điểm, luận cứ, cách lập luận.

 2. Kĩ năng: Đọc - hiểu văn bản nhật dụng bàn về một vấn đề liên quan đến nhiệm vụ đấu tranh vì hoà bình của nhân loại.

 3. Thái độ: Giáo dục, bồi dưỡng tình yêu hòa bình, tự do và lòng yêu thương nhân ái, ý thức đấu tranh vì nền hòa bình thế giới.

 * Tích hợp: Tư tưởng yêu nước và độc lập dân tộc trong quan hệ với hòa bình thế giới

( chống nạn đói, thất học, bệnh tật, chiến tranh) của Bác.

II. PHƯƠNG PHÁP- PHƯƠNG TIỆN

1. Phương pháp: Gợi tìm, quy nạp, vấn đáp, thảo luận nhóm, thuyết trình, trực quan.

2. Phương tiện:

 Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, đồ dùng dạy học

 Học sinh: Học bài cũ và chuẩn bị bài mới.

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.

1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số.

2. Kiểm tra bài cũ: Phong cách Hồ Chí Minh thể hiện ở những nét đẹp nào? Em học tập được điều gì từ phong cách đó của Bác?

3. Dạy bài mới: Thông tin thời sự quốc tế thường đưa về các thông tin chiến tranh, việc sử dụng vũ khí hạt nhân của một số nước, em suy nghĩ gì về điều này?

 

