Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần 2 - Tiết 6 đến tiết 10

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần 2 - Tiết 6 đến tiết 10

Tuần: 2 Ngày soạn: 01/9/2012

Tiết : 6,7 Ngày dạy : 04/9/2012

 BÀI 2: ĐẤU TRANH CHO MỘT THẾ GIỚI HOÀ BÌNH

 G.G.Mác-két

A MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

 - Nhận thức được mối nguy hại khủng khiếp của việc chạy đua vũ trang,chiến tranh hạt nhân.

 - Có nhận thức,hành động đúng để góp phần bảo vệ hòa bình

B TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ:

 1, Kiến thức:

 -Một số hiểu biết về tình hình thế giới những năm1980 liên quan đến văn bản.

 -Hệ thống luận điểm, luận cứ, cách lập luận trong văn bản.

 2, Kĩ năng:

 -Đọc –hiểu văn bản nhật dụng bàn luận về một vấn đề liên quan đến nhiệm vụ đấu tranh vì hòa bình của nhân loại .

 3,Thái độ: Có nhận thức,hành động đúng để góp phần bảo vệ hòa bình

C PHƯƠNG PHÁP: - Phát vấn, gợi mở, đối thoại, phân tích, tổng hợp

D TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

 1, Ổn định lớp:

 2, Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS.

 3,Bài mới: Như chúng ta đã biết trong lịch sử thế giới đã xẩy ra nhiều cuộc chiến tranh đẫm máu giữa các quốc gia , các dân tộc. Đặc biệt trong thế kỉ XX thế giới đã diễn ra 2 cuộc chiến tranh tàn khốc nhất của nhân loại đã cướp đi hàng chục triệu sinh mạng con ngưỡi, phá huỷ bao nhiêu công trình kiến trúc, thiệt hại hàng chục tỉ Đô la Mĩ . Sau năm 1945 chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc nhưng nguy cơ chiến tranh vẫn còn tiềm ẩn và đặc biệt vũ khí hạt nhân phát triển mạnh đe doạ toàn bộ loài người và sự sống trên trái đất. Và trước nguy cơ đó thế giới đã có nhiều cố gắng nhằm giảm mối đe doạ hạt nhân, như hiệp ước cắt giảm vũ khí tiến công chiến lược giữa Liên Xô và Mĩ. Văn bản này là đoạn trích bản tham luận của nhà văn Mác-két phát biểu trong hội nghị sáu nước họp tại Mê-hi-cô kêu gọi chấm dứt chạy đua vũ trang.

 

