Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết số 32: Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm hướng dẫn viết bài số 2

Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết số 32: Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm hướng dẫn viết bài số 2

LẬP DÀN Ý CHO BÀI VĂN TỰ

SỰ KẾT HỢP VỚI MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM

HƯỚNG DẪN VIẾT BÀI SỐ 2

 I. Mục tiêu cần đạt:

Học sinh:

 - Nhận diện được bố cục các phần mở bài, thân bài, kết bài của một bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.

 - Rèn kĩ năng tìm, lựa chọn và sắp xếp các ý trong bài văn, biết cách viết văn khoa học.

 - Có ý thức chuẩn bị trước khi viết một bài Tập làm văn như ( Nghiên cứu các dạng đề, định hình ngôi kể, lựa chọn nhân vật, sự việc ) để bài đạt kết quả cao

 II.Chuẩn bị:

 - Giáo viên:

 + PTDH: Bảng phụ ghi ví dụ.

 + Nội dung tích hợp: Văn bản “ Cô bé bán diêm”

 - Học sinh: Nghiên cứu văn bản và tìm bố cục chung, mối quan hệ.

 

doc 4 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 1026Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết số 32: Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm hướng dẫn viết bài số 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 32: Tập làm văn 	 Ngày giảng: 09/10/08 
LẬP DÀN Ý CHO BÀI VĂN TỰ 
SỰ KẾT HỢP VỚI MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM 
HƯỚNG DẪN VIẾT BÀI SỐ 2
 I. Mục tiêu cần đạt:
Học sinh:
 - Nhận diện được bố cục các phần mở bài, thân bài, kết bài của một bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
 - Rèn kĩ năng tìm, lựa chọn và sắp xếp các ý trong bài văn, biết cách viết văn khoa học.
 - Có ý thức chuẩn bị trước khi viết một bài Tập làm văn như ( Nghiên cứu các dạng đề, định hình ngôi kể, lựa chọn nhân vật, sự việc) để bài đạt kết quả cao
 II.Chuẩn bị:
 - Giáo viên: 
 + PTDH: Bảng phụ ghi ví dụ.
 + Nội dung tích hợp: Văn bản “ Cô bé bán diêm”
 - Học sinh: Nghiên cứu văn bản và tìm bố cục chung, mối quan hệ.
III.Tiến trình hoạt động:
 1. Ổn định: 8a: / 29 (vắng.) 
 2. Kiểm tra: 
 a. Câu hỏi: Nêu vai trò của yếu tố miêu tả, biểu cảm trong văn tự sự? 
 b. Đáp án: Nêu dược vaitrò ( 10đ )
 3.Bài mới: Giới thiệu vào bài
*Hoạt động 1: Tìm hiểu và nhận biết dàn ý của một bài văn tự sự kết h ợp với miêu tả và biểu cảm.
+ Đọc bài văn Sgk / tr 92
- Bài văn trên có thể chia làm 3 phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. Hãy chỉ ra ba phần đó và nêu nội dung khái quát của mỗi phần?
- Truyện kể về việc gì? Ai là người kể chuyện(ngôi thứ mấy?)
(kể món quà sinh nhật độc đáo của Trinh dành cho người bạn thân của mình, ngôi kể thứ nhất là tôi=Trang)
- Câu chuyện xảy ra ở đâu?Vào lúc nào?Trong hoàn cảnh nào?
- Chuyện xảy ra với ai?Có những nhân vật nào?Ai là nhân vật nào?Tính cách của mỗi nhân vật ra sao?
- Câu chuyện diễn ra như thế nào? (Mở đầu nêu vấn đề gì? Đỉnh điểm câu chuyện ở đâu? Kết thúc ở chỗ nào? Điều gì đã tạo nên sự bất ngờ?)
- Các yếu tố miêu tả biểu cảm được kết hợp và thể hiện ở những chỗ nào trong truyện? Nêu tác dụng của những yếu tố miêu tả và biểu cảm này.
(Miêu tả: suốt cả buổi sáng, nhà tôi tấp nập kẻ ra người vào.các bạn ngồi chật cả nhà.)
(Biểu cảm: tôi vẫn cứ bồn chồn không yên bắt đầu lotủi thân và giận Trinh.giận mình quátôi run runCảm ơn Trinh quá)
- Hướng dẫn rút ra nhận xét về bố cục và dàn ý của bài văn tự sự kết hợp với miêu tả.