doc 12 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 375Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tuần 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 22/08/2011
Ngày dạy: 29/08/2011 Và 30/08/2011
Tuần 2
Bài 2
Tiết 6,7: ĐẤU TRANH CHO MỘT THẾ GIỚI HÒA BÌNH - G.G. Mác-két - 
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh
 1. Kiến thức:
 - Một số hiểu biết về tình hình thế giới những năm 1980 liên quan đến văn bản.
 - Thấy được nghệ thuật nghị luận của bài văn ở hệ thống luận điểm, luận cứ, cách lập luận. 
 2. Kĩ năng: Đọc - hiểu văn bản nhật dụng bàn về một vấn đề liên quan đến nhiệm vụ đấu tranh vì hoà bình của nhân loại.
 3. Thái độ: Giáo dục, bồi dưỡng tình yêu hòa bình, tự do và lòng yêu thương nhân ái, ý thức đấu tranh vì nền hòa bình thế giới.
 * Tích hợp: Tư tưởng yêu nước và độc lập dân tộc trong quan hệ với hòa bình thế giới
( chống nạn đói, thất học, bệnh tật, chiến tranh) của Bác.
II. PHƯƠNG PHÁP- PHƯƠNG TIỆN
1. Phương pháp: Gợi tìm, quy nạp, vấn đáp, thảo luận nhóm, thuyết trình, trực quan.
2. Phương tiện: 
 Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, đồ dùng dạy học
 Học sinh: Học bài cũ và chuẩn bị bài mới.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ: Phong cách Hồ Chí Minh thể hiện ở những nét đẹp nào? Em học tập được điều gì từ phong cách đó của Bác?
3. Dạy bài mới: Thông tin thời sự quốc tế thường đưa về các thông tin chiến tranh, việc sử dụng vũ khí hạt nhân của một số nước, em suy nghĩ gì về điều này?
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
 Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu về tác giả, tác phẩm.
- Hãy gới thiệu đôi nét về Mác – két.
- Vì sao ông dược gọi là nhà văn yêu chuộng hoà bình?
 - Nêu xuất xứ của văn bản?
+ Khái quát những nét chính.
- Gọi học sinh đọc ->lớp nhận xét.
- Đọc mẫu 
- Theo dõi, kiểm tra lại một số chú thích khó như: FAO, UNICEF, kỉ địa chất... 
- Văn bản viết theo phương thức biểu đạt nào? - Luận điểm chính của văn bản là gì?
- Tác giả đã triển khai luận điểm đó bằng hệ thống luận cứ nào? 
+ Thảo luận theo cặp (5p)
+ Đại diện nhóm trình bày.
+ Lớp nhận xét, bổ sung.
(Luận điểm: nguy cơ chiến tranh hạt nhân... đấu tranh loại bỏ nguy cơ ấy cho một thế giới hoà bình là nhiệm vụ cấp bách của toàn nhân loại.) 
Hoạt động 2: Tìm hiểu văn bản
+ Đọc lại phần 1. 
- Con số cụ thể và ngày tháng số liệu chính xác về đầu đạn hạt nhân được tác giả đưa ra ở đầu văn bản có ý nghĩa gì?
- Trong thực tế em biết được nước nào đang sản xuất và sử dụng vũ khí hạt nhân?
+ Phát hiện các nước như : Anh, Pháp, Mĩ – các cường quốc tư bản phát triển.
- Thảm họa minh chứng cho sự nguy hiểm của chiến tranh hạt nhân đã từng xảy ra ở nước nào?.
+ Liên hệ với Nhật Bản.
- Nói rõ hơn về hai thành phố Hi- Rô- Si- Ma và Na-Ga-Sa-Ki của Nhật bị Mĩ ném xuống hai quả bom nguyên tử vào năm 1945.
- Theo tác giả 4 tấn thuốc nổ có sức hủy diệt như thế nào? 
- Hãy nhận xét cách vào đề của tác giả? 
+ Tự nhận xét.
* Tiết 7:
 - Hướng dẫn phân tích tác hại của chiến tranh và ý thức đấu tranh.
+ Đọc phần 2,3. 
- Trong phần này tác giả đã triển khai luận điểm bàng cách nào?
