Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết học: Phong cách Hồ Chí Minh

Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết học: Phong cách Hồ Chí Minh

Bài 1 - Tiết 1 : Văn bản

Phong cách Hồ Chí Minh

 ( Lê Anh Trà )

A/ Mục tiêu:

 Qua tiết học, HS có thể :

- Thấy được sự kết hợp hài hoà giữa phẩm chất dân tộc và tính nhân loại trong tiếp nhận văn hoá trong phong cách Hồ Chí Minh.

- Có kĩ năng đọc, tìm hiểu, phân tích VB nhật dụng.

- Có ý thức học tập và rèn luyện theo gương của Bác

B/ Chuẩn bị :

- GV: Sưu tầm tranh ảnh, bài viết về nơi ở và làm việc của Bác; những mẩu chuyện về sự giản dị của Bác

- HS: Đọc kĩ văn bản, soạn bài

 Ôn lại kiến thức về văn bản nhật dụng và VB thuyết minh

 

doc 7 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 773Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết học: Phong cách Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn : .  Tuần 1 : &
Dạy :  
Bài 1 - Tiết 1 : Văn bản 
Phong cách Hồ Chí Minh
 ( Lê Anh Trà )
A/ Mục tiêu:
 Qua tiết học, HS có thể :
- Thấy được sự kết hợp hài hoà giữa phẩm chất dân tộc và tính nhân loại trong tiếp nhận văn hoá trong phong cách Hồ Chí Minh.
- Có kĩ năng đọc, tìm hiểu, phân tích VB nhật dụng.
- Có ý thức học tập và rèn luyện theo gương của Bác
B/ Chuẩn bị :
- GV: Sưu tầm tranh ảnh, bài viết về nơi ở và làm việc của Bác; những mẩu chuyện về sự giản dị của Bác
- HS: Đọc kĩ văn bản, soạn bài
 Ôn lại kiến thức về văn bản nhật dụng và VB thuyết minh
C/ Hoạt động trên lớp :
1) ổn định tổ chức : Kiểm tra sĩ số : 
2) Kiểm tra bài cũ : Kiếm tra việc chuẩn bị bài của HS
3) Bài mới :
Hoạt động của GV& HS
ND ghi bảng
- GV giới thiệu bài
- HS nghe
? Em hãy cho biết xuất xứ của VB? 
- Dựa vào phần thông tin ở cuối VB để trả lời
? Xét về tính chất nội dung, em thấy văn bản này thuộc loại văn bản nào?
 - Trả lời: VB nhật dụng
 GV yêu cầu HS nhắc lại tên các VB nhật dụng đã học ở lớp 8
- 1 HS nhắc lại
? Qua phần đọc, soạn bài ở nhà, em hãy xác định PTBĐ chính của VB này? 
- Thảo luận xác định
GV hướng dẫn đọc và đọc đoạn 1: Giọng bình tĩnh, chậm rãi, khúc triết.
 - 2 HS đọc tiếp đến hết VB
 GV hướng dẫn HS tìm hiểu phần chú thích: yêu cầu HS giải nghĩa từ phong cách và nêu nhận xét về số luợng từ Hán Việt xuất hiện trong chú thích
 - Dựa vào phần chú thích trả lời
 GV nhấn mạnh: Việc sử dụng nhiều các từ Hán Việt trong chú thích là có mục đích của tác giả. Vậy mục đích đó là gì, chúng ta sẽ tìm hiểu sau.
? Văn bản có thể chia làm mấy phần? Nêu nội dung của từng phần?
* Thảo luân, xác định
VB chia làm 2 phần
+ Phần 1: Từ đầu rất hiện đại
Vẻ đẹp trong phong cách văn hoá của Bác
+ Phần 2: Còn lại
Vẻ đẹp trong phong cách sinh hoạt của Bác
 GV yêu cầu HS theo dõi vào phần 1 của VB và cho biết:
? Đoạn văn đã khái quát vốn tri thức văn hoá của Bác như thế nào? 
- HS Phát hiện :
? Vì sao Người lại có vốn tri thức văn hoá sâu rộng như thế? 
- HS Phát hiện qua các chi tiết SGK.
? Bác đã sử dụng vốn văn hoá sâu rộng để làm gì?
 HS Thảo luận, trả lời:
- Hoạt động CM
- Sáng tác văn chương
 ? Kể tên những sáng tác văn chương của Bác ở chương trình lớp 8 và cho biết Bác viết những TP đó bằng những ngôn ngữ gì?
 HS nhắc lại.
- Nhật kí trong tù: tiếng Hán
- Thuế máu : tiếng Pháp
 GV cho HS thảo luận: Khi tiếp thu vốn văn hoá nhân loại như vậy, văn hoá dân tộc của Bác có bị mai một không? 
* HS Thảo luận nhóm trả lời:
