Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết số 58: Ánh trăng

Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết số 58: Ánh trăng

ÁNH TRĂNG

 - Nguyễn Duy -

I. Mục tiêu cần đạt:

 Học sinh:

 - Hiểu được ý nghĩa của hình ảnh vừng trăng, từ đó thấm thía cảm xúc ân tình với quá khứ gian lao, tình nghĩa của Nguyễn Duy và biết rút ra bài học về cách sống cho mình.

 - Cảm nhận được sự kết hợp hài hoà giữa yếu tố trữ tình và yếu tố tự sự trong bố cục, giữa tính cụ thể và tính khái quát trong hình ảnh của bài thơ.

 - Rèn luyện kĩ năng phân tích thơ trữ tình.

II. Tiến trình lên lớp:

 1. Ổn định: 9a /36 ( vắng )

 2. Bài cũ:

 - Đọc diễn cảm hai đoạn cuối trong bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt.

 - Chứng minh tính triết lí của hai đoạn thơ?

 3. Bài mới:

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 733Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết số 58: Ánh trăng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 58:	 Ngày dạy: 01 /11/08
ÁNH TRĂNG
 - Nguyễn Duy -
I. Mục tiêu cần đạt:
 Học sinh:
	- Hiểu được ý nghĩa của hình ảnh vừng trăng, từ đó thấm thía cảm xúc ân tình với quá khứ gian lao, tình nghĩa của Nguyễn Duy và biết rút ra bài học về cách sống cho mình.
	- Cảm nhận được sự kết hợp hài hoà giữa yếu tố trữ tình và yếu tố tự sự trong bố cục, giữa tính cụ thể và tính khái quát trong hình ảnh của bài thơ.
	- Rèn luyện kĩ năng phân tích thơ trữ tình.
II. Tiến trình lên lớp:
 1. Ổn định: 9a /36 ( vắng) 
 2. Bài cũ: 
 - Đọc diễn cảm hai đoạn cuối trong bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt. 
 - Chứng minh tính triết lí của hai đoạn thơ?
 3. Bài mới: 
GV
HS
GV
HS
GV
HS
GV
HS
GV
HS
GV
HS
GV
HS
GV
GV
GV
GV
HS
GV
HS
* Hoạt động 1. Hướng dẫn đọc, tìm hiểu chung.
- Yêu cầu HS đọc chú thích (*) Sgk. 
+ Tóm tắt những nét chính về tác giả, tác phẩm. 
- Giới thiệu chân dung tác giả và thời điểm sáng tác bài thơ. ( Lịch sử đất nước gặp nhiều cam go, gian khổ – đánh Mĩ )
* Hoạt động 2. Hướng dẫn đọc - tìm hiểu văn bản.
- Hướng dẫn HS đọc văn bản: nhịp trôi chảy đoạn 4 cao đột ngột, đoạn 5,6 thiết tha trầm lắng, - giải thích một số từ khó.
- Em hãy xác định thể thơ? ( Ngụ ngôn)
- Phương thức biểu đạt? Chủ đề chính?
( Tự sự kết hợp trữ tình)
- Dựa vào nội dung xác định bố cục của bài thơ và nêu ý chính của từng phần?
* Hoạt động 3: Hướng dẫn phân tích:
- Nêu cách đọc.
+ Đọc đoạn1. ( giọng kể, nhịp trôi chảy bình thường)
+ Nhận xét.
- Đoạn văn được trình bày thêo phương thức nào?
Đoạn thơ là một câu chuyện nhỏ kể về trình tự thời gian. Ở quãng thời gian quá khứ có một sự thực đáng chú ý đó là gì?
- Lúc này vầng trăng có vị trí như thế nào đối với chủ thể trữ tình?
- Cảm nhận tình cảm trăng à con người? 
- Em hãy bình cái hay của hình ảnh này?
+ Tóm tắt: Trăng: Hình ảnh thiên nhiên trong trẻo, gần gũi với con người, con người trở nên đẹp đẽ, trong sáng, cao thượng giữa đất nước bình dị, hiền hậu.
- Bình thêm.
- Chuyển ý:
- Hướng dẫn phân tích phần 2.
+ Đọc đoạn 2. ( giọng đột ngột cao, ngỡ ngàng với bước ngoặt của sự việc, của sự xuất hiện vầng trăng).
- Em hiểu gì về hai từ: Người dưng, buyn đinh?
- Hình ảnh trăng mang nhiều tầng ý nghĩa. Hãy phân tích điều đó?
+ Tác giả lí giải vì sao trăng thành người dưng ?
+ Em thấy lí do đó có gần gũi với thực tế không ? có phải chuyện của tác giả không ?
- Tóm tắt, chuyển ý.
