Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết số 42: Luyện nói: Kể chuyện theo ngôi kể kết hợp với miêu tả và biểu cảm

Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết số 42: Luyện nói: Kể chuyện theo ngôi kể kết hợp với miêu tả và biểu cảm

LUYỆN NÓI: KỂ CHUYỆN THEO NGÔI KỂ

KẾT HỢP VỚI MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM

I. Mục tiêu cần đạt:

 Học sinh:

 - Ôn lại kiến thức về ngôi kể đã học ở lớp 6.

 - Có ý thức tự giác, mạnh dạn kể chuyện trước tập thể.

 - Rèn kỹ năng kể chuyện kết hợp với miêu tả, biểu cảm.

II. Chuẩn bị:

 - Giáo viên: PTDH: Bảng phụ ghi dàn ý chung.

 - Học sinh: Lập dàn ý và luyện nói ở nhà.

III. Tiến trình lên lớp:

 1. Ổn định: 8a / 28 (vắng .)

 2. Kiểm tra:

 a. Câu hỏi:

- Dàn ý bài văn tự sự kết hợp miêu tả biểu cảm, đánh giá như thế nào?

- Khi kể cần kết hợp miêu tả và biểu cảm để làm gì?

 b. Đáp án: Nêu được dàn ý và tác dụng của yếu tố miêu tả, biểu cảm: ( 10đ )

 

doc 2 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 1129Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết số 42: Luyện nói: Kể chuyện theo ngôi kể kết hợp với miêu tả và biểu cảm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 42 Tập làm văn	 Ngày dạy: 25/10/08 
LUYỆN NÓI: KỂ CHUYỆN THEO NGÔI KỂ
KẾT HỢP VỚI MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM
I. Mục tiêu cần đạt:
 Học sinh: 
 - Ôn lại kiến thức về ngôi kể đã học ở lớp 6.
 - Có ý thức tự giác, mạnh dạn kể chuyện trước tập thể.
 - Rèn kỹ năng kể chuyện kết hợp với miêu tả, biểu cảm.
II. Chuẩn bị:
 - Giáo viên: PTDH: Bảng phụ ghi dàn ý chung.
 - Học sinh: Lập dàn ý và luyện nói ở nhà. 
III. Tiến trình lên lớp:
 1. Ổn định: 8a / 28 (vắng.) 
 2. Kiểm tra: 
 a. Câu hỏi:
- Dàn ý bài văn tự sự kết hợp miêu tả biểu cảm, đánh giá như thế nào?ï 
- Khi kể cần kết hợp miêu tả và biểu cảm để làm gì? 
 b. Đáp án: Nêu được dàn ý và tác dụng của yếu tố miêu tả, biểu cảm: ( 10đ )
 3. Bài mới:
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
 * Hoạt động 1: Ôn tập về ngôi kể
- Kể theo ngôi thứ nhất là kể như thế nào? Thế nào là kể theo ngôi thứ 3? Nêu tác dụng?
+ Kể theo ngôi thứ nhất là người kể xưng tôi trong câu chuyện ® kể trực tiếp bằng nững gì mình nghe thấy, trải qua, có thể nói ra những suy nghĩ , tình cảm của chính mình => Tăng tính chân thực, thuyết phục, dễ bộc lộ cảm xúc khách quan
- Kể theo ngôi thứ ba là người kể tự giấu mình đi ® Kể một cách linh hoạt, tự do những gì diễn ra với nhân vật . Kể khách quan trên nhiều phương diện 
- Lấy ví dụ về cách kể chuyện theo ngôi thứ nhất và thứ 3 ở vài tác phẩm đã học ?
VD : “Mặt lão đột nhiên  nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó!” 
 Lão: ngôi thứ ba ; tôi: ngôi thứ nhất 
 (Lão và tôi đều nói về Lão Hạc)
-Tại sao người ta phải thay đổi ngôi kể?
(điểm nhìn khác nhau, tăng tính sinh động, phong phú khi miêu tả)
 * Hoạt động 2 : Hướng dẫn học sinh lập dàn ý 
- Câu chuyện trong SGK kể về việc gì và kể theo ngôi kể thứ mấy?
+ Câu chuyện kể lại chuyện chị Dậu đã đánh lại người nhà lí trưởng và được kể theo ngôi kể thứ ba 
- Hãy chỉ ra và phân tích các yếu tố biểu cảm trong đoạn văn được thể hiện trong các câu đối thoại?
+ “Cháu van ông tha cho!”
® Van xin , nhún nhường
+ “Chồng tôi đau ốm  hành hạ!”
® Tức giận còn kìm nén 
+ “Mày trói ngay chồng bà  “
® Lòng căm uất
- Tìm các yếu tố miêu tả thể hiện trong đoạn văn? 
+ “Sức lẻo khoẻo thiếu sưu”
+ “Nhanh như cắt  ngã nhào ra thềm”
® Các yếu tố miêu tả làm cho việc kể chuyện sinh động hơn.
* Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện nói
 Hãy tưởng tượng mình là chị Dậu vàkể lại câu chuyện trên theo ngôi thứ nhất cho cả lớp nghe.
- Nêu yêu cầu của việc luyện nói:
 + Kể theo ngôi kể thứ nhất 
 + Phải thể hiện tính biểu cảm, chú ý lời nói, động tác, cử chỉ, nét mặt, bám sát theo đoạn văn để kể lại dưới cái nhìn của chị Dậu
 + Trước khi nói phải giới thiệu về mình – gồm có tên, tổ, phần trình bày. Sau khi trình bày xong, học sinh phải có lời cám ơn hay lời kết thú bài nói. 
- Gọi học sinh đại diện của từng nhóm nói trước tập thẻ lớp 
 + Các nhóm khác nhận xét về các mặt sau:
 . Nội dung đã đầy đủ, rõ ràng chưa? 
 . Kể có diễn cảm , đúng ngữ điệu không?
 . Ngôn ngữ và cách dùng từ có phù hợp không?
 - Giáo viên nhận xét , đánh giá , tổng kết tiết học
I. Ôn tập về ngôi kể
- Kể theo ngôi thứ nhất.
- Kể theo ngôi thứ ba.
=>Tác dụng.
Ví dụ:
II. Lập dàn ý:
* Đề bài: Hãy tưởng tượng mình là chị Dậu và kể lại câu chuyện trên theo ngôi kể thứ nhất cho cả lớp nghe.
III. Luyện nói 
 * Đoạn văn: ( Sgk )
=> Kể lại chuyện theo ngôi thứ nhất.
 4. Củng cố: Qua tiết luyện nói em rút ra được kinh nghiệm gì?
 5. Hướng dẫn – dặn dò.
- Học bài và làm bài tập vào vở.
- Soạn bài “Câu ghép” Phân tích ví dụ để rút ra khái niệm và đặc điểm của câu ghép. Thử phân biệt nét khác nhau giữa câu đơn và câu ghép. Mỗi tổ một viết lông

Tài liệu đính kèm:

  • docT42.doc