Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết số 81: Tức cảnh Pác Bó

Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết số 81: Tức cảnh Pác Bó

13/01/09 TỨC CẢNH PÁC BÓ

 - Hồ Chí Minh -

I. Mục tiêu cần đạt

Học sinh:

 - Hiểu được gian khổ ở Pác Bó; qua đó thấy được vẻ đẹp tâm hồn của Bác vừa là một chiến sĩ say mê cách mạng, vừa là một khách lâm tuyền ung dung sống hoà nhịp với thiên nhiên.

 - Hiểu được giá trị nghệ thuật độc đáo của bài thơ.

 - Rèn kỹ năng đọc diễn cảm, phân tích thơ tứ tuyệt Đường luật, tìm hiểu và phân tích trong thơ Đường luật.

II. Chuẩn bị: Máy chiếu và hình ảnh Bác Hồ hoạt động ở Pác Bó

III. Tiến trình lên lớp:

 1. Ổn định: 8a: / 25 (vắng .)

 2. Kiểm tra:

 - Đọc thuộc lòng bài thơ Khi con tu hú? Bài thơ Khi con tu hú gợi cho em nhớ lại bài thơ nào nhớ lại bài thơ nào cũng viết về người chiến sĩ cách mạng trong tù?

 - Âm thanh của tiếng chim tu hú mở đầu và kết thúc đoạn có vai trò gì? Tâm trạng của nhà thơ trong 2 đoạn ấy có được thể hiện bằng một cách không?