- Sự tốn kém và tính chất phi lí của cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân đã được tác giả chỉ ra bằng những dẫn chứng cứ cụ thể nào?
+ Tìm dẫn chứng cụ thể trong văn bản. 
- Để dẫn chứng nêu ra có tính thuyết phục, người viết đã đưa ra sự so sánh với những lĩnh vực hết sức thiết yếu trong cuộc sống con người đó là gì?
- Việc bảo tồn sự sống trên trái đất ít tốn kém hơn là “dịch hạch hạt nhân” vì sao?.
+ Phát hiện – so sánh.
- Hãy nhận xét về cách sử dụng dẫn chứng của tác giả? 
(Cụ thể, thuyết phục)
- Nhận xét về lĩnh vực mà tác giả lựa chọn đối với con người?
- Sosánh này có ý nghĩa gì? 
- Khi sự thiếu hụt về kinh tế vẫn diễn ra mà không có khả năng thực hiện thì vũ khí hạt nhân vẫn phát triển gợi cho em suy nghĩ gì?
- Cách lập luận của tác giả có gí đáng chú ý?
+ Nêu suy nghĩ – đánh giá: sự tốn kém - cướp đi điều kiện cải thiện đòi sống con người trên trái đất.
- Hãy giải thích lý trí của tự nhiên là gì?
- Để chứng minh cho nhận định của mình Mac-két đã đưa ra những dẫn chứng nào? Ý nghĩa?
- Suy nghĩ của em trước nguy cơ nổ ra chiến tranh hạt nhân?
+ Nêu dẫn chứng cụ thể về quy luật tiến hóa của tự nhiên và tự bộc lộ suy nghĩ :Nếu chiến tranh hạt nhân xảy ra nền văn minh loài người sẽ bị xóa sạch, nó là một thảm họa của nhân loại.
- Phần kết bài nêu vấn đề gì?
-Trước nguy cơ đó thái độ của tác giả như thế nào? Em hiểu ý nghĩa của lời đề nghị trong phần kết ra sao?
+ Nêu ra một số nhiệm vụ ngăn chặn: Có thái độ tích cực, bênh vực hòa bình, lên án thế lực hiếu chiến.
Hoạt động 3: Tổng kết
- Nghệ thuật lập luận trong văn bản giúp em học tập được điều gì khi làm văn?
- Liên hệ với thực tế thế giới hiện nay, văn bản có ý nghĩa như thế nào? (Vấn đề chống chiến tranh và giữ gìn ngôi nhà chung Trái Đất của chúng ta)
+ Tự liên hệ thực tiễn.
- Giải thích nhan đề của văn bản?
I. Giới thiệu chung:
1. Tác giả: Nhà văn yêu chuộng hòa bình 
 Được nhận giải thưởng Nobel về văn học năm 1982
2. Tác phẩm: Trích từ bản tham luận Thanh gươm Đa - mô- clet của tác giả tại hội nghị ở Mê-hi-cô.
 3. Đọc- chú thích: 
 4. Bố cục: 4 phần. 
Luận cứ: 
+ Nguy cơ chiến tranh hạt nhân.
+ Cuộc sống tốt đẹp của con người bị đe dọa.
+ Chiến tranh hạt nhân đi ngược lí trí loài người, tự nhiên.
+ Nhiệm vụ đấu tranh vì hòa bình.
II. Tìm hiểu văn bản
 1. Nguy cơ chiến tranh hạt nhân.
 - Thời gian: 8-8-1986.
 - Số liệu: 50.000 đầu đạn hạt nhân được bố trí trên khắp hành tinh.
 - 4 tấn thuốc nổ/người.
 -> Dẫn chứng cụ thể, chính xác.
 => Đe doạ toàn nhân loại
2. Tác hại của cuộc chạy đua vũ trang.
 * Làm mất đi cuộc sống tốt đẹp của con người.
Đầu tư cho nước nghèo.
Chi phí cho vũ khí hạt nhân.
- 100 tỉ đô la cho 500 triệu trẻ em nghèo.
- Phòng bệnh trong 14 năm, bảo vệ hơn một tỉ người khỏi sốt rét, cứu hơn 14 triệu trẻ em.
- Cung cấp kalo cho 575 triệu người.
- Trả tiền nông cụ cho nước nghèo
- Chi phí xóa mù chữ cho toàn thế giới.
Chỉ là giấc mơ 
-100 máy bay ném bom B.1B, 7000 tên lửa
- 10 chiếc tàu sân bay mang vũ khí hạt nhân.
-149 tên lửa MX .
- 27 tên lửa MX.
- 2 chiếc tàu ngầm mang vũ khí hạt nhân.
Đã và đang thực hiện 
-> So sánh, lập luận chặt chẽ.