- Dàn ý của bài văn tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm thường gồm mấy phần, là những phần nào?
- Nhiệm vụ chính của mỗi phần là gì?(SGK/95)
+ Đọc ghi nhớ trong Sgk/ tr 95
I. Dàn ý của bài văn tự sự.
 1.Ví dụ:
 Bài văn: Món quà sinh nhật 
 - Bố cục: 3 phần. 
 - Sự việc chính: Món quà sinh nhật độc đáo của Trinh dành cho người bạn thân của mình.
 - Ngôi kể: thứ nhất (tôi=Trang)
 - Nhân vật chính: Trang và Trinh.
 - Diễn biến câu chuyện:
 - Các yếu tố miêu tả và biểu cảm được kết hợp đan xen, góp phần thể hiện tình cảm của các nhân vật trong truyện.
2. Ghi nhớ: SGK/95.
*Hoạt động 2: Hướng dẫn luỵên tập.
- Yêu cầu học sinh lập dàn ý từ văn bản có sẵn Cô bé bán diêm.
-Trong Sgk đã gợi ý ba phần của bài văn, cho học sinh trả lời yêu cầu theo câu hỏi.
MB:
- Giới thiệu ai?
- Trong hoàn cảnh nào?
-TB: Nêu các sự việc chính xảy ra với nhân vật theo trật tự thời gian. (Lúc đầu, sau đó, tiếp theo) và kết qủa (Mấy lần quẹt diêm? Mỗi lần diễn ra như thế nào và kết quả ra sao?) 
- Trong khi nêu các sự việc chính, chỉ ra các yếu tố miêu tả và biểu cảm được sử dụng trong đó
-KB: Kết cục số phận nhân vật như thế nào và cảm nghĩ của người kể ra sao?
- Cho học sinh xác định yêu cầu của bài 2.
- Treo bảng phụ gợi mở cho học sinh tham khảo và giao về nhà.
- Hướng dẫn chuẩn bị viết bài số 2.
II. Luyện tập
Bài 1/95: 
1. Mở bài:
 - Giới thiệu quang cảnh đêm giao thừa.
 - Giới thiệu gia cảnh của em bé 
 - Nhân vật chính 
2. Thân bài:
 a. Lúc đầu: do không bán được diêm nên em bé 
 + Không dám về nhà.
 + Em tìm một góc tường ngồi tránh rét. 
 + Kết quả em vẫn bị gió rét hành hạ 
 b. Sau đó: em bé đành liều đánh các que diêm để sưởi ấm cho mình.
 Mỗi lần quẹt một que, em lại thấy hiện lên một viễn cảnh ấm áp và đẹp đẽ. ( 5 lần quẹt diêm )
* Yếu tố + miêu tả. đan xen trong
 + biểu cảm. quá trình kể chuyện 
3. Kết bài:
 - Em bé đã chết “vì giá rét trong đêm giao thừa” 
 - Mọi người không ai biết được cái điều kỳ diệu mà em bé đã trông thấy
Bài 2/95:
 1. Mở bài: Giới thiệu người bạn của mình là ai? Kỷ niệm khiến mình xúc động là kỷ niệm gì?(nêu một cách khái quát)
2. Thân bài: Tập trung kể về kỷ niệm xúc động ấy.
- Nó xảy ra ở đâu, lúc nào?(thời gian, hoàn cảnh) Với ai? (nhân vật)
- Chuyện xảy ra như thế nào? (mở đầu, diễn biến, kết quả)
- Điều gì khiến em xúc động? Xúc động như thế nào? 
3. Kết bài: Em có suy nghĩ gì về kỷ niệm đó?
III. Hướng dẫn viết bài số 2:
- Cần xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi của đề (kể vật, người, việc)
- Đặt câu hỏi để tìm ý, lập dàn ý trước khi làm.
+ Nhân vật chính?
+ Sự việc chính là gì? (diễn biến, kết quả)
+ Xen kẽ yếu tố miêu tả, biểu cảm ở chỗ nào?
 4. Củng cố: 
 - Bố cục của một bài văn tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm gồm có mấy phần? 
 - Tại sao phải lập dàn ý trước khi viết bài?
 5. Hướng dẫn – dặn dò:
 - Ôn lại kiến thức, tham khảo các đề bài trong Sgk chuẩn bị viết bài số 2.
 - Chuẩn bị văn bản “Hai cây phong”, tóm tắt nội dung chính.
 - Tại sao nói cảnh trong vănn bản được nhìn dưới con mắt của một nhà hội hoạ? Tìm chi tiết để chứng minh.
 - Xác định ngôi kể? Việc tác giả đan xen và lồng ghép hai ngôi kể, hai điểm nhìn nghệ thuật trong đoạn văn có hiệu quả nghệ thuật như thế nào?
**********************************

Tài liệu đính kèm:

  • docT32.doc