Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần số 30 năm học 2012

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần số 30 năm học 2012

Tiết 141+ 142

 ÔN TẬP PHẦN TIẾNG VIỆT

I. Mức độ cần đạt:

1. Kiến thức:

- Hệ thống hóa kiến thức về khởi ngữ, các thành phần biệt lập, liên kết câu và liên kết đoạn văn.

- Nắm vững những kiến thức về phần tiếng Việt đã học ở học kì II.

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng tổng hợp và hệ thống hóa kiến thức về phần tiếng Việt.

- Vận dụng những kiến thức trong giao tiếp, đọc - hiểu và tạo lập văn bản.

3. Thái độ:

- Có ý thức nghiêm túc trong việc ôn tập, tổng hợp các thể loại theo từng bài trong HKII.

II. Chuẩn bị

- GV: Hệ thống kiến thức đã học học kì II. Bảng phụ.

- HS: Soạn bài theo yêu cầu.

III. Hoạt động lên lớp:

1. Ổn định lớp

2. Bài cũ: Thế nào là nghĩa tường minh và hàm ý? Nêu điều kiện sử dụng hàm ý?

3. Bài mới: Hãy nhắc lại những kiến thức

doc 17 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 570Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần số 30 năm học 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 30
( Từ tiết 141 đến 145)
- Ôn tập Tiếng Việt 9
- Những ngôi sao xa xôi
- Chương trình địa phương( Tập làm văn): Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ
NS: 
ND:
Tiết 141+ 142
 ÔN TẬP PHẦN TIẾNG VIỆT
I. Mức độ cần đạt: 
1. Kiến thức: 
- Hệ thống hóa kiến thức về khởi ngữ, các thành phần biệt lập, liên kết câu và liên kết đoạn văn.
- Nắm vững những kiến thức về phần tiếng Việt đã học ở học kì II.
2. Kĩ năng: 
- Rèn kĩ năng tổng hợp và hệ thống hóa kiến thức về phần tiếng Việt.
- Vận dụng những kiến thức trong giao tiếp, đọc - hiểu và tạo lập văn bản.
3. Thái độ:
- Có ý thức nghiêm túc trong việc ôn tập, tổng hợp các thể loại theo từng bài trong HKII.
II. Chuẩn bị
- GV: Hệ thống kiến thức đã học học kì II. Bảng phụ.
- HS: Soạn bài theo yêu cầu.
III. Hoạt động lên lớp:
1. Ổn định lớp
2. Bài cũ: Thế nào là nghĩa tường minh và hàm ý? Nêu điều kiện sử dụng hàm ý?
3. Bài mới: Hãy nhắc lại những kiến thức về chương trình tiếng Việt 9 đã học ở học kỳ II.
HĐ của thầy và trò
ND ghi bảng
HĐ1: Hướng dẫn HS ôn lại kiến thức về khởi ngữ và các thành phần biệt lập.
? Khởi ngữ là gì? Nêu đặc điểm của khởi ngữ.
? Hãy đặt câu có thành phần khởi ngữ.
- Nhận xét và chốt lại: Khởi ngữ là thành phần câu đứng trước chủ ngữ, nêu lên đề tài được nói đến trong câu. Trước khởi ngữ có thể thêm các quan hệ từ “về” hoặc “đối với”.
? Thế nào là thành phần biệt lập? Có mấy loại thành phần biệt lập.
- Thành phần biệt lập là thành phần không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu. Có 4 loại:
+ Thành phần tình thái : là thành phần nhằm thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu. VD : Có lẽ họ sẽ không đến.
+ Thành phần cảm thán : là thành phần nhằm bộc lộ tâm lý vui, buồn, mừng, giận... của người nói.
 VD: Ôi, hôm nay sao mà vui thế!
+ Thành phần gọi – đáp: nhằm tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp.
 VD: Bác ơi, tim Bác mênh mông thế 
 Ôm cả non sông trọn kiếp người
+ Thành phần phụ chú : nhằm để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu. Thành phần phụ chú được đặt ở giữa hai dấu gạch ngang, hai dấu phẩy, hai dấu ngoặc đơn hoặc giữa một dấu gạch ngang với một dấu phẩy, có khi đặt sau dấu hai chấm.
VD: Thu – lớp trưởng lớp tôi, rất gương mẫu.
- Gọi HS đọc các đoạn văn trong bài tập 1, chú ý các từ ngữ in đậm.
- Yêu cầu HS làm cá nhân và lên ghi kết quả vào bảng tổng kết. Viết trên bảng phụ.
- Nhận xét và kết luận.
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 2.
- Hướng dẫn HS làm vào phiếu học tập.
- GV thu bài của một vài em, nhận xét và ghi điểm khuyến khích.
HĐ2: Hướng dẫn HS ôn lại các phép liên kết câu và liên kết đoạn văn.
? Thế nào là liên kết câu và liên kết đoạn văn.
? Có mấy phép liên kết.
- Nhận xét và nhắc lại: Liên kết câu và kiên kết đoạn văn là làm cho các câu trong đoạn văn hoặc các đoạn văn trong một văn bản liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức.
- Về nội dung: có liên kết chủ đề và liên kết lo-gic.
- Về hình thức: có thể liên kết bằng một số biện pháp: 
+ lặp từ ngữ, 
+ phép đồng nghĩa, trái nghĩa,
+ phép thế, phép nối.
- Gọi HS đọc các đoạn văn trong bài tập 1, chú ý các từ ngữ in đậm.
? Hãy cho biết mỗi từ ngữ in đậm trong các đọan trích trên thể hiện phép liên kết nào.
- Yêu cầu HS thảo luận cặp và cử đại diện trình bày kết quả.
- Nhận xét và chốt lại ý kiến của các em.
TIẾT 2
Hướng dẫn HS nắm lại kiến thức về liên kết câu và liên kết đoạn văn – tiếp theo. 
- GV kẻ bảng tổng kết về các phép liên kết đã học, yêu cầu HS lên bảng điền kết quả bài tập 1 vào.
- Nhận xét và kết luận.
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 3.
- Hướng dẫn các em làm:
+ Về nội dung : xem các câu có phục vụ cho chủ đề toàn đoạn văn không và có được sắp xếp theo một trình tự hợp lý không.
+ Về hình thức: trong đoạn văn, em đã sử dụng những phép liên kết nào.
- Gọi 2-3 em trình bày đoạn văn của mình và phân tích sự liên kết.
- Nhận xét, uốn nắn cho các em.
HĐ3: Hướng dẫn HS nắm lại kiến thức về nghĩa tường minh và hàm ý .
? Thế nào là nghĩa tường minh và hàm ý.
- Nghĩa tường minh : là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu.
- Hàm ý : là phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy.
? Khi sử dụng hàm ý cần có những điều kiện gì.
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 1 và chú ý câu in đậm.
? Hãy cho biết người ăn mày muốn nói điều gì với người nhà giàu qua câu nói in đậm.
- Yêu cầu HS thảo luận cặp và trình bày kết quả.
- GV nhận xét và chốt lại.
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 2, chú ý các câu in đậm.
? Cho biết hàm ý của các câu in đậm trên là gì.
? Trong mỗi trường hợp, hàm ý được tạo ra bằng cách cố ý vi phạm phương châm hội thoại nào.
- HS nhớ lại kiến thức đã học về các phương châm hội thoại và thảo luận nhóm. Cử đại diện trình bày kết quả.
- GV nhận xét và chốt lại.
- Yêu cầu 2 HS đặt một cuộc thoại, trong đó có sử dụng hàm ý và trình bày.
- Các em khác nhận xét và bổ sung ý kiến.
- GV nhận xét, chốt lại.
I. Khởi ngữ và các thành phần biệt lập.
1. Khái niệm:
a/ Khởi ngữ
b/ Các thành phần biệt lập:
- Thành phần tình thái
- Thành phần cảm thán
- Thành phần gọi - đáp
- Thành phần phụ chú
2. Bài tập:
BT1: Hãy cho biết...
a. Xây cái lăng ấy : thành phần khởi ngữ
b. Dường như : thành phần tình thái.
c. Những người con gái sắp xa ta... hay nhìn ta như vậy: thành phần phụ chú
d. Thưa ông: thành phần gọi – đáp.
- Vất vả quá: thành phần cảm thán.
* Bảng tổng kết về khởi ngữ và các thành phần biệt lập:
Khởingữ
Thành phần biệt lập
Tìnhthái
Cảmthán
Gọi -đáp
Phụ chú
BT2: Viết một đoạn văn...
II. Các phép liên kết câu và liên kết đoạn văn
1. Khái niệm:
2. Bài tập
BT1: Hãy cho biết...
a. Phép nối: “nhưng” nối câu 2 và 3, “nhưng rồi” nối câu 4 và câu 5, “và” nối câu 7 và câu 8.
b. Phép lặp: cô bé
 Phép thế: nó = cô bé
c. Phép thế: thế (thay cho cụm từ “Bây giờ cao sang.... bọn chúng tôi nữa”).
BT2: Kẻ bảng tổng kết về....
Phép liên kết
Lặp từ ngữ
Đồng nghĩa, trái nghĩa và liên tưởng
Thế
Nối
Từ ngữ tương đương
BT3: Nêu rõ sự liên kết...
III. Nghĩa tường minh và hàm ý
1. Khái niệm:
- Nghĩa tường minh và hàm ý:
- Điều kiện sử dụng hàm ý:
2. Bài tập:
BT1: Đọc truyện cười sau và cho biết...
- Câu: “Ở dưới ấy các nhà giàu chiếm hết cả chỗ rồi”.
-> Hàm ý : Địa ngục là chỗ của các ông.
BT2: Hàm ý của các câu:
a. Tớ thấy họ ăn mặc rất đẹp -> Đội bóng chơi không hay.
=> Vi phạm phương châm quan hệ (nói lạc đề).
b. Tớ báo cho Chi rồi -> Chưa báo cho Nam và Tuấn.
=> Vi phạm phương châm về lượng (nói thiếu).
 GV: Treo bảng phụ, yêu cầu học sinh điền tên thành phần biệt lập vào cột B cho phù hợp với khái niệm ở cột A.
A
B
a. Được dùng để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp.
.....................................................
b. Được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu.
.....................................................
c. Được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu.
......................................................
d. Được dùng để bộc lộ tâm lý của người nói (tâm lý vui, buồn, mừng, giận...)
.......................................................
4. Hướng dẫn tự học:
- Học bài, xem lại các bài tập đã làm. Liên hệ thực tế sử dụng câu có hàm ý.
- Soạn tiếp phần còn lại
- Nắm lại khái niệm nghĩa tường minh và hàm ý.
- Chuẩn bị tiết Luyện nói: nghị luận.... bài thơ:
+ Đọc lại bài Bếp lửa của Bằng Việt
+ Đặt câu hỏi và lập dàn ý xoay quanh đề bài trong SGK.
+ Tập nói trước ở nhà.
NS: 
ND: 
Tiết 143+ 144 
NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI (Trích)
 - Lê Minh Khuê -
I. Mức độ cần đạt: 
1. Kiến thức:
- Cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn của những cô gái thanh niên xung phong trong truyện và nét đặc sắc trong cách miêu tả nhân vật và nghệ thuật kể chuyện của Lê Minh Khuê.
- Vẻ đẹp tâm hồn trong sáng, tính cách dũng cảm, hồn nhiên trong cuộc sống chiến đấu nhiều gian khổ, hi sinh nhưng vẫn lạc quan của những cô gái thanh niên xung phong trong truyện.
- Thành công trong việc miêu tả tâm lí nhân vật, lựa chọn ngôi kể, ngôn ngữ kể hấp dẫn.
2. Kĩ năng: 
- Đọc - hiểu một tác phẩm tự sự sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
- Phân tích tác dụng của việc sử dụng ngôi kể thứ nhất xưng “tôi”.
- Cảm nhận vẻ đẹp hình tượng nhân vật trong tác phẩm.
3. Thái độ:
- Biết ơn những người đã hi sinh vì đất nước, ca ngợi sự can đảm của các cô gái thanh niên xung phong thời chống Mĩ cứu nước
II. Chuẩn bị
- GV: Tư liệu, tranh về tác giả, tác phẩm.
- HS: Soạn bài theo yêu cầu.
III. Hoạt động lên lớp:
1. Ổn định lớp
2. Bài cũ: 1. Hãy nối một ý ở cột A với một ý ở cột B sao cho thích hợp.
A
B
1. Khát khao được đặt chân lên bên bãi bồi bên kia sông của Nhĩ
2. Hình ảnh bờ sông sụt lở
3. Truyện thức tỉnh ở mỗi người