=> Phi lí, tốn kém.
* Sự phi lí của cuộc chạy đua vũ trang:
- Lịch sử tiến hoá: 
 + 380 triệu năm: bướm mới bay được.
 + 180 triệu năm: bông hồng mới nở.
 + 4 kỉ địa chất: con người mới hát hay hơn chim
- Chiến tranh: Đẩy lùi sự tiến hóa, xóa sạch nền văn minh loài người.
=> Phản tự nhiên.
 3. Lời kêu gọi:
 => Hãy đấu tranh vì một thế giới hoà bình, không có chiến tranh.
III. Tổng kết:
1. Nghệ thuật:
 - Có lập luận chặt chẽ
 - Chứng cứ cụ thể, xác thực.
 - So sánh đặc sắc, giàu sức thuyết phục.
 2. Ý nghĩa: Thể hiện nhữn suy nghĩ nghiêm túc, đầy trách nhiệm của nhà văn đối với nền hoà bình của nhân loại.
* Ghi nhớ (Sgk /tr. 21)
 4. Củng cố:
 5. Dặn dò: Học bài và chuẩn bị bài mới: Các phương châm hội thoại ( tiếp).
 IV. RÚT KINH NGHIỆM BÀI DẠY
Ngày soạn : 23/08/2011
Ngày dạy: 30/08/2011
Tuần 2
Bài 2
Tiết 8: CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI ( tiếp)
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh
 1. Kiến thức: Nội dung ba phương châm hội thoại trên.
 2. Kĩ năng: 
 - Vận dụng ba phương châm trong giao tiếp.
 - Nhận biết và phân tích được cách sử dụng ba phương châm.
 3. Thái độ: Có ý thức sử dụng các phương châm đúng lúc, đúng chỗ.
II. PHƯƠNG PHÁP- PHƯƠNG TIỆN
1. Phương pháp: Gợi tìm, quy nạp, vấn đáp, thảo luận nhóm, thuyết trình, trực quan.
2. Phương tiện: 
 Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, đồ dùng dạy học
 Học sinh: Học bài cũ và chuẩn bị bài mới.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ: Kể và nêu cách thực hiện các phương châm hội thoại đã học? Cho ví dụ về sự vi phạm các phương châm đó.
3. Dạy bài mới: 
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt đông 1: Phương châm quan hệ
+ Đọc ví dụ Sgk/ trang 20.
- Thành ngữ “Ông nói gà, bà nói vịt” dùng để chỉ tình huống hội thoại như thế nào?
+ Mỗi người nói một đằng, không hiểu nhau.
- Thử tượng tưởng điều gì sẽ xảy ra nếu xuất hiện nhiều tình huống hội thoại như vậy trong giao tiếp?
+ Phát triển ý theo trí tượng tượng (con người không giao tiếp được, xã hội sẽ rối loạn...).
- Qua ví dụ em rút ra được bài học gì trong giao tiếp?
+ Khái quát pầhn ghi nhớ. 
- Thử cho một ví dụ trong giao tiếp về tình huống: em “nói gà” bạn em “nói vịt”?
- Củng cố khái quát và đưa ra ví dụ minh họa:
(Bảng phụ)
 Hoạt động 2: Phương châm cách thức.
- Treo bảng phụ với 2 ví dụ sau:
Lúng túng như ngậm hột thị. 
Dây cà ra dây muống.
+ Đọc ví dụ.
- Hãy nêu ý nghĩa của 2 câu thành ngữ trên? Cách nói đó ảnh hưởng như thế nào đến giao tiếp?
+ Giải thích nghĩa và nêu ảnh hưởng: Làm người nghe khó tiếp thu nội dung truyền đạt.
- Qua đó có thể rút ra bài học gì khi giao tiếp?
+ Khái quát phần ghi nhớ.
- Chốt lại kiến thức: Trong giao tiếp cần nói ngắn gọn, mạch lạc.
- Ở truyện cười: ”Mất rồi” vì sao ông khách có sự hiểu nhầm?
- Đáng ra cậu bé phải trả lời như thế nào?
- Điều đó thể hiện thái độ gì trong giao tiếp?
 + Suy nghĩ trả lời.
Hoạt động 3: Phương châm lịch sự.
- Yêu cầu học sinh đọc truyện “ Người ăn xin”
- Vì sao ông lão ăn xin và cậu bé đều cảm thấy như mình nhận được từ người kia một cái gì đó?