Vốn văn hoá dân tộc của Bác không hề bị mai một. Bác đã trên nền tảng văn hoá dân tộc mà tiếp thu ảnh hưởng quốc tế
 GV cho HS liên hệ về việc tiếp thu, hội nhập với văn hoá thế giới của tầng lớp hs, thanh niên hiện nay. 
- HS tự liên hệ và trả lời
? Để thuyết minh về vẻ đẹp phong cách văn hoá của Bác, tác giả đã dùng những PP thuyết minh nào? 
* HS Phát hiện :
- PP liệt kê, so sánh.
- GV cho HS đọc lại đoạn:" Nhưng điều rất hiện đại" và hỏi:
? Em hiểu như thế nào về sự nhào nặn của hai nguồn văn hoá quốc tế và dân tộc ở Bác?
-HS Dựa vào việc giải thích từ nhào nặn và có thể trả lời:
Đó là sự đan xen, kết hợp, bổ sung sáng tạo hài hoà giữa 2 nguồn.
? Như vậy ngoài PT chính là TM, tác giả còn sử dụng thêm những PTBĐ nào nữa? 
* HS Thảo luận, phát hiện :
Kể kết hợp với bình luận
? Từ đó em hãy khái quát lại các vẻ đẹp trong phong cách văn hoá của Hồ Chí Minh?
* HS HS khái quát lại :
* GV chốt :
Bằng PTBĐ chính là thuyết minh kết hợp với các PT kể và bình luận, tác giả đã làm nổi bật vẻ đẹp trong phong cách văn hoá HCM. Đó là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống văn hoá dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại.
III) Luyện tập :
 GV tổ chức cho HS luyện tập bằng bài tập 4 ở sách thiết kế.: Cho HS thảo luận.
- HS thảo luận theo hai nhóm:
- Đại diện các nhóm trả lời. các nhóm nhận xét chéo nhau.
- GV nhận xét kết quả trả lời của các nhóm. Sau đó đưa đáp án chính xác.
I) Tìm hiểu chung :
-Xuất xứ
- PTBĐ chính : Thuyết minh
II) Đọc, hiểu VB :
1. Đọc, tìm hiểu chú thích :
- Đọc
- Hiểu chú thích
2. Bố cục: Gồm hai phần
3. Hiểu văn bản
a) Vẻ đẹp trong phong cách văn hoá của Bác.
- Vốn tri thức văn hoá của Bác rất sâu rộng:
+ Đi nhiều, tiếp xúc nhiều
+ Nói và viết nhiều thứ tiếng
+ Làm nhiều nghề
+ Học hỏi, tìm hiểu.. uyên thâm
- Mục đích: Hoạt động cách mạng và sáng tác văn chương
- Vẻ dẹp trong phong cách văn hoá của Bác là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống văn hoá dân tộc và tinh hoa văn hoá thế giới
4) Củng cố :
? Qua tiết học này, em học tập được những gì ở Bác?
5) Hướng dẫn về nhà: 
 - Nắm chắc các nội dung đã được tìm hiểu ở tiết 1
 - Đọc kĩ lại văn bản : Đức tính giản dị của Bác ở lớp 7
 ’ Đọc và tìm hiểu tiếp phần còn lại của văn bản.
	---------------------------------------------------------------------
Soạn : .  Tuần 1 : &
Dạy :  
Bài 1 - Tiết 2 : Văn bản 
Phong cách Hồ Chí Minh (tiếp)
 ( Lê Anh Trà )
A/ Mục tiêu: 
 Qua tiết học, HS có thể :
- Thấy rõ vẻ đẹp trong phong cách sống của Bác. Đó là sự kết hợp hài hoà giữa vĩ đại và bình dị.
- Tiếp tục có kĩ năng tìm hiểu, phân tích VB nhật dụng.
- Được bồi dưỡng lòng kính yêu và tự hào về Bác
B/ Chuẩn bị :
 - GV và HS cùng chuẩn bị như yêu cầu của tiết học trước.
C/ Hoạt động trên lớp :
1) ổn định tổ chức: KT sĩ số : 
2) KT bài cũ:
 ? Điều kì lạ nhất trong phong cách văn hoá HCM là gì? Vì sao có thể nói như vậy?
 * Đáp án: Bằng PTBĐ chính là thuyết minh kết hợp với các PT kể và bình luận, tác giả đã làm nổi bật vẻ đẹp trong phong cách văn hoá HCM. Đó là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống văn hoá dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại.
3) Bài mới : 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
GV giới thiệu chuyển tiếp vào bài
* HS nghe, ghi đầu bài 
 GV yêu cầu HS theo dõi vào phần vb thứ hai và cho biết
? Lối sống giản dị của HCM được biểu hiện như thế nào?
