Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết học 129: Cách làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ hướng dẫn làm bài viết số 7

Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết học 129: Cách làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ hướng dẫn làm bài viết số 7

CÁCH LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI VIẾT SỐ 7

I. Mục tiêu cần đạt:

Học sinh:

- Biết cách viết bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ đúng với uyê cầu của bài nghị luận văn học.

- Có ý thức lập dàn ý và bày tỏ ý kiến khi viết văn.

- Rén kĩ năng thực hiện các bước khi làm bài, biết cách tổ chức, triển khai luận điểm.

II. Tiến trình lên lớp:

 1. Ổn định: 9a /35 ( vắng .)

 2. Kiểm tra: -Thế nào là nghị luận một tác phẩm văn học?

 - Hãy đánh giá hai câu thơ sau : “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

 Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 618Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết học 129: Cách làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ hướng dẫn làm bài viết số 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 129. Tập làm văn Ngày dạy: 10/03/09
CÁCH LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI VIẾT SỐ 7
I. Mục tiêu cần đạt:
Học sinh:
- Biết cách viết bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ đúng với uyê cầu của bài nghị luận văn học.
- Có ý thức lập dàn ý và bày tỏ ý kiến khi viết văn.
- Rén kĩ năng thực hiện các bước khi làm bài, biết cách tổ chức, triển khai luận điểm.
II. Tiến trình lên lớp:
 1. Ổn định: 9a /35 ( vắng.) 
 2. Kiểm tra: -Thế nào là nghị luận một tác phẩm văn học?
 - Hãy đánh giá hai câu thơ sau : “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
 Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”
 3. Bài mới: 
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
* Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu đề bài.
+ Đọc 4 đề trong Sgk. 
- Các đề bài trên được cấu tạo như thế nào?
- Yêu cầu của đề được thể hiện ở những từ ngữ nào?
+ Phân tích, cảm nghĩ, cảm nhận
- Đối tượng nghị luận là gì?
- Nếu chia nhóm dạng đề em sẽ căn cứ vào đối tượng hay từ ngữ yêu cầu của đề?
+ Nêu đối tượng.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn cách làm.
+ Nhắc 4 bước làm bài
+ Đọc bài viết về quê hương Sgk/81
- Bài “Quê hương” các em đã được học ở lớp mấy? Của tác giả nào?
- Hãy chỉ ra bố cục ba phần của bài văn?
- Phần mở bài tác giả viết những ý gì?
- Trong phần thân bài, câu nào nêu luận điểm?
- Để triển khai luận điểm đó tác giả đã phân tích mấy dẫn chứng?
- Mỗi dẫn chứng được phân tích, triển khai như thế nào?
- Trong mỗi câu nêu luận cứ từ ngữ nào thể hiện sự đánh giá của người viết?
+ Phát hiện dàn ý qua câu hỏi gợi ý của giáo viên
+ Thảo luận theo nhóm (7’)
+ Đại diện nhóm trình bày 
+ Lớp nhận xét – bổ sung.
- Dùng bảng phụ đưa ra hệ thống luận điểm, luận cứ.
- Làm một bài văn nghị luận về đoạn thơ, bài thơ gồm có mấy bước?
- Dàn ý của bài văn nghị luận gồm có mấy phần? Nêu nội dung từng phần?
- Luận cứ được triển khai từ cơ sở nào?
- Những dẫn chứng: câu thơ -> phân tích?
+ Đọc ghi nhớ.
* Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập.
+ Đọc yêu cầu của đề bài 
- Phân tích khổ thơ đầu trong bài “Sang thu” của Hữu Thỉnh?
- Hoàn cảnh sáng tác của bài thơ?
- Vị trí khổ thơ?
- Nội dung cảm xúc của bài thơ này là gì?
- Cảm xúc của nhà thơ được gợi lên từ hương vị, đặc điêûm gì của thiên nhiên?
- Hình ảnh, ngôn từ trong khổ thơ được đặc sắc như thế nào?
+ Thảo luâïn theo nhóm 5phút (lập dàn ý)
+ Nhóm 1: Phần mở bài và kết bài 
+ Mhóm 2: Viết phần thân bài
+ Đại diện nhóm trình bày – lớp nhận xét – bổ sung.
- Nhận xét, sửa chữa.
I. Đề bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
 1. Phân tích ví dụ:
 2. Nhận xét:
 - Yêu cầu: phân tích, cảm nghĩ, cảm nhận.
 - Đối tượng: 
 + Hình ảnh trong thơ.
 + Một đoạn thơ.
 + Cả bài thơ.
II. Cách làm bài.
 1. Phân tích ví dụ:
 - Tình yêu quê hương của tế Hanh trong bài “Quê hương”
 a. Cách làm bài văn nghị luận:
 4 bước
 b. Cách tổ chức triển khai luận điểm:
 - Mở bài:
 + Cảm xúc về đề tài quê hương trong thơ Tế Hanh.
 + Giới thiệu bài “Quê hương”
 - Thân bài:
 + Câu 1: Nêu luận điểm
 + Luận cứ 1: Hình ảnh đoàn thuyền ra khơi trong ký ức. 
 + Thơ
 + Con thuyền
 + Lời thơ, từ ngữ
 + Cảm nhận về cánh buồm
 ->Tình cảm thiêng liêng, trìu mến
- Luận cứ 2: Cảnh đáng yêu khi chào đón thành quả lao động (tấp nập, vui tươi)
 + Thơ
 + Nhận xét âm điệu, so sánh
 - Luận cứ 3: Hình ảnh con người với những câu thơ hay nhất
 + Nhận xét con người: bức tượng đài
 -> hương vị quê hương
 + Nhận xét câu thơ cuối.
 - Kết bài:
 + Đánh giá khái quát 
 + Tác dụng
 2. Ghi nhớ: Sgk.
III. Luyện tập:
* Đề bài: Phân tích khổ thơ đầu trong bài “Sang thu”
 1. Lập dàn ý:
 a. Mở bài:
 - Giới thiệu bài thơ
 -Vị trí đoạn thơ, nội dung 
 b. Thân bài:
 - Phân tích những chi tiết:
 + Hương ổi: phả
 + Sương: chùng chình
 + Cảm giác: bồng bềnh – hình như
 -> Hình ảnh độc đáo: cảm xúc tinh tế
 c. Kết bài: Cảm xúc chung.
IV. Hướng dẫn viết bài số 7
 - Thể loại: nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
 - Yêu cầu: 
+ Cần phân biệt nghị luận thơ với nghị luận tác phẩm truyện.
+ Phạm vi: một đoạn thơ (bài thơ) đã được học.
+ Phương pháp: Những nhận xét, suy nghĩ cần gắn với việc vận dụng linh hoạt các thao tác phân tích, giải thích, chứng minh trong quá trình viết bài...Lựa chọn những chi tiết, hình ảnh tiêu biểu, hay trong tác phẩm để làm dẫn chứng cho bài viết. Có lập luận, dẫn chứng xác đáng, tránh sa vào liệt kê
+ Hình thức trình bày: phải mạch lạc, bố cục rõ ràng, lời văn trong sáng. 
4. Củng cố: Sự khác nhau khi làm bài nghị luận về một tác phẫm truyện và một bài thơ?
5. Hướng dẫn – dặn dò:
 - Nắm vững cách làm (Học thuộc phần ghi nhớ)
 - Soạn “Mây và sóng” chú ý cuộc đối thoại – độc thoại và tình cảm của người con dành cho mẹ trước những cám dỗ.
 + Em bé đã tạo ra mấy trò chơi? So sánh những trò chơi đó với trò của Mây và Sóng.
*********************************

Tài liệu đính kèm:

  • doct 129.doc