doc 10 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 618Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần 2 - Tiết 6 đến tiết 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 2	 Ngày soạn: 01/9/2012
Tiết : 6,7	 Ngày dạy : 04/9/2012
	BÀI 2: ĐẤU TRANH CHO MỘT THẾ GIỚI HOÀ BÌNH
	G.G.Mác-két
A MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: 
 - Nhận thức được mối nguy hại khủng khiếp của việc chạy đua vũ trang,chiến tranh hạt nhân.
 - Có nhận thức,hành động đúng để góp phần bảo vệ hòa bình 
B TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ:
 1, Kiến thức: 
 -Một số hiểu biết về tình hình thế giới những năm1980 liên quan đến văn bản.
 -Hệ thống luận điểm, luận cứ, cách lập luận trong văn bản. 
 2, Kĩ năng: 
 -Đọc –hiểu văn bản nhật dụng bàn luận về một vấn đề liên quan đến nhiệm vụ đấu tranh vì hòa bình của nhân loại .
 3,Thái độ: Có nhận thức,hành động đúng để góp phần bảo vệ hòa bình 
C PHƯƠNG PHÁP: - Phát vấn, gợi mở, đối thoại, phân tích, tổng hợp
D TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 
 1, Ổn định lớp: 
 2, Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS.
 3,Bài mới: Như chúng ta đã biếùt trong lịch sử thế giới đã xẩy ra nhiều cuộc chiến tranh đẫm máu giữa các quốc gia , các dân tộc. Đặc biệt trong thế kỉ XX thế giới đã diễn ra 2 cuộc chiến tranh tàn khốc nhất của nhân loại đã cướp đi hàng chục triệu sinh mạng con ngưỡi, phá huỷ bao nhiêu công trình kiến trúc, thiệt hại hàng chục tỉ Đô la Mĩ . Sau năm 1945 chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc nhưng nguy cơ chiến tranh vẫn còn tiềm ẩn và đặc biệt vũ khí hạt nhân phát triển mạnh đe doạ toàn bộ loài người và sự sống trên trái đất. Và trước nguy cơ đó thế giới đã có nhiều cố gắng nhằm giảm mối đe doạ hạt nhân, như hiệp ước cắt giảm vũ khí tiến công chiến lược giữa Liên Xô và Mĩ. Văn bản này là đoạn trích bản tham luận của nhà văn Mác-két phát biểu trong hội nghị sáu nước họp tại Mê-hi-cô kêu gọi chấm dứt chạy đua vũ trang.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG BÀI DẠY
- GV gọi HS đọc chú thích (*). Hãy nêu những nét chính về nhà văn, và vai trò của tác phẩm ?
-(?) Em hãy cho biết VB này dùng PT biểu đạt nào?
(?). Dựa vào nội dung VB hãy nêu luận điểm và hệ thống các luận cứ của VB?
(?). Trong đoạn đầu VB , nguy cơ chiến tranh hạt nhân đe doạ loài người và toàn bộ sự sống trên trái đất đã được tác giả cụ thể bằng cách lập luận ntn?
- Thời gian ngày 8/8/1986.
- Số liệu: Mỗi người không trừ trẻ con đang ngồi trên một thùng 4 tấn thuốc nổ.
- Để thấy rõ hơn sức tàn phá khủng khiếp của vũ khí hạt nhân 
(?) Em có nhận xét gì về cách lập luận đầu đề của văn bản?
Tiết 2
(?). Sự tốn kém và tính chất vô lí của cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân đã được tác giả chỉ ra bằng những chứng cứ nào?
- Các chứng cứ với những so sánh: 
, Để giúp 500 triệu trẻ em nghèo khổ phải tốn kém 100 tỉ Đôla nhưng chỉ gần bằng chi phí bỏ ra cho 100 máy bay ném bom, dưới 7000 tên lửa vượt đai châu.
+ Giá 10 chiếc tàu sân bay.. đủ thực hiện một chương trình phòng bệnh, và bảo vệ cho hơn 1 tỉ người khỏi bệnh sốt rét.
Cứu hơn 14 triệu trẻ em châu Phi.
+ 149 tên lửa MX có thể giúp cho 575 triệu người thiếu dinh dưỡng, 27 tên lửa MX đủ trả tiền nông cụ cho các nước nghèo.
+ Hai chiếc tàu ngầm mang vũ khí hạt nhân là đủ tiền xoá nạn mù chữ cho toàn thế giới.
(?) Tác dụng của các chứng cứ và việc so sánh đó?
(?). Vì sao nói: Chiến tranh hạt nhân “không những đi ngược lại lí trí của con người mà còn đi ngược lại cả lí trí của tự nhiên nữa” ? 
- Để làm rõ luận cứ này tác giả đả đưa ra dẫn chứng : “Từ khi mới nhen nhúm sự sống trên trái đất , đã phải trải qua 380 triệu năm con bướm mới bay được, rồi 180 triệu năm nữa bông hồng mới nở chỉ để làm đẹp mà thôi..”
- Nếu chiến tranh hạt nhân nổ ra nó sẽ đẩy về sự xuất phát ban đầu. Tiêu huỷ toàn bộ quá trình tiến hoá sự sống trong tự nhiên.
(?). Em có suy nghĩ gì trước lời cảnh báo của nhà văn Mác-két về nguy cơ huỷ diệt sự sống và nền văn minh trên trái đất một khi chiến tranh hạt nhân nỗ ra?
- Hiểm hoạ chiến tranh hạt nhân đã được nhận thức sâu hơn ở tính chất phản tự nhiên, phản tiến hoá của nó.
(?) Thep em , vì sao VB này lại được đăït tên là Đấu tranh cho một thế giới hoà bình?
- VB không chỉ cho thấy thảm hoạ khủng khiếp của chiến tranh hạt nhân mà còn bày tỏ thái độ đấu tranh quyết liệt để bảo vệ một thế giới hoà bình.
(?)Văn bản cho ta thấy nội dung gì? Nghệ thuật tiêu biểu mà tác giả sử dụng làm nổi bật nội dung đó ?
I, Giới thiệu chung: (SGK/19)
 Thể loại: Văn bản nhật dụng
II,Đọc- hiểu văn bản:
1, Đọc,tìm hiểu từ khó:
2, Tìm hiểu văn bản:
 a. Chủ đề: Chống chiến tranh bảo vệ hòa bình b. Phân tích:
- Luận điểm : Chiến tranh hạt nhân là một hiểm hoạ khủng khiếp đang đe doạ toàn thể loài người và mọi sự sống trên trái đất, vì vậy đấu tranh để loại bỏ nguy cơ ấy cho một thế giới hoà bình là nhiệm vụ cấp bách của toàn thể nhân loại.
*. Nguy cơ chiến tranh hạt nhân :
- Tác giả đã 
- Xác định cụ thể thời gian,”08/08/1986” ø 
-Đưa ra số liệu cụ thể “mỗi người không trừ trẻ con đang ngồi trên một thùng 4 tấn thuốc nổ” đầu đạn hạt nhân. 
à Cách vào đề trực tiếp, chứng cứ xác thực, gây ấn tượng mạnh mẽ về tính chất hệ trọng của vấn đề.
*. Cuộc chạy đua vũ trang chuẩn bị cho chiến tranh hạt nhân đã làm mất đi khả năng để con người được sống tốt đẹp hơn.
- Tác giả đưa ra chứng cứ với những so sánh thật thuyết phục trong lĩnh vực xã hội, y tế, tiếp tế thực phẩm, giáo dục à Làm nổi bật sự tốn kém ghê gớm và tính chất phi lí của cuộc chạy đua vũ trang.
*. Chiến tranh hạt nhân chẳng những đi ngược lại lí trí của con người mà còn phản lại sự tiến hoá của tự nhiên.
- Chiến tranh hạt nhân không chỉ tiêu diệt nhân loại mà còn tiêu huỷ mọi sự sống trên trái đất.
*. Nhiệm vụ đấu tranh ngăn chặn chiến tranh hạt nhân,cho một thế giới hoà bình :- Tác giả không đưa người đọc đến sự lo âu mang tính bi quan về vận mệnh của nhân loại, mà hướng tới một thái độ tích cực là đấu tranh ngăn chặn chiến tranh hạt nhân cho một thế giới hoà bình.
- Lên án những thế lực hiếu chiến.
3.Tổng kết:Văn bản thể hiện những suy nghĩ nghiêm túc, đầy trách nhiệm của G.G Mac-két đối với hòa bình nhân loại.
4, Luyện tập:
Hãy nêu cảm nghĩ của mình về việc đấu tranh cho một thế giới hoà bình?
III, Hướng dẫn tự học:
-Sưu tầm tranh ảnh về thảm họa của chiến tranh hạt nhân.
-Tìm hiểu thái độ của nhà vănvới chiến tranh hạt nhân và hòa bình của nhân loại được thể hiện trong văn bản 
-Oân lại hai phương châm hội thoại vừa học, so sánh với các phương châm sẽ học tiếp trong bài tới.
- Tìm hiểu và soạn bài.
E, RÚT KINH NGHIỆM: 
Tuần: 2	 Ngày soạn: 01/9/2012
Tiết : 8	 Ngày dạy : 06/8/2012
 Tiếng việt 	 CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI (tiếp)
A MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: 
 - Nắm được những hiểu biết cốt yếu về ba phương châm hội thoại: phương châm quan hệ, phương châm cách thức, phương châm lịch sự.
 - Biết vận dụng hiệu quả phương châm quan hệ, phương châm cách thức, phương châm lịch sự.
B TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ:
 1, Kiến thức: 
 - Nội dung phương châm quan hệ, phương châm cách thức, phương châm lịch sự.
 2, Kĩ năng: 
 - Vận dụng phương châm quan hệ, phương châm cách thức, phương châm lịch sựtrong hoạt động giao tiếp .
 3,Thái độ: - Biết vận dụng những phương châm này trong giao tiếp. 
C PHƯƠNG PHÁP: - Phát vấn, gợi mở, phân tích, đối thoại, quy nạp
D TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 
 1, Ổn định lớp: 
 2, Kiểm tra bài cũ: Trong giao tiếp lời nói không thiếu hoặc không thừa nội dung là thuộc phương châm: 	- Phương châm về chất là trong giao tiếp không nói những điều mà mình không tin là đúng sự thật hoặc không có bằng chứng xác thực. Đúng hay sai.
 3, Bài mới: Bài học trước các em đã được học hai loại phương châm trong hội thoại, hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu tiếp ba loại phương châm trong hội thoại cần thiết.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG BÀI DẠY
HS đọc ví dụ SGK.
(?) Thành ngữ “Oâng nói gà bà nói vịt” dùng để chỉ tình huống hội thoại nào?
à Chỉ tình huống hội thoại mà trong đó mỗi người nói một đằng, không khớp nhau, không hiểu nhau.
(?) Điều gì sẽ xảy ra nếu xuất hiện tình huống hội thoại như vậy?
àNếu xuất hiện tình huống thì con người sẽ không thể giao tiếp với nhau được.
(?) Từ đó em rút ra bài học gì trong giao tiếp?
 HS đọc Ghi nhớ SGK/21
Ví du1(?)Thành ngữ : dây cà ra dây muống, lúng búng như ngậm hột thị, chỉ những cách nói ntn?
+dây cà ra dây muốngà chỉ cách nói rườm rà
+ lúng búng như ngậm hột thị chỉ cách nói ấp úng, không rành mạch,rõ ràng.
Những cách nói đó ảnh hưởng đến giao tiếp ntn?
=> Người nghe khó tiếp nhận, tiếp nhận không đúng nội dung truyền đạt.
2.Ví du2: Có thể hiểu câu nói “Tôi đồng ýcủa ông ấy”theo mấy cách?
- có thể hiểu theo hai cách:
+ Tôi đồng ý với những nhận định của ông ấy về truyện ngắn.
-+ Tôi đồng ý với những nhận định của một(những) người nào đấy về truyện ngắn của ông ấy .
(?) Để người nghe không hiểu lầm cần nói ntn? Trong giao tiếp cần phải tuân thủ điều gì?
3.HS đọc ghi nhớ: SGK/22
HS đọc truyện “Người ăn xin”:
- GV hướng dẫn HS trả lời câu hỏi SGK: Vì thái độ đối xử của cậu bé đối với ông lão ăn xin rất chân thành,tôn trọng.
(?) Từ đó rút ra bài học gì qua câu chuyện này?
* HS đọc Ghi nhớ : SGK/23.
-Những câu tục ngữ, ca dao đó khuyên nhủ chúng ta điều gì ?
-Tìm thêm một số câu tục ngư,õ ca dao có nội dung tương tự ?
Phép tu từ từ vựng nào có liên quan trực tiếp với phương châm lịch sự?
Chọn từ ngữ thích hợp với mỗi chổ trống?
Các từ ngữ trên liên quan đến phương châm hội thoại nào ?
