Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết số 33, 34: Hai cây phong

Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết số 33, 34: Hai cây phong

HAI CÂY PHONG

 (Trích Người thầy đầu tiên)

 - Tsin-ghiz.Ai-ma-tốp -

I. Mục tiêu cần đạt:

Học sinh:

 - Phát hiện trong văn bản Hai cây phong có hai mạch kể ít nhiều phân biệt lồng vào nhau dựa trên các đại từ nhân xưng khác nhau của người kể chuyện. Thấy được ngòi bút đậm chất hội hoạ của tác giả khi miêu tả hai cây phong. Chúng ta cũng giúp học sinh hiểu rõ nguyên nhân khiến hai cây phong gây xúc động cho người kể chuyện.

 - Rèn kĩ năng phân tích, cảm thụ.

 - Giáo dục lòng trân trọng những kỉ niệm tuổi thơ và tình thầy trò.

II. Chuẩn bị:

Giáo viên:

 - Đọc tham khảo mở rộng tập truyện ngắn Người thầy đầu tiên

 - Đ DDH: Bức tranh về hai cây phong

Học sinh:

- Đọc kỹ đoạn trích, nếu có điều kiện đọc truyện hết Người thầy đầu tiên.

- Soạn bài theo hướng dẫn của giáo viên.

 

