Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết số 13, 14: Lão Hạc

Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết số 13, 14: Lão Hạc

I. Mục tiêu cần đạt:

Học sinh:

 - Thấy được tình cảnh khốn cùng và nhân cách cao quý của nhân vật lão Hạc, qua đó hiểu thêm về số phận đáng thương và vẻ đẹp tâm hồn đáng trọng của người nông dân Việt Nam trước Cách mang tháng Tám.

 - Thấy được lòng nhân đạo sâu sắc của nhà văn Nam Cao. Bước đầu hiểu được đặc sắc về nghệ thuật truyện ngắn Nam Cao: khắc hoạ nhân vật tài tình, cách dẫn truyện tự nhiên, hấp dẫn kết hợp giữa tự sự, triết lý với trữ tình.

- Giáo dục lòng thương yêu con người.

- Rèn kĩ năng phân tích, cảm thụ truyện.

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 865Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết số 13, 14: Lão Hạc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 4
Lão Hạc
Từ tượng hình, từ tượng thanh
Liên kết các đoạn văn trong văn bản
Tiết 13,14: Văn bản Ngày dạy: 07/09/08
LÃO HẠC
 -Nam Cao - 
I. Mục tiêu cần đạt: 
Học sinh:
 - Thấy được tình cảnh khốn cùng và nhân cách cao quý của nhân vật lão Hạc, qua đó hiểu thêm về số phận đáng thương và vẻ đẹp tâm hồn đáng trọng của người nông dân Việt Nam trước Cách mang tháng Tám.
 - Thấy được lòng nhân đạo sâu sắc của nhà văn Nam Cao. Bước đầu hiểu được đặc sắc về nghệ thuật truyện ngắn Nam Cao: khắc hoạ nhân vật tài tình, cách dẫn truyện tự nhiên, hấp dẫn kết hợp giữa tự sự, triết lý với trữ tình.
- Giáo dục lòng thương yêu con người.
- Rèn kĩ năng phân tích, cảm thụ truyện.
II. Chuẩn bị:
Giáo viên:
 - Kiến thức:Về Nam Cao với toàn văn bản “ Lão Hạc”
 - Nội dung tích hợp: Văn bản “ Tức nước vỡ bờ”; Từ láy, Từ tượng hình, từ tượng thanh
 - ĐDDH: Ảnh chân dung nhà văn.
Học sinh: Đọc – tóm tắt truyện. 
III. Tiến trình hoạt động:
 1. Ổn định:
 2. Bài cũ: 
 Từ văn bản “ Tức nước vỡ bờ” của Ngô Tất Tố, em hiểu gì về tình hình xã hội và số phận của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám? ( Trả lời đầy đủ ý, mạch lạc: 10 điểm )
 3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
PHẦN GHI BẢNG
Hs
Gv
Hs
Gv
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
* Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu tác giả, tác phẩm
- Dựa vào SGK có thể cho biết đôi nét về tác giả Nam Cao? 
(xem tranh chân dung)
+ Sự nghiệp văn chương của ông chia ra 2 thời kỳ trứơc và sau Cách mạng 
+Lưu ý về sáng tác của Nam Cao ( Ở đề tài người nông dân gồm kiểu nhân vật giữ trọn phẩm chất và kiểu nhân vật bị tha hoá và đề tài người tri thức tiểu tư sản).
 (Giới thiệu tuyển tập NAM CAO)
* Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc tìm hiểu văn bản
-Đọc:
+ Chú ý phân biệt giọng đọc: ông giáo –người kể chuyện: đọc với giọng cảm thông, có lúc xót xa đau đớn suy tư và ngẫm nghĩ chú ý đoạn độc thoại.
+ Giọng lão Hạc khi đau đớn, ân hận, dằn vặt, khi ăn năn, giãi bày, khi chua chát mỉa mai.
- Chú ý các chú thích 9, 15, 21, 24, 28, 30, 31, 40, 43.
- Đoạn trích kể về chuyện gì và có thể chia làm mấy đoạn?
* Hoạt động 3: Phân tích văn bản (Tiết 2)
- Truyện có mấy nhân vật? Ai là người đóng vai người kể chuyện? Hiệu quả nghệ thuật của việc lựa chọn ngôi kể?
- Lão Hạc có hoàn cảnh như thế nào?
- Vì sao lão quí Cậu Vàng?
- Nhận xét của em về hoàn cảnh ấy? Cảm nghĩ của em về Lão Hạc?
- Vì sao lão Hạc rất yêu thương cậu Vàng mà vẫn phải đành lòng bán?