Vận dụng các phương châm hội thoại đã học giải thích vì sao người nói đôi khi phải dùng cách nói như:
a,b,c sgk/24
G ... à người đó đã không tuân thủ phương châm lịch sự và phải chấm dứt sự không tuân thủ đó.
Bài tập 5 : Giải thích các thành ngữ:
- nói băm nói bổ : nói bốp chát, xỉa xói, thô bạo (phương châm lịch sư ) .
- nói như đấm vào tai : nói mạnh trái ý người khác, khó tiếp thu (phương châm lịch sư )
- điều nặng tiếng nhẹ : nói trách móc , chì chiết (phương châm lịch sư )
- nửa úp nửa mở : mập mờ , ỡm ờ,không nói ra hết ý (phương châm cách thức )
- mồm loa mép giải : lắm lời, đanh đá, át lời người khác. (phương châm lịch sự )
- đánh trống lãng : lảng ra , không muốn đề cập đến vấn đề đang đối thoại (phương châm quan hệ)
nói như dùi đục chấm mắm cáy : không khéo, thô tục, thiếu tế nhị (phương châm lịch sự)
III, Hướng dẫn tự học: 
- Xem lại các yế tố miêu tả, tự sự , biểu cảm trong
Văn thuyết minh đã học ở lớp 8.
- Đọc tìm hiểu và soạn bài.
E, RÚT KINH NGHIỆM: 
Tuần: 2	 Ngày soạn: 01/9/2012
Tiết : 9	 Ngày dạy : 06/9/2012
SỬ DỤNG YẾU TỐ MIÊU TẢ TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH
A MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 - Củng cố kiến thức đã học về văn thuyết minh .
 - Hiểu vai trò của yếu tố miêu tả trong văn thuyết minh.
 - Biết vận dụng và có ý thức sử dụng tốt yếu tố miêu tả trong làm văn thuyết minh . 
B TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ:
 1, Kiến thức: 
 - Tác dụng của yếu tố miêu tả trong văn thuyết minh : làm cho đối tượng thuyết minh hiện lên cụ thể, gần gũi, dễ cảm nhận hoặc nổi bật, gây ấn tượng.
 - Vai trò của miêu tả trong văn thuyết minh: phụ trợ cho việc giới thiệu nhằm gợi lên hình ảnh cụ thể của đối tượng cần thuyết minh.
 2, Kĩ năng: 
 - Quan sát các sự vật hiện tượng.
 - Sử dụng ngôn ngữ miêu tả cho phù hợp trong việc tạo lập văn bản thuyết minh.
 3,Thái độ: Có ý thức sử dụng tốt yếu tố miêu tả trong làm văn thuyết minh. 
C PHƯƠNG PHÁP: Phát vấn, gợi mở, phân tích, thuyết trình, quy nạp
D TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 
 1, Ổn định lớp: 
 2, Kiểm tra bài cũ: Hãy nối các vế sau sao cho đúng ý nghĩa của nó.
- phương châm lịch sư :	- nói đúng đề tài, tránh lạc đề.
- phương châm quan hệ :	- nói ngắn gọn, rành mạch, không mơ hồ.
- phương châm cách thức :	- nói tế nhị , tôn trong người khác.
 3, Bài mới: Vai trò của miêu tả trong VBTM không như miêu tả trong VB văn học, nhằm phục vụ cho việc xây dựng tính cách, cá tính hoặc tái hiện tình huống, mà chủ yếu là nhằm gợi lên hình ảnh cụ thể để thuyết minh về vấn đề tri thức, khách quan, khoa học. Miêu tả rất cần thiết nhưng đóng vai trò phụ trợ mà thôi. 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG BÀI DẠY
. Tìm hiểu yếu tố miêu tả trong VBTM :
(?) Giải thích nhan đề VB?
- Nhan đề : “ Cây chuối trong đời sống Việt Nam”à Là nói cây chuối nói chung trong đời sống Việt Nam.
(?) Tìm những câu thuyết minh về đặc điểm tiêu biểu của cây chuối ?
+ Đoan1: “Đi khắp.. núi rừng”và hai câu cuối đoạn.
+ Đoạn 2: “Cây chuối là thức ăn thức dụng từ thân đến lá, từ gốc đến hoa, quả !”.
+ Đoạn 3: Giới thiệu quả chuối:
Chuối chín để ăn.
Chuối xanh để chế biến thức ăn.
Chuối để thờ cúng.
Mỗi loại lại chia ra những cách dùng , cách nấu món ăn, cách thờ cúng khác nhau.
