Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết số 54: Tập làm thơ tám chữ

Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết số 54: Tập làm thơ tám chữ

TẬP LÀM THƠ TÁM CHỮ

I. Mục tiêu cần đạt:

Học sinh:

 - Nắm được đặc điểm, khả năng miêu tả, biểu hiện phong phú của thể thơ tám chữ.

 - Qua hoạt động làm thơ tám chữ, các em phát huy tinh thần sáng tạo, tạo hứng thú trong học tập.

 - Rèn luyện thêm năng lực cảm thụ thơ ca.

II. Chuẩn bị:

- Giáo viên: Bảng phụ ghi một số đoạn thơ 8 chữ

 - Học sinh: Tập sáng tác một bài thơ 8 chữ theo chủ đề tự chọn.

III. Tiến trình hoạt động:

 1. Ổn định:

 2. Bài cũ: Đọc một đoạn thơ “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” Em còn biết những bài thơ nào đã học thuộc thể thơ tám chữ?

 

doc 2 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 837Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết số 54: Tập làm thơ tám chữ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 54:	 Ngày dạy : 25 /10/08
TẬP LÀM THƠ TÁM CHỮ
I. Mục tiêu cần đạt:
Học sinh :
 - Nắm được đặc điểm, khả năng miêu tả, biểu hiện phong phú của thể thơ tám chữ.
 - Qua hoạt động làm thơ tám chữ, các em phát huy tinh thần sáng tạo, tạo hứng thú trong học tập.
 - Rèn luyện thêm năng lực cảm thụ thơ ca.
II. Chuẩn bị: 
- Giáo viên: Bảng phụ ghi một số đoạn thơ 8 chữ 
 - Học sinh: Tập sáng tác một bài thơ 8 chữ theo chủ đề tự chọn.
III. Tiến trình hoạt động:
 1. Ổn định: 
 2. Bài cũ: Đọc một đoạn thơ “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” Em còn biết những bài thơ nào đã học thuộc thể thơ tám chữ?
3. Bài mới: 
Hs
Gv
Gv
Hs
Gv
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
* Hoạt động 1. Hướng dẫn nhận diện thơ 8 chữ. 
+ Đọc 3 ví dụ Sgk/148,149.
- Điểm giống nhau của 3 ví dụ trên về hình thức thơ như thế nào? 
- Số chữ trong mỗi dòng thơ như thế nào? 
- Nhận xét về cách gieo vần của mỗi ví dụ.? Tìm và ghạch dưới những vần được gieo?
- Khổ thơ gồm mấy dòng thơ ?
+ Nhắc lại cách gieo vần chân vần lưng, vần gián tiếp, gián cách để học sinh nắm.
Ví dụ: 
 a. Đi đâu mà vội mà vàng
Mà vấp phải dá mà quàng phải giây.
 b. Nuôi lợn ăn cơm nằm
 Nuôi tằm ăn cơm đứng.
-> Gieo giữa câu 
=> Vần lưng.
- Nhận xét cách ngắt nhịp ở mỗi đoạn thơ trên?
+ Hãy nêu đặc điểm của thể thơ 8 chữ?
Nêu khái quát – đọc ghi nhớ.
- Kết luận chuyển ý.
* Hoạt động 2. Hướng dẫn luyện tập điền từ, sửa vần trong thơ 8 chữ.
+ Đọc xác định yêu cầu của bài 1.
- Gọi một em đứng tại chỗ điền và nhận xét cách gieo vần, ngắt nhịp.
+ Lớp nhận xét bổ sung.