4. Ngòi bút miêu tả tâm lý nhân vật
a. gợi bước đi của thời gian và sự ngắn dần của cuộc đời một con người.
b. thể hiện ước muốn bình dị mà gần gũi của một người từng trải.
c. rất tinh tế và thấm đượm tinh thần nhân đạo.
d. sự trân trọng những vẻ đẹp và giá trị bình dị, gần gũi của gia đình, quê hương
- Đáp án : 1- b; 2- a; 3- d; 4- c
2. Hãy tóm tắt đọan trích truyện Bến quê của nhà văn Nguyễn Minh Châu và nêu cảm nhận của em về nhân vật Nhĩ?
2. Bài mới: Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, có biết tấm gương đã âm thầm cống hiến tuổi thanh xuân của mình để góp phần bảo vệ Tổ quốc như 10 cô gái ở ngã ba Đồng Lộc, hay những cô gái trên tuyến đường Trường Sơn. Họ đã làm những công việc gì, ở họ có những nét tính cách nào đáng quý ? Qua đoạn trích Những ngôi sao xa xôi, nhà văn Lê Minh Khuê sẽ giúp ta hiểu được điều ấy.
HĐ của thầy và trò
ND ghi bảng
HĐ1: Hướng dẫn HS tìm hiểu tác giả, tác phẩm.
? Hãy cho biết vài nét về tác giả Lê Minh Khuê.
- Nhận xét và bổ sung: Sau năm 1975, sáng tác của Lê Minh Khuê bám sát những biến chuyển của đời sống, đề cập nhiều vấn đề bức xúc của XH và con người, nổi bật là nghệ thuật miêu tả tâm lý, đặc biệt là tâm lý phụ nữ.
GV: Yêu cầu học sinh quan sát tranh tác giả
GV? Nêu một số tác phẩm chính của Lê Minh Khuê?
? Truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi ra đời trong hoàn cảnh nào.
- Nhận xét và gợi lại một vài nét về hoàn cảnh lịch sử nước ta những năm chống Mỹ cứu nước.
HĐ2: Hướng dẫn HS cách đọc và tóm tắt VB.
- Cách đọc: chú ý giọng điệu, ngôn ngữ của các nhân vật (chủ yếu là lời của Phương Định), câu văn phần nhiều là kể xen tả và thường là câu ngắn, khi đọc cần phải chú ý đặc điểm này (thực hiện đọc lồng vào phần phân tích).
- Yêu cầu HS tóm tắt truyện.
- GV nhận xét và tóm tắt lại: Truyện kể về ba cô gái thanh niên xung phong ở một tổ trinh sát phá bom tại trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn. Họ gồm hai cô gái rất trẻ là Nho và Phương Định cùng tổ trưởng là chị Thao. Chỗ ở của họ là một cái hang, dưới chân cao điểm cách xa đơn vị. Nhiệm vụ của họ là q ... ào.
GV: Yêu cầu học sinh quan sát tranh phá bom của các cô TNXP
? Tuy làm những công việc hết sức nguy hiểm (có thể cận kề với cái chết) nhưng các cô có vượt qua không? Điều gì giúp các cô vượt qua được công việc ấy. 
- HS tiếp tục phát hiện những chi tiết trong đoạn vừa đọc và trả lời.
? Ngoài những giờ phút căng thẳng trong công việc, ở họ còn có những nét nào đáng yêu.
-> Thích thêu thùa, chăm chép bài hát, thích ngắm mình trong gương Đây là những nét tính cách rất đời thường của những người phụ nữ nói chung.
? Ngoài những cô gái trong tác phẩm trên, em biết nhân vật nào khác cũng có những nét đáng quý ấy.
- Giới thiệu nhân vật Nguyệt trong Mảnh trăng cuối rừng của Nguyễn Minh Châu, Những cô gái ở ngã ba Đồng Lộc...
TIẾT 2
- Yêu cầu HS đọc từ “Bây giờ là buổi trưa... nhưng trong công việc, ai cũng gờm chị : cương quyết và táo bạo”.
- Tuy có những nét chung như vậy nhưng ở ba nữ thanh niên xung phong vẫn có những nét riêng.
? Theo em, đó là những nét riêng nào.
- Gợi ý HS tìm những chi tiết miêu tả tính cách của ba nhân vật.
GV: Yêu cầu học sinh quan sát ảnh tượng trưng 3 nhân vật
- Nhân vật Thao
- Nhân vật Nho
- Nhân vật Phương Định