- Xuất phát từ điều gì mà cậu bé cũng nhận được ở ông lão tình cảm đó? 
+ Đứng tại chỗ trả lời: Họ nhận được sự cảm thông nhân ái quan tâm. 
- Nếu là cậu bé đó em sẽ xử sư thế nào? Bài học rút ra qua câu chuyện là gì?
+ Khái quát phần ghi nhớ.
- Chốt lại kiến thức cơ bản. 
* Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập.
+ Đọc và xác định yêu cầu của bài tập 1 (Bảng phụ)
- Cho Hs xác định yêu cầu: Tìm thành ngữ liên quan đến phương châm quan hệ.
- Bài 2: Cho Hs đọc lại câu chuyên “Ai điên” ở đầu tiết và giải quyết tình huống để phát hiện ra lỗi liên quan.
+ Làm việc theo nhóm 2 -> trình bày kết quả
- Bài 3: Cho Hs chơi “ Đọc tiếp sức” Chia lớp thành hai đội, tìm và đọc những câu thành ngữ liên quan đến phương châm cách thức đội nào tìm nhiều, đúng sẽ thắng cuộc
+ Lớp cổ vũ, tuyên dương
- Bài 4: Đọc cho Hs nghe một đoạn văn diễn đạt dài dòng để các em phát hiện ra lỗi
- Bài 5: Những câu “Lời chào cao hơn mâm cỗ”, “Lời nói chẳng mất tiến mua. Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”, “Kim vàng ai nỡ uốn câu. Người khôn ai nỡ nói nhau nặng lời”
Khuyên dạy chúng ta điều gì?
a. Nên nói với nhau lịch sự.
b. Lời nói hay, đẹp nào cũng là tài sản quý, nên 
biết trân trọng.
c. Lời nói hay đẹp không tốn kém gì mà có giá trị lớn.
d. Tất cả các ý trên.
- Cho HS đứng tại chỗ làm nhanh bài 5
+ Xác định yêu cầu bài 6
- Tổ chức thi điền nhanh lên bảng lớp: 
- Hướng dẫn Hs giải thích bài .6 ( bài 4/Sgk)
+ Sửa bài tập vào vở.
- Hãy giải quyết tính huống đầu bài?
- Củng cố tiết học bằng câu truyện cười “Mắt tinh, tai tinh” (Bảng phụ)
I. Phương châm quan hệ.
 1. Ví dụ: 
-> Mỗi người nói một đề tài khác nhau.
=> Cần nói đúng đề ... ợi tìm, quy nạp, vấn đáp, thảo luận nhóm, thuyết trình, trực quan.
2. Phương tiện: 
 Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, đồ dùng dạy học
 Học sinh: Học bài cũ và chuẩn bị bài mới.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ: Những đối tượng thuyết minh nào cần sử dụng lập luận? Nêu ví dụ cụ thể? Tác dụng của lập luận trong bản thuyết minh? 
3. Dạy bài mới: 
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: Tìm hiểu yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh.
- Học sinh đọc văn bản.
H: Nhan đề của văn bản có ý nghĩa gì?
Học sinh trả lời, giáo viên nhận xét và bổ sung.
H: Tìm những câu trong bài thuyết minh về đặc điểm tiêu biểu của cây chuối.
Học sinh phát biểu
- Hầu như ở nông thôn ... chú lũ.
- Người phụ nữ nào ... hoa quả.
- Quả chuối ... hấp dẫn..
- Mỗi cây chuối ... chuối chín.
H: Chỉ ra những câu văn có yếu tố miêu tả về cây chuối và cho biết tác dụng của yếu tố miêu tả?
HS: Cây chuối thân mềm... núi rừng.
- Chuối xanh có vị chát,để sống ...món gỏi.
H: Theo yêu cầu của văn bản thuyết minh, bài này có thể bổ sung những gì?
HS: Bổ sung thêm một số công dụng của cây chuối, lá chuối, hoa chuối...
(GV lưu ý: đây là đoạn trích nên không thể TM toàn diện các mặt)
H: Em hãy cho biết thêm công dụng của thân cây chuối, lá chuối, nõn chuối, bắp chuối? 
- Thân cây chuối có thể thái ghém làm rau sống, dùng làm "phao".
- Hoa chuối làm món ăn.
- Quả chuối ...
- Lá chuối làm lá gói bánh.
H: Em có thể cho biết thêm công dụng của chuối?