- Em hãy tìm những từ ngữ, hình ảnh miêu tả thái độ tâm trạng của lão Hạc khi lão kể chuyện bán cậu Vàng với ông giáo. Giải thích từ ầng ậng. Cái hay của cách miêu tả là ở chỗ nào?
- Thái độ của lão sau khi bán cậu Vàng nói với ta điều gì về nhân cách của lão?
- Trong những lời kể lể, phân trần than vãn với ông giáo, còn cho ta thấy tính cách của lão Hạc như thế nào? Câu chuyện hoá kiếp người nói lên điều gì?
 (Những câu nói đượm màu triết lý dân gian, dung dị => trải nghiệm và suy ngẫm về một kiếp người => nỗi bất lực của họ trứơc hiện tại và vô vọng về tương lai của những người nông dân trước CM/ 8)
- Với con, Lão Hạc là một người cha như thế nào?
- Hãy tìm ý để chứng minh rằng Lão rất thương con?
- Qua việc lão Hạc nhờ ông giáo, em có nhận xét gì về nguyên nhân và mục đích của việc này? Có ý kiến cho rằng lão làm như thế là gàn dở, có ý kiến cho rằng đúng .Ý kiến của em? (học sinh thảo luận)
- Nỗi khốn cùng của lão Hạc được miêu tả theo trình tự nào? 
- Tại sao lại chọn cái chết bi thảm là ăn bả chó?
- Nguyên nhân và ý nghĩa cái chết của lão?
(Cái chết bất ngờ, khó hiểu, mâu thuẫn đẩy lên đến đỉnh điểm và kết thúc bi đát và tất yếu- Cái chết dữ dội kinh hoàng – Lão không còn con đường nào khác -Với tính cách lão Hạc cái chết là tất yếu, cách chọn cái chết cũng là tất yếu- cái chết ý nghĩa: số phậnvà tính cách lão Hạc, số phận của người nông dân nghèo trước CM/8)
- So với cách kể chuyện của NTT cách kể của NC có gì khác?
- Vai trò nhân vật ông giáo như thế nào? 
- Thái độ của ông đối với lão Hạc chứng tỏ ông giáo là một trí thức như thế nào?
- Cho học sinh đọc lại đoạn văn: “Chao ôi những người sống nghĩa khác”
- Phân tích suy nghĩ của nhân vật “tôi” về cái chết của lão Hạc?
- Tại sao ông giáo lại suy nghĩ như vậy? Em có đồng ý với suy nghĩ ấy không? Vì sao? Những đoạn văn như thế có tác dụng gì đối với truyện ngắn này? 
- Nếu bỏ chi tiết lão Hạc tự tử bằng bả chó thì giá trị nghệ thuật của tác phẩm có bị giảm sút không? Vì sao?
* Hoạt dộng 4: Hướng dẫn tổng kết
- Cho học sinh đọc ghi nhớ SGK
I. Giới thiệu chung:
 1. Tác giả: (Sgk)
 2. Tác phẩm:
Viết về đề tài người nông dân nghèo trước Cách mạng T8.
II. Đọc –hiểu văn bản:
 1. Đọc - chú thích:
 2. Tóm tắt:
 3. Bố cục:3 phần
 4. Phân tích:
 a. Diễn biến tâm trạng lão Hạc quanh việc bán câu Vàng.
 * Tình cảnh: 
-Vợ mất sớm, nhà nghèo.
- Không đủ tiền cưới vợ cho con, con bỏ đi làm ăn xa, sống một mình.
- Bị ốm, mất việc, hoa màu mất sạch, không còn gì ăn, bán chó.
=> Nghèo khổ, bất hạnh.
 * Đối với cậu Vàng:
- Trước khi bán: đắn đo, băn khoăn
- Sau khi bán: ân hận, day dứt
-> Ngôn ngữ gợi tả.
=> Cõi lòng đang vô cùng đau xót và ân hận.
* Đối với con:
- Tìm lời khuyên con
- Rân rấn nước mắt kể về con
- Trân trọng kỷ vật của con
- Quyết giữ mảnh vườn cho con
=> Thương con sâu sắc.
* Đối với xóm làng
=> Chu đáo và tự trọng.
b. Cái chết của lão Hạc
- Nguyên nhân: 
+ Nghèo khổ, đói rách, túng quẫn.
 + Bảo toàn mảnh vườn cho con.
=> Cái chết dữ dội và kinh hoàng là tất yếu đó là số phận của người nông dân trước CM/8.
c. Nhân vật “tôi”
=>Có lòng nhân đạo sâu sắc đối với người nông dân nghèo khó.
III. Tổng kết:
Ghi nhớ SGK/48.
4. Củng cố: Qua nhân vật lão Hạc và nhân vật chị Dậu, hãy phát biểu suy nghĩ của em về số phận của người nông dân trước Cách mạng?
5. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài và làm câu 7 vào vở.( Chú ý: Đoạn văn có 2 ý- viết khoảng 7-10 dòng)
- Chuẩn bị bài:“Từ tượng hình, từ tượng thanh”.
+ Đọc kĩ các ví dụ
+ Mỗi tổ chuẩn bị một viết lông

Tài liệu đính kèm:

  • doc13,14.doc