Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết học 70: Người kể chuyện trong văn bản tự sự

Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết học 70: Người kể chuyện trong văn bản tự sự

NGƯỜI KỂ CHUYỆN TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ

A- Mục đích yêu cầu:

 Qua tiết học giúp học sinh hệ thống hoá các kiến thức về văn bản tự sự và bổ sung một kiến thức mới về người kể chuyện.

 Rèn luyện kĩ năng xác định người kể chuyện trong văn bản tự sự và kĩ năng chuyển đổi ngôi kể.

B-Chuẩn bị

 Thầy: Nghiên cứu soạn giáo án

 Trò: Học bài.

C/ Phương pháp.

- Phân tích, chứng minh

D-Lên lớp

I.Tổ chức

II.Kiểm tra

H? Em hãy nêu vai trò của yếu tố nghị luận trong văn bản thuyết minh?

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 866Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết học 70: Người kể chuyện trong văn bản tự sự", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:. Tiết 70 
Ngày dạy:9A. 
 9B:.. 
Tập làm văn:
Người kể chuyện trong văn bản tự sự
A- Mục đích yêu cầu:
	Qua tiết học giúp học sinh hệ thống hoá các kiến thức về văn bản tự sự và bổ sung một kiến thức mới về người kể chuyện.
	Rèn luyện kĩ năng xác định người kể chuyện trong văn bản tự sự và kĩ năng chuyển đổi ngôi kể.
B-Chuẩn bị
	Thầy: Nghiên cứu soạn giáo án
	Trò: Học bài.
C/ Phương pháp.
- Phân tích, chứng minh
D-Lên lớp
I.Tổ chức
II.Kiểm tra
H? Em hãy nêu vai trò của yếu tố nghị luận trong văn bản thuyết minh?
III.Bài mới
Hoạt động của GV & HS
Ghi bảng
H? Đọc đoạn trích trên bảng phụ. Nêu xuất xứ đoạn 
trích? 
H? Chỉ ra phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích? 
Phương thức tự sự.
H? Đoạn văn kể về việc gì và kể về ai?
Đoạn văn kể về cuộc chia tay giữa anh thanh niên 
với nhà hoạ sĩ già và cô gái.
H? Trong 3 nhân vật, nhân vật nào kể lại chuyện này?
Không có nhân vật nào kể lại chuyện này.
H? Vì sao em biết được điều đó?
- Vì nếu một nhân vật kể chuyện thì phải xưng tôi hoặc tên nhân vật đó kể lại chuyện- Kể theo ngôi thứ nhất.
H? Vậy theo em ai là người kể về các nhân vật và sự việc trên?
- Người kể giấu mặt, không xuất hiện trong câu 
chuyện mà chỉ đứng ngoài kể lại một cách khách quan.
GV: Trong trường hợp này kể chuyện theo ngôi thứ 3.
H? Theo dõi vào câu “giọng cười  tiếc rẻ”
“Những người ta như vậy” là nhận xét của ai về ai?
- Là lời nhận xét của người kể chuyện về anh thanh niên và suy nghĩ của anh ta.
H? Làm thế nào mà người kể hiểu được suy nghĩ của nhân vật mà kể lại được?
Người kể phải hoá thân vào nhân vật để gợi ra đúng suy nghĩ, tâm trạng của nhân vật.
GV: Người kể chuyện không xuất hiện trong văn bản mà đứng ở ngoài quan sát, miêu tả, suy nghĩ liên tưởng để hoá thân vào từng nhân vật.
H? Như vậy muốn kể được câu chuyện hay người kể chuyện phải thế nào?
