Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết số 68: Người kể chuyện trong văn bản tự sự hướng dẫn bài viết số 3

Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết số 68: Người kể chuyện trong văn bản tự sự hướng dẫn bài viết số 3

NGƯỜI KỂ CHUYỆN TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ

 HƯỚNG DẪN BÀI VIẾT SỐ 3

I. Mục tiêu cần đạt:

 Học sinh:

 - Hiểu và nhận diện được thế nào là người kể chuyện, vai trò và mối quan hệ giữa người kể với ngôi kể trong văn bản tự sự.

 - Có ý thức lựa chọn ngôi kể, người kể cho phù hợp vời từng loại văn bản khi viết văn.

 - Rèn luyện kĩ năng nhận diện và tập kết hợp các yếu tố này khi đọc cũng như khi viết văn.

II. Tiến trình lên lớp:

 1. Ổn định: 9a /36 (vắng )

 2. Bài cũ:

 a. Câu hỏi: Trong truyện “Lặng lẽ Sa Pa” ngôi kể là ngôi thứ mấy? Tác giả nhìn sự việc từ góc độ nào? Người kể và ngôi kể có quan hệ không?

 b. Đáp án: - Nêu được ngôi kể: (3đ)

 - Cách nhìn nhận sự việc, mỗi quan hệ (6đ)

 3. Bài mới: Giới thiệu bài:

 

