Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết số 82: Câu cầu khiến

Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết số 82: Câu cầu khiến

I. Mục tiêu cần đạt

Học sinh:

 - Hiểu rõ đặc điểm hình thức của câu cầu khiến. Phân biệt câu cầu khiến với các kiểu câu khác. Nắm vững chức năng của câu cầu khiến.

- Có ý thức sử dụng câu cầu khiến phù hợp với tình huống giao tiếp.

- Rèn kĩ năng đặt câu.

II. Chuẩn bị:

III. Tiến trình lên lớp:

 1. Ổn định: 8a: / 25 (vắng .)

 2. Kiểm tra:

 a. Câu hỏi: Nêu khái niệm và chức năng của câu nghi vấn? Cho ví dụ minh hoạ.

 b. Đáp án: Nêu đúng khái niệm, chức năng: ( 5 đ ); lấy ví dụ đúng, hay: ( 5 đ )

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 934Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết số 82: Câu cầu khiến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 82: Văn bản 	 Ngày giảng: 02/02/09 CÂU CẦU KHIẾN
I. Mục tiêu cần đạt
Học sinh:
 - Hiểu rõ đặc điểm hình thức của câu cầu khiến. Phân biệt câu cầu khiến với các kiểu câu khác. Nắm vững chức năng của câu cầu khiến.
- Có ý thức sử dụng câu cầu khiến phù hợp với tình huống giao tiếp.
- Rèn kĩ năng đặt câu.
II. Chuẩn bị: 
III. Tiến trình lên lớp:
 1. Ổn định: 8a: / 25 (vắng.) 
 2. Kiểm tra: 
 a. Câu hỏi: Nêu khái niệm và chức năng của câu nghi vấn? Cho ví dụ minh hoạ.
 b. Đáp án: Nêu đúng khái niệm, chức năng: ( 5 đ ); lấy ví dụ đúng, hay: ( 5 đ )
 3. Bài mới:
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
* Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu đặc điểm hình thức và chức năng của câu nghi vấn.
- Treo bảng phụ 2 đoạn trích a,b (Sgk .tr 30)
+ Đọc ví dụ 
- Trong hai đoạn trích trên, câu nào là câu cầu khiến?
+ Lên bảng gạch chân những câu cầu khiến.
- Đặc điểm hình thức nào cho biết đó là câu cầu khiến?
+ Tìm những từ cầu khiến như: đừng, đi, thôi...
- Những câu cầu khiến ở đoạn trích trên dùng để làm gì?
+ Tìm chức năng của từng câu.
+ Đọc ví dụ a, b mục 2/tr30 (chú ý phải nhấn mạnh ngữ điệu)
* Lưu ý: Ngữ điệu là âm điệu, giọng điệu phát âm câu nói.
- Cách đọc câu “Mở cửa!” trong câu (b) có khác với cách đọc câu “Mở cửa.” trong (a) có khác nhau không?
+ Câu (b) phát âm giọng cần nhấn mạnh hơn.
- Câu “Mở cửa!” trong (b) dùng để làm gì? Nó khác với câu “Mở cửa.” trong (a) ở chỗ nào?
+ Phân tích chức năng của từng câu: Câu thứ nhất dùng để trả lời câu hỏi, câu thứ hai dùng để đề nghị, ra lệnh.
- Từ phân tích ví dụ hảy cho biết thế nào là câu cầu khiến? Chức năng của câu cầu khiến? Cho ví dụ minh hoạ.
+ Khái quát kiến thức cơ bản và lấy thêm ví dụ.
* Làm bài tập nhanh củng cố khái niệm.
Câu cầu khiến chứa các phụ từ đứng trước động từ gồm:
A. Hãy, đi, thôi, nào. B. Hãy, đừng, chớ.
C. Đừng, đi, thôi. D. Thôi, chớ, đừng
I. Đặc điểm hình thức và chức năng của câu nghi vấn.
 1. Ví dụ:
 VD 1:
 - Đặc điểm hình thức: Có từ ngữ cầu khiến: đừng, đi, thôi.
 - Chức năng: khuyên bảo, yêu cầu
VD 2:
 - Câu 1: trần thuật (dùng trả lời câu hỏi)
