Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết số 137: Chương trình địa phương (phần tiếng Việt)

Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết số 137: Chương trình địa phương (phần tiếng Việt)

I. Mục tiêu cần đạt

 Học sinh:

 - Biết nhận ra sự khác nhau về từ ngữ xưng hô và cách xưng hô ở địa phương

 - Có ý thức tự điều chỉnh cách xưng hô của địa phương theo cách xưng hô của ngôn ngữ toàn dân trong những hoàn cảnh giao tiếp có tình chất nghi thức

II. Chuẩn bị: Bảng phụ

III.Tiến trình lên lớp

 1. Ổn định: / 25 (vắng )

 2. Kiểm tra: ( kiểm tra việc chuẩn bị bài của hs)

 3. Bài mới:

 

doc 2 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 841Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết số 137: Chương trình địa phương (phần tiếng Việt)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 135	 Ngày dạy: 11/ 5 / 2009
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG 
(PHẦN TIẾNG VIỆT)
I. Mục tiêu cần đạt 
 Học sinh: 
 - Biết nhận ra sự khác nhau về từ ngữ xưng hô và cách xưng hô ở địa phương 
 - Có ý thức tự điều chỉnh cách xưng hô của địa phương theo cách xưng hô của ngôn ngữ toàn dân trong những hoàn cảnh giao tiếp có tình chất nghi thức 
II. Chuẩn bị: Bảng phụ 
III.Tiến trình lên lớp 
 1. Ổn định: / 25 (vắng)
 2. Kiểm tra: ( kiểm tra việc chuẩn bị bài của hs)
 3. Bài mới: 
* Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiều từ ngữ xưng hô.
- Em hiểu thế nào là Xưng hô? Cho ví dụ minh hoạ?
- Tự gọi mình là “ em”, gọi GV là” thầy, cô”
- Trong giao tiếp hằng ngày ta dùng những từ nào để xưng hô -?
- Dùng đại từ trỏ người: tôi, chúng tôi, mày, chúng mày, nó, chúng nó, ta, chúng ta, mình, chúng mình 
- Dùng danh từ chỉ quan hệ thân thuộc và một số danh từ chỉ nghề nghiệp , chức tước: ông, bà, anh, chị, cô, dì, chú, bác tổng thống, bộ trưởng, nhà giáo , nhà văn, nhà điêu khắc 
-Trong giao tiếp chúng ta cần chú ý điều gì? 
- Phải luôn luôn chú ý đến các “ vai”: trên – dưới, dưới- trên, ngang hàng 
* Hoạt động 2: Hướng dẫn xác định từ ngữ địa phương.
- Gọi hs đọc 2 đoạn văn.
- Hãy Xác định từ xưng hô địa phương trong 2 đoạn trích trên? 
-Trong các đoạn trích trên , những từ xưng hô nào là từ toàn dân, những từ xưng hô nào không phải là toàn dân nhưng cũng không thuộc lớp từ địa phương?
+ Mặc dù không thuộc lớp từ xưng hô toàn dân, nhưng cũng không phải là xưng hô địa phương . Đó là một biệt ngữ xã hội 
- Tìm những từ xưng hô và cách xưng hô ở địa phương em và ở những địa phương khác mà em biết (HSTLN)
+ Đại từ trỏ người: tui, choa, qua (tôi) ; tau(tao); bầy tui (chúng tôi); mi (mày); hấn (hắn)
+ Danh từ chỉ quan hệ thân thuộc dùng để xưng hô: bọ, thầy, tía, ba (bố); u, bầm, đẻ, mạ, má(mẹ); ôông (ông); bá (bác); eng (anh); ả(chị) 
- Từ xưng hô ở địa phương có thể dùng trong hoàn cảnh giao tiếp nào? ( HSTLN)
- Đối chiếu những phương tiện xưng hô được xác định ở bài tập 2 và những phương tiện chỉ quan hệ thân thuộc trong bài Chương trình địa phương phần Tiếng việt ở học kì I và cho nhận xét ?
* Nhận xét : Trong TV có một số lượng khá lớn các danh từ chỉ họ hàng thân thuộc và chỉ nghề nghiệp, chức vụ được dùng làm từ ngữ xưng hô
1. Từ xưng hô 
 - Xưng: người nói tự gọi mình 
 - Hô: người nói gọi người đối thoại, tức người nghe 
VD: Học trò 
- Tự gọi mình là “ em”, gọi GV là thầy, cô
* Trong giao tiếp chúng ta cần chú ý: - Phải luôn luôn chú ý đến các “ vai” : trên – dưới, dưới – trên , ngang hàng 
2. Xác định các từ xưng hô 
Bài tập 1: Xác định từ xưng hô địa phương trong 2 đoạn trích trên: 
a. từ xưng hô địa phương là “ u”
b. . “Mợ”
- Mặc dù không thuộc lớp từ xưng hô toàn dân , nhưng cũng không phải là xưng hô địa phương
Bài tập 2: Những từ xưng hô và cách xưng hô ở địa phương em và ở những địa phương khác mà em biết 
- Đại từ trỏ người: 
- Danh từ chỉ quan hệ thân thuộc dùng để xưng hô: 
Bài tập 3: Từ xưng hô ở địa phương có thể dùng trong hoàn cảnh giao tiếp 
- Từ được dùng ở địa phương thường được dùng trong phạm vi giao tiếp hẹp: ở địa phương, đồng hương gặp nhau ở các tỉnh bạn, trong gia đình, gia tộc 
- Từ ngữ xưng hô địa phương cũng được sử dụng trong tác phẩm văn học ở mức độ nào đó để sắc thái địa phương cho tác phẩm 
Bài tập 4:
- Một người lứa tuổi lớp 8 có thể xưng hô với 
+ Thầy / cô: em - thầy / cô hoặc con - thầy / cô 
 + Chị của mẹ mình là: cháu- bá hoặc cháu - dì 
 + Chồng của cô mình là: cháu - chú hoặc cháu - dượng 
 + Ông nội là: ông - cháu hoặc cháu -nội 
+ Bà nội là: cháu - bà hoặc cháu - nội 
 4. Củng cố: Nếu có một người ở địa phương khác đến địa phương mình, em sẽ giao tiếp với họ bằng ngôn ngữ nào?
 5. Hướng dẫn – dặn do:
 - Nắm kĩ các từ ngữ xưng địa phương và từ toàn dân tương ứng.
 - Trong quá trình giao tiếp chúng ta cần chú ý điều gì 
 - Ôn tập toàn bộ kiến thức chuẩn bị thi HKII.
*********************************

Tài liệu đính kèm:

  • doct 137.doc