* HS theodõi vào phần vb thứ hai và trả lời
GV yêu cầu HS nhận xét về cách thuyết minh của tác giả :
+ về ngôn ngữ ?
+ Về PP thuyết minh ?
* HS thảo luận, phát biểu
- ngôn ngữ TM: giản dị, cách nói dân dã
( vài, vẻn vẹn, chiếc)
- PPTM: Liệt kê các biểu hiện cụ thể, xác thực
? Vì sao có thể nói lối sống của Bác là sự kết hợp giữa giản dị và thanh cao ?
* HS thảo luận nhóm, ghi kết quả ra phiếu học tập và gọi đại diện trả lời :
- Đây không phải là lối sống khắc khổ của những con người tự vui trong cảnh nghèo
- Không phải là cách sống tự làm cho khác đời
-Đây là cách sống có văn hoá thể hiện một quan niệm thẩm mĩ: Cái đẹp là sự giản dị, tự nhiên
GV yêu cầu HS tìm thêm d/c nói về lối sống giản dị mà thanh cao của Bác.
* Một số HS thực hiện yêu cầu của GV: - - Đọc thơ, kể chuyện.
 GV giáo dục HS học tập lối sống giản dị, tiết kiệm của Bác.
? Trong phần cuối của VB , tác giả đã dùng những PPTM nào ? Chỉ ra các biểu hiện của PP đó ?
* HS phát hiện : PPTM bằng so sánh.
- So sánh cách sống của HCM với lãnh tụ của các nước khác
- So sánh cách sống của Bác với các bậc hiền triết xưa
? PPTM đó có tác dụng gì ?
? Tại sao có thể khẳng định rằng lối sống của Bác có khả năng đem lại hạnh phúc thanh cao cho tâm hồn và thể xác ?
* HS thảo luận nhóm và trả lời dựa theo sự gợi ý của GV.
Sự bình dị gắn với thanh cao, trong sạch;
tâm hồn không phải chịu đựng những toan tính vụ lợi ’tâm hồn được thanh cao.
- Sống thanh bạch, giản dị, thể xác không phải gánh chịu ham muốn, bệnh tật ’thể xác được thanh cao , hạnh phúc
? Trong phần 2 của văn bản, để làm nổi bật vẻ đẹp trong phong cách sinh hoạt của Bác, tác giả đã dùng những biện pháp nào ? Qua đó em nhận thức được gì về vẻ đẹp trong phong cách sinh hoạt của Bác ?
* HS khái quát lại:
- Biện pháp thuyết minh.
- Biện pháp kể xen lẫn bình luận.
- Vẻ đẹp giản dị mà thanh cao trong
phong cách sinh hoạt của Bác.
ộGV chốt lại
 Qua biện pháp thuyết minh so sánh, liệt kê kết hợp với bình luận, chọn lọc những dẫn chứng tiêu biểu, tác giả đã cho ta thấy được vẻ đẹp trong phong cách sinh hoạt của Bác. Đó là sự kết hợp giữa giản dị và thanh cao; giữa vĩ đại và bình dị.
? Ngoài những biện pháp nghệ thuật chính mà ta vừa nhắc đến khi tìm hiểu VB thì để làm nổi bật vẻ đẹp trong phong cách sinh hoạt của Bác, tác giả còn sử dụng những biện pháp nào khác nữa ?
( Việc sử dụng nhiều từ Hán Việt ? Việc đan xen thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm)
? Nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp trong phong cách HCM ?
* HS dựa vào phần ghi nhớ khái quát lại
GV cho HS đọc phần ( ghi nhớ )
GV hướng dẫn HS thực hiện phần luyện tập trong SGK
3. Tìm hiểu VB : ( tiếp )
b) Vẻ đẹp trong phong cách sinh hoạt của Bác.
-Nơi ở, nơi làm việc đơn sơ
- Trang phục hết sức giản dị
- ăn uống đạm bạc
’ Nêu bật sự kết hợp giữa vĩ đại và bình dị ở nhà cách mạng HCM; thể hiện nièm cảm phục tự hào của người viết về Bác.
4. Tổng kết : ( ghi nhớ : SGK - )
5. Luyện tập
4) Củng cố, dặn dò:
? Nếu coi VB Phong cách HCM là VB nhật dụng thì mục đích của Vb này là gì ?
? Từ bài Phong cách HCM, em học tập được điều gì để viết VB thuyết minh ?
 - Nắm chắc nội dung, ý nghĩa của VB
 - Thực hiện phần LT- SGK và bài tập 1,2- SBT
 - Đọc kĩ và soạn VB Đấu tranh cho một thế giới hoà bình theo hệ thống câu 
	 trong ( SGK ) . 	 
5) Rút kinh nghiệm.
.
--------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docT1+2.doc