NGHỊ LUẬN TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
A/ Mục tiêu:
Qua tiết học, HS có thể :
- Hiểu thế nào là nghị luận trong văn bản tự sự, vai trò và ý nghĩa của yếu tố nghị luận trong VB tự sự.
- Luyện tập nhận diện các yếu tố nghị luận trong VB tự sự và viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận.
B/ Chuẩn bị:
- GV: Máy chiếu, phiếu học tập ( giấy trong)
- HS: Đọc và tìm hiểu trước các yêu cầu của (mục I) trong bài.
C/ Phương pháp.
- Nêu và giải quyết vấn đề, phân tích, chứng minh.
D/ Hoạt động trên lớp:
1) Ổn định tổ chức: (1 phút): KT sĩ số:
2) KT bài cũ: (5 phút)
? Miêu tả bên ngoài và miêu tả nội tâm trong VB tự sự khác nhau như thế nào ?
? Miêu tả nội tâm trong VB tự sự có tác dụng gì trong việc xây dựng nhân vật ? Các hình thức miêu tả nội tâm ?
Dạy :9a .......................... Tiết 50 9b. Tập làm văn : Nghị luận trong văn bản tự sự A/ Mục tiêu: Qua tiết học, HS có thể : - Hiểu thế nào là nghị luận trong văn bản tự sự, vai trò và ý nghĩa của yếu tố nghị luận trong VB tự sự. - Luyện tập nhận diện các yếu tố nghị luận trong VB tự sự và viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận. B/ Chuẩn bị: - GV: Máy chiếu, phiếu học tập ( giấy trong) - HS: Đọc và tìm hiểu trước các yêu cầu của (mục I) trong bài. C/ Phương pháp. - Nêu và giải quyết vấn đề, phân tích, chứng minh. D/ Hoạt động trên lớp: 1) ổn định tổ chức: (1 phút): KT sĩ số: 2) KT bài cũ: (5 phút) ? Miêu tả bên ngoài và miêu tả nội tâm trong VB tự sự khác nhau như thế nào ? ? Miêu tả nội tâm trong VB tự sự có tác dụng gì trong việc xây dựng nhân vật ? Các hình thức miêu tả nội tâm ? 3) Bài mới : (34 phút) - GV giới thiệu bài (1 phút) Hoạt động của GV& HS Ghi bảng * 2 HS đọc VD a, b ( mục 1 - SGK). - GV hướng dẫn HS tìm hiểu VD và rút ra nhận xét về yếu tố nghị luận trong VB tự sự. - GV phân lớp thành 2 nhóm, mỗi nhóm tìm hiểu một đoạn trích theo các gợi ý mà SGK đã nêu. - GV có thể gợi ý ở các phần để HS tìm cho dễ. + Đoạn a: là những suy nghĩ nội tâm của ai? đối thoại với ai ? thuyết phục ai ? Thuyết phục về điều gì ? + Đoạn b: Xét vị trí của 2 nhân vật, mỗi nhân vật đã có cách lập luận riêng như thế nào ? * HS trao đổi, rút ra nhận xét: - Nội dung của yếu tố nghị luận: Nghị luận thực chất là các cuộc đối thoại (với mình hoặc người khác) với các nhận xét, phán đoán, lí lẽ nhằm thuyết phục người nghe, người đọc. - Vai trò: Làm cho câu chuyện thêm phần triết lí. GV thu đại diện một vài phiếu học tập đưa lên máy chiếu để chữa bài. HS quan sát kết quả của các nhóm và nhận xét, bổ sung cho nhau. GV nhận xét chung kết quả đạt được của từng nhóm và nêu yêu cầu cần đạt. Sau đó cho HS trao đổi, nhận xét về nội dung vai trò của yếu tố nghị luận trong VB tự sự. ộ GV bổ sung, chốt lại: a. Nội dung của nghị luận trong VB tự sự - Nghị luận thực chất là các cuộc đối thoại với các nhận xét, phán đoán, lí lẽ nhằm thuyết phục người nghe, người đọc (hoặc chính mình) về một vấn đề, quan điểm, tư tưởng nào đó. - Trong đoạn văn nghị luận, người ta thường dùng nhiều loại câu khẳng định, phủ định, câu có các cặp quan hệ từ sóng đôi; các từ ngữ như tại sao, thật vậy, tuy thế... để tăng sức thuyết phục và thể hiện sự lập luận chặt chẽ, hợp lí. b. Vai trò của yếu tố nghị luận trong VB tự sự. - Làm cho câu chuyện thêm phần triết lí về con người, cuộc đời. * HS nghe, tự ghi: 3) Kết luận: ( ghi nhớ: SGK - ) - GV chỉ định 1 HS đọc mục (ghi nhớ). GV phân lớp thành 2 nhóm, yêu cầu mỗi nhóm thực hiện một bài tập. GV thu phiếu học tập, chiếu lên máy để chữa bài. GV nhận xét chung và nêu yêu cầu cần đạt ở mỗi bài: Đưa đáp án lên máy chiếu * Bài 2 : Hoạn Thư đã lập luận thật xuất sắc trong 8 dòng thơ bằng 4 “luận điểm ”. - Thứ nhất: Tôi là đàn bà nên ghen tuông là chuyện thường tình ( nêu một lẽ thường). - Thứ hai: Tôi cũng đã đối xử rất tốt với cô khi cô ở gác viết kinh cũng như khi cô trốn khỏi nhà (kể công). - Thứ ba: Tôi với cô đều trong cảnh chồng chung, chắc gì ai nhường cho ai. - Thứ tư: Dù sao tôi cũng đã trót gây đau khổ cho cô nên bây giờ chỉ biết trông vào lòng khoan dung rộng lớn của cô (nhận tội và đề cao, tâng bốc Kiều). Với lập luận trên, Kiều phải công nhận tài của Hoạn Thư là: “Khôn ngoan đến mức, nói năng phải lời ” A) Lí thuyết I) Tìm hiểu yếu tố nghị luận trong VB tự sự : (20 phút) 1) Ngữ liệu: 2) Phân tích : - Đoạn a - Đoạn b + Nội dung +Vai trò * Ghi nhớ: SGK B) Luyện tập : (13 phút) 1) Bài tập 1: Lời văn là lời của ông giáo, đang đối thoại với chính mình, thuyết phục chính mình rằng vợ mình không ác để “chỉ buồn thôi chứ không nỡ giận ”. 2)Bài tập2 4) Củng cố : (3 phút) ? Em hãy nêu những dấu hiệu để nhận diện yếu tố nghị luận trong VB tự sự (dung lượng, cách dùnh từ ngữ, câu). 5) HD về nhà : (2 phút) - Nắm chắc những nội dung cơ bản của tiết học+ Làm bài tập bổ sung ở SBT. - Thực hiện ra vở nháp các yêu cầu của mục I, II, III tiết “Tập làm thơ tám chữ ” để giờ sau học. E/ Rút kinh nghiệm. ...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm: