Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết học 47: Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật)

Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết học 47: Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật)

A/ Mục tiêu:

 Qua tiết học, HS có thể :

 - Cảm nhận được nét độc đáo của hình tượng những chiếc xe không kính cùng hình ảnh những người lính lái xe Trường Sơn hiên ngang, dũng cảm, sôi nổi trong bài thơ

 - Thấy được những nét riêng của giọng điệu, ngôn ngữ bài thơ

 - Rèn luyện kĩ năng phân tích hình ảnh, ngôn ngữ thơ

B/ Chuẩn bị:

 - GV: Ảnh chân dung tác giả Phạm Tiến Duật ; Bảng phụ.

 - HS: Đọc kĩ văn bản và soạn bài theo hệ thống câu hỏi ở SGK.

C/ Phương pháp.

- Nêu và giải quyết vấn đề, Bình giảng, vấn đáp

D/ Hoạt động trên lớp:

1) Ổn định tổ chức: (1 phút): KT sĩ số:

2) KT bài cũ: (4 phút)

 - Đọc thuộc lòng, diễn cảm bài thơ “ Đồng chí” của Chính Hữu

 ? Hình ảnh thơ “ Đầu súng trăng treo” đã gợi cho em cảm xúc và suy nghĩ gì ?

 

doc 4 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 755Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết học 47: Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Dạy :9a ........................ Tiết 47 
 9b. 
Văn bản: 
Bài thơ về tiểu đội xe không kính
( Phạm Tiến Duật)
A/ Mục tiêu: 
 Qua tiết học, HS có thể :
 - Cảm nhận được nét độc đáo của hình tượng những chiếc xe không kính cùng hình ảnh những người lính lái xe Trường Sơn hiên ngang, dũng cảm, sôi nổi trong bài thơ
 - Thấy được những nét riêng của giọng điệu, ngôn ngữ bài thơ
 - Rèn luyện kĩ năng phân tích hình ảnh, ngôn ngữ thơ
B/ Chuẩn bị:
 - GV: ảnh chân dung tác giả Phạm Tiến Duật ; Bảng phụ. 
 - HS: Đọc kĩ văn bản và soạn bài theo hệ thống câu hỏi ở SGK.
C/ Phương pháp.
- Nêu và giải quyết vấn đề, Bình giảng, vấn đáp
D/ Hoạt động trên lớp:
1) ổn định tổ chức: (1 phút): KT sĩ số:	
2) KT bài cũ: (4 phút)
 - Đọc thuộc lòng, diễn cảm bài thơ “ Đồng chí” của Chính Hữu
 ? Hình ảnh thơ “ Đầu súng trăng treo” đã gợi cho em cảm xúc và suy nghĩ gì ?
3) Bài mới : (35 phút) - GV giới thiệu bài : (1 phút )
Hoạt động của GV& HS
Ghi bảng
 I) Tìm hiểu chung : (4 phút)
 - Qua phần tìm hiểu ở nhà, hãy nêu những hiểu biết của em về tác giả ?
HS: - Sinh năm 1941, quê ở Phú Thọ.
 - Là nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ.
 - Phong cách: sôi nổi, hồn nhiên, tinh nghịch.
 - GV cho HS quan sát ảnh chân dung tác giả, bổ sung thêm một số thông tin.
* HS dựa vào phần chú thích (ộ) trả lời:
 ộ GV chốt lại:
 ? Bài thơ “ Bài thơ ...không kính” ra đời trong hoàn cảnh nào ?
HS dựa vào phần chú thích để trả lời, chú ý cả hoàn cảnh lịch sử.
 ộ GV chốt lại:
 Đọc- hiểu VB : (30 phút)
- GV hướng dẫn đọc và đọc 1 đoạn: giọng đọc vui tươi, sôi nổi, thể hiện tinh thần lạc quan, tư thế ung dung, tinh thần dũng cảm của tuổi trẻ.
* 2 HS đọc tiếp đến hết bài.
- GV nhận xét phần đọc của HS sau đó hướng dẫn tìm hiểu chú thích, bổ sung các từ: “ tiểu đội”, “ chông chênh”
- GV cho HS xác định thể thơ của bài thơ, so sánh với bài thơ “Đồng chí ” của Chính Hữu.
* HS thảo luận, xác định:
Thể thơ tự do, câu dài, nhịp điệu linh hoạt, 4 câu 1 khổ khác với kiểu thơ tự do của bài” Đồng chí”: câu ngắn, các khổ thơ không đều nhau.
? Phương thức biểu đạt chính của bài thơ là gì?
? Nhan đề bài thơ có những nét gì độc đáo?
HS: - Khá dài, tửng có chỗ thừa
- Làm nổi rõ hình ảnh toàn bài
- Hai chữ “ Bài thơ” là muốn nói về chất thơ của hiện thực của tuổi trẻ hiên ngang dũng cảm.
GV: Nhan đề: nói về những chiếc xe không kính để ca ngợi những người chiến sĩ lái xe vận tải Trường Sơn kiên cường, dũng cảm, sôi nổi, trẻ trung thời chống Mĩ
’ thu hút người đọc ở vẻ khác lạ, độc đáo. Đó là chất thơ của hiện thực chiến tranh.
? Bài thơ có những hình ảnh chính nào?
? Nguyên nhân nào khiến những chiếc xe không kính ?
* HS phát hiện ở câu thơ:
“ Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi”
 ? Hãy nhận xét về từ ngữ được tác giả sử dụng trong câu thơ ?
* HS thảo luận, nhận xét: - Dùng động từ mạnh, cách tả thực, câu thơ gần gũi với văn xuôi khơi dậy được không khí dữ dội của chiến tranh.
 ? Trải qua chiến tranh, những chiếc xe ấy còn bị biến dạng như thế nào ?
* HS phát hiện:
...xe không có đèn,
Không có mui xe, thùng xe có xước.
? Việc dùng một loạt các từ phủ định “không ” ở hai câu thơ có tác dụng gì ?
 ộ GV chốt lại :
 Tác giả dùng nhiều động từ mạnh và các từ phủ định; cách tả thực, câu thơ gần gũi với văn xuôi; giọng điệu thản nhiên ngang tàng diễn tả một hình ảnh độc đáo- những chiếc xe không kính- hiện lên thực tới mức trần trụi, gợi sự khốc liệt của chiến tranh trong những năm chống Mĩ gay go, khốc liệt.
 ? Tác giả sáng tạo ra một hình ảnh độc đáo “những chiếc xe không kính ” để nhằm mục đích gì ?
* HS phát hiện:
Làm nổi bật hình ảnh những người lính lái xe Trường Sơn.
* HS đọc khổ thơ 1+2 
 ? Trên những chiếc xe không kính ấy, người chiến sĩ lái xe xuất hiện như thế nào ?
- Tư thế: Ung dung...ta ngồi
 - Cái nhìn: Nhìn đất...trời....thẳng
 - Thấy: gió...
 con đường...
 sao trời...., cánh chim...
- GV yêu cầu HS nhận xét về từ ngữ, nhịp điệu thơ của 2 khổ thơ vừa phát hiện.
* HS thảo luận, nhận xét:
 ộ GV chốt lại:
 - Tư thế: ung dung, hiên ngang, oai hùng mặc dù trải qua muôn vàn thiếu thốn gian khổ.
 ? Hai khổ 3 + 4 tiếp tục giọng điệu trên như thế nào? Cách nói” ừ thì” có tác dụng gì ?
* HS phát hiện, trả lời:
- Vẫn giọng điệu ngang tàng, đùa tếu, tinh nghịch.
- Cách nói “ừ thì ” tạo một giọng điệu mới mẻ, trẻ trung, nghịch ngợm.
’ Phẩm chất dũng cảm, tinh thần lạc quan coi thường khó khăn gian khổ của người lái xe.
? Hai khổ thơ làm sáng lên vẻ đẹp phẩm chất gì của người lái xe ?
 ộ GV chốt lại:
 - Phẩm chất dũng cảm, tinh thần lạc quan, sôi nổi, vui tươi sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn, gian khổ để hoàn thành nhiệm vụ.
