Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết số 23: Trợ từ, thán từ

Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết số 23: Trợ từ, thán từ

TRỢ TỪ , THÁN TỪ

I. Mục tiêu cần đạt:

Học sinh:

- Hiểu được thế nào là trợ từ, thán từ.

- Biết sử dụng trợ từ, thán từ trong các trường hợp để giao tiếp.

- Rèn kĩ năng phân tích, thực hành.

II.Chuẩn bị:

 - Giáo viên:

 + Phương tiện: Bảng phụ

 + Nội dung tích hợp: Với văn bản Cô bé bán diêm

 - Học sinh: chuẩn bị bài theo hướng dẫn của giáo viên

III. Tiến trình hoạt động:

 1. Ổn định: 8a / (vắng: )

 2. Bài cũ:

 -Thế nào là từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hôi? Cho ví dụ về từ ngữ địa phương ở địa phương em.

 - Khi sử dụng lớp từ này cần chú ý đến điều gì? Tại sao?

 

doc 2 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 1081Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết số 23: Trợ từ, thán từ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 23: 	 	 Ngày dạy: 23/09/08 
TRỢ TỪ , THÁN TỪ
I. Mục tiêu cần đạt:
Học sinh:
- Hiểu được thế nào là trợ từ, thán từ.
- Biết sử dụng trợ từ, thán từ trong các trường hợp để giao tiếp.
- Rèn kĩ năng phân tích, thực hành.
II.Chuẩn bị:
 - Giáo viên:
 + Phương tiện: Bảng phụ 
 + Nội dung tích hợp: Với văn bản Cô bé bán diêm
 - Học sinh: chuẩn bị bài theo hướng dẫn của giáo viên 
III. Tiến trình hoạt động:
 1. Ổn định: 8a / (vắng:)
 2. Bài cũ: 
 -Thế nào là từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hôi? Cho ví dụ về từ ngữ địa phương ở địa phương em.
 - Khi sử dụng lớp từ này cần chú ý đến điều gì? Tại sao?
 3. Bài mới:	
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN & HỌC SINH
 NỘI DUNG 
GHI BẢNG
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Gv
Hs
Gv
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
* Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm trợ từ.
- Treo bảng phụ.
+ Đọc ví dụ.
- So sánh ý nghĩa của 3 câu và cho biết điểm khác biệt về ý nghĩa giữa chúng?
+ 3 câu giống nhau đều thông tin sự kiên, khác nhau câu 2,3 có thêm thông tin bộc lộ (thái độ, đánh giá)
-Từ những và từ có đi kèm với từ nào trong câu (ăn) và biểu thị thái độ gì của người nói đối với sự việc? (nhấn mạnh, đánh giá)
- Khái quát ý.
- Từ đó, cho biết thế nào là trợ từ?
- Hãy đặt 3 câu có dùng ba trợ từ: ngay, chính, đích và nêu tác dụng của việc dùng 3 trợ từ đó?
+ Đặt câu và nêu tác dụng.
- Đưa ví dụ ở bảng phụ và phân tích. 
+ Nói dối là làm hại chính mình.
+ Tôi đã gọi đích danh nó ra. 
+ Bạn không tin ngay cả tôi nữa à
=> Nhấn mạnh đối tượng được nói đến là: mình. nó, tôi
- Ngoài từ những và từ có em hãy kể thêm một số từ ngữ khác ?
- Cho học sinh đọc ghi nhớ SGK/ 69.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm thán từ.
- Cho học sinh đọc ví dụ ở bảng phụ.
- Cho biết từ này trong đoạn trích sau đây biểu thị điều gì?
 (gây chú ý -> gọi đáp - hô ngữ)
- Cho biết từ a trong đoạn trích sau đây biểu thị điều gì?
( tức giận -> bộc lộ cảm xúc)
- Cho biết từ vâng trong đoạn trích sau đây biểu thị điều gì?(thái độ lễ phép)
+ Nhận xét về cách dùng từ này, a, vâng bằng cách lựa chọn những câu trả lời đúng (Sgk/ 69,70)
( * Gợi ý: a, d: một mình tạo thành câu (ví dụ như từ này, từ a đoạn văn của Nam Cao), làm thành phần biệt lập của câu từ này, từ vâng đoạn văn của Ngô Tất Tố)
- Qua phân tích ví dụ trên cho biết thán từ là gì? Có mấy loại thán từ?
+ Đọc ghi nhớ Sgk/ 70
I.Trợ từ:
 1. Ví dụ: 
 - có
 - những
=> Bộc lộ thái độ, đánh giá.
2. Ghi nhớ 1: 
 ( Sgk / 70)
II. Thán từ:
 1. Ví dụ: 
- Các từ: này, a, vâng:
+ Có thể độc lập tạo câu.
+ Có thể làm thành phần biệt lập của câu.
2. Ghi nhớ 2: 
 ( Sgk / 70)
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
* Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập
BT1: Cho học sinh nêu yêu cầu. + Làm nhanh.
BT2: Cho học sinh làm vào giấy thi các tổ.
BT3: Cho học sinh nêu yêu cầu của BT sau đó thảo luận nhóm và cử đại diện làm nhanh các tổ
BT4: Cho học sinh thảo luận tìm hiểu ý nghĩa của các thán từ, giáo viên nhận xét bổ sung.
BT5: Gợi dẫn cho học sinh trước lúc đặt câu cho phù hợp. Sau đó cho học sinh lên bảng làm mỗi tổ một câu.
- Sau mỗi bài nhận xét – cho điểm.
III. Luyện tập
Bài 1/70: Từ nào là trợ từ 
a(+) b(-)c(+)d(-)e(-)g(+)h(-)i(+)
Bài 2/49: Giải thích nghĩa của các trợ từ.
Lấy: nhấn mạnh mức tối thiểu sự không có về số lượng (một lá thư, một lời nhắn gửi,một đồng quà)
Nguyên: khẳng định với thái độ về một sự việc quá sức (tiền mặt)
Đến: nhấn mạnh về một tính chất bất thường của hiện tượng vô lý(tiền mặt, cau, rượu)
Cả: nhấn mạnh sự việc quá mức bình thường(ăn của cậu Vàng)
Cứ: nhấn mạnh sự việc nhàm chán (rằm tháng tám)
Bài 3/71:Chỉ ra thán từ
Này, à, ấy, vâng, chao ôi, hỡi ôi.
Bài 4/72: Giải thích ý nghĩa các thán từ.
+ ha ha: khoái chí. + ái ái: tỏ ý van xin. 
+ than ôi: nuối tiếc.
Bài 5/72: Đặt câu với các thán từ. Mẫu:
-Trời! Em bé bán diêm chết thật tội nghiệp.
4. Củng cố: Thế nào là trợ từ? Thế nào là thán từ? Nêu tác dụng.
5. Hướng dẫn về nhà:
 - Hoàn chỉnh bài 5+ 6 (giải thích ý nghĩa câu tục ngữ )
 - Sưu tầm thêm 10 tr ợ từ –thán từ ngoài các từ đã học
 - Soạn bài Miêu tả & biểu cảm trong văn tự sự.Đọc lại văn bản Trong lòng mẹ, tìm những yếu tố miêu tả & biểu cảm ở phần 2 của TP (Hồng khi ở trong lòng mẹ). Từ đó, nhận xét giá trị của 2 yếu tố đó trong văn tự sự.

Tài liệu đính kèm:

  • docT23.doc