Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Học kì 1

Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Học kì 1

Tiết 1 PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

 (Lê Anh Trà)

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức:

- Một số biểu hiện của phong cách Hồ Chí Minh trong đời sống và trong sinh hoạt.

- ý nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh trong việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.

- Đặc điểm của kiểu bài nghị luận qua một đoạn văn cụ thể.

2. Kĩ năng

- Nắm bắt nội dung văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc .

- Vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong việc viết văn bản về một vấn đề thuộc lĩnh vực văn hoá lối sống.

3. Thái độ:

- Trong thời kì hội nhập cần tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại ,đồng thời phải giữ gìn , phát huy bản sắc văn hoá dân tộc.

B. CHUẨN BỊ:

- GV: Bài soạn + Tư liệu tham khảo

- HS: Soạn bài

C. PHƯƠNG PHÁP

- Đàm thoại

- Kể chuyện

- Thảo luận nhóm

- Bình giảng

D.CÁC HĐ DẠY HỌC CHỦ YẾU:

1. Kiểm tra: Bài soạn của HS.

2. Bài mới: GV giới thiệu bài.

 

doc 158 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 665Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Học kì 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy:
Tiết 1 Phong cách Hồ Chí Minh
 (Lê Anh Trà)
A. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức:
- Một số biểu hiện của phong cách Hồ Chí Minh trong đời sống và trong sinh hoạt.
- ý nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh trong việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.
- Đặc điểm của kiểu bài nghị luận qua một đoạn văn cụ thể.
2. Kĩ năng
- Nắm bắt nội dung văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc .
- Vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong việc viết văn bản về một vấn đề thuộc lĩnh vực văn hoá lối sống.
3. Thái độ:
- Trong thời kì hội nhập cần tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại ,đồng thời phải giữ gìn , phát huy bản sắc văn hoá dân tộc.
B. Chuẩn bị:
GV: Bài soạn + Tư liệu tham khảo
HS: Soạn bài
C. Phương pháp
- Đàm thoại
- Kể chuyện
- Thảo luận nhóm
- Bình giảng
D.Các HĐ dạy học chủ yếu:
Kiểm tra: Bài soạn của HS.
Bài mới: GV giới thiệu bài.
Phương pháp
Nội dung
HĐ1. HD HS tìm hiểu về tác giả, tác phẩm.
-HS đọc phần giới thiệu về tác giả sgk.
-VB này thuộc kiểu vb nào?
Gv giới thiệu bổ sung.
HĐ2. HD HS đọc, tìm hiểu chung về vb.GV HD đọc, đọc mẫu 1 đoạn- gọi HS đọc, nhận xét-GV sửa sai.
-Giải nghĩa các từ phần chú thích sgk.
Tìm bố cục của vb.
HĐ3. HD HS phân tích:
-Đọc đoạn 1 sgk.
-Vốn tri thức văn hoá nhân loại của Hồ Chí Minh sâu rộng như thế nào?
-Những tinh hoa văn hoá nhân loại đến với Hồ Chí minh trong hoàn cảnh nào?
-Để có được vốn tri thức văn hoá sâu rộng ấy, Bác đã làm như thế nào? 