 - Câu 2: cầu khiến (dùng để đề nghị, ra lệnh)
 2. Ghi nhớ (Sgk)
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
*Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập.
- Hướng dẫn làm bài tập nhận biết, củng cố khái niệm.
- Gọi Hs xác định yêu cầu của bài tập 1.
- Đặc điểm hình thức nào cho biết những câu trên là câu cầu khiến?
- Nhận xét về chủ ngữ trong những câu trên. Thử thêm, bớt hoặc thay đổi chủ ngữ xem ý nghĩa các câu trên thay đổi như thế nào?
+ Đứng tại chỗ trả lời
+ Nhận xét – bổ sung.
 - Cho Hs xác định yêu cầu của bài tập 2, 3.
 - Yêu cầu xác định câu cầu khiến và nhận xét sự khác nhau về hình thức biểu hiện ý nghĩa câu cầu khiến giữa những câu đó.
+ 2 Hs lên bảng làm.
- Theo dõi, sửa chữa.
+ Nêu yêu cầu của bài 4, 5.
- Hướng dẫn cách làm: 
- Chia lớp thành 2 nhóm thảo luận (Nhóm 1 làm bài 4, Lộc nhóm trưởng, Huệ thư kí) (Nhóm 2 làm bài 5, Dương nhóm trưởng, Vân thư kí)
+ Tiến hành thảo luận.
- Theo dõi, động viên.
- Gọi đại diện nhóm thuyết trình kết quả.
+ Nhận xét – bổ sung.
- Sửa hoàn chỉnh.
II. Luyện tập:
Bài 1 / 31:
 - Dấu hiệu:
 a. hãy, b. đi, c. đừng
 - CN của ba câu đều chỉ người đối thoại.
 Câu a: vắng CN.
 Câu b: CN là: ông giáo (ngôi thứ hai số ít)
 Câu c: CN là: chúng ta (ngôi thứ nhất số nhiều)
 - Có thể thêm, bớt CN của ba câu trên.
 a. Con hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên vương.
(Không thay đổi ý nghĩa...lời yêu cầu nhẹ nhàng, tình cảm hơn)
 b. Hút trước đi
 (Ý nghĩa cầu khiến mạnh hơn, câu nói kém lịch sự hơn)
 c. Nay các anh đừng làm gì nữa, thử xem lão Miệng có sống được không.
 (Thay đổi cơ bản ý nghĩa của câu, trong câu thứ hai, ở số người tiếp nhận lời đề nghị, không có người nói)
Bài 2 / 32:
 a. Thôi im cái điệu hát mưa dầm sụt sùi ấy đi.
(vắng CN)
 b. Các em đừng khóc. (CN, ngôi thứ hai số nhiều)
 c. Đưa tay cho tôi mau!; Cầm lấy tay tôi này! ( vắng CN, không có từ ngữ cầu khiến, chỉ có ngữ điệu cầu khiến)
Bài 3 / 32: So sánh hình thức và ý nghĩa của hai câu cuầ khiến:
 Câu a: vắng CN
 Câu b: có CN (làm cho ý cầu khiến nhẹ nhàng hơn, thể hiện rõ tình cảm của người nói đối với người nghe)
Bài 4 / 32: - Dế Choắt nói với Dế Mèn câu đó vì mục đích cầu khiến nhưng thể hiện sự nhút nhát, khiêm nhường)
- Dùng câu nghi vấn làm cho ý cầu khiến nhẹ nhàng hơn, ít rõ ràng hơn ( phù hợp với tính cách và vị thế của Dế Choắt)
Bài 5 / 32 - So sánh ý nghĩa:
 Đi đi con!: chỉ có ngươi con đi.
 Đi thôi con!: con và mẹ cùng đi.
- Khả năng thay thế:
 Hai câu không thể thay thế cho nhau vì có nghĩa khác nhau.
 4. Củng cố: Thế nào là câu cầu khiến, chức năng chính của câu cầu khiến?
 5. Hướng dẫn – dặn dò
 a. Bài học: Viết đoạn hội thoại ngắn có sử dụng câu nghi vấn và câu cầu khiến ( nêu rõ chức năng)
 b. Chuẩn bị: Đọc bài văn “Hồ Hoàn Kiếm và Đến Ngọc Sơn / tr 33 ghi ra những hiểu biết của em về địa danh đó; Muốn có kiến thức về danh lam tnắng cảnh cần phải làm gì? Nhận xét về bố cục và phương pháp thuyết minh?

Tài liệu đính kèm:

  • docT82.doc