 ? Đọc 2 khổ thơ 5 + 6 em cảm nhận được gì ở hai khổ thơ đó ?
* HS đọc thầm 2 khổ thơ và nêu ý kiến
? Em thích nhất hình ảnh nào trong hai khổ thơ đó ?
* HS tự bộc lộ:
ộ GV chốt:
 - Tình đồng chí, đồng đội cởi mở chân thành, ấm áp vượt lên mọi gian lao của cuộc sống chiến đấu ác liệt.
 ? Câu kết bài thơ có gì đặc sắc ? Qua đó tác giả muốn khẳng định điều gì ?
* HS phát hiện:
Dùng hình ảnh hoán dụ “Trái tim ” nhằm khẳng định: những gian khó không thể ngăn cản được ý chí quyết tâm chiến đấu của người lính lái xe.
? Từ đó thêm vẻ đẹp nào của người lính được bộc lộ ?
ộ GV chốt lại:
 - ý chí quyết tâm chiến đấu vì miền Nam ruột thịt.
 3) Tổng kết: ( ghi nhớ : SGK - )
? Qua VB này, em cảm nhận được những vẻ đẹp nào của những người lính lái xe thời chống Mĩ ?
 HS: nêu cảm nghĩ của mình về thế hệ trẻ thời chống Mĩ qua hình ảnh những người lính lái xe trong bài thơ.
- GV gợi ý cho HS làm bài tập 2 ở lớp 
 (nếu còn thời gian ) hoặc ở nhà .
? Em hãy khái quát lại những đặc sắc NT của bài thơ về ngôn ngữ, giọng điệu, chi tiết, hình ảnh, thể thơ ?
HS: - Ngôn ngữ, giọng điệu: giàu tính khẩu ngữ, tự nhiên,pha chút nghịch ngợm
 - Chi tiết, hình ảnh chân thực nhưng không kém phần độc đáo.
GV khái quát lại và yêu cầu hs đọc ghi nhớ
A/ Giới thiệu tác giả, tác phẩm
1) Tác giả:
- Sinh năm 1941, quê ở Phú Thọ.
2) Tác phẩm:
 Bài thơ sáng tác năm 1969, in trong tập thơ “Vầng trăng- quầng lửa ”.
B/Đọc hiểu văn bản
1) Đọc- hiểu chú thích
2) Phương thức biểu đạt.
- Biểu cảm kết hợp tự sự và miêu tả.
3/ Phân tích
a) Hình ảnh những chiếc xe không kính:
- Nguyên nhân :
“ Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi”
- Dùng động từ mạnh
’ Diễn tả chân thực những chiếc xe trênđường ra trận, gợi sự khốc liệt của chiến tranh.
b) Hình ảnh người chiến sĩ lái xe:
- Tư thế: ung dung, hiên ngang, oai hùng mặc dù trải qua muôn vàn thiếu thốn gian khổ.
- Dùng điệp từ, nhịp thơ nhanh, giọng điệu khoẻ khoắn tràn đầy niềm vui.
’ Phẩm chất dũng cảm, tinh thần lạc quan coi thường khó khăn gian khổ của người lái xe.
- Nét sinh hoạt ấm áp tình đồng đội, đồng chí của những người lính lái xe.
’ lòng yêu nước, tinh thần chiến đấu vì miền Nam ruột thịt.
4) Tổng kết
- ND:
- NT:
- Ghi nhớ:SGK
 C) Luyện tập:
4) Củng cố : (2 phút) 
 - GV dùng bảng phụ :
 ? Hai VB “Đồng chí ” và “Bài thơ về tiểu đội xe không kính ” giống nhau ở điểm nào ?
 A. Cùng viết về đề tài người lính. C. Cùng nói lên sự hi sinh của những người lính.
 B. Cùng viết theo thể thơ tự do D. Cả A, B đều đúng
 ’ ( Đáp án D )
5) HD về nhà : ( 2 phút)
 - Học thuộc lòng bài thơ, ( ghi nhớ )nắm nội dung và nghệ thuật của bài.
 - Làm bài tập - phần LT trong SGK và bài tập bổ sung- SBT
 - Tự ôn tập các tác phẩm VH trung đại để giờ sau kiểm tra theo gợi ý
 của SGK.
R/ Rút kinh nghiệm.
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docT 47.doc