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 694Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết số 81: Tức cảnh Pác Bó", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 81: Văn bản 	 Ngày giảng: 13/01/09 TỨC CẢNH PÁC BÓ
 	 - Hồ Chí Minh - 
I. Mục tiêu cần đạt
Học sinh:
 - Hiểu được gian khổ ở Pác Bó; qua đó thấy được vẻ đẹp tâm hồn của Bác vừa là một chiến sĩ say mê cách mạng, vừa là một khách lâm tuyền ung dung sống hoà nhịp với thiên nhiên.
 - Hiểu được giá trị nghệ thuật độc đáo của bài thơ.
 - Rèn kỹ năng đọc diễn cảm, phân tích thơ tứ tuyệt Đường luật, tìm hiểu và phân tích trong thơ Đường luật.
II. Chuẩn bị: Máy chiếu và hình ảnh Bác Hồ hoạt động ở Pác Bó
III. Tiến trình lên lớp:
 1. Ổn định: 8a: / 25 (vắng.) 
 2. Kiểm tra: 
 - Đọc thuộc lòng bài thơ Khi con tu hú? Bài thơ Khi con tu hú gợi cho em nhớ lại bài thơ nào nhớ lại bài thơ nào cũng viết về người chiến sĩ cách mạng trong tù? 
 - Âm thanh của tiếng chim tu hú mở đầu và kết thúc đoạn có vai trò gì? Tâm trạng của nhà thơ trong 2 đoạn ấy có được thể hiện bằng một cách không?
 3. Bài mới: Giới thiệu vào bài
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
* Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu tác giả, tác phẩm
- Cho Hs quan sát chân dung Hồ Chí Minh
- Nhắc lại đôi nét về tác giả?
+ Quan sát, nêu sơ lược.
- Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ?
- Thử nêu nội dung của tác phẩm?
*Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc – hiểu bài thơ.
- Hướng dẫn học sinh cách đọc.
(giọng vui, pha chút hóm hỉnh, nhẹ nhàng, thanh thoát, thoải mái, sảng khoái; rõ nhịp 4/3; 3/4)
- Đọc mẫu - cho học sinh đọc.
- Hướng dẫn cho học sinh giải thích một số từ khó.
+ Giải thích từ khó.
- Nêu thể thơ?
Bài thơ này khác với bài Nguyên tiêu ở điểm nào?
 (Viết bằng chữ Quốc ngữ)
+ Đọc hai câu thơ đầu.
- Câu thơ đầu nói về việc gì? Nhịp thơ như trên gợi cho người đọc thấy nơi ở, nếp sinh hoạt của Bác Hồ như thế nào? 
(Câu thơ nói về việc ở và nếp sinh hoạt của Bác, nhịp thơ 4/3 tạo câu thơ thành 2 vế sóng đôi toát lên vẻ nhịp nhàng đều đặn: sáng ra, tối vào. Đó là cuộc sống bí mật nhưng vẫn giữ được quy củ. Đặc biệt là tâm trạng thoải mái, ung dung hoà với nhịp sống núi rừng, với hang, với suối - Đó là cách nói vui, thể hiện tinh thần khoẻ mạnh lạc quan của Hồ Chí Minh, chứ thực ra hồi đó Người sống trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn: hang đá lạnh buốt, những khi trời mưa to rắn rết chui vào hang có những buổi sớm, vừa thức dậy Người thấy cả con rắn to đang nằm bên cạnh, Người sốt rét luôn (Theo hồi ký của Võ Nguyên Giáp: Những năm tháng không thể quên được)
- Câu thơ thứ hai nói về việc gì trong sinh hoạt của Bác ở Pác Bó? Cháo, bẹ, rau, măng là những sản phẩm như thế nào? 
* Cho học sinh thảo luận.
+ Có 3 cách hiểu về từ sẵn sàng: lúc nào cũng có, cũng sẵn không thiếu; tuy hoàn cảnh vật chất thiếu thốn gian khổ, nhưng tinh thần lúc nào cũng sẵn sàng chấp nhận gian khổ, khắc phục và vượt qua; kết hợp cả 2 cách trên vừa nói cái hiện thực vừa nói cái tinh thần tâm hồn vui tươi sảng khoái của người chiến sĩ cách mạng. Ý kiến của em?
 (Câu thơ nói về chuyện ăn ở Pác Bó, nhưng nói theo cách a có vẻ đúng với tâm hồn của Bác hơn cách b và c)
+ Đọc hai câu thơ tiếp theo.
- Câu thơ này tả cái gì? Giải thích từ chông chênh?
- Dịch sử Đảng là làm việc gì, mục đích?
- Hình ảnh Bác Hồ ngồi bên bàn đá chông chênh dịch sử Đảng có ý nghĩa như thế nào? 
- Hai tiếng mang thanh bằng, tiếp theo ba tiếng mang thanh trắc đem lại hiệu quả gì?
-Từ nào có ý nghĩa quan trọng nhất của câu thơ thứ 4, bài thơ?Vì sao?
- Giải thích ý nghĩa của từ sang?
* Cho học sinh thảo luận.
(Sang là sang trọng, là giàu có, là cao quý, đẹp đẽ, là cảm giác hài lòng. Đó là tâm trạng là tình cảm của HCM khi tự nhìn nhận, đánh giá về cuộc sống của mình, cuộc đời cách mạng của chính Người trong những ngày ở Pắc Pó
 (Bàn làm việc của Bác ở hang Pác Bó)
 (Giường ngủ của Bác ở hang Pác Bó) 
 - Cho học sinh quan sát tranh.
- Em cảm nhận được điều gì từ phân tích thơ và những bức tranh đó?
+ Nêu cảm nhận.
-Tìm những câu thơ bài thơ nói về thú lâm tuyền của Bác.
* Hoạt động 3: Hướng dẫn tổng kết
- Khái quát nghệ thuật của bài thơ?
- Qua đó em hiểu thâm phẩm chất gì của người anh hùng giải phóng dân tộc?
+ Khái quát lại kiến thức cơ bản.
I. Giới thiệu chung:
1.Tác giả:
2.Tác phẩm:
 a. Hoàn cảnh sáng tác: Tháng 2 .1941 lãnh tụ NAQ về sống ở hang Pác Bó trực tiếp lãnh đạo cách mạng.
 b. Nội dung: Tinh thần lạc quan Cách mạng của Bác
II. Đọc - hiểu văn bản:
 1.Đọc - chú thích:
2. Phân tích:
a. Hai câu đầu:
 Sáng ra bờ suối, tối vào hang
 Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng.
 -> giọng vui đùa, phép đối.
 => Cuộc sống thật là đạm bạc, kham khổ ->Tinh thần lạc quan của Bác.
b. Hai câu cuối:
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng
Cuộc đời cách mạng thật là sang.
-> Từ láy gợi hình.
=>Tinh thần lạc quan, yêu đời của một người có nhân cách cao cả.
III. Tổng kết:
* Ghi nhớ Sgk.
 4. Củng cố: Đọc diễn cảm bài thơ.
 5. Hướng dẫn – dặn dò:
 a. Bài học: Học bài và làm bài luyện tập.
 b. Chuẩn bị bài: Câu cầu khiến.
 + Nghiên cứu ví dụ và trả lời câu hỏi, khi nói và viết câu cầu khiến cnầ phải làm gì?
 + Đặt năm câu cầu khiến.
******************************

Tài liệu đính kèm:

  • docT81.doc