Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết học 46: Đồng chí

Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết học 46: Đồng chí

ĐỒNG CHÍ

( Chính Hữu)

A/ Mục tiêu:

 Qua tiết học, HS cóa thể :

 - Cảm nhận được vẻ đẹp chân thực, giản dị của tình đồng chí, đồng đội và hình ảnh người lính cách mạng được thể hiện trong bài thơ

 - Nắm được đặc sắc NT của bài thơ: chi tiết chân thực, hình ảnh gợi cảm, cô đúc, giàu ý nghĩa biểu tượng

 -.Rèn luyện năng lực cảm thụ và phân tích các chi tiết nghệ thuật, các hình ảnh trong một tác phẩm thơ giàu cảm hứng hiện thực mà không thiếu sức bay bổng

B/ Chuẩn bị :

 - GV: Ảnh chân dung tác giả Chính Hữu ; Bảng phụ.

 - HS: Đọc kĩ văn bản và soạn bài theo hệ thống câu hỏi ở SGK.

 

doc 4 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 853Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết học 46: Đồng chí", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Dạy :9a ........................... Tuần 10: &
 9b:.. Bài 10 - Tiết 46 
 Văn bản : 
Đồng chí
( Chính Hữu)
A/ Mục tiêu: 
 Qua tiết học, HS cóa thể :
 - Cảm nhận được vẻ đẹp chân thực, giản dị của tình đồng chí, đồng đội và hình ảnh người lính cách mạng được thể hiện trong bài thơ
 - Nắm được đặc sắc NT của bài thơ: chi tiết chân thực, hình ảnh gợi cảm, cô đúc, giàu ý nghĩa biểu tượng
 -.Rèn luyện năng lực cảm thụ và phân tích các chi tiết nghệ thuật, các hình ảnh trong một tác phẩm thơ giàu cảm hứng hiện thực mà không thiếu sức bay bổng
B/ Chuẩn bị :
 - GV: ảnh chân dung tác giả Chính Hữu ; Bảng phụ.
 - HS: Đọc kĩ văn bản và soạn bài theo hệ thống câu hỏi ở SGK.
C/ Phương pháp.
- Nêu và phân tích vấn đề, bình giảng, phân tích, tái hiện
D/ Hoạt động trên lớp :
1) ổn định tổ chức: (1 phút) : KT sĩ số:	
2) KT bài cũ: (4 phút)
 - Đọc thuộc lòng, diễn cảm những câu thơ mà em cho là hay nhất trong 
VB " LVT gặp nạn".
 - Trình bày cảm nhận của em về cảm xúc của tác giả và ngôn ngữ miêu tả
biểu cảm trong những câu thơ ấy.
3) Bài mới : (35 phút) - GV giới thiệu bài (1 phút)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
? Qua phần tìm hiểu ở nhà, em hãy nêu vài nét khái quát về tác giả?
* HS dựa vào phần chú thích (ộ) trả lời:
GV: Cho HS quan sát ảnh chân dung tác giả, bổ sung thêm một số thông tin.
 ộ GV chốt lại :
? Bài thơ " Đồng chí " được sáng tác vào thời điểm nào ?
 HS: Bài thơ sáng tác vào đầu năm 1948 trong tập " Đầu súng trăng treo" đã được Minh Quốc phổ nhạc
 II) Đọc- hiểu VB : 
 1- Đọc- tìm hiểu chú thích :
 GV hướng dẫn đọc và đọc 1 đoạn: giọng chậm, tình cảm; 3 câu cuối nhịp chậm hơn, lên giọng để khắc hoạ rõ hình ảnh vừa cụ thể vừa giàu ý nghĩa biểu tượng.
* 2 HS đọc tiếp đến hết bài.
 - GV nhận xét phần đọc của HS sau đó hướng dẫn tìm hiểu chú thích nhất là chú thích (1)
Bố cục :
 ? Bài thơ có thể chia làm mấy phần ? Nêu nội dung từng phần ?
* HS thảo luận, phát biểu:
Có thể chia làm 3 phần hoặc 2 phần .
’ HS nêu cụ thể cách chia từng phần
 * GV nhận xét, chốt lại: 
? GV cho HS nhận xét về bố cục nhất là vai trò của câu thơ thứ bảy trong bài.?
* HS thảo luận, phát biểu:
Đó là câu thơ quan trọng nhất của bài, được lấy làm nhan đề biểu hiện chủ đề của bài. Nó đứng giữa hai đoạn thơ thể hiện 2 ý cơ bản của bố cục.
GV bổ sung, làm rõ kết cấu đặc biệt của bài thơ: Kết cấu hình " bó mạ" với vai trò đặc biệt của câu thơ thứ 7.
* HS đọc lại diễn cảm 6 câu thơ đầu.
 ? Theo nhà thơ, tình đồng chí đồng đội giữa những người lính bắt nguồn đầu tiên từ cơ sở nào ? Những hình ảnh " nước mặn đồng chua", " đất cày lên sỏi đá" nói lên điều gì về nguồn gốc xuất thân của những người lính ?
* HS phát hiện qua 2 câu thơ đầu:
 - Quê hương anh
 - Làng tôi..
GV: Người lao động ở miền xuôi và miền ngược
 ? Vì sao từ những người xa lạ ở khắp nơi của Tổ quốc, họ lại trở nên thân thiết ? 
* HS thảo luận, trả lời:
 ? Tình đồng chí còn được nảy sinh từ cơ sở nào nữa ?
* HS phát hiện qua 2 câu thơ:
 - Súng bên súng.
 - Đêm rét chung chăn.
? Như vậy có gì đặc sắc trong nghệ thuật diễn tả cơ sỏ của tình đồng chí ở 6 câu thơ đầu ?
 (Ngôn ngữ, biện pháp nghệ thuật)
* HS khái quát lại:
- Ngôn ngữ giản dị, chân thực; sử dụng các thành ngữ dân gian.
- NT đối.
 ộ GV bổ sung, chốt lại:
 Bằng một ngôn ngữ giản dị, chân thật, tác giả cho ta cảm nhận được cội nguồn của tình đồng chí. Đó là tình cảm được xây cất từ tình cảm của giai cấp cần lao. Đó là thứ tình cảm gắn bó tự nguyện, rộng lớn, mới mẻ nhưng cũng thật gần gũi. Tình đồng chí tạo thành sức mạnh của đội ngũ trong đấu tranh.
 - GV nhắc lại giá trị đặc biệt của dòng thơ thứ 7 và chuyển ý phân tích.
* HS đọc tiếp phần còn lại của VB.
? Những người đồng chí biết gì về hoàn cảnh của nhau ? 
* HS phát hiện: Ruộng nươngra lính.
? Em có nhận xét gì về những hình ảnh mà tác giả sử dụng ?
* HS rút ra nhận xét:
 ? Thế mà họ lại" mặc kệ ", em hiểu đó là thái độ như thế nào ?
* HS thảo luận trả lời:
 ? Như vậy 3 câu thơ đầu của phần 2 gợi cho em thấy những biểu hiện gì của tình đông chí ?
 ộ GV bổ sung, chốt lại:
 - Đồng chí, đó là sự cảm thông sâu xa những tâm tư, nỗi lòng cùng nhau.
 ? Những câu thơ tiếp theo vẫn nói về tình đồng chí một cách cụ thể. Theo em những câu thơ nào thể hiện rõ nhất điều đó ?
* HS phát hiện :
Anh với tôi..ớn lạnh
.....
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay
 ? Có gì đặc sắc trong nghệ thuật thể hiện những câu thơ đó?
* HS thảo luận, phát hiện:
 - Chi tiết chân thật, giản dị
 - Xây dựng những câu thơ sóng đôi, đối ứng với nhau.
 ? Như vậy tình đồng chí còn được biểu hiện ở những phương diện nào ?
ộ GV bổ sung và chốt lại:
 Bằng những chi tiết chân thật, giản dị; xây dựng những câu thơ sóng đôi đối xứng nhau, tác giả làm nổi bật một dặc điểm quan trọng của tình đồng chí- đó là cùng nhau chia sẻ những gian lao thiếu thốn của cuộc đời người lính.
 ’ GV mở rộng:
 Cũng như trong một bài thơ khác- bài thơ” Giá từng thước đất”- Chính Hữu viết: “ Đồng đội ta là hớp nước uống chung, bát cơm sẻ nửa, là chia nhau một mảnh tin nhà, chia nhau cuộc đời, chia nhau cái chết...”
 GV cho HS đọc ba câu thơ cuối bài và yêu cầu HS thảo luận, nhận xét về cách xây dựng hình ảnh ở 3 câu thơ đó có gì đặc sắc.
* HS đọc 3 câu cuối bài, quan sát bức tranh minh hoạ trong SGK.
* HS thảo luận nhóm, phát biểu và bổ sung cho nhau.
Có 3 hình ảnh: người lính, súng và trăng
đó là những hình ảnh thực và giàu chất lãng mạn ’ HS nêu cụ thể.
ộ GV bổ sung và chốt lại:
 Ba câu cuối với hình ảnh cô đọng, gợi cảm, nổi bật biểu tượng vẻ đẹp của tình đồng chí, đồng đội. Đó là cùng tin cậy, cùng chung lí tưởng chiến đấu, cùng chia sẻ sự hi sinh và ước mơ về cuộc sống thanh bình
- GV bình kĩ về hình ảnh kết thúc bài thơ- hình ảnh” Đầu súng trăng treo”
 4- Tổng kết: ( ghi nhớ: SGK - )
 ? So với nhiều bài thơ khác, em nhận thấy bài thơ này có giá trị ở những dấu hiệu nghệ thuật riêng biệt nào ?
 ? Qua bài thơ, em có suy nghĩ gì về hình ảnh anh bộ đội thời kháng chiến chống Pháp ?
* HS tổng kết lại về NT và nội dung của bài thơ.
 - GV chỉ định 1 HS đọc mục ghi nhớ- SGK
Luyện tập:
 - GV cho HS thực hiện phần LT trong SGK ở nhà, giờ sau kiểm tra .
* HS về nhà thực hiện phần LT- SGK
A/ Giới thiệu chung. ( 4 phút)
1- Tác giả :
- Tên thật: Trần Đình Đắc, sinh năm 1926 là nhà thơ quân đội, quê ở Can Lộc- Hà Tĩnh.
- Đề tài viết chủ yếu là về người lính và hai cuộc kháng chiến.
2- Tác phẩm:
- Bài thơ sáng tác vào đầu năm 1948 trong tập " Đầu súng trăng treo”
B/ Đọc hiểu văn bản. (30 phút)
1) Đọc - hiểu chú thích
2) Bố cục :
Chia 2 phần
 - 6 dòng đầu: Cơ sở của tình đồng chí.
 - Phần còn lại: Những biểu hiện của tình đồng chí.
3)Phân tích.
a) Cơ sở hình thành tình đồng chí:
- Hoàn cảnh xuất thân: đều là những người nông dân lao đông nghèo khổ (chung giai cấp xuất thân)
- Vì họ cùng chung mục đích, lí tưởng chiến đấu.
- Cùng chung nhiệm vụ, sát cánh bên nhau trong chiến đấu, trong sự chia sẻ những thiếu thốn, gian lao.
b) Những biểu hiện của tình đồng chí:
- Những hình ảnh gần gũi, thân quen, gắn bó với người dân không dễ gì từ bỏ được
- Thái độ ra đi một cách dứt khoát, không vướng bận, thể hiện một sự hi sinh lớn, trách nhiệm lớn với non sông đất nước
=>Hiểu tâm tư, tình cảm, nỗi lòng của nhau.
-Tình đồng chí được biểu hiện ở việc cùng chia sẻ những khó khăn, gian lao của cuộc đời người lính 
- Ba câu thơ cuối : Có 3 hình ảnh: 
Người lính – Tình đồng chí
 Súng – Chung lí tưởng
 Trăng – Sự thanh bình
4) Tổng kết
- NT
- ND
- Ghi nhớ: SGK
C/ Luyện tập:
4) Củng cố: (3 phút) 
 ? Theo em, vì sao tác giả lại đặt tên cho bài thơ này là “Đồng chí”? 
5) HD về nhà: ( 2 phút)
 - Học thuộc lòng bài thơ, nắm nội dung và nghệ thuật của bài
 - Làm bài tập 2- phần LT trong SGK và bài tập bổ sung- SBT
 ’ Soạn VB: “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật.
E/ Rút kinh nghiệm
.

Tài liệu đính kèm:

  • docT 46.doc