? So với Nho và Phương Định, chị Thao là người như thế nào (là người từng trải, không dễ dàng hồn nhiên, mơ ước và dự tính về tương lai, có vẻ thiết thực hơn nhưng cũng không thiếu những khát khao và rung động của tuổi trẻ. Chị chiến đấu dũng cảm, bình tĩnh nhưng rất sợ khi nhìn thấy máu)
? Nhân vật Nho là người như thế nào (bé như que kem...)
? Phương Định – nhân vật chính của truyện hiện ra với những nét gì đáng quý.
? Em có nhận xét gì về ngòi bút của tác giả ở đoạn trích trên. Qua đó giúp em cảm nhận gì về ba cô gái.
? Theo lời tự thuật, nhân vật Phương Định tự quan sát và đánh giá về mình như thế nào.
- Gợi ý HS tìm những chi tiết miêu tả ngoại hình, tính cách của Phương Định.
-> Tôi là con gái Hà Nội . một cô gái khá, bím tóc dày, mềm, cổ cao, đôi mắt nhìn xa xăm như những vì sao xa, biết mình được nhiều anh lính để ý và có thiện cảm => Nhạy cảm nhưng lại không hay biểu lộ tình cảm, kín đáo tưởng như kiêu kì.
- Nhận xét và bình: Cô là người con gái Hà Nội vào chiến trường, cô đã có một thời hồn nhiên vô tư bên mẹ. Những kỷ niệm ấy luôn sống lại trong cô ngay giữa chiến trường dữ dội. Nó vừa là niềm khao khát, vừa làm dịu mát tâm hồn trong hoàn cảnh căng thẳng, khốc liệt của chiến trường.
- Gọi HS đọc từ “Những cái xảy ra hằng ngày... cố gắng các bạn nhé”.
? Trong quan hệ với mọi người cũng như trong công việc, Phương Định tỏ ra như thế nào.
- Gọi HS đọc từ “Thế là tối lại ra đường luôn... nhưng không giật nổi”.
? Đoạn văn trên miêu tả điều gì (miêu tả tâm lý Phương Định trong một lần phá bom).
? Em có nhận xét gì về công việc này (nguy hiểm và cận kề cái chết bất cứ lúc nào)
? Trước khi phá bom, tâm trạng của cô ra sao. 
-> Tôi đến gần quả bom, cảm thấy có ánh mắt các anh chiến sĩ đang dõi theo mình.
? Trong khi phá bom, tâm trạng cô được diễn tả như thế nào.
-> Tôi dùng xẻng đào đất dưới quả bom, tôi rùng mình và bỗng thấy mình sao làm chậm quá...
? Kết quả như thế nào.
? Em có nhận xét gì về ngòi bút của tác giả qua đoạn trên. Qua đó giúp em cảm nhận gì về nhân vật Phương Định.
-> Nghệ thuật miêu tả cụ thể đến từng cảm giác, ý nghĩ, miêu tả tâm lý nhân vật một cách chân thực và sinh động, gây cảm giác hồi hộp cho người đọc.
=> Cách thể hiện nội tâm của con người thiên về cái tốt đẹp, trong sáng, cao thượng. Đây cũng là đặc điểm nổi bật của văn học trong thời kỳ kháng chiến.
- GV bổ sung : Trong văn học thời kỳ chống Mỹ, có rất nhiều tác giả đã ca ngợi tinh thần của những chiến sĩ Trường Sơn như:
 Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước
 Mà lòng phơi phới dậy tương lai.
 (Tố Hữu)
HĐ4: Hướng dẫn HS tổng kết .
? Hãy cho biết nội dung chính của đoạn trích trên là gì.
? Từ nội dung ấy giúp em cảm nhận như thế nào về tuổi trẻ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ.
- Liên hệ thực tế giáo dục HS sự lạc quan, yêu đời, sống có ích, có trách nhiệm và nghị lực vượt qua những khó khăn.
? Đoạn trích sử dụng những nghệ thuật nào đặc sắc.
- Khái quát lại và gọi HS đọc ghi nhớ SGK/122.
? Đoạn trích trên có ý nghĩa gì.
HĐ4: Hướng dẫn HS làm bài tập.
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 1.
- Hướng dẫn HS về nhà làm.
- Gọi HS đọc yêu cầu bài 2.
- Yêu cầu HS phát biểu cá nhân, các bạn khác nhận xét, bổ sung. GV nhận xét, kết luận.
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả
- Lê Minh Khuê sinh năm 1949, quê ở Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa.
- Là cây bút nữ chuyên viết về truyện ngắn.
2. Tác phẩm
- Tác phẩm viết năm 1971, lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ đang diễn ra gay go, ác nghiệt.
II. Đọc và tóm tắt truyện
1. Đọc
2. Tóm tắt
3. Ngôi kể : thứ nhất (Phương Định)
III. Tìm hiểu chi tiết văn bản
1. Hình ảnh ba cô gái thanh niên xung phong:
a. Hoàn cảnh sống và công việc:
- Sống và chiến đấu trên một cao điểm.
- Công việc: sau mỗi trận bom,đo khối lượng đất lấp vào hố bom; đếm bom chưa nổ thì phá bom.
=> Công việc mạo hiểm, luôn căng thẳng thần kinh, đòi hỏi sự dũng cảm và bình tĩnh cao.
b. Phẩm chất của các cô:
- Có tinh thần trách nhiệm cao với công việc .
- Dũng cảm, không sợ hi sinh, tình đồng đội gắn bó.
- Dễ xúc cảm, nhiều mơ ước, dễ vui mà cũng dễ trầm tư. 
- Thích làm đẹp cho cuộc sống của mình. 
c. Những nét riêng:
- Chị Thao: là người từng trải, cương quyết, táo bạo.
- Nho: người nhỏ nhắn, thích thêu thùa.
- Phương Định: thích ngắm mình, mơ mộng và thích hát.
-> Nghệ thuật kể chuyện xen miêu tả, lối trần thuật tự nhiên
=> Sự trong sáng, hồn nhiên của các cô gái gắn bó với nhau trong tình đồng chí đồng đội.
2. Nhân vật Phương Định:
- Là con gái Hà Nội vào chiến trường.
- Khá đẹp, được nhiều người để ý.
- Nhạy cảm, hồn nhiên, kín đáo.
- Yêu mến những người đồng đội và đon vị mình.
- Có trách nhiệm trong công việc của mình
* Công việc phá bom:
- Hết sức nguy hiểm và luôn cận kề với cái chết.
- Dũng cảm vượt qua và hoàn thành nhiệm vụ.
-> Nghệ thuật miêu tả tâm lý tinh tế và chân thực 
=> Phương Định là con người mới tiêu biểu cho lớp trẻ thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
IVTổng kết
* Ghi nhớ: SGK/122.
- Ý nghĩa
III. Luyện tập, củng cố
1. Tìm đọc và ghi lại
2. Phát biểu cảm nghĩ về nhân vật Phương Định.
- GV: Treo bảng phụ, yêu cầu học sinh đọc và khoanh tròn vào câu đúng.
a/ Truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” ra đời vào năm nào?
 A. Năm 1970 B. Năm 1971 C. Năm 1975 D. Năm 1976 
b/ Ngôi kể của truyện “Những ngôi sao xa xôi” giống với ngôi kể của tác phẩm nào sau đây?
 A. Bến quê B. Làng C. Cố hương D. Lặng lẽ Sa Pa. 
4. Hướng dẫn tự học
- Học bài, tóm tắt lại nội dung đoạn trích.
- Học thuộc nghệ thuật đặc sắc trong đoạn trích.
- Viết đoạn văn phân tích nhân vật trong truyện.
****************************************************************
NS:
ND:
Tiết 143: CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
(Phần Tập Làm Văn)
NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ
I. Mức độ cần đạt: 
1. Kiến thức: 
- Củng cố lại những kiến thức cơ bản về kiểu bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
- Tạo lập được văn bản nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
- Những kiến thức về kiểu bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
- Những bài thơ đáng chú ý ở địa phương.
2. Kĩ năng: 
- Nhận xét, đánh giá về một đoạn thơ, bài thơ thực tế ở địa phương.
- Làm một bài văn nghị luận văn học với những nhận xét, đánh giá riêng của mình.
3. Thái độ:
- Tự ý thức việc tìm hiểu các tác phẩm thơ của địa phương, từ đó làm bài nghị luận với cảm nhận chính xác của cá nhân mình.
II. Chuẩn bị
- GV: Tài liệu chương trình địa phương, những tác phẩm thơ thuộc địa phương.
- HS: Xem lại kiểu bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