-Người đã tiếp thu vón văn hoá ấy theo hướng nào?
-Điều kì lạ nhất để tạo nên phong cách Hồ Chí Minh là gì?
-Trong đoạn văn trên, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó?
-Bằng vốn hiểu biết về lịch sử, em hãy cho biết đoạn văn trên nói về thời kì nào trong cuộc đời của Người?
-Qua những vấn đề trên, em nhận xét gì về phong cách Hồ chí Minh?
I. Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
 trích trong Hồ Chí Minh và văn hoá VN của tg Lê Anh Trà 
II. Đọc hiểu văn bản.
1. Đọc và tìm hiểu chú thích.
2. Bố cục:2 đoạn
Đ1:từ đầu đến rất hiện đại: Sự tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại của Hồ Chí Minh
Đ2: Phần còn lại: Nét đẹp trong lối sống giản dị mà thanh cao của Người.
III. Phân tích:
1. Sự tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại của Hồ Chí Minh.
-Người có hiểu biết sâu rộng nền văn hoá các nước.
+Nắm vững phương tiện giao tiếp là ngôn ngữ.
+Qua công việc, lao động mà học hỏi.
+ Học hỏi, tìm hiểu đến mức sâu sắc.
-Người đã tiếp thu một cách có chọn lọc tinh hoa văn hoá nước ngoài.
+Tiếp thu mọi cái hay, cái đẹp.
+Trên nền tảng văn hoá dân tộc mà tiếp thu những ảnh hưởng Quốc tế.
-> Người tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại một cách có chọn lọc, dựa trên nền tảng nền văn hoá nhân loại
3. Củng cố, HDVN:
-Hồ Chí Minh đã tiếp thu vốn tinh hoa văn hoá nhân loại như thế nào?
-VN tiếp tục sưu tầm tài liệu về Hồ Chí Minh, chuẩn bị cho tiết học sau.
Ngày dạy:
Tiết 2 Phong cách Hồ Chí Minh
 (Lê Anh Trà)
A. Mục tiêu bài học
Như tiết 1
B. Chuẩn bị:
GV: Bài soạn + Tư liệu tham khảo
HS: Soạn bài
C. Phương pháp 
- Tổng kết khái quát
- Thảo luận nhóm 
- Bình giảng
D.Các HĐ dạy học chủ yếu:
1.Kiểm tra: 
-Hồ Chí Minh đã tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại như thế nào? em học tập được ở Người điều gì?
2. Bài mới: GV giới thiệu bài.
Phương pháp
Nội dung
HĐ1. HD HS phân tích;
-HS đọc đoạn 2
-Phần vb này nói về thời kì nào trong sự nghiệp cách mạng của Bác?
-Trong đv này, tác giả đã tập trung miêu tả những nét đẹp nào trong lối sống của Người?
-Nơi ở, nơi làm việc của Bác được giới thiệu như thế nào? Theo những gì em biết về Bác có giống với thực tế không?
-Trang phục của Bác theo cảm nhận của tác giả như thế nào? Em biết những câu văn, câu thơ nào mieu tả về trang phục của Bác?
-Nghe xong các câu thơ này, em thấy giữa các tác giả có sự đồng nhất khi viết về Bác hay không? Vì sao?
-Việc sinh hoạt ăn uống thường ngày của Người như thế nào?
-Em hình dung như thế nào về cuộc sống của các vị nguyên thủ quốc gia ở các nước khác trong cuộc sống cùng thời với Bác và cuộc sống đương đại? Bác có xứng đáng được đãi ngộ như họ không?
-Qua phần phân tích trên , em cảm nhận được điều gì về lối sống của Hồ Chí Minh?
-Viết về lối sống của Người , t/g đã bình luận như thế nào và liên tưởng đến những nhân vật nổi tiếng nào? Theo em, điểm giống và khác giữa lối sống của Bác với các vị hiền triết ntn? So sánh như vậy để thấy được điều gì ở Bác?
