Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết học 43: Tổng kết về từ vựng (tiết 1)

Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết học 43: Tổng kết về từ vựng (tiết 1)

TỔNG KẾT VỀ TỪ VỰNG (Tiết 1)

A/ Mục tiêu:

 Qua tiết học, HS có thể :

 - Nắm vững, hiểu sâu hơn và biết vận dụng những kiến thức về từ vựng đã học ở lớp 6 lớp 9 ( từ đơn, từ phức, thành ngữ, nghĩa của từ, từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ ).

 - Rèn luyện kĩ năng hệ thống hoá các kiến thức đã học.

B/ Chuẩn bị :

 - GV: Máy chiếu, phiếu học tập .

 - HS: Ôn lại các kiến thức cơ bản về từ vựng theo các yêu cầu của mục 1 ở các mục I, II, III, IV.

C/ Phương pháp

- Quy nạp, phân tích

D/ Hoạt động trên lớp :

1) Ổn định tổ chức: (1 phút): KT sĩ số:

2) KT bài cũ: ( Kết hợp khi tổng kết)

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 839Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết học 43: Tổng kết về từ vựng (tiết 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Dạy :9a ............................. Tiết 43 
 9b 
Tiếng Việt : 
Tổng kết về từ vựng (Tiết 1)
A/ Mục tiêu: 
 Qua tiết học, HS có thể :
 - Nắm vững, hiểu sâu hơn và biết vận dụng những kiến thức về từ vựng đã học ở lớp 6’ lớp 9 ( từ đơn, từ phức, thành ngữ, nghĩa của từ, từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ ).
 - Rèn luyện kĩ năng hệ thống hoá các kiến thức đã học.
B/ Chuẩn bị :
 - GV: Máy chiếu, phiếu học tập . 
 - HS: Ôn lại các kiến thức cơ bản về từ vựng theo các yêu cầu của mục 1 ở các mục I, II, III, IV.
C/ Phương pháp
- Quy nạp, phân tích
D/ Hoạt động trên lớp :
1) ổn định tổ chức: (1 phút): KT sĩ số:	
2) KT bài cũ: ( Kết hợp khi tổng kết)
3) Bài mới : (39 phút)
Hoạt động của GV& HS
Ghi bảng
1) GV hướng dẫn HS ôn lại khái niệm từ đơn và từ phức; phân biệt các loại từ phức.
* HS trình bày lại các khái niệm và phân biệt các loại từ phức.
 - GV nhận xét, bổ sung và chốt lại trên phim ở máy chiếu. 
 + Từ đơn: từ chỉ gồm 1 tiếng.
 + Từ phức: từ gồm 2 hoặc nhiều tiếng.
 Từ phức gồm từ ghép và từ láy.
 Từ ghép: tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ về nghĩa.
 Từ láy: có quan hệ láy âm giữa các tiếng.
 2) GV hướng dẫn làm bài tập 2. I để nhận diện từ ghép và từ láy.
- GV đưa đáp án chính xác:
 Lưu ý HS: Những từ ghép nói trên có các yếu tố cấu tạo giống nhau 1 phần về vỏ ngữ âm nhưng chúng được coi là từ ghép vì giữa các yếu tố có mối quan hệ ngữ nghĩa với nhau. Sự giống nhau về ngữ âm chỉ có tính chất ngẫu nhiên.
* HS nghe, ghi nhớ:
 - GV hướng dẫn HS làm nhanh bài tập 3.
 1) GV hướng dẫn HS ôn lại lí thuyết về thành ngữ (tiến trình như ở mục I ).
 + Thành ngữ: thường là một ngữ cố định biểu thị khái niệm.
 2) Hướng dẫn HS làm các bài tập.
 * Bài tập 2:
 - Cho HS làm theo nhóm ( bàn). Sau đó đại diện nhóm trình bày
 - GV nhận xét chung và đưa đáp án để HS quan sát.
 - GV giúp HS phân biệt giữa thành ngữ và tục ngữ.
 + Thành ngữ: thường là một ngữ cố định biểu thị khái niệm.
 + Tục ngữ: thường là một câu biểu thị một phán đoán, nhận định.
* Bài tập 3:
 - GV chia lớp thành các nhóm và cho các em thi nhau xem nhóm nào tìm ra được nhiều thành ngữ có đặc điểm như bài tập yêu cầu trong một thời gian nhất định.
 - Chiếu kết quả của các nhóm lên máy chiếu cùng chấm điểm và nhận xét kết quả đạt được.
 * Bài tập 4: cho HS về nhà làm:
 1) Cho HS nhắc lại khái niệm nghĩa của từ.
 2) Hướng dẫn HS làm các bài tập.
* Bài tập 2:
* 1 HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập.
 - GV yêu cầu HS lí giải vì sao không lựa chọn các đáp án b, c, d.
* HS giải thích đáp án lựa chọn.
 * Bài tập 3:
 - GV đưa yêu cầu của bài tập 3
* Thảo luận chung yêu cầu của bài tập.
* HS khá, giỏi trả lời:
 1) Cho HS ôn lại các khái niệm:
 ộ GV bổ sung, chốt lại:
 - Từ có thể có một nghĩa hay nhiều nghĩa
 - Hiện tượng chuyển nghĩa: hiện tượng thay đổi nghĩa của từ, tạo ra từ nhiều nghĩa.
 2) Hướng dẫn HS làm bài tập 2.
*1 HS đọc yêu cầu của bài tập và cho biết 2 câu thơ được trích từ VB nào của tác phẩm "Truyện Kiều ".
* HS thảo luận chung yêu cầu của bài tập và trả lời
- GV bổ sung: hình ảnh " thềm hoa", " lệ hoa" là hình ảnh ẩn dụ.
I/ Từ đơn và từ phức : (10 phút)
1/ Khái niệm
2/ Bài tập 2.
3/ Bài tập 3
II/ Thành ngữ : (10 phút)
1/ Khái niệm
2 Bài tập 2:
3 Bài tập 3
III/ Nghĩa của từ : (8 phút)
1/ Khái niệm
2/Bài tập 2:
- cách hiểu đúng là (a).
3 Bài tập 3:
- Chọn (b) là cách giải thích đúng.
- Lí giải: "độ lượng" là tính từ không thể dùng 1 cụm từ có ý nghĩa thực thể (ngữ danh từ ) để giải thích.
IV/ Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ : (11 phút)
1/ Khái niệm
2/ Bài tập 2.
- Từ "hoa" trong "thềm hoa", " lệ hoa" được dùng theo nghĩa chuyển.
 - Không thể coi đây là hiện tượng chuyển nghĩa của từ làm xuất hiện từ nhiều nghĩa vì nghĩa chuyển của từ " hoa" chỉ có tính chất lâm thời, chưa làm thay đổi nghĩa của từ và chưa thể đưa vào từ điển.
4) Củng cố : (3 phút)
 - GV hệ thống hoá lại các kiến thức vừa tổng kết
5) HD về nhà : ( 2 phút)
 - Tự ôn tập lại các kiến thức về từ vựng đã được tổng kết bằng cách 
 học thuộc lòng các khái niệm
 - Làm các bài tập còn lại vào vở
 ’ Ôn lại nội dung mục 1 các mục V, VI, VII, VIII, I X theo yêu cầu
 của SGK tiết "Tổng kết về từ vựng " (Tiếp theo)
E/ Rút kinh nghiệm
..

Tài liệu đính kèm:

  • docT 43.doc