+ Đọc và xác định yêu cầu của bài tập 2.
- Gọi một học sinh điền từ.
+ Lớp nhận xét, sửa.
+ Xác định yêu cầu của bài tập 3.
- Bằng cảm nhận về vần, thanh điệu hãy chỉ ra câu thơ chép sai và sửa lại cho đúng.
(Nhấn mạnh lý do: âm tiết cuối của câu 3 phải mang thanh bằng và hiệp vần với chữ vương ở cuối câu 2 – gieo vần chân liên tiếp).
* Hoạt động 3. Hướng dẫn thực hành trên lớp.
+ Học sinh xác định yêu cầu bài tập 1, 2, 4.
- Chia lớp làm 2 nhóm thảo luận.
 + Nhóm 1: làm bài 1/151.
 + Nhóm 2: làm bài 2/151.
+ Tiến hành thảo luận và trình bày trước lớp.
- Nhận xét và sửa chữa.
- Yêu cầu cả lớp chơi trò chơi “làm thi sĩ”.
- Mỗi tổ chọn 1 em, đứng thành hàng ngang ở cuối lớp.
- Hướng dẫn cách chơi: chủ đề “mùa hè”.
+ Mỗi em bước 5 bước từ cuối lớp lên bục giảng phải đọc được một câu thơ do mình sáng tác.
+ Những em còn lại liên tiếp làm hết bài thơ.
+ Lớp nhận xét, bổ sung.
- Nhận xét sửa chữa thành bài hoàn chỉnh.
- Củng cố kiến thức bài học:
Câu 1. Thế nào là thơ 8 chữ? Nhận xét về cách gieo vần, ngắt nhịp trong thơ 8 chữ?
Câu 2. Thử đọc một vài bài thơ 8 chữ mà em đã được học.
I. Nhận diện thể thơ 8 chữ:
 1.Ví dụ:
 - Mỗi dòng thơ đều có 8 chữ.
 - Gieo vần khác nhau.
 a. Gieo vần “an”,”ưng” liền nhau.
 b. Gieo vần “oc”
 c. Gieo vần “at” cách nhau.
 - Cách ngắt nhịp đa dạng.
 a. 2/3/3 b. 3/3/2
 3/2/3 4/2/2 
 3/3/2 3/2/3
2. Ghi nhớ:
 (Sgk /tr 150).
II. Luyện tập: Nhận diện thơ 8 chữ.
 Bài 1: Điền.
 - Câu 1: Ca hát. 
 - Câu 2: Ngày qua. 
 - Câu 3: Bát ngát.
 - Câu 4: Muôn hoa.
Bài 2: Điền:
 - Câu1: Cũng mất 
 - Câu2: Tuần hoàn. 
 - Câu 3: Đất trời.
 Bài 3: Điền từ thích hợp.
Giờ nào nức của một thời trẻ dại hỡi Hỡi ngói nâu hỡi tường trắng cửa gương.
Những chàng trai 15 tuổi vào trường.
Rương nho nhỏ với linh hồn bằng ngọc.
III. Thực hành làm thơ 8 chữ. 
 Bài 1: Điền từ.
 Câu 3: vườn (thanh bằng).
 Câu 4: Qua (khuôn âm a thanh bằng).
 Bài 2: Điền câu. “Của đàn chim tung cánh đi muôn phương.
 Bài 4: Làm thơ.
VD: 
Cây phượng già lặng lẽ cuối góc sân.
Suy nghĩ chi mà cành lá bần thần.
Nắng xuống, hạ sang ve sầu vẫy gọi.
Lũ học trò lưu luyến sắp chia xa.
Nhớ biết bao những ngày tháng vừa qua.
Cất giấu mãi đến giớ chưa kịp nói.
 4. Củng cố : Nhận xét về thể thơ tám chữ ?
5. Hướng dẫn – dặn dò: 
 a. Bài tập:
 Hãy làm một bài thơ tám chữ sau đó đặt đầu đề.
 b. Chuẩn bị: 
 - Xem lại đề kiểm tra văn chuẩn bị cho tiết trả bài.
 + Sửa lại các lỗi chính tả.
 + Phần tự luận đã được chưa? Cần sửa lại như thế nào?
**************************

Tài liệu đính kèm:

  • doct54.doc