Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết số 53: Dấu ngoặc kép

Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết số 53: Dấu ngoặc kép

DẤU NGOẶC KÉP

I. Mục tiêu cần đạt:

Học sinh:

- Hiểu rõ công dụng của dấu ngoặc kép.

- Rèn luyện kỹ năng sử dụng dấu ngoặc kép trong khi viết văn bản.

- Giáo dục ý thức học tập.

II. Tiến trình lên lớp:

 1. Ổn định: 8a / 28 (vắng .)

 2. Kiểm tra:

 a. Câu hỏi:

 - Nêu tác dụng của dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm?

 - Đặt 1 ví dụ về câu có một trong 2 loại dấu trên, nêu rõ tác dụng.

 b. Đáp án:

 - Nêu được 2 phần ghi nhớ Sgk. ( 5đ)

 - Lấy được một ví dụ và phân tích đúng.(5đ)

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 885Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết số 53: Dấu ngoặc kép", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 14: bài 14
Dấu ngoặc kép
Luyện nói:thuyết minh về một thứ đồ dùng
Viết bài tập làm văn số 03
Tiết 24: Tiếng việt	 	 Ngày dạy: 15/11/08 
DẤU NGOẶC KÉP
I. Mục tiêu cần đạt:
Học sinh:
- Hiểu rõ công dụng của dấu ngoặc kép.
- Rèn luyện kỹ năng sử dụng dấu ngoặc kép trong khi viết văn bản.
- Giáo dục ý thức học tập.
II. Tiến trình lên lớp:
 1. Ổn định: 8a / 28 (vắng.) 
 2. Kiểm tra: 
 a. Câu hỏi:
 - Nêu tác dụng của dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm?
 - Đặt 1 ví dụ về câu có một trong 2 loại dấu trên, nêu rõ tác dụng.
 b. Đáp án:
 - Nêu được 2 phần ghi nhớ Sgk. ( 5đ)
 - Lấy được một ví dụ và phân tích đúng.(5đ)
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
GV
* Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu công dụng dấu ngoặc kép.
- Treo bảng phụ.
+ Đọc ví dụ ở bảng phụ.
- Dấu ngoặc kép dùng trong các đoạn trích dùng để làm gì?
(a.Dùng để đánh dấu lời dẫn trực tiếp 
 b.Từ ngữ được hiểu theo một nghĩa đặc biệt 
 c. Từ ngữ có hàm ý mỉa mai
 d.Đánh dấu tên của một vở kịch)
- Từ phần tìm hiểu trên cho biết tác dụng của dấu ngoặc kép?
-Từ phần tìm hiểu em thử tìm trong các văn bản đã học ví dụ có sử dụng dấu ngoặc kép? 
 + Khái quát phần ghi nhớ Sgk / tr 142.
-Từ đó em hãy cho biết trong bài làm văn của mình khi nào thì ta dùng dấu ngoặc kép? 
-Thử nghĩ ra một câu văn thuyết minh có dùng dấu ngoặc kép? (HS tự bộc lộ)
I.Công dụng: 
 1.Ví dụ: Sgk / tr141
 a. Đánh dấu lời dẫn trực tiếp 
 b. Hiểu theo một nghĩa đặc biệt 
 c. Hàm ý mỉa mai
 d. Đánh dấu tên của một vở kịch
2.Ghi nhớ: SGK/142
Gv
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
* Hoạt động3 Hướng dẫn luỵên tập.
- Cho học sinh đọc yêu cầu bài tập 1 –> 4 dự định làm trên lớp. 
- Treo bảng phụ.
BT1: Giải thích công dụng của dấu ngoặc kép.
+ Đứng tại chỗ giải thích.
+ Lớp nhận xét.
BT2:
 - Cho học sinh thảo luận nhóm 4.
 + Tiến hành thảo luận vào bảng nhóm ( 4 phút ).
- Theo dõi, hướng dẫn.
+ Một em bất kì trong 4 nhóm lên bảng trình bày.
+ Lớp nhận xét – sửa chữa
BT3: Cho học sinh làm vào giấy nháp
- Thu bài một số em để chấm nhanh.
+ Sửa bài.
BT 4: - Cho học sinh xác định yêu cầu
- Hướng dẫn học sinh viết đoạn văn có sử dụng cả 3 loại dấu câu vừa học.
+ Viết đoạn văn.
II.Luyện tập:
Bài 1/142: Giải thích công dụng của dấu ngoặc kép trong các ví dụ sau:
 a. Câu nói được dẫn trực tiếp. Đây là những câu nói mà Lão Hạc tưởng như là con chó Vàng muốn nói với lão 
 b. Từ ngữ được dùng với hàm ý mỉa mai: một anh chàng được coi là”hầu cận công Lý” mà lại bị một người đàng bà đang nuôi con mọn núm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm.
 c. Từ ngữ được dẫn trực tiếp, dẫn lại lời nói của người kghác 
 d. Từ ngữ được dẫn trực tiếp, có hàm ý mỉa mai 
 e. Từ ngữ được dẫn trực tiếp. “Mặt sắt”, “ngây vì tình” được dẫn lại từ hai câu thơ của Nguyễn Du. Hai câu thơ này cũng được dẫn trực tiếp nhưng khi dẫn thơ người ta ít khi đặt phần dẫn vào trong dấu ngoặc kép
Bài 2/143: 
 Đặt dấu hai chấm và dấu ngoặc dấu ngoặc kép vào chỗ thích hợp: 
a. Biển vừa treo lên, có người qua đường xem, cười bảo(:)
- Nhà hàng xưa quen bán “cá tươi”?
Nhà hàng nghe nói, bỏ ngay chữ “tươi “ đi.
b. Nó nhập tâm ngay lời dạy của chú Tiến Lê(:) “Cháu hãy vẽ cái gì thân thuộc nhất với cháu”
c và bảo hắn(:) “Đây là cái vườn mà cụ thân sinh ra anh đã cố để lại cho anh trọn vẹn; cụ thà chết chứ không chịu bán đi một sào”
Bài 3/143
Hai câu giống nhau nhưng dùng dấu câu khác nhau
a. Dùng hai dấu chấm và dấu ngoặc kép để đánh dấu lời dẫn trực tiếp, dẫn nguyên văn của Chủ Tịch Hồ Chí Minh.
b. Lời dẫn gián tiếp. 
Bài 4/144:
 Viết một đoạn văn có sử dụng dấu ngoặc đơn, ngoặc kép và dấu hai chấm. Nêu công dụng của các loại dấu này trong đoạn văn đó.
4. Củng cố: Nêu công dụng của dấu ngoặc kép?
5. Hướng dẫn - dặn dò:Chuẩn bị: “ Luyện nói thuyết minh về một thứ đồ dùng”
 + Lập dàn ý cho đề: thuyết minh vê cái phích nước và tập nói ở nhà ( chú ý giọng điệu, phong thái, cử chỉ khi nói.), nên nói từng phần trước sau đó nói cả bài.

Tài liệu đính kèm:

  • docT53.doc