+ Đọc đoạn 3: Theo em đoạn 3 nên đọc giọng như thế nào?
(Giọng tha thiết, trầm lắng, giàu cảm xúc, suy tư)
- Những từ ngữ nào cho thấy trăng xuất hiện đột ngột?
( Từ thình lình, đột ngột, vội tạo nên hình ảnh đối lập: Trăng tròn – tối om).
- Chính vì sự xuất hiện đột ngột ấy vầng trăng bất ngờ gợi lại điều gì?
- Cảm xúc của nhân vật trữ tình trước hình ảnh trăng như thế nào?
+ Bình: Trong chốc lát sự xuất hiện của ánh trăng làm ùa dậy trong tâm trí nhà thơ bao kỉ niệm khiến chủ thể trữ tình cảm xúc rưng rưng.
- Hình ảnh trăng im phăng phắc gợi suy nghĩ gì? 
- Khổ thơ nào thể hiện tập trung nhất ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh vầng trăng?
 - Nhận xét về giọng điệu, phương thức biểu đạt?
+ Học sinh nhận xét nghệ thuật.
- Theo cảm nhận của em, chiều sâu tư tưởng mang tính triết lí của tác phẩm liên quan đến đạo lí, lẽ sống của dân tộc Việt Nam ta như thế nào?
* Hoạt động3 . Hướng dẫn tổng kết. 
- Nhận xét về sự kết hợp giữa tự sự với trữ tình, về sự chuyển đổi giọng điệu trong bài?
- Qua việc tìm hiểu trên em hãy nêu cảm nhận về vẻ đẹp, ý nghĩa của hình ảnh ánh trăng trong bài thơ?
 Đọc phần Ghi nhớ Sgk.
* Hoạt động 4. Hướng dẫn luyện tập.
- Hãy đọc diễn cảm bài thơ.
- Nhận xét sự khác nhau giữa “vầng trăng” và “ ánh trăng”? Tại sao tác giả đặt nhan đề bài thơ là “Ánh trăng”?
+ Nêu cảm nhận.
- Cho Hs làm bài tập nhanh ở bảng phụ 
Câu 1: Hình ảnh “ trăng cứ tròn vành vạnh” tượng trưng cho điều gì?
a. Hạnh phúc viên mãn, tròn đầy.
b. Quá khứ đẹp đẽ, vẹn nguyên, không phai mờ.
c. Thiên nhiên, vạn vật luôn tuần hoàn.
d. Cuộc sống hiện tại no đủ, sung sướng.
Câu 2: Tư tưởng của nhà thơ gửi gắm qua bài thơ này là gì?
a. Con người có thể vô tình, lãng quên tất cả. Nhưng thiên nhiên quá khứ thì vẫn tròn đầy, bất diệt.
b. Cuộc sống vật chất đầy đủ rồi cũng sẽ tiêu tan, chỉ có đời sống tinh thần là bất diệt.
c. Thiên nhiên, vạn vật thì vô hạn, tuần hoàn còn cuộc đời con người thì hữu hạn.
d. Thiên nhiên luôn bên cạnh con người, là người bạn thân thiết của con người.
+ Lên bảng khoanh tròn câu đúng.
 I. Giới thiệu chung:
 1.Tác giả: 
 - Là nhà thơ chiến sĩ.
 - Nhiều tác giả đạt giải nhất cuộc thi thơ báo văn nghệ.
 2. Tác phẩm: (Sgk) 
II. Đọc - hiểu văn bản:
1. Đọc – chú thích: 
 2. Thể loại: Thơ 5 chữ.
 3. Bố cục: 3 phần
4. Phân tích:
a. Cảm nghĩ vầng trăng trong quá khứ:
 Trăng: Người:
- Tri kỉ Ngỡ không
- Tình nghĩa bao giờ quên
-> Điệp ngữ, nhân hoá
=> Đẹp đẽ, ân tình gắn với gian lao của đất nước.
b. Cảm nghĩ vầng trăng trong hiện tại.
 Trăng: Người:
 tròn vô tình, 
 lạnh nhạt
-> So sánh, từ gợi tả
=> Bị con người lãng quên, chối bỏ.
c. Sự suy ngẫm:
 Trăng: Người:
 - cứ tròn - rưng rưng
Vành vạnh
- im phăng - giật mình
 phắc
-> Nhân hoá, hình ảnh biểu tượng.
=> Thức tỉnh ân tình quá khứ
III. Tổng kết: 
Ghi nhớ: (Sgk)
IV. Luyện tập
 1. Nêu cảm nghĩ.
 2. Nêu ý nghĩa của vầng trăng.
4. Củng cố: Hãy khái quát nội dung bài thơ qua sơ đồ sau:
Ngỡ không bao giờ quên
 Quá khứ
Tri kỉ, tình nghĩa
 Người
 Vầng trăng tròn
 Trăng
 Vô tình, lãng quên
 Hiện tại
Giật mình
Thức tỉnh
Tròn vành vạïnh, im phăng phắc
Suy ngẫm
5. Hướng dẫn – dặn dò: 
 a. Bài tập:
 - Phân tích 2 câu thơ cuối. 
 - Viết lời bình cho khổ thơ em cho là hay nhất. 
 b. Chuẩn bị: 
 - Bảng phụ làm bài tập.
 - Phần “ Tổng kết từ vựng”, nghiên cứu bài tập 1 -6/ 158, 159.
 - Mỗi tổ chuẩn bị một viết lông

Tài liệu đính kèm:

  • doct 58.doc