Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết số 46: Câu ghép (tt)

Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết số 46: Câu ghép (tt)

CÂU GHÉP(tt)

I. Mục tiêu cần đạt:

Học sinh:

 - Nắm được mối quan hệ về ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép.

- Biết vận dụng câu ghép trong quá trình giao tiếp, viết văn.

- Rèn kỹ năng sử dụng các cặp quan hệ từ để tạo lập câu ghép.

II. Tiến trình lên lớp:

 1. Ổn định: 8a / 28 (vắng .)

 2. Kiểm tra:

 a.Câu hỏi:

- Nêu đặc điểm của câu ghép. Cho ví dụ và phân tích

- Nêu cách nối câu ghép.

 b. Gợi ý: Nói đúng khái niệm (4đ) - Lấy được ví dụ và phân tích.(6đ)

 3. Bài mới:

 

doc 2 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 808Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết số 46: Câu ghép (tt)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 46. Tiếng việt	 Ngày dạy: 01/11/08 
CÂU GHÉP(tt)
I. Mục tiêu cần đạt:
Học sinh:
 - Nắm được mối quan hệ về ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép.
- Biết vận dụng câu ghép trong quá trình giao tiếp, viết văn..
- Rèn kỹ năng sử dụng các cặp quan hệ từ để tạo lập câu ghép.
II. Tiến trình lên lớp:
 1. Ổn định: 8a / 28 (vắng.) 
 2. Kiểm tra: 
 a.Câu hỏi:
- Nêu đặc điểm của câu ghép. Cho ví dụ và phân tích
- Nêu cách nối câu ghép.
 b. Gợi ý: Nói đúng khái niệm (4đ) - Lấy được ví dụ và phân tích.(6đ)
 3. Bài mới:
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Gv
 * Hoạt động 1: Tìm hiểu quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu.
- Treo bảng phụ
+ Đọc đoạn văn êở bảng phụ.
-Tìm các cụm C-V trong những câu ghép và gọi tên quan hệ về ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép?
 ( khẳng định – giải thích)
- Dựa vào những kiến thức đã học ở lớp dưới hãy nêu thêm những quan hệ ý nghĩa có thể có giữa các vế câu. Cho ví dụ minh hoạ
a.Các vế có quan hệ mục đích:
Các em/ phải cố gắng học để thầy mẹ/ được vui lòng và để thầy dạy các em/ được sung sướng.
b.Các vế có quan hệ điều kiện- kết quả:
Nếu ai/ buồn phiền cau có thì gương /cũng buồn phiền cau có.
c.Các vế có quan hệ tương phản:
Mặc dù nó/ vẽ bằng những nét to tướng nhưng ngay cả cái bát múc cám lợn/ sứt một miếng cũng trở nên ngộ nghĩnh.
d.Các vế có quan hệ tăng tiến:
Mưa/ càng to thì nước/ càng dâng cao.
- Hãy khái quát quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép?
I. Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu:
 1. Ví dụ: Sgk/123
 Các kiểu quan hệ:
 - mục đích.
 - điều kiện – kết quả
 - tương phản
 - tăng tiến
2. Ghi nhớ: Sgk/123
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Gv
Hs
* Hoạt động 2: Hướng dẫn luỵên tập.
- Treo bảng phụ.
+ Đọc và nêu yêu cầu bài tập 1:
- Cho học sinh làm bài tập theo cặp, sau đó cử đại diện nhóm lên làm trên bảng.
+ Nhận xét bổ sung giáo viên tổng hợp và công nhận kết quả.
- Bài 2: Cho học sinh thảo luận nhóm đôi: tìm và xác định ý nghĩa của các câu ghép.
+ Một em bất kì trình bày.
- Nhận xét.
- Bài 3: Cho học sinh thảo luận theo nhóm để giải quyết. 
+ Phân tích kĩ để nắm tác dụng của câu ghép rất dài ấy.
II. Luyện tập
Bài 1/124: 
a. Vế 1 và 2: nguyên nhân - kết quả 
 Vế 2 và 3: giải thích 
b. Quan hệ điều kiện - kết quả
c. Quan hệ tăng tiến.
d. Quan hệ tương phản.
e. Đoạn trích có 2 câu ghép
- Câu 1: quan hệ thời gian nối tiếp.
- Câu 2: nguyên nhân (nguyên nhân- hệ quả ngầm hiểu là vì nên)
Bài 2/124: Tìm, xác định ý nghĩa và nhận xét về tác dụng của câu ghép
a.Trời/ xanh thẳm, biển cũng xanh thẳm; Trời/ rải mây trắng nhạt, biển/ mơ màng dịu hơi sương; Trời/ âm u mây mưa, biển/ xám xịt nặng nề; Trời/ ầm ầm dông gió, biển/ đục ngầu giận dữ.
à Quan hệ nguyên nhân- kết quả.(vế đầu chỉ nguyên nhân, vế sau chỉ kết quả)
b.Mặt trời/ lên ngang cột buồm, sương/tan, trời/ mới quang; Nắng/ vừa nhạt, sương/ đã buông nhanh xuống mặt biển.
à Quan hệ nguyên nhân- kết quả(vế đầu là nguyên nhân, vế sau là kết quả)
c. Không nên tách các vế thành câu riêng vì chúng có quan hệ về ý nghĩa khá chặt chẽ và tinh tế.
Bài 3/125 Đánh giá việc dùng câu ghép
 Mỗi câu ghép là một sự việc lão Hạc nhờ ông giáo. Nếu tách ra thành câu đơn thì không đảm bảo tính mạch lạc của lập luận. Xét về giá trị biểu hiện thì tác giả cố ý viết câu dài để tái hiện cách kể lể dài dòng của lão Hạc.
 4.Củng cố: Có những kiểu quan hệ nào giữa các vế trong câu ghép?
5. Hướng dẫn - dặn dò:
 a. Bài học: Vận dụng câu ghép khi viết văn.
 b. Chuẩn bị: 
 - Soạn bài “Phương pháp thuyết minh” 
 + Đọc các văn bản: Cây dừa Bình Định, Chất diệp lục, Huế và tìm phương pháp thuyết minh được sử dụng trong các văn bản.
 + Mỗi nhóm 1 viết lông để thảo luận.
*************************

Tài liệu đính kèm:

  • docT46.doc