- Người kể chuyện phải am hiểu tất cả mọi sự việc, hành động và những diễn biến nội tâm tinh tế của những con người và hoá thân vào nhân vật kể lại.
GV: Và như vậy người kể dường như biết hết mọi việc mọi hành động tâm tư tình cảm của các nhân vật. 
H? Qua tìm hiểu trong văn bản tự sự ngoài hình thức kể chuyện theo ngôi thứ nhất, còn cách kể chuyện theo ngôi thứ mấy? Cách kể đó có gì đặc biệt? 
H? Các em theo dõi ví dụ vàchú ý câu “ Đến bậu cửa  mạnh”. Đến lượt cô gái từ biệt, em có nhận xét gì về câu văn này?
- Giữ vai trò dẫn dắt các sự việc được kết nối với nhau- người hoạ sĩ già từ biệt và sau đó là đến lượt cô gái.
H? Nếu như cô bỏ câu văn này đi thì em sẽ hiểu sự việc như thế nào?
- Nghĩ rằng lời chào và hứa, cái bắt tay đều là của cô gái.
H? Người kể chuyện viết ra những câu này nhằm mục đích gì?
- Giúp người đọc từng bước hiểu được các sự việc chia tay của các nhân vật, ông hoạ sỹ, cô gái và anh thanh niên diễn ra lần lượt từ ông hoạ sĩ đến cô gái.
? Qua phân tích VD trên, em còn có nhận xét gì về vai trò của người kể chuyện?
H? Gọi học sinh đọc ghi nhớ. 
H? Đọc và nêu yêu cầu bài tập? 
- Xác định ngôi kể ở đoạn trích, chỉ rõ ưu hạn chế so với đoạn văn trong phần tìm hiểu bài?
- Chọn một trong ba nhân vật ở đoạn văn phần tìm hiểu bài tập nhập vai ngôi kể thứ nhất để làm lại đoạn trích đó.
H? Thực hiện yêu cầu thứ nhất em phải làm gì?
- Xác định một trong hai cách kể- ngôi 1 “tôi”, ngôi ba 
H? Cho biết đoạn trích kể theo ngôi thứ mấy? 
H? Người kể đã hoá thân vào nhân vật nào để kể?
Nhân vật bé Hồng.
H? Khi sử dụng ngôi kể thứ nhất có ưu điểm gì?
- Người kể chỉ tả được những diễn biến tâm lí, những tình cảm tinh tế, sinh động của nhân vật tôi.
- Làm cho câu chuyện kể giống như có thật.
H? Tuy nhiên theo ngôi kể thứ nhất có diễn tả được tâm trạng cảm xúc của người mẹ không?
- Không diễn tả được diễn biến nội tâm nhân vật người mẹ.
GV: Tính khái quát cao đôi khi làm cho lời văn nhàm chán, đơn điệu.
H? Chú ý vào yêu cầu thứ hai, muốn nhập vai kể chuyện theo ngôi thứ nhất ta phải làm gì?
Thay đổi tên thành tôi.
H? Em chọn nhân vật nào để xưng tôi?
Cô gái.
H? Ngoài thay đổi ngôi kể, em còn phải làm gì?
Một số ngôn ngữ dẫn dắt phải thay đổi cho phù hợp.
GV: Nhận xét.
I/ Vai trò của người kể chuyện trong văn tự sự
- Kể chuyên theo ngôi thứ 3, người kể giấu mình nhưng có mặt ở khắp mọi nơi trong văn bản.
- Hiểu hết mọi việc, moi tâm tư tinh cảm của các nhân vật.
 - Giữ vai trò dẫn dắt người đọc đi vào câu chuyện giới thiệu nhân vật và tình huống tả người và tả cảnh vật- đưa ra nhận xét.
* ghi nhớ : SGK
II- Luyện tập
Bài tập 1
a) Đoạn trích kể theo ngôi thứ nhất, người kể xưng tôi.
IV. Hướng dẫn về nhà
Nắm chắc cách sử dụng ngôi kể trong văn tự sự.
Chuẩn bị VB Chiếc lược ngà
E- Rút kinh nghiệm
.

Tài liệu đính kèm:

  • docT 70.doc