Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết số 27: Tình thái từ

Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết số 27: Tình thái từ

TÌNH THÁI TỪ

 I.Mục tiêu cần đạt:

 Học sinh:

- Hiểu được thế nào là tình thái từ.

- Rèn kĩ năng phân tích, thực hành.

- Biết sử dụng tình thái từ phù hợp với tình huống giao tiếp.

II.Chuẩn bị:

 - Giáo viên:

 + Nội dung tích hợp với văn bản Đánh nhau với cối xay gió, với TLV qua bài Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự.

 + PTDH: Bảng phụ

 - Học sinh: - Học sinh: chuẩn bị bài theo hướng dẫn của giáo viên .

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 795Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết số 27: Tình thái từ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 27: Tiếng việt Ngày giảng: 30/9/08 
TÌNH THÁI TỪ
 I.Mục tiêu cần đạt:
 Học sinh:
- Hiểu được thế nào là tình thái từ.
- Rèn kĩ năng phân tích, thực hành.
- Biết sử dụng tình thái từ phù hợp với tình huống giao tiếp.
II.Chuẩn bị:
 - Giáo viên: 
 + Nội dung tích hợp với văn bản Đánh nhau với cối xay gió, với TLV qua bài Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự.
 + PTDH: Bảng phụ
 - Học sinh: - Học sinh: chuẩn bị bài theo hướng dẫn của giáo viên . 
III.Tiến trình hoạt động :
 1. Ổn định: 9a /36 (vắng.) 
 2. Bài cũ: 
 a. Câu hỏi:
 - Thế nào là trợ từ ? Đặt câu có dùng trợ từ.
 - Thế nào là thán từ ? Đặt câu có dùng thán từ.
b. Đáp án: Nêu đúng khái niệm: (4đ ), đặt câu đúng, hay: (6đ )
 3.Bài mới: 
* Hoạt động 1: Tìm hiểu chức năng của tình thái từ.
- GV treo bảng phụ 
- Giáo viên cho học sinh đọc ví dụ ở bảng phụ
- Nếu bỏ các từ in đậm trong các ví dụ a,b, c thì ý nghĩa của câu có thay đổi không?
( nếu bỏ thì thông tin không thay đổi nhưng quan hệ giao tiếp thay đổi . Như vây từ à để tạo câu nghi vấn, từ đi tạo câu cầu khiến và từ thay tạo câu cảm thán)
- Ở ví dụ (d) thì từ ạ biểu thị sắc thái tình cảm gì của người nói?
(thể hiện mức độ lễ phép hơn)
- Qua tìm hiểu ví dụ cho biết chức năng của tình thái từ trong câu?
-Học sinh đọc ghi nhớ Sgk/ tr81.
* Hoạt động 2: Sử dụng tình thái từ.
- Treo bảng phụ
- Cho học sinh đọc ví dụ ở bảng phụ
- Các tình thái từ in đậm trong Sgk dùng trong những hoàn cảnh giao tiếp khác nhau như thế nào? (quan hệ tuổi tác, thứ bậc, tình cảm)
- Cho một vài tình thái trong hoàn cảnh trên vai, dưới vai?
Ví dụ: Em giúp anh với ạ! (chưa phù hợp)
- Mẹ à, sáng mai đừng gọi con dậy nhé! (chưa phù hợp)
=> Cho học sinh sửa lỗi cho phù hợp.
- Từ phân tích các ví dụ trên, hãy cho biết cách sử dụng tình thái như thế nào? 
Học sinh đọc ghi nhớ Sgk/ 81
I. Chức năng của tình thái từ:
 1. Ví dụ: Sgk / tr 80.
=>nếu bỏ các từ in đậm thì thông tin không thay đổi nhưng quan hệ giao tiếp thay đổi
 2. Ghi nhớ:Sgk/ tr 81.
II. Sử dụng tình thái từ:
 1. Ví dụ: 
=> sử dụng tuỳ theo quan hệ tuổi tác, thứ bậc, tình cảm.
 2. Ghi nhớ Sgk / tr81
* Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập
BT1: Đây là dạng bài tập nhận biết. Cho học sinh nêu yêu cầu của BT sau đó thảo luận nhóm và cử đại diện làm nhanh giữa các tổ.
BT2: Cho học sinh trình bày vào giấy sau đó cử đại diện lên sửa, giáo viên nhận xét bổ sung ý chưa đạt.
BT3: Cho học sinh nêu yêu cầu của BT sau đó thảo luận nhóm và cử đại diện làm nhanh các tổ
BT4:Giáo viên hướng dẫn cho học sinh xác định hai thành phần ý nghĩa để đặt câu phù hợp: nội dung muốn hỏi, ý hỏi và sự thể hiện vai hỏi.
III. Luyện tập
Bài 1/ tr 82: Tìm tình thái từ 
a(-) b(+)c(+)d(-)e(+)g(-)h(-)i(+)
Bài 2/ tr 82: Giải thích nghĩa của các tình thái từ.
a. Chứ: nghi vấn, dùng trong trường hợp điều muốn hỏi đã ít nhiều khẳng định(đã biết)
b. Chứ: nhấn mạnh điều vừa khẳng định, cho là không thể khác được.
c. Ư: hỏi với thái độ phân vân
d. nhỉ: thái độ thân mật.
e. Nhé: dặn dò, thái độ thân mật.
f. vậy: thái độ miễn cưỡng.
g. cơ mà: thái độ thuyết phục.
Bài 3/ tr 83: Đặt câu với các tình thái từ cho sẵn
 - Ha ha! Một lưỡi gươm!
 - Đừng trêu chọc nó khóc đấy!
 - Tôi cố gắng để được lên lớp chứ lị!
 - Em chỉ nói nhỏ cho cô biết thôi!
Bài 4/ tr 83: Đặt câu với các tình thái từ ngang vai, trên vai, khác giới.
Mẫu:
- Thưa bố xin có ý kiến được không ạ?
- Bạn cho mình mượn cây bút được không?
 4. Củng cố: 
 Chức năng của tình thái từ là gì? Cách sử dụng?
5. Hướng dẫn về nhà: 
 - Hoàn thành bài tập vào vở.
 - Viết đoạn văn có sử dụng tình thái từ.
 - Soạn “ Luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm”
 + Đọc lại các văn bản “Lão Hạc” “Tức nước vỡ bờ” và tự tóm tắt bằng lời văn của em
 ( Chú ý yếu tố miệu tả, biểu cảm đưa vào cho phù hợp)
****************************

Tài liệu đính kèm:

  • docT27.doc