HS: Thân chuối có thể thái ghém làm rau sống, ăn rất mát, có tác dụng giải nhiệt.
- Hoa chuối tây có thể thái thành sợi nhỏ để ăn sống, xào, luộc, nộm...
- Quả chuối tiêu xanh bẻ đôi lấy nhựa làm thuốc chữa hắc lào. Quả chuối hột xanh thái lát mỏng,phơi khô,sao vàng hạ thổ tán thành bột là vị thuốc quý trong đông y.
- Nõn chuối tây có thể ăn sống rất mát
- Lá chuối tươi có thể dùng để gói bánh chưng bánh nếp. 
- Lá chuối khô có thể dùng để lót ổ trong mùa đông, gói hàng, gói bánh gai.
-Củ chuối gọt vỏ, thái thành sợi nhỏ luộc bỏ nước chát sau đó có thể xào với thịt ếch, nấu với cá chạch là những món ăn đặc sản.
H: Để bài thuyết minh sinh động ngoài việc sử dụng các yếu tố NT có thể hợp yếu tố nào ? Tác dụng ?
Học sinh đọc ghi nhớ - SGK.
Hoạt động 2: Luyện tập
- Yêu cầu học sinh đọc bài tập 1: Trong các văn bản sau, văn bản nào là văn bản thuyết minh: Hạ Long Đá và Nước, Ngọc Hoàng xử tội Ruồi Xanh, Phong cách Hồ Chí Minh.
+ Trả lời nhanh
- Cho Hs làm bài tập 2: Phân biệt sự khác nhau giữa văn bản thuyết minh có sử dụng yếu tố miêu tả với văn bản miêu tả qua hai văn bản: Dừa sáp và Cây dừa (Trần Đăng Khoa)
+ Làm việc theo cặp ->trình bày
- Hướng dẫn Hs làm bài tập 3: Giúp các em chỉ ra được vai trò của tác dụng của yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh
+ Đọc văn bản: Trò chơi ngày xuân.
- Hãy tìm những câu văn miêu tả ở trong bài?
+ Thảo luận theo nhóm 4 (3 phút)
+ Gọi đại diện nhóm thuyết trình kết quả.
- Ghi lên bảng những ý đúng.(chủ yếu các câu miêu tả nằm trong các đoạn: miêu tả trò chơi múa lân, kéo co, cờ người, đua thuyền)
-Theo em dùng yếu tố miêu tả trong bài văn này có tác dụng gì? 
+ Nêu tác dụng: nhằm tái hiện sinh động các trò chơi ngày xưa->giúp người đọc hình dung dễ dàng hơn.
- Củng cố kiến thức toàn bàibằng bài tập nhanh.
 Bài 4: Hãy viết một đoạn văn thuyết minh ngắn với đối tượng là sự vật quen thuộc có sử dụng yếu tố miêu tả
+ Viết vào giấy nháp
- Gv thu giấy nháp nhanh nhất để chấm
Miêu tả trong văn thuyết minh có vai trò gì?
I. Tìm hiểu yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh.
1. Tìm hiểu văn bản: 
"Cây chuối trong đời sống Việt Nam."
* Nhan đề của văn bản:
- Vai trò của cây chuối đối với đời sống vật chất và tinh thần của người Việt Nam từ xưa tới nay.
- Thái độ của con người trong việc nuôi trồng, chăm sóc. 
và sử dụng có hiệu quả các giá trị của cây chuối.
- Cây chuối thân mềm, toả ra vòm lá xanh, mát rượi, ...
- Chuối ưa nước, phát triển nhanh.
- Chuối là thức ăn thông dụng từ thân đến lá, từ hoa đến quả.
 => Tác dụng : Làm nổi bật được đặc điểm của cây chuối và gây ấn tượng.
* Phân loại chuối: tây, hột, tiêu, ngự, rừng...
* Cấu tạo:
- Thân chuối :gồm nhiều lớp bẹ
- Tàu chuối gồm các cuống lá và lá
- Nõn chuối :xanh non
- Hoa chuối: màu hồng tía, có nhiều lớp bẹ..
- Gốc có củ và rễ.
* Có thể miêu tả:
- Thân tròn, mát rượi,mọng nước...
- Tàu lá xanh rờn... 
- Củ chuối có thể gọt vỏ để thấy một màu trắng
mỡ màng như màu củ đậu đã bóc vỏ
2. Kết luận: Ghi nhớ: SGK. 
II. Luyện tập
Bài 1: Xác định văn đúng văn bản thuyết minh.
