Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết số 129: Văn bản tường trình

Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết số 129: Văn bản tường trình

VĂN BẢN TƯỜNG TRÌNH

I. Mục tiêu bài học:

Học sinh:

- Hiểu những trường hợp cần viết văn bản tường trình.

- Nắm được những đặc điểm của văn bản tường trình.

- Biết cách làm một văn bản tường trình đúng quy cách, thể thức.

II.Chuẩn bị:

III.Các bước lên lớp:

 1. Ổn định: /25 (vắng )

 2. Kiểm tra:

 3. Bài mới:

Giới thiệu bài:

 Trong cuộc sống có rất nhiều tình huống cần phải tường trình. Đó là các tình huống sự việc đã xảy ra nhưng cấp trên chưa có cơ sở để nhận xét, kết luận. Để giúp các em nắm được những đặc điểm của văn bản tường trình và biết cách làm một văn bản tường trình chúng ta cùng đi vào bài học hôm nay: “ Văn bản tường trình”.

 

doc 2 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 986Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết số 129: Văn bản tường trình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 129: Tiếng việt Ngày dạy: 26/4/09
VĂN BẢN TƯỜNG TRÌNH
I. Mục tiêu bài học:
Học sinh: 
- Hiểu những trường hợp cần viết văn bản tường trình.
- Nắm được những đặc điểm của văn bản tường trình.
- Biết cách làm một văn bản tường trình đúng quy cách, thể thức.
II.Chuẩn bị:
III.Các bước lên lớp:
 1. Ổn định: /25 (vắng)
 2. Kiểm tra: 
 3. Bài mới:
Giới thiệu bài:
 Trong cuộc sống có rất nhiều tình huống cần phải tường trình. Đó là các tình huống sự việc đã xảy ra nhưng cấp trên chưa có cơ sở để nhận xét, kết luận. Để giúp các em nắm được những đặc điểm của văn bản tường trình và biết cách làm một văn bản tường trình chúng ta cùng đi vào bài học hôm nay: “ Văn bản tường trình”.
Tiến trình hoạt động:
* Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu khái niệm về văn bản tường trình.
- Cho học sinh đọc thầm hai bản tường trình a và b trong mục 1 phần I. Đặc điểm của văn bản tường trình.
- Ở văn bản a, em hãy cho biết ai là người viết tường trình?
- Ai là người tiếp nhận tường trình?
- Mục đích viết bản tường trình này là gì?
- Ở văn bản b, bản tường trình gửi cho ai ?
- Ai viết bản tường trình này?
- Học sinh Vũ Ngọc C đã tường trình về việc gì?
- Vì sao C phải tường trình?
- Đọc hai văn bản tường trình trên, em nhận thấy người tiếp nhận tường trình có quan hệ như thế nào đối với người viết tường trình?
-Theo em, ở cả hai bản tường trình có trình bày để cấp trên hiểu rõ các tình huống sự việc đã xảy ra không?
 - Các việc đó đã xảy ra như thế nào ở hai bản tường trình?
- Vậy em hiểu thế nào là tường trình?
- Học sinh đọc ghi nhớ 1 ở sgk trang 142.
* Hoạt động 2: Hình thành cho học sinh hiểu biết những tình huống cần viết bản tường trình.
- Em hãy nêu lại những tình huống của hai bản tường trình a và b trong sgk?
* Cho học sinh đọc mục 2 phần I.
-Trong các tình huống a, b, c, d tình huống nào phải viết tường trình? (Học sinh thảo luận)
-Hai tình huống sau phải viết tường trình:
c. Hai bạn tình cờ có hai bài kiểm tra giống nhau.
d. Gia đình em bị kẻ gian đột nhập lấy trộm tài sản.
- Từ các tình huống phải viết tường trình, em hãy phân biệt tường trình với đơn từ và đề nghị (kiến nghị)?
* Hoạt động 3: Hướng dẫn cách làm văn bản tường trình.
Cho học sinh xem lại 2 bản tường trình ở /140 và 141.
- Hai văn bản đó có những điểm gì khác nhau và giống nhau?
a)Tường trình về việc không tham dự kỳ thi học sinh giỏi.
b)Tường trình về việc mất xe đạp.
- Nội dung tường trình bao gồm những gì?
- Các mục không thể thiếu trong văn bản tường trình là: Tường trình cho ai? Ai viết tường trình? Tường trình về việc gì? Vì sao phải tường trình? Việc đó xảy ra như thế nào ?
- Em nhận thấy những phần nào là quan trọng nhất không thể thiếu trong cả hai văn bản đó? 
(học sinh thảo luận)
- Để có thái độ tôn trọng đối với cấp trên, tường trình cần được người viết trình bày như thế nào?
-Từ hai văn bản trên, em hãy rút ra cách làm văn bản tường trình?
Học sinh đọc ghi nhớ 2 ở sgk/142
Cho học sinh trao đổi và rút ra nhận xét trong phần lưu ý cuối bài.
* Hoạt động 4: Hướng dẫn luyện tập
- Hãy dẫn ra một số trường hợp cần viết tường trình trong sinh hoạt và học tập ở trường của mình.
Ví dụ một số tình huống cần viết tường trình:
+ Làm vỡ cửa kính của lớp.
+ Đánh nhau với bạn.
+ Bị mất cắp
I. Đặc điểm của văn bản tường trình:
 1. Ví dụ (Sgk)
 2. Nhận xét:
 - Mục đích: trình bày sự việc đã xảy ra có liên quan trực tiếp đến người viết - >đề nghị được xem xét, giải quyết.
 - Nội dung, thể thức: đúng theo thể thức của một văn ản tường trình.
 - Thái độ của người viết: phải trung thực, khách quan, chính xác
* Ghi nhớ 1 (Sgk)
II. Cách làm văn bản tường trình:
 Một văn bản tường trình cần có các mục sau đây:
a. Thể thức mở đầu tường trình:
- Quốc hiệu, tiêu ngữ:
-Tên văn bản:
Bản tường trình
Về việc: ...
-Lời mở đầu:
Kính gửi ...
b. Nội dung tường trình:
Người viết tường trình, thời gian, địa điểm, diễn biến sự việc.
c. Thể thức kết thúc tường trình:
Thời gian, địa điểm làm tường trình, chữ ký và họ tên người tường trình.
 * Ghi nhớ 2: (Sgk/142)
II. Luyện tập:
4. Củng cố: Bố cục của văn bản tường trình? Mục đích của văn bản tường trình?
5. Hướng dẫn – dặn dò:
 -Viết tường trình để làm gì?
 - Bản tường trình cần phải chú ý những gì về nội dung và hình thức trình bày?
 - Chuẩn bị bài “ Luyện tập làm văn bản tường trình”.
***********************

Tài liệu đính kèm:

  • doct 129.doc