 (?) Tìm những câu văn có tính miêu tả về cây chuối ?
-“chuối thân mềm vươn lê như nmhững trụ cột nhẵn bóngnúi rừng”
- “chuối chín đều cho ta vị ngọt ngào và hương thơm hấp dẫn”
- “chuối trứng cuốc-không phải là quả tròn như trứng cuốc mà khi chín vỏ lốm đốm như trứng cuốc”
- chuôi xanh có vị chát, để sống xắt lát ăn cặp với thịt lợn luộc chấm tôm chuamón tái hay món gỏi”
=> (?) Qua VB trên em rút ra vai trò, ý nghĩa của yếu tố miêu tả trong VBTM ntn?
- Những điều bổ sung cho VB:
+ Cây chuối dùng làm thức ăn cho gia súc
+ Lá chuối tươi, khô dùng để gói bánh.
+ Nõn chuối, bắp chuối dùng làm rau, nộm cho con người.
Bổ sung các yếu tố miêu tả trong văn bản?
“Lá” chuối
“Nõn” chuối
“Bắp” chuối
“Quả” chuối
Tìm các yếu tố miêu tả trong đoạn văn ?
Viết đoạn văn ngắn thuyết minh về cây cà phê có sử dụng yếu tố miêu tả.
I, Tìm hiểu chung:
1, Tìm hiểu yếu tố miêu tả trong VBTM :
a. Tìm hiểu ví dụ:
Cây chuối trong đời sống Việt Nam
à Là nói cây chuối nói chung trong đời sống Việt Nam.
* Câu văn có tính miêu tả về cây chuối
-“chuối thân mềm vươn lê như những trụ cột nhẵn bóngnúi rừng”
- “chuối chín đều cho ta vị ngọt ngào và hương thơm hấp dẫn”
- “chuối trứng cuốc-không phải là quả tròn như trứng cuốc mà khi chín vỏ lốm đốm như trứng cuốc”
- chuối xanh có vị chát, để sống xắt lát ăn cặp với thịt lợn luộc chấm tôm chuamón tái hay món gỏi”
=> Yếu tố miêu tả có tác dụng làm cho đối tượng thuyết minh được nổi bật gây ấn tượng cho người đọc.
2* Ghi nhớ : (SGK/ 25)
II, Luyện tập:
Bài tập1 : Bổ sung các yếu tố miêu tả:
- Thân cây chuối có hình trụ,thẳng đứng , tròn nhẵn bóng.
- Lá chuối tưới có hình như chiếc thuyền, tán rộng chừng 50à80cm,và dài từ 1à2m. Lá chuối tươi, khô đều có thể dùng gói các loại bánh.
- Nõn chuối lúc mới ra có màu trắng xanh hình như cái cây lao chọc thẳng lên trời, nõn chuối có thể thái nhỏ làm rau ăn.
- Bắp chuối hình bầu dục có màu đỏ thẩm, bên trong cứ một lớp vỏ lại có một nải chuối non.
- Quả chuối có nhiều loại: Chuối tiêu quả dài, cong; chuối cau quả nhỏ ngắn hơi giống quả cau ; chuối hột quả to có cạnh bên trong có nhiều hạtcác loại chuối khi chín đều có màu vàng.
Bài tập 2 : Các yếu tố miêu tả trong đoạn văn:
-“ Tách là loại chén uống nước của Tây , nó có tai. Chén của ta không có tai. Khi mời ai uống trà thì bưng hai tay mà mời. Bác vừa cười vừa làm động tác. Có uống cũng nưng hai tay xoa xoa rồi mới uống, mà uống rất nóng.”;”cái chén con rất tiện lợicũng dễ sạch”.
III, Hướng dẫn tự học: 
-Viết một đoạn văn thuyết minh về một sự vật tự chọn có yếu tố miêu tả.
-Về đọc bài tập 3 và làm theo yêu cầu.
-Đọc kĩ phần luyện tập chuẩn bị trước các bài tập.
E, RÚT KINH NGHIỆM: 
Tuần: 2	 Ngày soạn: 01/9/2012
Tiết : 10	 Ngày dạy : /9/2012
LUYỆN TẬP SỬ DỤNG YẾU TỐ MIÊU TẢ TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH
 HƯỚNG DẪN BÀI VIẾT SỐ I
A MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: 
 - Có ý thức sử dụng tốt yếu tố miêu tả trong việc tạo lập văn bản thuyết minh.
B TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ:
 1, Kiến thức: Những yếu tố miêu tả trong văn thuyết minh .
 2, Kĩ năng: Vai trò của yếu tố miêu tả trong văn thuyết minh.
 3,Thái độ: Có ý thức sử dụng tốt yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh 