III. Hoạt động lên lớp:
1. Ổn định lớp
2. Bài cũ: Không kiểm tra.
3. Bài mới: Giới thiệu tiết chương trình địa phương (Phần Tập làm văn) 
HĐ của thầy và trò
ND ghi bảng
HĐ1: Hướng dẫn HS chuẩn bị .
- Yêu cầu HS chọn một bài thơ của các nhà thơ Gia Lai mà em đã được học hoặc được đọc, cảm nhận và suy nghĩ của em về bài thơ ấy.
? Đề bài trên thuộc dạng nghị luận nào.
HĐ2: Hướng dẫn HS lập dàn bài.
- Yêu cầu HS nêu dàn bài chung của bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ
- GV chia nhóm, mỗi nhóm chọn một bài thơ (theo sự chuẩn bị) và lập dàn bài. 
- Gọi đại diện nhóm trình bày kết quả.
- Hướng dẫn HS nhận xét, bổ sung
- GV nhận xét chung và giới thiệu bài thơ Đêm hội làng Tây Nguyên của tác giả Nguyễn Đức Long.
+ Nội dung: miêu tả cảnh một đêm hội làng ở Tây Nguyên.
+ Nghệ thuật: miêu tả, biểu cảm, biện pháp điệp ngữ, thể thơ tự do, hình ảnh chân thật, ngôn ngữ ngắn gọn đậm chất Tây Nguyên.
HĐ2: Hướng dẫn HS luyện tập, củng cố.
- Trên cơ sở dàn bài đã có, hãy viết thành một bài văn hoàn chỉnh.
- GV nêu yêu cầu bài tập 2 : Sưu tầm một số bài thơ do các tác giả là thành viên của hội Văn học Nghệ thật Gia Lai sáng tác hoặc của các nhà thơ Việt Nam viết về Gia Lai.
- GV gợi ý : Bài “Còn chút gì để nhớ để thương”, “Plei –ku thương”...
- Nêu yêu cầu bài tập 3 : Sưu tầm một số bài phê bình văn học được đăng báo, tạp chí của trung ương và địa phương trong thời gian gần đây.
 Nhận xét sự chuẩn bị và tinh thần làm việc của các em.
I. Đề bài:
 Chọn một bài thơ của các nhà thơ Gia Lai mà em đã được học hoặc được đọc, cảm nhận và suy nghĩ của em về bài thơ ấy.
II. Lập dàn bài:
1/ Mở bài: Giới thiệu bài thơ, nêu khái quát cảm nhận về tác phẩm.
2/ Thân bài: Lần lượt trình bày nhận xét, đánh giá của bản thân về gía trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ (tâm trạng trữ tình, hình tượng nghệ thuật, ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu...)
3/ Kết bài: Tổng kết cái hay, cái đẹp của bài thơ, ý nghĩa của bài thơ.
III. Luyện tập, củng cố
1. Viết thành bài văn hoàn chỉnh.
2. Sưu tầm một số bài thơ...
3. Sưu tầm một số bài phê bình...
 ĐÊM HỘI LÀNG TÂY NGUYÊN (Nguyễn Đức Long) 
đêm tay cồng này gạo
cồng chiêng tay chiêng này muối
giục vầng trăng lên ngả ngớn thịt nướng
giục ngọn lửa thiêng ngả nghiêng rượu cần
giục rượu cần dậy men lửa cháy thâu đêm này nhịp cồng chiêng 
giục ngọn lửa thiêng rượu chảy thâu đêm nhịp chân vấn vít
bùng cháy hát múa thâu đêm bàn chân cuồng nhiệt
giục núi rừng tiếng hú đêm chiêng
thức dậy gọi trăng ngiêng
giục bàn chân về hồng hoang tiền sử hội làng tây nguyên
xoay... ơ người say ngây ngất
bàn tay linh hồn hồn quay lăn lóc
nắm bàn tay ơ ai
buôn làng vào hội thần giàng nhớ ai
trống cái mời gọi đừng lú tìm ai!...
bưng, bưng, bưng... đừng quên
làng xa con đường về hội 
làng gần con đường vào hội 
đêm không ngủ 
cành cây 
ngọn cỏ 
rần rật hơi xuân 4. Hướng dẫn tự học:
- Làm bài tập về nhà. Dựa vào dàn bài, hoàn thành bài viết nghị luận về sự việc, hiện tượng đời sống với dẫn chứng cụ thể, thuyết phục, có bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, không quá 1500 chữ.
- Soạn bài Biên bản:
+ Đọc các ví dụ SGK và trả lời câu hỏi. Chuẩn bị một số mẫu biên bản

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 30(1).doc