Bài 2: Phân biệt sự khác nhau giữa văn bản thuyết minh có sử dụng yếu tố miêu tả và văn bản miêu tả:
 - Dừa sáp: thuyết minh
 - Cây dừa: miêu tả.
Bài 3: Câu 1: Lân được trang trí công phu, râu ngũ sắc, lông mày bạc
 - Câu 2: Những người tham gia chia làm hai phe, đứng thành một hàng đối nhau
 - Câu 3: Hai tướng của từng bên đều mặc trang phục thời xưa lộng lẫy
 - Câu 4: Sau hiệu lệnh con thuyền lao vun vút 
=> Vai trò, tác dụng: Tái hiện sinh động các trò chơi ngày xuân, gây ấn tượng cho người đọc.
Bài 4:Viết đoạn văn
Ví dụ: Húng chanh là loài cây thân cỏ, cao khoảng 30 – 40 cm, sống lâu năm. Ta có thể nhận ra cây húng chanh vì là hình bầu dục, có lông dày, mộng nước, mép lá có khía răng cưa, tỏa hương thơm như mùi chanh cốm. Cụm hoa húng chanh mọc ở đầu cành, mang nhiều hoa nhỏ, màu tím...Húng chanh có rất nhiề công dụng...
4. Củng cố:
5 . Dặn dò: Chuẩn bị: Luyện tập sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh.
IV. RÚT KINH NGHIỆM BÀI DẠY
Ngày soạn : 24/08/2011
Ngày dạy: 31/08/2011
Tuần 2
Bài 2
Tiết 10: LUYỆN TẬP SỬ DỤNG YẾU TỐ MIÊU TẢ 
 TRONG VĂN BẢN TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh
 1. Kiến thức:
 - Những yếu tố miêu tả trong bài văn thuyết minh.
 - Vai trò của yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh.
 2. Kĩ năng: Viết đoạn văn, bài văn thuyết minh sinh động, hấp dẫn.
 3. Thái độ: Có ý thức thực hành và chuẩn bị tốt cho tiết viết bài.
II. PHƯƠNG PHÁP- PHƯƠNG TIỆN
1. Phương pháp: Gợi tìm, quy nạp, vấn đáp, thảo luận nhóm, thuyết trình, trực quan.
2. Phương tiện: 
 Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, đồ dùng dạy học
 Học sinh: Học bài cũ và chuẩn bị bài mới.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ: Nêu vai trò, tác dụng của yếu tố miêu tả trong một văn bản thuyết minh? Phân biệt sự khác nhau giữa văn bản thuyết minh có sử dụng yếu tố miêu tả và văn bản miêu tả?
3. Dạy bài mới: 
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: Hướng dẫn củng cố kiến thức
- Nêu vai trò của yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh?
- Khi nào thì ta có thể sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh?
- Các yếu tố miêu tả trong bài văn thuyết minh phải thực hiện nhiệm vụ gì? 
+ Nhắc lại kiến thức cũ
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập
- Bài 1: Cho Hs đọc các đoạn văn đã tìm ở nhà và nêu tác dụng của yếu tố miêu tả.
- Nhận xét.
Bài 2:
- Yêu cầu học sinh đọc đề.
- Đề yêu cầu trình bày vấn đề gì?
- Cụm từ “con trâu ở làng quê Việt Nam” bao gồm những ý gì? 
- Có thể hiểu đề bài muốn trình bày con trâu trong 
đời sống làng quê Việt Nam không?
+ Trình bày:Con trâu gắn bó với nghề làm ruộng, công việc đồng áng của người dân Việt.
- Bố cục của bài thuyết minh gồm mấy phần?
- Mở bài cần trình bày những ý gì? 
+ Giới thiệu chung về con trâu.
- Phần thân cần nêu những ý nào?
- Hãy sắp xếp những ý đã tìm được theo thứ tự trong phần thân bài?
- Trong nghề làm ruộng con trâu đóng vai trò như thế nào? 
- Ở huyện ta có lễ hội nào mà trâu tham gia không? Lễ hội 
đó của dân tộc nào? Ý nghĩa?
- Giải thích rõ hơn về lễ hội đâm trâu của dân tộc Châu Mạ ở Đạ Tẻh.
- Thịt, da, sừng trâu có tác dụng gì?
- Đối với người nông dân con trâu có giá trị như thế nào?
- Đối với những đứa trẻ nơi thôn dã con trâu gắn với những kỉ niệm gì về tuổi thơ của chúng?
+ Dựa vào phần chuẩn bị ở nhà trình bày.
+ Lớp nhận xét, bổ sung.
- Từng gắn bó lâu đời với mình, người nông dân đã có 
tình cảm như thế nào đối với con trâu?
-Thử tìm vài câu ca dao, tục ngữ nói về tình cảm của 
con người đối với con trâu.
+ Lấy một số ví dụ như:
 a. Con trâu là đầu cơ nghiệp.
 b. Trâu ơi ta bảo trâu này,
 Trâu ra ngoài ruộng, trâu cày với ta
- Chúng ta có thể vận dụng yếu tố miêu tả ở những chi tiết nào của đối tượng?
+ xác định
- Hướng dẫn viết bài. 
- Nêu yêu cầu khi viết bài và hướng dẫn,quy định thời gian thảo luận.
- Chia lớp làm 4 nhóm:
+ Nhóm 1: Viết đoạn mở bài.
+ Nhóm 2: Thuyết minh con trâu ở làng quê Việt Nam
(trong việc làm ruộng).
+ Nhóm 3: Thuyết minh con trâu với tuổi thơ ở nông thôn 
+ Nhóm 4: Viết đoạn kết bài.
+ Tiến hành viết các đoạn thuyết minh vào giấy nháp.
- Theo dõi hướng dẫn thêm cho những nhóm yếu.
- Gọi đại diện nhóm trình bày.
+ Lớp nhận xét, bổ sung.
- Sửa chữa, cho điểm tuyên dương.
- Củng cố kién thức cơ bản. (Bảng phụ)
- Miêu tả trong văn thuyết minh có vai trò gì?
 a. Làm cho đối tượng thuyêt minh hiên lên cụ thể, gần gũi, dễ hiểu.
 b. Làm cho đối tượng thuyết minh có tính cách và cá tính riêng.
 c. Làm cho bài văn thuyết minh có tính biểu cảm.
 d. Làm cho bài văn thuyết minh giàu tính lôgic và màu sắc triết lí. 
+ Chọn đáp ứng đúng và đọc lại ghi nhớ. 
I. Củng cố kiến thức:
- Vai trò của miêu tả trong văn thuyết minh.
- Cách vận dụng yếu tố miêu tả
- Nhiệm vụ của yếu tố miêu tả
II. Luyện tập:
Bài 1: Đoạn văn thyết minh có yếu tố miêu tả: 
Bài 2: Cho đề bài: Con trâu ở làng quê Việt Nam.
Em hãy thực hiện thao tác: Tìm hiểu đề, lập dàn ý và viết bài.
 1. Tìm hiểu đề:
 -Yêu cầu: 
 + Thể loại: thuyết minh 
 + Nội dung: giá trị nhiều mặt của con trâu.
 + Phạm vi: con trâu trong đời sống người nông dân Việt Nam.
 2. Tìm ý và lập dàn ý chi tiết.
 a. Mở bài: 
Giới thiệu chung về con trâu ở làng quê Việt Nam.
 b. Thân bài: 
+ Nguồn gốc của con trâu.
 + Đặc điểm hình thức của con trâu.
 + Sức kéo của trâu.
 + Trâu là gái trị vật chất và tinh thần.
c. Kết bài:
 Con trâu trong tình cảm của người nông dân.
3.Viết bài:
 1. Xây dựng đoạn mở bài.
 “Trâu ơi ta bả trâu này,
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta”
Câu ca dao là một lời tâm tình của những người nông dân với người bạn đã gắn bó với mình hàng ngàn đời nay. Trâu giúp người nông dân công việc đồng áng, trâu còn đem lại lợi ích kinh tế rất cao cho mổi gia đình
 2. Xây dựng đoạn: “Con trâu với tuổi thơ ở nông thôn”
Ví dụ: Về bất cứ miền quê nào ở Việt Nam ta cũng bắt gặp hình ảnh đàn trâu mộng chăm chú gặm cỏ trên cánh đồng xanh mướt. Lũ trẻ chăn trâu tha hồ mà tắm mát, chơi trận giả. Chiều về trên lưng trâu tiếng sáo vắt vẻ, du dương
4. Củng cố:
5. Hướng dẫn học ở nhà
 - Hoàn thành bài tập.
 - Chuẩn bị: Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em.
IV. RÚT KINH NGHIỆM BÀI DẠY

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_ngu_van_9_tuan_2.doc