Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết số 85: Ôn tập tập làm văn (tiếp)

Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết số 85: Ôn tập tập làm văn (tiếp)

ÔN TẬP TẬP LÀM VĂN (tiếp)

I. Mục tiêu cần đạt:

 - Nắm được các nội dung chính của phần Tập Làm Văn trong Ngữ văn 9, thấy được tính chất tích hợp của chúng với văn bản chung.

 - Thấy được tính kế thừa và phát triển của các nội dung Tập Làm Văn lớp 9 bằng cách so sánh với nội dung các kiểu văn bản đã học ở lớp dưới.

- Rèn kĩ năng vận dụng.

 

doc 4 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 803Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết số 85: Ôn tập tập làm văn (tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tiết 85: Tập làm văn	 Ngày dạy: 09 / 12 / 08
ÔN TẬP TẬP LÀM VĂN (tiếp)
I. Mục tiêu cần đạt: 
 - Nắm được các nội dung chính của phần Tập Làm Văn trong Ngữ văn 9, thấy được tính chất tích hợp của chúng với văn bản chung.
 - Thấy được tính kế thừa và phát triển của các nội dung Tập Làm Văn lớp 9 bằng cách so sánh với nội dung các kiểu văn bản đã học ở lớp dưới.
- Rèn kĩ năng vận dụng.
II. Tiến trình hoạt động:
 1. Ổn định: 9a /36 (vắng) 
 2. Ôn tập:
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Gv
Hs
Gv
* Hoạt động 1(tiếp theo )
- Trong thực tế có văn bản nào chỉ dùng một phương thức biểu đạt duy nhất hay không?
- Kẻ bảng treo lên cho HS điền vào những ô thích hợp.
+ Lớp nhận xét, bổ sung.
- Tại sao một số tác phẩm tự sự trong SGK từ lớp 6 -> lớp 9 không phải bao giờ cũng phân biệt rõ ba phần: mở bài, thân bài, kết bài mà bài tập làm văn tự sự của các em vẫn phải có đủ ba phần đã nêu?
+ So sánh, trình bày.
+ Lớp nhận xét, bổ sung.
- Những kiến thức và kĩ năng về kiểu văn bản tự sự của phần TLV có giúp được gì trong việc đọc hiểu các văn bản tác phẩm văn học tương ứng trong sgk Ngữ văn không?
- Hãy phân tích vài ví dụ để làm sáng tỏ?
+ Trình bày và phân tích ví dụ.
- Những kiến thức và kĩ năng về các tác phẩm tự sự của phần đọc hiểu văn bản và phần Tiếng Việt tương ứng đã giúp em những gì trong việc viết bài văn tự sự 
Câu 9. Sơ đồ tổng hợp :
TT
Kiểu văn bản chính
Các yếu tố kết hợp với văn bản chính
Tự sự
Miêu tả
Lập luận
Biểu cảm
Thuyết minh
Điều hành
1
Tự sự
x
x
x
x
2
Miêu tả
x
x
x
3
Biểu cảm
x
x
x
4
Thuyết minh
x
x
5
Lập luận
x
x
x
6
Điều hành
Câu 10.Văn bản khi Hs viết cần làm bố cụ rõ ràng ba phần vì các em đang rèn kĩ năng -> tácphẩm văn học thể hiện sự sáng tạo rồi.
Câu 11. Những kiến thức và kĩ năng về kiểu văn bản tự sự của phần TLV giúp HS đọc – hiểu những tác phẩm tương ứng một cách sâu sắc hơn.
Ví dụ: Độc thoại, đối thoại -> hiểu sâu hơn về truyện Kiều, Làng.
Câu 12. Kiến thức kĩ năng về tác phẩm tự sự của phần đọc – hiểu văn bản và phần tiếng Việt -> giúp Hs học tốt hơn khi làm văn kể chuyện, dùng ngôi kể , người kể chuyện, dẫn dắt, xây dựng và miêu tả nhân vật, sự việc.
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
* Hoạt động 2 : Hướng dẫn thực hành – luyện tập
- Phân tích một vài ví dụ để làm sáng tỏ.
+ Thảo luận – trình bày 
- Nhận xét khái quát.
- Hãy đọc lại các đề văn ở phần viết bài số 1, 2, 3.
- Nhắc lại yêu cầu của từng đề.
- Theo em khi làm một đề văn tự sự khác một đề văn trữ tình ở chỗ nào?
+ Phân tích nét khác nhau.
- Hướng dẫn cách làm bài văn tự sự:
+ Khi làm một đề văn tự sự cần lưu ý: Nhân vật, cốt truyện, diễn biến
+ Nếu là cảm nhận về nhân vật cần phải:
MB: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, nhân vật
TB: Tiến hành phân tích (lấy dẫn chứng cụ thể) để làm nổi bật tính cách nhân vật hoặc đưa ra những nhận xét, đánh giá về nhân vật đó.
KB: Khái quát, nêu suy nghĩ về nhân vật.
 + Khi làm một tác phẩm trữ tình:
MB: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, chủ thể trữ tình.
TB: Bám vào mạch cảm xúc của tác phẩm: từ, câu, cấu tứ, những biện pháp nghệ thuật tiêu biểu để làm nổi bật giá trị nội dung
KB: Khái quát chung
( Là thơ phân tích đan xen ngệ thuật và nội dung, là truyện có thể tách riêng)
- Có hai đề bài sau:
Đề 1: Nêu cảm nhận của em về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn làng của Kim Lân.
Đề 2: Tâm trạng của 
Thuý Kiều khi ở Lầu Ngưng Bích. 
+ Thảo luận hình thành dàn ý đại cương.
- Đưa ra bảng phu.
+ So sánh đối chiếu.
- Củng cố kiến thức cơ bản.
II. Thực hành:
Bảng phụ: 
Đề 1: 
 a. Mở bài:
 - Giới thiệu tác giả, tác phẩm: 
 + Kim Lân là nhà văn có sở trường về truyện ngắn, am hiểu về đời sống nông thôn.
 + Truyện ngắn Làng được in lần đầu tiên trên tạp chí Văn nghệ 1948.
 - Giới thiệu nhân vật chính: Ông Hai – một người nông dân phải rời làng đi tản cư nhưng có tình yêu làng, yêu nước sâu sắc, tinh thần kháng chiến cao, trung thành với cách mạng.
 b. Thân bài:
 * Ông Hai có tình yêu đặc biệt sâu sắc với làng Chợ Dầu, nơi chôn rau cắt rốn của ông.
 - Kháng chiến bùng nổ:
 + Ông Hai muốn ở lại làng để chống giặc, nhưng vì hoàn cảnh ông phải đi tản cư, ông luôn day dứt nhớ làng.
 + Tự hào về làng, về phong trào cách mạng, tinh thần kháng chiến sôi nổi của làng.
 * Tình yêu làng của ôn Hai hoà nhập thống nhất với tình yêu nước, yêu kháng chiến, cách mạng.
 + Nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc, ông đau đớn nhục nhã “làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”.
 + Nghe tin cải chính làng không theo giặc, ông Hai vui sướng tự hào nên dù nhà, làng bị đốt ông không buồn, không tiếc, xem đó là bằng chứng về lòng trung thành của ông đối với cách mạng.
 * Kim Lân thành công trong xây dựng cốt truyện tâm lí. Đặt nhân vật trong tình huống gay gắt, đấu tranh nội tâm căng thẳng để bộc lộ tâm trạng và tính cách nhân vật.
 - Miêu tả làm nổi bật tính cách nhân vật qua đối thoại, độc thoại, đấu tranh nội tâm, ngôn ngử, thái độ, cử chỉ, suy nghĩ, hành động.
 c. Kết bài:
 Ông Hai tiêu biểu cho tầng lớp nông dân thời kì đầu chống Pháp có tình yêu nước, yêu làng sâu sắc, sẵn sàng hi sinh tính mạng và tài sản của mình vì cách mạng và kháng chiến.
Đề 2:
 a. Mở bài:
 - Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
 - Nêu vị trí của đoạn tích trong truyện: thuộc phần Gia biến và lưu lạc.
 - Đoạn thơ là bức tranh tâm tình, xúc động, biểu hiện tâm trạng của Thuý Kiều.
 b. Thân bài: Phân tích tâm trạng Thuý Kiều.
 * Buồn, cô đơn, trơ trọi trước cảnh thiên nhiên rộng lớn quanh lầu Ngưng Bích.
 * Nhớ:
 - Nhớ Kim Trọng, ân hận vì đã phụ thề.
 - Nhớ cha mẹ, xót thương cho cha mẹ già yếu sớm chiều tựa cửa ngóng trong con.
 - Nhớ cha mẹ sau nhớ Kim Trọng là phù hợp với tâm lí của Kiều.
 * Buồn, lo sợ:
 Buồn, lo sợ những boã táp, tai biến ập đến, tấm thân không biết trôi dạt về đâu trên dòng đời vô định.
 c . Kết bài:
 Đoạn thơ là một trong những đoạn hay nhất trong truyện Kiều, đặc sắc về nghệ thuật tả cảnh ngụ tình, tả tâm trạng nhân vật.
3. Củng cố: Nội dung trọng tâm của phần Tập làm văn học kí I là gì?
4. Hướng dẫn – dặn dò:
- Phần văn bản ôn tập theo hệ thống sau:
TT
Tác phẩm
Tác giả
Thời gian sáng tác
Nghệ thuật
Nội dung
 + Là truyện phải nắm vững cốt truyện, nhân vật, tính huống
- Phẩn Tiếng Việt tập trung các nội dung:Năm phương châm hội thoại; Thuật ngữ; Cách dẫn trực tiếp và gián tiếp;Phần tổng kết từ vựng; Phần TLV: ( Xem lại đề bài viết 1, 2, 3)

Tài liệu đính kèm:

  • doct 85.doc