-Những điểm nào đã tạo nên vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh?
-Để làm nổi bật những vẻ đẹp trong phong cách sống của Hồ Chí Minh, tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào?
HĐ2. HDHS tổng kết:
-Em hiểu thế nào là vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh?
-Nêu những thành công về mặt nghệ thuật của vb.
-Một HS đọc ghi nhớ sgk.
HĐ3. HD HS luyện tập.
HS đọc y/c BT
HS thảo luận nhóm.
Đại diện các nhóm trả lời.
HS nhận xét, bổ sung.
GV chốt.
III. Phân tích:
2. Nét đẹp trong lối sống Hồ Chí Minh.
-Nơi ở, nơi làm việc đơn sơ: nhà sàn bằng gỗ nhỏ.
-Trang phục: bộ quần áo bà ba nâu, áo trấn thủ, đôi dép lốp, tư trang ít ỏi
-ăn uống: cá kho, rau luộc, cà muối
-> lối sống vô cùng giản dị.
-Lối sống của Bác là sự kế thừa và phát huy những nét cao đẹp của những nhà văn hoá dân tộc 
-> một cách sống văn hoá.
IV. tổng kết:
Nghệ thuật: 
-Sử dụng ngôn ngữ trang trọng.
- Vận dụng kết hợp các PTBĐ tự sự, biểu cảm, lập luận.
- Vận dụng các hình thức so sánh, các biện pháp nghệ thuật đối lập.
 2.Nội dung:
Vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống văn hoá dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại, giữa vĩ đại và giản dị.
V. Luyện tập
3. Củng cố, HDVN:
-Em học được gì ở Bác sau khi học xong văn bản này?
-VN học bài, sưu tầm những mẩu chuyện về cuộc đời hoạt động của Bác .
- Tìm hiểu ý nghĩa của một số từ Hán Việt trong đoạn trích.
-Soạn bài: Các phương châm hội thoại.
+ Tìm hiểu các ví dụ sgk.
+ Lấy thêm dẫn chứng minh hoạ
Ngày dạy:
Tiết 3 Các phương châm hội thoại
A. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Nội dung PC về lượng, phương châm về chất.
2. Kĩ năng
- Nhận biết và phân tích được cách sử dụng PCVL và PCVC trong một tình huống giao tiếp cụ thể.
-Biết vận dụng những phương châm này trong giao tiếp để giao tiếp đạt hiệu quả cao.
B. Chuẩn bị:
GV: Bài soạn + Tư liệu tham khảo
HS: Soạn bài
C. Phương pháp 
- Vấn đáp
- Thảo luận nhóm 
- Nêu và giải quyết vấn đề.
D.Các HĐ dạy học chủ yếu:
Kiểm tra: -Vở soạn của 5 HS.
Bài mới: GV giới thiệu bài 
Phương pháp
Nội dung
HĐ1. Tìm hiểu phương châm về lượng.
-HS đọc đoạn đối thoại1 (bảng phụ)
-Khi An hỏi “học bơi ở đâu” mà Ba trả lời “ở dưới nước” thì câu trả lời có mang đầy đủ nội dung mà An cần biết không? Vì sao?
-Em hiểu bơi là gì?
-Nếu nói mà không có nội dung như thế thì có thể coi đây là một câu nói bình thường được không?
-Em có thể rút ra bài học gì về giao tiếp?
-HS đọc ví dụ2
-Vì sao truyện này lại gây cười?
-Lẽ ra anh “lợn cưới” và anh “áo mới” phải hỏi và trả lời như thế nào để người nghe đủ biết được điều cần hỏi và cần trả lời?
-Như vậy, cần tuân thủ y/c gì trong khi giao tiếp?
-Từ 2 ví dụ a và b , em rút ra điều gì cần tuân thủu khi giao tiếp?
- Một HS đọc ghi nhớ sgk.
HĐ2. HD HS tìm hiểu phương châm về chất.
-HS đọc ví dụ sgk.
-Truyện cười này phê phán điều gì?
-Như vậy, trong giao tiếp có điều gì cần tránh?
-Nếu không biết chắc một tuần nữa lớp sẽ tổ chức cắm trại thì em có thông báo điều đó với các bạn cùng lớp không?
-Em rút ra cho mình bài học gì?
-Hãy cho biết sự khác nhau giữa y/c được nêu ra ở bước 1 và bước 2
-Gọi đây là phương châm về chất, em hãy phát biểu điều cần ghi nhớ về phương châm này.
HĐ3. HD HS luyện tập
-HS đọc y/c BT1
-HS làm miệng.
-HS lên bảng làm BT2.
-HS thảo luận BT3.
-Đại diện các nhóm trả lời.
-HS nhận xét, bổ sung.
GV hữa
GV HD BT4.
I. Phương châm về lượng
Ví dụ 1: 
Nhận xét:
-Câu trả lời của Ba chưa đủ nội dung mà An cần biết.
->Cần nói phải có nội dung đúng với yêu cầu của giao tiếp , không nên nói ít hơn những gì mà giao tiếp đòi hỏi.
2.Ví dụ 2:
Nhận xét:
-Truyện gây cười vì các nhân vật nói nhiều hơn những gì cần nói.
à Trong giao tiếp không nên nói nhiều hơn những gì cần nói.
->phương châm về lượng .
Ghi nhớ sgk
II. Phương châm về chất
Ví dụ:
Nhận xét:
-Truyện phê phán tính nói khoác.
-> Đừng nói những điều mình không tin là đúng sự thật
->Đừng nói những điều mà mình không có bằng chứng xác thực
Ghi nhớ sgk.
III. Luyện tập:
BT1: Phân tích lỗi trong các câu sau:
Nuôi ở nhà
Có 2 cánh
(thông tin thừa)
BT2:Chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống
nói có sách, mách có chứng
Nói dối
Nói mò
Nói nhăng nói cuội
Nói trạng
BT3: Không tuân thủ phương châm về lượng.
BT4:
a)Như tôi được biết, tôi tin rằng Để đảm bảo phương châm về chất, người nói phải dùng những câu nói trên nhằm báo cho người nghe biết tính xác thực của thông tin là chưa kiểm chứng
3.Củng cố, HDVN:
-Phát biểu phương châm về lượng và phương châm về chất
- Xác định các câu nói không tuân thủ PCHT và chữa lại cho đúng.
-VN làm hoàn thiện các BT sgk
-Soạn Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.
+Chuẩn bị thuyết minh về một thứ đồ dùng
+ Tập diễn đạt bằng lời nói, bài viết.
Ngày dạy:.
Tiết 4 Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật 
 trong văn bản thuyết minh
A. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức
- VBTM và các PP TM thường dùng.
- Vai trò của các biện pháp nghệ thuật trong bài văn TM.
2. Kĩ năng
- Nhận ra các biện pháp NT được sử dụng trong các vb TM.
B: Chuẩn bị: HS: Bài soạn
GV: Các BT,đoạn vb +Bảng phụ
C. Phương pháp
- Trực quan
- Vấn đáp
- Tổng kết.
D. Các HĐ dạy học chủ yếu:
Kiểm tra:Kết hợp trong giờ
Bài mới: GV giới thiệu bài:
Phương pháp
Nội dung
HĐ1: HD HS tìm hiểu viếc sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh 
Bước 1:ôn tập về văn bản thuyết minh:
-VB TM là gì? VBTM được viết ra nhằm mục đích gì?
- Hãy kể ra các phương pháp thuyết minh thường dùng đã học.
Bước 2. Tìm hiểu một số biện pháp nghệ thuật trong VBTM
-HS đọc VB: Hạ Long -Đá và Nước
-Đối tượng thuyết minh của vb là gì?
-VB TM đặc điểm gì của đối tượng?
-Sự kì lạ của Hạ Long chủ yếu là do sự vật nào tạo thành?
-Tìm câu văn khái quát sự kì lạ của Hạ Long.
-Sự kì lạ của Hạ Long có thể thuyết minh bằng cách nào? Tìm những chi tiết nói về sự kì lạ ấy do nước , do đá tạo ra
-Nếu chỉ dùng phương pháp liệt kê : Hạ Long có nhiều nước, nhiều đảo, nhiều hang động lạ lùng đã nêu được “sự kì lạ” của Hạ Long chưa?
-Tác giả hiểu sự kì lạ này là gì?T/g đã sử dụng các biện pháp nghệ thuật gì trong bài văn ? Tác dụng của các biện pháp nghệ thuật trong vb?
-Từ đó, có thể thấy tác dụng của các biện pháp nghệ thuật trong VBTM là gì?
-Một HS đọc ghi nhớ sgk.
HĐ2. HD HS luyện tập:
-HS đọc VB Ngọc Hoàng xử tội Ruồi Xanh
-HS thảo luận nhóm y/c BT
-Đại diện các nhóm ... c biẻu đạt chính trong đoạn trích trên là gì?
A.Tự sự B.Miêu tả
C.Biểu cảm D.Thuyết minh
II.tự luận (7 điểm)
Câu 1.(2 điểm) Nêu những hiểu biết của em về tác giả Nguyễn Đình Chiểu
Câu 2.(5 điểm)
 Cho tình huống sau:Sau 20 năm xa cách, nhân vật “tôi” mới trở lại quê hương.
 Em hãy đóng vai nhân vật”tôi” kể lại cuộc gặp gỡ xúc động đó
II. HS làm bài
III. GV thu bài
Củng cố, HDVN:
-GV nhận xét giờ kiểm tra
-VN soạn bài Những đứa trẻ
+Tìm hiểu tác giả, hoàn cảnh sáng tác tác phẩm
+Tóm tắt nội dung truyện
+Phân tích tình bạn của những đứa trẻ trong truyện
Đáp án chấm môn ngữ văn học kỳ I
Trắc nghiệm (3đ)
Với mỗi câu trả lời đúng cho 0,25 đ
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đ/á
C
D
C
B
D
D
D
B
B
A
B
A
II-Tự luận : 7đ
Câu 1: (2đ)
Học sinh nêu được những nét cơ bản :
-Về tiểu sử, sự nghiệp ( như SGK ngữ văn Lớp 9 tập 1 trang 112)
-Về nhân cách : 
+Ông là người có nghị lực phi thường , đạo đức ngời sáng .
+Có tinh thần bất khuất chống giặc Pháp xâm lược được xưng tụng là "thư sinh giết giặc bằng bút"
Câu 2: 5đ
*Về nội dung 4đ:
Mở bài (0,5đ)
 Giới thiệu khái quát hoàn cảnh : 20 năm xa cách nhân vật tôi trở về quê hương - đã có những thay đổi lớn lao và khái quát những cảm xúc của mình .
Thân bài (3đ)
-Kể cuộc về thăm quê hương theo trình tự thời gian kết hợp không gian (2đ)
+20 năm xa cách quê hương do hoàn cảnh công việc nên chưa về thăm quê, lòng nhân vật tôi luôn tưởng nhớ (0,25đ)
+Nay có điều kiện về thăm , quyết định trở về , từ lúc đó trong lòng thấy vui, náo nức. (0,25đ)
+Sự chuẩn bị : Trên đường về: cảnh vật và quê hương thay đổi , tâm trạng (0,5đ)
+Về đến quê, cảnh thay đổi mới mẻ , cảnh nào là còn như cũ, gặp gỡ những người thân, tâm trạng vừa bỡ ngỡ vừa vui mừng, ngạc nhiên..... (1đ)
-Những ngày ở lại quê, đi thăm bà con, cảnh vật những nơi khác của quê hương(0,5đ)
-Khi chia tay gia đình , người thân ở quê hương tâm trạng cảm xúc biểu lộ như thế nào . (0,5đ)
3)Kết bài (0,5đ)
Cảm xúc ấn tượng về chuyến thăm quê của nhân vật tôi. Lời hứa hẹn ngày tri ngộ.
*Chú ý: Các yếu tố biểu cảm, nghị luận và các yếu tố đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm, miêu tả nội tâm.