doc 4 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 904Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết số 68: Người kể chuyện trong văn bản tự sự hướng dẫn bài viết số 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 68: Tập làm văn. Ngày dạy: 15/11/08
NGƯỜI KỂ CHUYỆN TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
 HƯỚNG DẪN BÀI VIẾT SỐ 3
I. Mục tiêu cần đạt:
 Học sinh:
 - Hiểu và nhận diện được thế nào là người kể chuyện, vai trò và mối quan hệ giữa người kể với ngôi kể trong văn bản tự sự.
 - Có ý thức lựa chọn ngôi kể, người kể cho phù hợp vời từng loại văn bản khi viết văn.
 - Rèn luyện kĩ năng nhận diện và tập kết hợp các yếu tố này khi đọc cũng như khi viết văn.
II. Tiến trình lên lớp:
 1. Ổn định: 9a /36 (vắng) 
 2. Bài cũ: 
 a. Câu hỏi: Trong truyện “Lặng lẽ Sa Pa” ngôi kể là ngôi thứ mấy? Tác giả nhìn sự việc từ góc độ nào? Người kể và ngôi kể có quan hệ không?
 b. Đáp án: - Nêu được ngôi kể: (3đ)
 - Cách nhìn nhận sự việc, mỗi quan hệ (6đ)
 3. Bài mới: Giới thiệu bài: 
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
* Hoạt động1: Hướng dẫn tìm hiểu vai trò của người kể chuyện trong văn bản tự sự. 
- Nêu yêu cầu.
+ Đọc đoạn văn trích từ truyện ngắn “lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long .
- Chuyện kể về ai và việc gì?
+ Kể về phút chia tay giữa hoạ sĩ, cô gái và anh thanh niên.
- Ai là người kể chuyện trên? Có phải là anh thanh niên, hoạ sĩ già hay cô kĩ sư không? Vì sao?
+ Ba nhân vật được nói tới, được miêu tả một cách khách quan: “anh thanh niên vừa vào, vừa kêu lên ” “Cô kĩ sư mặt đỏ ửng”; “Bổng hoạ sĩ quay lại “ 
- Nếu một trong ba nhân vật trên kể thì ba ngôi kể phải như thế nào?
+ Ngôi kể, lời văn thay đổi -> ngôi thứ nhất.
- Như vậy người kể chuyện ở đây là ai?
+ Không xuất hiện trong câu chuyện mà dấu mình.
- Những câu “Giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ” “Những người con gái sắp xa ta, biết không bao giờ gặp ta nữa, hay nhìn ta như vậy”  là nhận xét của người nào về ai?
+ Những lời nhận xét chính là của người kể (như nhập vai vào nhân vật) kể về anh ta và nói hộ suy nghĩ và tình cảm của anh ta.
- Khắc sâu: Đó là một trong ba điểm nhìn của người kể
 -> điểm nhìn thấu suốt người kể có mặt khắp mọi nơi, thấy tất cả mọi hành động và hiểu hết mọi tư tưởng, tình cảm của nhân vật.
- Hãy nêu những căn cứ để có thể nhận xét: người kể chuyện ở đây dường như thấy hết và biết tất cả mội việc, mọi hành động, tâm tư, tình cảm của nhâ vật?
- Như vậy trong văn bản tự sự, ngoài hình thức kể chuyện theo ngôi thứ nhất còn có hình thức kể chuyện theo ngôi thứ mấy?
- Em hiểu gì về ngôi kể này? Nêu ưu điểm, hạn chế ngôi thứ nhất?
- Vai trò của người kể chuyện trong văn bản tự sự? Nhận xét ngôi kể trong văn bản đã học?
+ Đọc ghi nhớ. 
* Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập. 
Phần a:
+ Đọc đoạn trích trong sgk/194 và nêu yêu cầu bài tập?
- So sánh đoạn văn của Nguyên Hồng với đoạn văn của Nguyễn Thành Long vừ phân tích và rút ra
- Người kể chuyện ở đây là ai? Kể điều gì?
- Ngôi kể này có ưu điểm gì và có hạn chế gì so với ngôi kể ở đoạn trên?
- Bé Hồng có nhìn thấy và cảm nhận được tâm trạng và cảm xúc của người mẹ khi cậu nằm trong lòng mẹ không?
+ Thảo luận theo 4 nhóm.
+ Trình bày kết quả bằng bảng phụ
+ Lớp nhận xét và bổ sung.
- Chốt lại. 
Phần b:
- Phân học sinh thảo luận theo ba nhóm (6’)
 + Nhóm 1, 2: Đặt mình vào nhân vật anh thanh niên để kể 
 + Nhóm 3: Đặt mình là nhân vật cô gái.
 + Nhóm 4: Đặt mình là nhân vật hoạ sĩ để kể.
=> Từ đó rút ra ưu, khuyết điểm , hạn chế khi kể 
- Tổ chức cho bốn nhóm nói trước lớp cho các em rút ra những ưu và hạn chế.
+ Trình bày, lớp lắng nghe, nhận xét, bổ sung và tuyên dương.
+ Sửa bài tập vào vở.
- Củng cố kiến thức khaí quát về ngôi kể và người kể chuyện trong văn bản tự sự.
I.Vai trò của người kể chuyện trong văn tự sự:
 1. Ví dụ: ( Bảng phụ )
 2. Nhận xét: 
 - Đoạn trích kể về phút chia tay giữa hoạ sĩ, cô kĩ sư và anh thanh niên .
 - Người kể vắng mặt.
 - Những câu văn, lời nhận xét mà người kể nhập vào vai anh thanh niên nói hộ suy nghĩ, tình cảm
- Căn cứ: người kể vắng mặt, đối tượng miêu tả, điểm nhìn và lời văn.
2. Ghi nhớ: 
 (Sgk/193.)
II. Luyện tập:
 1. Bài tập 1,2:
 a. Người kể “ tôi”: ngôi 1
 - Ưu điểm:
 + Diễn tả cảm xúc, tâm tư, tình cảm, miêu tả những diễn biến tâm lí phức tạp.
 + Nhân vật bộc lộ suy nghĩ về sự việc -> Chủ quan.
 - Hạn chế:
 + Không miêu tả bao quát, khách quan, sinh động, khó tạo ra cái nhìn nhiều chiều.
 -> gây sự đơn điệu trong bài văn.
 b. Chuyển đoạn văn:
 - Nhân vật anh thanh niên:
 + Cảm xúc khi thấy thời gian hết: tâm trạng buồn, tiếc.
 + Không biết được hành động của cô gái.
 - Nhân vật cô gái:
 + Tâm trạng khi thấy anh, thông báo thời gian đã hết.
 + Lời muốn nói (Khi cầm tay)
 - Nhân vật hoạ sĩ :
 + Tình cảm suy nghĩ như thế nào -> quyết định muốn quay lại.
 + Không nhìn cảnh chia tay
* Hoạt động 2: Hướng dẫn bài viết số 3
 - Về thể loại: tự sự.
 - Yêu cầu: Tập trung viết một văn bản tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận và miêu tả nội tâm.
( Nội dung cốt lõi vẫn là tự sự, yếu tố nghị luận và miêu tả nội tâm là phụ góp phần làm cho câu chuyện chặt chẽ, miêu tả được diễn biến tâm lí nhân vậtgợi sự suy ngẫm cho người đọc) 
 Ví dụ: Một số đề ở Sgk
* Đề 1: Nội dung chính là kể lại chuyện đã trót xem nhật kí của bạn như thế nào? Còn yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận là việc miêu tả những suy nghĩ, tình cảm của mình sau khi đã có hành động đó
* Đề 2: Vì chiến tranh qua đi khá lâu, thế hệ hôm nay chỉ biết về nó qua thơ ca, sách báo Nên để viết được bìa cần nắm nội dung hình tượng những người chiến sĩ trong bài thơ( nghị luận và miêu tả nội tâm ở những đoạn: suy nghĩ và tình cảm khi gặp người chiến sĩ, suy nghĩ về chiến tranh và trách nhiệm của thế hệ trẻ
* Đề 3: Nội dung chính là kể một kỉ niệm đáng nhớ giữa mình và thầy cô giáo cũ. (nghị luận và miêu tả nội tâm ở những đoạn: tình cảm, nỗi xúc động khi kể lại chuyệnsuy nghĩ về tình thầy trò)
*Đề 4: Nội dung chính là kể về cuộc gặp gỡ của tập thể lớp với các anh bộ đội nhân ngày 22/12
4. Củng cố: Vai trò của người kể chuyện trong văn bản tự sự?
5. Hướng dẫn – dặn dò: 
 a. Bài tập: - Học bài, thấy được ngôi kể, người kể ảnh hưởng rất lớn đến câu chuyện.
	 - Làm chuyển đổi ngôi kể “Ông Hai” ->ngôi 1 (trong đoạn 1)của tác phẩm Làng.
 b. Chuẩn bị: Ôn lại kiến thức về kiểu bài tự sự kết hợp với nghị luận và miêu tả nội tâm để viết bài làm văn số 3; nghiên cứu kĩ các dạng đề; vở viết bài 
*********************

Tài liệu đính kèm:

  • doct 68.doc