C PHƯƠNG PHÁP: Phát vấn, gợi mở, phân tích, thuyết trình, quy nạp
D TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 
 1, Ổn định lớp: 
 2, Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS.
 3,Bài mới: Bài này giúp chúng ta luyện tập kĩ năng sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh một cách phù hợp và hiệu quả. 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG BÀI DẠY
Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh có tác dụng gì?
(?) Đề yêu cầu trình bày vấn đề gì?. Cụm từ “con trâu ở làng quê Việt Nam” bao gồm những ý gì ?
(?) Có thể hiểu đề bài muốn trình bày con trâu trong đời sống làng quê Việt Nam được không?
* Em hãy tìm ý và lập dàn ý:
(?) Ý chính của phần MB em sẽ nêu ý gì? Yếu tố miêu tả cần sử dụng là gì?
- VD: “Trâu ơi ta bảo trâu này, trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta”
(?) Phần thân bài em sẽ nêu những ý gì? 
(?) Hãy liệt kê nhừng ý đó ra giấy nháp sau đó xây dựng thành dàn ý chi tiết.?
-GV cho HS nêu các ý sau đó gọi các em khác bổ sung, GV nhấn mạnh các ý cơ bản giúp các em biết cách xây dựng dàn y.
(?) Dự định các yếu tố miêu tả cho từng ý chính ra sao?
(?) Phần KB em sẽ viết như thế nào? Cần sử dụng các yếu tố miêu tả ra sao?
 Luyện tập :
- GV hướng dẫn các em lần lượt viết` các phần MB, TB, KB Theo dàn ý.
- Sau khi các em viết từng phần GV cho trình bày trước lớp sau đó bổ sung , sữa chữa.
I, Tìm hiểu chung:
1)Lý thuyết: 
-Miêu tả có thể làm cho sự vật, hiện tượng, con người hiện lên cụ thể sinh động.
- Có thể sử dụng các câu miêu tả,đoạn văn miêu tả trong bài văn thuyết minh để giới thiệu đặc điểm từng bộ phận hoặc những điểm riêng độc đáo của đối tượng cần thuyết minh.
2 Luyện tập :
 * Tìm hiểu đề : 
- Đề yêu cầu trình bày vị trí , vai trò của con trâu trong đời sống của người nông dân Việt Nam. Đó là cuộc sống của người làm ruộng, con trâu trong việc đồng áng , ruộng vườn; trong cuộc sống làng quê,..
* Tìm ý và lập dàn ý:
- MB : Con trâu là đầu cơ nghiệp là câu nói về vai trò của con trâu trên đồng ruộng của người nông dân Việt Nam.
- TB : 
+ Con trâu trong nghề làm ruộng : là sức kéo để cày, bừa, kéo xe, trục lúa..
+ Con trâu trong lễ hội , đình đám : Ở miền Bắc có lễ chọi trâu, đua trâu ; Tây nguyên có lễ đâm trâu.
+ Trâu là nguồn cung cấp thịt ,da,sừng trâu dùng để làm đồ mĩ nghệ.
+ Con trâu gắn liền với tuổi trẻ mỗi người nơi thôn quê.
- KB : Con trâu là tài sản lớn của người dân Việt Nam được người dân rất coi trọng.
II. Luyện tập :
- Dựa theo dàn ý đã hướng dẫn lần lượt viết các phần MB, TB, KB hoàn chỉnh.
III. Hướng dẫn tự học 
-Viết hoàn chỉnh bài văn
-Đọc bài đọc thêm “ Dừa Sáp”
Hướng dẫn Làm bài viết số I
Viết được bài văn TM theo yêu cầu kết hợp với các biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả trong thuyết minh .
Rèn luyện kĩ năng diễn đạt ý trình bày đoạn văn , bài văn.
Cần nắm - Yêu cầu nội dung của đề ?
 - Phương pháp thuyết minh nào em sẽ chọn để làm bài?
 - Xác định các đặc điểm thuyết minh ?
 - Định lượng thời gian cho từng phần,dung lượng cho từng phần kết hợp với các biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả trong thuyết minh ?
E, RÚT KINH NGHIỆM: 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an(7).doc