*Về hình thức : Trình bày sạch, đẹp, ít mất lỗi chính tả, dấu câu, bố cục 3 phần rõ ràng. 
( 1đ)
 Ngàythángnăm
Tiết 86 Tập làm thơ tám chữ ( tiếp) 
A. Mục tiêu bài học:Như tiết 1
B. Chuẩn bị:
HS: Bài soạn+ thơ tám chữ tự sáng tác
GV: bảng phụ
C. Các HĐ dạy học:
Kiểm tra: Các tổ(nhóm) báo cáo sự chuẩn bị của tổ (nhóm) mình
-Hãy nêu cách nhận diện thể thơ tám chữ
Bài mới: GV giới thiệu bài
Phương pháp
Nội dung
HĐ2. HD HS luyện tập
-HS đọc y/c BT3.
-Yêu cầu của BT là gì?
-Chữ cuối cùng của câu sáng tác bắt buộc phải có vần gì?
-Một số em lên bảng trình bày
-HS nhận xét, sửa sai
GV chữa BT
-HS đọc y/c BT4.
-HS thảo luận nhóm về nội dung, bài (đoạn thơ) của mình.
-HS trình bày
-HS nhận xét về nội dung, cách gieo vần, nhịp
-HS trình bày, nhận xét
-GV chữa, cho điểm
HS làm BT5: Trình bày bài thơ tự sáng tác
a) Mỗi nhóm cử đại diện của nhóm mình đọc và bình bài thơ tám chữ trước lớp
b) Bình, nhận xét bài thơ về các mặt sau:
-Bài có làm theo đúng thể thơ tám chữ không?
-Bài thơ đã có vần chưa?
-Cách gieo vần như thế nào?
-Nhịp thơ ngắt ra sao?
-Kết cấu
-Nội dung
-Chủ đề
c) GV nhận xét, cho điểm
II. Luyện tập
BT3:Khổ thơ sau còn thiếu một câu. Hãy làm thêm câu cuối sao cho đúng vần, hợp với nội dung cảm xúc từ ba câu trước
Mỗi độ thu về lòng xao xuyến lạ
Nhớ nôn nao tiếng trống buổi tựu trường
Con đường nhỏ tiếng nói cười rộn rã
-Của đàn chim tung cánh đi muôn phương
(-Của đám học trò với kỉ niệm yêu thương)
BT4:HS trình bày
BT5: Trình bày bài thơ tự sáng tác
 3. Củng cố, HD VN:
-Nêu đặc điểm thể thơ tám chữ
-VN tiếp tục sáng tác thơ
giờ sau trả bài kiểm tra tổng hợp
Ngàythángnăm
Tiết 88 HD đọc thêm : Những đứa trẻ
 ( Mác-xim Go-rơ-ki)
A. Mục tiêu bài học
Giúp HS:
-Biết rung cảm với những tâm hồn tuổi thơ trong trắng, sống thiéu tình thương và nghệ thuật kể chuyện của Go-rơ-ki trong đoạn trích tiểu thuyết tự thuật này
-Rèn kĩ năng cảm thụ những văn bản tự sự và học tập cách viết văn tự sự ngôi kể số 1 
B: Chuẩn bị:
 HS: bài soạn
GV: Tranh minh hoạ đám trẻ trò chuyện bên hàng rào
Các HĐ dạy học
Kiểm tra: -Bài chuẩn bị của 5 HS
Bài mới: GV giới thiệu bài
Phương pháp
Nội dung
HĐ1. GV HDHS đọc
-GV HD đọc, đọc mẫu, gọi HS đọc, HS nhận xét, GV sửa sai.
-Giải nghiã chú thích 1,2,3,4,8,9, 10, 11sgk.
-Em hãy tóm tắt truyện.
-Bài có thể chia thành mấy đoạn? Nêu ý chính của mỗi đoạn.
HĐ2.HD HS tìm hiểu vb
HD HS tìm hiểu tác giả, tác phẩm.
-Em hãy trình bày những nét chính về tác giả, tác phẩm.
-GV bổ sung.
-Truyện có những nhân vật nào? Ai là nhân vật chính. Người kể chuyện là ai?
-Nêu hoàn cảnh của A-li-ô-sa và những đứa trẻ con đại tá.Hoàn cảnh ấy có gì giống nhau và có gì khác nhau?
-Nguyên nhân nào khiến A-li-ô-sa và ba đứa trẻ con đại tá kết bạn với nhau?
-Hãy lí giải vì sao tình bạn tuổi thơ trong trắng ấy để lại ấn tượng sâu sắc cho nhà văn khiến hơn 30 năm sau ông vẫn nhớ như in và thuật lại hết sức xúc động?
I.Hướng dẫn đọc
1.Đọc
2. Giải nghĩa từ
3.Kể
 II. Hướng dẫntìm hiểu
 1. Tác giả, tác phẩm:
*Tác giả (1868-1936)
-Là nhà văn Nga.
-Sinh trưởng trong một gia đình lao động nghèo
-Có tuổi thơ cay đắng, thiếu tình thương
-Có nhiều sáng tác thuộc các thể loại: kịch, tiểu thuyết, truyện ngắn
*Tác phẩm Trích trong chương 9 của Thời thơ ấu (1913-1914), cuốn đầu trong bộ ba tiểu thuyết tự truyện
2.Giá trị nội dung
 -Những đứa trẻ sống thiếu tình thương dù bị ngăn cấm nhưng chúng vẫn thân thiết với nhau, thông cảm với hoàn cảnh của nhau
3. Củng cố, HDVN:
-Nêu cảm nhận của em về hoàn cảnh của những đứa trẻ trong truyện
-VN phân tích tiếp phần còn lại, giờ sau học tiếp
Ngàythángnăm
Tiết 89 HD đọc thêm : Những đứa trẻ
 ( Mác-xim Go-rơ-ki)
A. Mục tiêu bài học: Như tiết 1
B: Chuẩn bị: HS: bài soạn
 GV: bảng phụ
C.Các HĐ dạy học
1.Kiểm tra: - Nêu cảm nhận của em về hoàn cảnh của những đứa trẻ trong truyện 2.Bài mới: GV giới thiệu bài
Phương pháp
Nội dung
-Trong truyện, tác giả thành công ở những biện pháp nghệ thuật nào?
-Tìm những đoạn văn,câu văn thể hiện sự quan sát tinh tế của A-li ô-sa nhìn nhận về những đứa trẻ
-Trong tác phẩm này, nhất là trong đoạn trích này, chuyện đời thường và chuyện cổ tích được lồng vào nhau rất khéo. Em hãy tìm những chi tiết thể hiện điều đó.
-Vì sao tác giả lại không nhắc đến tên của những dứa trẻ trong đoạn trích? Có phải lâu rồi tác giả quên tên của chúng hay không? Dụng ý của tác giả là gì?
-Nêu những nét chính về giá trị ND và giá trị NT của vb 
HĐ3. HD HS luyện tập:
-Câu chuyện cho ta bài học và suy nghĩ gì về cuộc sống của tẻ em thiếu tình thương trong XH hiện nay?
HS thảo luận nhóm
+ đại diện các nhóm trình bày
+HS nhận xét, bổ sung
+GV chốt
3. Giá trị nghệ thuật
-Tiểu thuyết tự thuật
-Quan sát và miêu tả tinh tế
-Chuyện đời thường và chuyện cổ tích được lồng vào nhau
III.Hướng dẫn luyện tập
-Cần biết thông cảm sẻ chia với nỗi bất hạnh của các bạn nhỏ
-Có việc làm thiết thực để giúp đỡ các bạn nhỏ có hoàn cảnh không may
3. Củng cố, HDVN:
-Nêu nội dung và nghệ thuật của truyện Những đứa trẻ
-VN phân tích tình bạn của những đứa trẻ trong truyện
-Xem lại kiến thức phần TLV, giờ sau trả bài TLV số 3
 Ngàythángnăm
Tiết 90 Trả bài kiểm tra tổng hợp cuối kì I
A. Mục tiêu bài học 
Giúp hs:
-Tự đánh giá về việc nắm các kiến thức cơ bản của mình về các phân môn trong môn văn.
-Biết cách sửa các lỗi sai do mình mắc phải.
B.Chuẩn bị. 
 GV:Bài chấm chữa
 HS: Ôn tập
C.Các HĐ dạy học chủ yếu
1. Kiểm tra:Không
2. Bài mới : GV giới thiệu bài 
Phương pháp
Nội dung
HĐ1.HD hs nắm lại kiến thức trong đề kiểm tra.
-HS đọc đề bài (bảng phụ)
HĐ2. HD hs tìm hiểu yêu cầu và cấu tạo của đề.
-Đề thi gồm ? phần? Nêu yêu cầu cụ thể của từng phần.
HĐ3. GV hd hs tìm đáp án, biểu điểm
(GV dùng bảng phụ )
HĐ4 GV nhận xét về những ưu điểm, nhược điểm của hs.
HĐ5. HD hs nhận xét bài làm của mình.
-ở mỗi phần, em làm đúng những câu nào? Câu nào sai? Nguyên nhân sai?
HĐ6. HD hs sửa lỗi .
HS sửa lỗi trong bài làm của mình về lỗi chính tả, diễn đạt, cách dùng từ, bố cục
I. Đề bài (bảng phụ )
II. Yêu cầu
-Cấu tạo đề: gồm 2 phần
+Phần trắc nghiệm: 12 câu, mỗi câu đúng được 0,5 đ, tổng 4 đ , chiếm 30% lượng kiến thức trong toàn bài.
+Phần tự luận: Chiếm 70% kiến thức
y/c hs vận dụng những kiến thức đã học để vận dụng làm bài tự luận
III. Đáp án, biểu điểm
Trắc nghiệm (3đ)
Với mỗi câu trả lời đúng cho 0,25 đ
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đ/á
C
D
C
B
D
D
D
B
B
A
B
A
II-Tự luận : 7đ
Câu 1: (2đ)
Học sinh nêu được những nét cơ bản :
-Về tiểu sử, sự nghiệp ( như SGK ngữ văn Lớp 9 tập 1 trang 112)
-Về nhân cách : 
+Ông là người có nghị lực phi thường , đạo đức ngời sáng .
+Có tinh thần bất khuất chống giặc Pháp xâm lược được xưng tụng là "thư sinh giết giặc bằng bút"
Câu 2: 5đ
*Về nội dung 4đ:
Mở bài (0,5đ)
 Giới thiệu khái quát hoàn cảnh : 20 năm xa cách nhân vật tôi trở về quê hương - đã có những thay đổi lớn lao và khái quát những cảm xúc của mình .
Thân bài (3đ)
-Kể cuộc về thăm quê hương theo trình tự thời gian kết hợp không gian (2đ)
+20 năm xa cách quê hương do hoàn cảnh công việc nên chưa về thăm quê, lòng nhân vật tôi luôn tưởng nhớ (0,25đ)
+Nay có điều kiện về thăm , quyết định trở về , từ lúc đó trong lòng thấy vui, náo nức. (0,25đ)
+Sự chuẩn bị : Trên đường về: cảnh vật và quê hương thay đổi , tâm trạng (0,5đ)
+Về đến quê, cảnh thay đổi mới mẻ , cảnh nào là còn như cũ, gặp gỡ những người thân, tâm trạng vừa bỡ ngỡ vừa vui mừng, ngạc nhiên..... (1đ)
-Những ngày ở lại quê, đi thăm bà con, cảnh vật những nơi khác của quê hương(0,5đ)
-Khi chia tay gia đình , người thân ở quê hương tâm trạng cảm xúc biểu lộ như thế nào . (0,5đ)
3)Kết bài (0,5đ)
Cảm xúc ấn tượng về chuyến thăm quê của nhân vật tôi. Lời hứa hẹn ngày tri ngộ.
*Chú ý: Các yếu tố biểu cảm, nghị luận và các yếu tố đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm, miêu tả nội tâm.
*Về hình thức : Trình bày sạch, đẹp, ít mất lỗi chính tả, dấu câu, bố cục 3 phần rõ ràng. ( 1đ)
IV. Nhận xét 
1. Ưu điểm 
-Đa số các em đều nắm được yêu cầu của đề bài , làm tốt phần trắc nghiệm.
-Phần tự luận đã biết thuyết minh về t/g, t/p -Bài thuyết minh có bố cục đầy đủ 3 phần .
2. Nhược điểm.
-Phần trắc nghiệm các em còn sai nhiều ở các câu:
-Phần tự luận còn chưa biết thuyết minh những nét chính về t/g, t/p.
-Phần nghị luận chứng minh chưa làm sáng tỏ các nội dung chính của đoạn trích Nước Đại Việt ta
-Bố cục chưa rõ ràng.
V.HS nhận xét bài.
VI.Sửa lỗi
Lỗi chính tả
Sửa
Lỗi chính tả
Sửa
-Lỗi diễn đạt
3. Củng cố, hdvn.
-GV đọc một bài văn đạt điểm cao nhất của hs.
-VN các em sửa hoàn thiện các lỗi mà em mắc phải.
-Soạn bài:Bàn về đọc sách

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_9_hoc_ki_1.doc