doc 4 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 807Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết số 33, 34: Hai cây phong", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 9: Bài 9
Hai cây phong
Viết bài tập làm văn số 2
Tiết 35,36. Văn bản	Ngày dạy: 11/10/08 
HAI CÂY PHONG
 (Trích Người thầy đầu tiên) 
 - Tsin-ghiz.Ai-ma-tốp -
I. Mục tiêu cần đạt:
Học sinh:
 - Phát hiện trong văn bản Hai cây phong có hai mạch kể ít nhiều phân biệt lồng vào nhau dựa trên các đại từ nhân xưng khác nhau của người kể chuyện. Thấy được ngòi bút đậm chất hội hoạ của tác giả khi miêu tả hai cây phong. Chúng ta cũng giúp học sinh hiểu rõ nguyên nhân khiến hai cây phong gây xúc động cho người kể chuyện.
 - Rèn kĩ năng phân tích, cảm thụ.
 - Giáo dục lòng trân trọng những kỉ niệm tuổi thơ và tình thầy trò.
II. Chuẩn bị:
Giáo viên:
 - Đọc tham khảo mở rộng tập truyện ngắn Người thầy đầu tiên
 - Đ DDH: Bức tranh về hai cây phong
Học sinh:
- Đọc kỹ đoạn trích, nếu có điều kiện đọc truyện hết Người thầy đầu tiên.
- Soạn bài theo hướng dẫn của giáo viên.
III. Tiến trình lên lớp:
 1. Ổn định: 8a / 29 (vắng.) 
 2. Kiểm tra: 
1. Giôn-xi khỏi bệnh vì sao? (Chọn và giải thích một trong những nguyên nhân sau:)
 a. Chiếc lá cuối cùng không rụng.	
 b.Tác dụng của thuốc và sự chăm sóc của Xiu.
 c. Tình yêu và niềm tin vào cuộc sống tương lai trở lại trong cô.
 d. Vì số phận quá may mắn.
2. Vì sao nói bức tranh Chiếc lá cuối cùng là một kiệt tác?
 a. Vì nó giống lá thật. 
 b. Nó quá đẹp. 
 c. Nó góp phần cứu sống Giôn-xi. 
 d. Lý do khác
3. Em hiểu thế nào về tình huống đảo ngược hai lần , giả sử chỉ sử dụng một lần thì kết quả ra sao
 3. Bài mới: 
Gv
Hs
Gv
H
Gv
Gv
Hs
Gv
H
Gv
Hs
Gv
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs 
Gv
Hs
Gv
HsGv
Gv
Hs
Gv
Hs
* Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu tác giả- tác phẩm.
+ Đọc chú thích /99.
- Em hiểu gì về nền văn học Liên Xô?
+ Dựa vào SGK có thể cho biết đôi nét ngắn gọn về tác giả Ai-ma-tôp?
- Nêu vị trí của đoạn trích chúng ta tìm hiểu? (trích từ mấy trang đầu của truyện vừa Người thầy đầu tiên của tác giả)
GV kể tóm tắt toàn bộ tác phẩm.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc tìm hiểu văn bản.
+ Chú thích: cho học sinh tìm hiểu các chú thích trong SGK, cho học sinh phát biểu thêm một số từ khó hiểu.
- Chú ý giọng đọc chậm, buồn, gợi nhớ nhung và suy nghĩ của người kể chuyện. Có một chút thay đổi giữa người kể chuyện xưng tôi và chúng tôi để phân biệt ngôi kể và điểm nhìn nghệ thuật.
- Đọc truyện, cho học sinh đọc tiếp theo.
- Cho học sinh tóm tắt văn bản, giáo viên nhận xét cách đọc và tóm tắt.
- Bố cục đoạn trích: 
- Em có nhận xét gì về sự thay đổi ngôi kể trong đoạn trích? Đại từ nhân xưng tôi ở các đoạn a,b,d chỉ ai, ở thời điểm nào? 
(đại từ tôi ở đoạn a,b, d chỉ người kể chuyện-một hoạ sĩ và chủ yếu ở thời điểm hiện tại mà nhớ về quá khứ)
- Đại từ chúng tôi ở đoạn c chỉ ai ở vào thời điểm nào? 
(đại từ chúng tôi ở đoạn c chỉ nhân vật người kể chuyện và các bạn bè của anh ở thời điểm quá khứ)
- Thay đổi ngôi kể như vậy theo em có tác dụng gì?
(làm cho câu chuyện trở nên sống động, thân mật, gần gũi, ấm áp,tin cậy và chân thật hơn đối với người đọc)
- Căn cứ vào đại từ nhân xưng của người kể chuyện, hãy xác định 2 mạch kể lồng ghép vào nhau? Nhân vật người kể chuyện có vị trí như thế nào trong từng mạch kể ấy? 
- Vì sao có thể nói mạch kể của người xưng tôi quan trọng hơn?
(vì tôi có ở cả 2 mạch kể)
- Đoạn c có thể chia nhỏ thành mấy đoạn? Ý chính của mỗi đoạn?
- Theo em, đoạn nào thú vị hơn? Vì sao?
+ Tự chọn đoạn và giải thích.
 * Tiết 2:
- Tại sao có thể nói người kể chuyện đã miêu tả hai cây phong và quang cảnh nơi đây bằng ngòi bút đậm chất hội hoạ?
(Đó là một thế giới bao la và ánh sáng. Tiếp theo là chuồng ngựa nông trang bây giờ bỗng nhỏ lại, thảo nguyên hoang vu mất hút trong sương mờ, dòng sông lấp lánh như sợi chỉ bạc)
- Nhận xét của em về nghệ thuật được sử dụng ở đoạn văn này
- Qua đó, tác giả muốn bày tỏ điều gì?
- Hai cây phong ở đỉnh đồi phía trên làng Ku-ku-rêu có gì đặc biệt đối với nhân vật tôi-người hoạ sĩ. Vì sao tác giả luôn nhớ về chúng?
- Hai cây phong được ví như những ngọn hải đăng đặt trên núi? Cách so sánh này có ý nghĩa gì?
(chỉ tín hiệu, vai trò không thiếu đối với những người đi xa về làng, niềm tự hào của dân Ku-ku-rêu)
- Khái quát nét nghệ thuật được sử dụng trong đoạn văn này?
- Hai cây phong trong hồi ức của nhân vật tôi hiện ra cụ thể như thế nào? Điều đó cho thấy tài nghệ của tác giả?
- Điều cuối cùng hai cây phong được nhắc tới với một điều bí ẩn người vô danh nào đã trồng nó với những ước mơ hy vọng gì?
- Chi tiết này cho ta biết thêm điều gì về hai cây phong?
(là chứng nhân lịch sử của trường ĐS)
- Liên kết các biểu hiện đó ta có một hình dung như thế nào về hai cây phong trong văn bản này?
* Hoạt động 3: Hướng dẫn tổng kết.
- Nhận xét về nội dung, nghệ thuật cảu tác phẩm?
+ Khái quát nghệ thuật – nội dung chính Sgk/101
* Hoạt động 4: Hướng dẫn luyện tập 
- Chọn trong bài một đoạn từ 10 dòng trở liên quan đến hai cây phong để học thuộc.( gợi ý đoạn c.)
- Câu chuyện còn gợi cho em những suy nghĩ gì về người thầy đầu tiên trong cuộc đời mình và ký ức tuổi thơ? 
 + Tự bộc lộ
I. Giới thiệu chung:
 1. Tác giả:
2. Tác phẩm:
II. Đọc - hiểu văn bản:
1. Đọc- chú thích:
 2. Tóm tắt:
 3. Bố cục:
* Hai mạch kể lồng ghép.
- Đoạn a, b, d chỉ tôi.
- Đoạn c chỉ chúng tôi
 ( chia 2 đoạn)
4. Phân tích:
 a. Hai cây phong và ký ức tuổi thơ.
->Không gian, đường nét, màu sắc, những khoảng sáng tối đậm nhạt, so sánh tương phản.
=>Tình yêu tha thiết, sâu nặng dành cho thiên nhiên, con người và làng quê.
b. Hai cây phong và người thầy Đuy-sen
-  hệt như ngọn hải đăng đặt trên núi
- có tiếng nói riêng, tâm hồn riêng
-> Miêu tả kết hợp biểu cảm 
=> Tín hiệu, là niềm tự hào, là ký ức, tình yêu làng quê của nhân vật tôi.
III.Tổng kết:
* Ghi nhớ Sgk / tr101.
IV .Luyện tập:
4. Củng cố: Qua văn bản em thầy kỉ niệm tuổi thơ và tình thầy trò có ý nghĩa như thế nào trong cuộc đời mỗi con người?
5. Hướng dẫn – dặn dò:
 - Đọc lại đoạn trích. Nắm được nội dung và nghệ thuật của truyện.
 - Xem lại dàn ý các bước làm văn tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm và nghiên cứu các đề bài chuẩn bị viết bài số 2:
- Chuẩn bị vở thực hành.
*****************************

Tài liệu đính kèm:

  • docT33,34.doc