Tiếng Việt :
CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI ( Tiếp )
A/ Mục tiêu: Qua tiết học, HS có thể :
- Nắm được nội dung phương châm quan hệ, phương châm cách thức và phương châm lịch sự.
- Biết vận dụng những phương châm này trong giao tiếp.
B/ Chuẩn bị :
- GV: Bảng phụ ghi sẵn các câu hỏi và bài tập.
- HS: Đọc và tìm hiểu trước nội dung tiết học.
C/ Phương pháp.
- Ván đáp, phan tích các ví dụ rút ra kiến thức,.
D/ Hoạt động trên lớp :
1) Ổn định tổ chức: KT sĩ số :
2) KT bài cũ : ( 4 )
? Thế nào là phương châm về lượng, phương châm về chất ?
? Những câu sau vi phạm phương châm hội thoại nào ?
a. Báo là loài thú bốn chân.
b. Bố mẹ mình đều là giáo viên dạy học.
c. Chú ấy chụp ảnh cho mình bằng máy ảnh.
Dạy :9a: Tiết 8 9b: Tiếng Việt : Các phương châm hội thoại ( Tiếp ) A/ Mục tiêu: Qua tiết học, HS có thể : - Nắm được nội dung phương châm quan hệ, phương châm cách thức và phương châm lịch sự. - Biết vận dụng những phương châm này trong giao tiếp. B/ Chuẩn bị : - GV: Bảng phụ ghi sẵn các câu hỏi và bài tập. - HS: Đọc và tìm hiểu trước nội dung tiết học. C/ Phương pháp. - Ván đáp, phan tích các ví dụ rút ra kiến thức,.. D/ Hoạt động trên lớp : 1) ổn định tổ chức: KT sĩ số : 2) KT bài cũ : ( 4’ ) ? Thế nào là phương châm về lượng, phương châm về chất ? ? Những câu sau vi phạm phương châm hội thoại nào ? a. Báo là loài thú bốn chân. b. Bố mẹ mình đều là giáo viên dạy học. c. Chú ấy chụp ảnh cho mình bằng máy ảnh. 3) Bài mới: ( 35’ ) Hoạt động của GV & HS Ghi bảng GV giới thiệu tiếp vào bài Xét thành ngữ: " Ông nói gà, bà nói vịt " GV yêu cầu HS tìm hiểu ý nghĩa của thành ngữ trên. * HS quan sát VD trên bảng ? Thành ngữ dùng để chỉ tình huống hội thoại như thế nào ? ? Hậu quả của tình huống trên là gì ? ? Qua đó có thể rút ra bài học gì trong giao tiếp ? ộ GV chốt : Khi giao tiếp phải nói đúng vào đề tài đang hội thoại, tránh nói lạc đề - GV chỉ định 1 HS đọc chậm, rõ phần (ghi nhớ 1) a) Xét các thành ngữ : "dây cà ra dây muống ", " lúng búng như ngậm hột thị " * HS quan sát VD : ? Hai thành ngữ trên dùng để chỉ những cách nói như thế nào ? * HS suy nghĩ, thảo luận, trả lời : ? Hậu quả của những cách nói đó? - Hậu quả: Người nghe không hiểu hoặc hiểu sai lạc ý người nói ở trường hợp thứ nhất và người nghe bị ức chế, không có thiện cảm với người nói ở trường hợp thứ hai. ? Vậy em rút ra bài học gì khi giao tiếp ? * HS rút ra bài học: ộ GV chốt : Khi giao tiếp cần chú ý đến cách nói ngắn gọn, rành mạch b) Xét câu nói: " Tôi đồng ý với những nhận định về truyện ngắn của ông ấy ". * HS thảo luận và rút ra những cách hiểu về câu nói đó. * HS có thể đưa ra những cách hiểu như sau : - Cách1: Tôi đồng ý với những nhận định của ông ấy về truyện ngắn - Cách 2: Tôi đồng ý với những nhận định của 1( những) người nào đó về truyện ngắn của ông ấy. ? Để người nghe không hiểu lầm cần phải nói như thế nào ? * HS: Tuỳ theo ý muốn diễn đạt mà chọn cách1 hoặc cách 2. Như vậy trong giao tiếp cần phải tuân thủ điều gì ? HS: Không nên nói những câu mà người nghe có thể hiểu theo nhiều cách khác nhau. ộ GV chốt : Trong giao tiếp, cần chú ý nói rõ ràng, tránh cách nói mơ hồ * 1 HS đọc chậm, rõ phần (ghi nhớ 2 ). GV hướng dẫn HS đọc truyện:"Người ăn xin" và trả lời các câu hỏi. * HS đọc truyện. ? Vì sao người ăn xin và cậu bé trong truyện đều cảm thấy mình đã nhận được từ người kia một cái gì ? * HS: Vì cả hai đều cảm nhận được sự chân thành và tôn trọng của nhau ? Có thể rút ra bài học gì trong giao tiếp ? * HS rút ra nhận xét: Khi giao tiếp cần tôn trọng người đối thoại với mình. ộ GV chốt : Khi giao tiếp, cần tôn trọng người đối thoại, không phân biệt sang- hèn; giàu- nghèo. GV chốt lại toàn bộ kiến thức của bài và chuyển sang phần LT. * 1 HS đọc phần (ghi nhớ 3) GV chỉ định một vài HS trả lời, nhận xét GV nhận xét chung và đưa ra đáp án chính xác GV chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm thực hiện một yêu cầu của bài tập ở phiếu học tập * HS thảo luận, làm bài tập theo nhóm : a. nhóm 1 b. nhóm 2 c. nhóm 3 - Đại diện các nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét. - GV gọi một số HS giải thích nghĩa của các thành ngữ và xác định phương châm hội thoại. - GV yêu cầu các HS khác nhận xét, bổ sung. 4) Bài tập 2, 3 : ( về nhà) I) Phương châm quan hệ: 1) Ví dụ : 2) Nhận xét : - Đó là tình huống hội thoại mà mỗi người nói về một đề tài khác nhau. - Hậu quả: Người nói và người nghe không hiểu nhau. - Bài học: Khi giao tiếp phải nói đúng vào đề tài đang hội thoại. *Ghi nhớ: SGK II) Phương châm cách thức 1) Ví dụ: 2) Nhận xét : - Thành ngữ " dây cà ra dây muống" chỉ cách nói năng dài dòng, rườm rà". - Thành ngữ " lúng búng như ngậm hột thị" chỉ cách nói năng ấp úng, không rành mạch, không thoát ý. -Trong giao tiếp cần nói năng cho ngắn gọn, rành mạch *Ghi nhớ: SGK III) Phương châm lịch sự. 1) Ví dụ : 2) Nhận xét : * Ghi nhớ: SGK IV) Luyện tập : 1) Bài tập 1: 2) Bài tập 4: 3) Bài tập 5 : 4) Củng cố, HD về nhà: ( 3’ ) Hãy kể tên các phương châm hội thoại đã học trong cả hai tiết Tiếng việt - Nắm thật chắc 5 phương châm hội thoại đã học. - Làm bài tập 2, 3 ( SGK ) và bài tập bổ sung ( SBT ). - Xem trước nội dung tiết TV: Các phương châm hội thoại ( Tiếp ) 5) Rút kinh nghiệm. ..
Tài liệu đính kèm: