TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2
TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN
I. Mục tiêu cần đạt:
Học sinh.
- Nắm vững hơn cách làm bài văn tự sự kết hợp với miêu tả, nhận ra được chỗ mạnh, chỗ yếu của mình khi viết loại bài này.
- Đánh giá những tác phẩm văn học thời trung đại để củng cố kiến thức cho HS về văn học giai đoạn này. Nhận thấy được những ưu khuyết điểm của bản thân để rút kinh nghiệm cho bài sau.
- Rèn kĩ năng hiểu, trình bày ý nghĩa, lập dàn ý và viết bài.
Tiết 55: Ngày dạy: 28/10/08 TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2 TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN I. Mục tiêu cần đạt: Học sinh. - Nắm vững hơn cách làm bài văn tự sự kết hợp với miêu tả, nhận ra được chỗ mạnh, chỗ yếu của mình khi viết loại bài này. - Đánh giá những tác phẩm văn học thời trung đại để củng cố kiến thức cho HS về văn học giai đoạn này. Nhận thấy được những ưu khuyết điểm của bản thân để rút kinh nghiệm cho bài sau. - Rèn kĩ năng hiểu, trình bày ý nghĩa, lập dàn ý và viết bài. II. Tiến trình lên lớp: 1.Ổn định: 9a / 36 ( Vắng) 2. Bài cũ: Kiểm tra vở soạn của học sinh yếu. 3. Trả bài: Hs Gv Gv Gv Hs Gv Gv Hs Gv Hs Gv Gv Hs Gv Gv Gv * Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu đề. + Đọc đề. - Cả hai đề bài thuộc thể loại gì? - Yêu cầu? - Hình thức? + Xác định yêu cầu, hình thức.. * Hoạt động 2: Hướng dẫn lập dàn ý. MB: Giới thiệu hoàn cảnh lí do về thăm trường cũ và vị trí của mình khi viết thư cho bạn - Cảm xúc của “tôi” như thế nào? TB: Miêu tả cảnh tượng ngôi trường và những sự đổi thay (Chú ý gắn với cảnh ngày hè) + Nhà trường, lớp học như thế nào? + Cây cối ra sao? + Cảnh thiên nhiên như thế nào? - Tâm trạng của mình + Trực tiếp xúc động như thế nào? + Kỉ niệm gợi về là gì? + Kỉ niệm với người viết thư? - Gặp ai? (Bác bảo vệ hay học sinh học hè, thầy cô giáo) - Kết thúc buổi thăm như thế nào? KB: Suy nghĩ gì về ngôi trường, hứa hẹn với bạn ngày họp lớp, kết thúc thư ra sao? + Nhắc lại ý cơ bản. ( Đề b cũng câu hỏi tương tự để học sinh hình thành lại dàn ý) * Hoạt động 3: Nhận xét ưu – nhược điểm chính của học sinh. - Nêu những ưu điểm chính cuả học sinh về cách trình bày kiến thức, kĩ năng dựng đoạn, diễn đạt - Nêu một số bài văn hay của học sinh (Huệ. Dương) - Chỉ ra những nhược điểm chính về kiến thức, kĩ năng, lỗi chính tả... - Một số bài còn mắc nhiều nhược điểm ( Chiến, Xuân Đức) * Hoạt động 4: Hướng dẫn sửa lỗi. - Treo bảng phụ đoạn văn lỗi. “ huy thân mến tôi vào trường thì nhình thấy ngôi trường thay đỗi rất nhanh. tôi vội đi sung quanh quan xát thì thấy cơn bàng lang tụi mình tròng hồi cuối năm . cành lá sum suê góc sừ sì, đang đi thì mình đụng phải một người Đó là cô giáo Hằng chũ nhiệm 9b lớp mình hồi trước, trong cô vab64 còn trong trắng.” + Đọc đoạn văn. - Nhận xét về chính tả, em thấy từ nào viết sai? - Bạn sử dụng dấu câu đã đúng chưa? - Cách dùng từ, diễn đạt của bạn như thế nào? + Nhận xét. - Từ đoạn văn lỗi của bạn có thể sửa lại như thế nào cho đúng? + Làm vào giấy nháp và đọc trước lớp. - Có thể sửa như sau: “ Huy thân mến! Hai mươi năm rồi bây giờ mình mới có dịp quay lại mái trường xưa – nơi Huy và mình đã từng có biết bao kỉ niệm. Bước vào cổng trường, mình thấy quá bất ngờ vì sự thay đổi nhiều, chỉ có cây bằng lăng lớp mình trồng vào dịp cuối năm 2007 thì mình vẫn nhận ra, nó rất lớn, cành lá xum xuê. Thả hồn về với kí ức xưa những vui – buồn của tuổi học trò chợt ùa về, mình thấy khoé mắt cay cay Tiếng nói quen thuộc của ai đó phía sau kéo mình về với thực tại. Thì ra cô giáo chủ nhiệm lớp chúng mình hồi đó” - Thử nhận xét, so sánh đoạn văn lỗi và đoạn văn đã sửa? - Đưa thêm một số đoạn văn của những em làm tốt để học sinh tham khảo. ( Đoạn văn của em Huệ) * Hoạt động 5: Trả bài kiểm tra + Đọc lại đề trắc nghiệm, nêu nội dung yêu cầu. - Phần tự luận thuộc phạm vi mấy tác phẩm? Yêu cẩu? 1. Phần trắc nghiệm. - Lựa chọn ý đúng, nhận diện nội dung các đơn vị bài học. 2. Phần tự luận. Câu 1: Dự vào dùng từ tả người của Nguyễn Du qua đoạn trích “Chị em Thuý Kiều” để phân tích. Câu 2: Vận dụng kến thức hai tác phẩm Truyên Kiều và Chuyện người con gái Nam Xương để làm nổi bật phẩm chất và số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua hai nhân vật. * Hoạt động 2: Nhắc lại đáp án, biểu điểm. ( Ở giáo án tiết 49 ) * Hoạt động 6: Nhận xét ưu – nhược điểm chính của học sinh. - Nêu những ưu điểm chính cuả học sinh về cách đánh trắc nghiệm trình bày kiến thức, kĩ năng diễn đạt - Đọc một số bài làm để cả lớp nhận diện những điều đạt được qua bài làm. - Chỉ ra những nhược điểm chính về kiến thức, kĩ năng, lỗi chính tả... - Một số bài còn mắc nhiều nhược điểm ( Chiến, Sương) * Hoạt động 4: Hướng dẫn sửa lỗi. - Treo bảng phụ về những câu văn sai trong phần tự luận. *.Đề bài: ( ở tiết 35, 36 ) I. Phân tích đề. - Thể loại: Kể chuyện tưởng tượng. - Yêu cầu: Kết hợp với miêu tả và biểu cảm. - Hình thức: Viết thư, một giấc mơ. II. Lập dàn ý. ( Ở tiết 35,36) III. Nhận xét. 1. Ưu điểm: - Bố cục bài tự sự hợp lí. - Sắp xếp trình tự các ý phù hợp mạch cảm xúc. - Đã biết kết hợp các yếu tố miêu tả cảnh vật và tâm trạng sinh động. 2. Khuyết điểm: - Hình thức: sơ sài, trình bày cẩu thả, sai lỗi chính tả, viết tắt tuỳ tiện. - Nội dung: Diễn đạt lủng củng, rườm rà, thiếu mạch lạc, lô gíc. - Kĩ năng: Kết hợp các yếu tố miêu tả trong bài tự sự chưa phù hợp. IV. Sửa lỗi. Đoạn văn lỗi. - Chính tả: Đầu câu, tên riêng không viết hoa: huy, tôi.. - Viết hoa tuỳ tiện: Đó. - Chưa phân biệt được: s – x, dấu ? - ~, trồng – tròng. - Dùng dấu chấm, dấu phẩy chưa phù hợp. - Dùng từ, diễn đạt còn vụng: trong trắng... 2.Đoạn văn sửa. ( Bảng phụ) 3. Đoạn văn mẫu. * Đề ra ( tiết 48 ) I. Xác định yêu cầu của đề. II. Đáp án – biểu điểm III. Nhận xét. 1. Ưu điểm: - Nắm được kiến thức cơ bản. - Phần trắc nghiệm một số em làm khá tốt. - Phần tự luận nhiều em biết cách trình bày đoạn văn, làm nổi bật được yêu cầu của đề. 2. Khuyết điểm: - Còn đánh phần trắc nghiệm theo cảm tính, may rủi. - Tự luận chỉ gạch đầu dòng, nêu ý, chưa biết viết đoạn văn. - Kiến thức ở câu 1 sai nhiều. IV. Sửa lỗi. Đoạn văn lỗi Đoạn văn sửa Đoạn văn mẫu a. “ Cách miêu tả thật đặc sắc, bút pháp tả cảnh ngụ tình của Nguyễn Du dự đoán Kiều và Vân sau này sẽ gặp sóng gió. Bởi vì cả hai người đều bị mọi người đỗ kị b. Với cách dùng ngôn ngữ ước lệ, lấy thiên nhiên làm chuẩn mực cho vẻ đẹp con người. Nguyễn Du đã giúp người đọc hiểu được phần nào về tương lai của hai nhân vật. Thuý Vân “ mây thua, tuyết nhường” dự đoán một tương lai êm đềm, hạnh phúc. Thuý Kiều “ Hoa ghen, liễu hờn” dự báo cuộc đời bất hạnh, sóng gió. c. Cách miêu tả nhân vật của Nguyễn Du thật đặc sắc, vừa dùng từ ngữ ngữ để khắc hoạ chân dung hai nhân vật Kiều - Vân vừa ngầm dự báo tương lai của họ sau này. Nếu như vẻ đẹp của Thuý Vân được thiên nhiên dễ dàng chấp nhận, chịu “ thua, nhường” thì Thuý Kiều – chị của nàng lại làm cho thiên nhiên đem lòng “ghen, hờn”, đố kị. Điều đó giúp người đọc liên tưởng đến cuộc đời của Thuý Vân sẽ hạnh phúc, còn Thuý Kiều sẽ gặp những sóng gió, bất hạnh bởi: “ Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen” Gv Gv Hs - Đoạn văn a sai ở chỗ nào? Vì sao em biết? Nên sửa lại như thế nào cho đúng? + Nêu điểm sai và giải thích. - Treo bảng phụ đoạn văn sửa. + Đọc đoạn văn. - So sánh với đoạn văn trên? + Nhận xét. - Đưa thêm một số đoạn văn ( câu 2 ) của những em làm tốt để học sinh tham khảo. * Họat động 5: Hướng dẫn rút kinh nghiệm. - Qua tiết trả bài Văn và Tập làm văn em rút ra được kinh nghiệm gì cho bản thân? - Bài làm của em như thế nào? ( Dùng cho học sinh yếu) V. Rút kinh nghiệm. 3. Thống kê kết quả: a. Văn: Lớp ss o 1 2 3 4 Dưới 5 5 6 7 8 9 10 Từ 5 -10 9a 36 b. Tập làm văn Lớp ss o 1 2 3 4 Dưới 5 5 6 7 8 9 10 Từ 5 -10 9a 36 4. Củng cố: 5.Hướng dẫn – dặn dò. a. Bài tập: Tiếp tục sửa lỗi chính tả, diễn đạt, viết đoạn văn. b. Chuẩn bị: - Bếp lửa của Bằng Việt học chính thức, còn bài Khúc hát ru nhừng em bé lớn trên lưng mẹ của Nguyễn Khoa Điềm chuyển thành học thêm. + Vẽ tranh minh hoạ bài Bếp lửa, viết lời bình cho bức tranh ấy.
Tài liệu đính kèm: