Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết số 9: Tức nước vỡ bờ

Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết số 9: Tức nước vỡ bờ

TỨC NƯỚC VỠ BỜ

 - Ngô Tất Tố –

I. Mục tiêu cần đạt

 Học sinh:

 - Qua đoạn trích thấy được bộ mặt tàn ác bất nhân của chế độ xã hội đương thời và tình cảnh đáng thương của người nông dân cùng khổ trong xã hội ấy; Cảm nhận được cái quy luật của hiện thực: có áp bức có đấu tranh; Thấy được vẻ đẹp tâm hồn và sức sống tiềm tàng của người phụ nữ nông dân; Thấy được những nét đặc sắc trong nghệ thuật viết truyện của tác giả

 - Giáo dục ý thức đấu tranh cho sự bất công trong xã hội và lòng đồng cảm với số phận con người.

 - Rèn kĩ năng đọc, phân tích nhân vật qua đối thoại, cử chỉ và hành động, qua biện pháp đối lập tương phản.

II. Chuẩn bị

 - Giáo viên:

 + Nội dung tích hợp: Bài trường từ vựng, Xây dựng đoạn văn trong văn bản

 + ĐDDH: Ảnh chân dung Ngô Tất Tố, tác phẩm tắt đèn.

 - Học sinh: Liên hệ với thầy Nhân – thư viện, sưu tầm, đọc tóm tắt toàn bộ tiểu thuyết “ Tắt đèn”

III. Tiến trình lên lớp

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 745Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết số 9: Tức nước vỡ bờ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 3. Bài 3
Tức nước vỡ bờ
Xây dựng đoạn văn trong văn bản
Viết bài Tập làm văn số 1
Tiết 9: Văn bản	 Ngày giảngày 28/ 08/08 TỨC NƯỚC VỠ BỜ
 - Ngô Tất Tố –
I. Mục tiêu cần đạt 
 Học sinh: 
 - Qua đoạn trích thấy được bộ mặt tàn ác bất nhân của chế độ xã hội đương thời và tình cảnh đáng thương của người nông dân cùng khổ trong xã hội ấy; Cảm nhận được cái quy luật của hiện thực: có áp bức có đấu tranh; Thấy được vẻ đẹp tâm hồn và sức sống tiềm tàng của người phụ nữ nông dân; Thấy được những nét đặc sắc trong nghệ thuật viết truyện của tác giả 
 - Giáo dục ý thức đấu tranh cho sự bất công trong xã hội và lòng đồng cảm với số phận con người.
 - Rèn kĩ năng đọc, phân tích nhân vật qua đối thoại, cử chỉ và hành động, qua biện pháp đối lập tương phản.
II. Chuẩn bị 
 - Giáo viên: 
 + Nội dung tích hợp: Bài trường từ vựng, Xây dựng đoạn văn trong văn bản
 + ĐDDH: Ảnh chân dung Ngô Tất Tố, tác phẩm tắt đèn.
 - Học sinh: Liên hệ với thầy Nhân – thư viện, sưu tầm, đọc tóm tắt toàn bộ tiểu thuyết “ Tắt đèn”
III. Tiến trình lên lớp 
 1. Ổn định: 8a/29 (vắng)
 2. Bài cũ:
 a. Câu hỏi: Phân tích tâm trạng của bé Hồng khi nằm trong lòng mẹ? 
 b. Đáp án: Phân tích được tâm trạng vui sướng, hạnh phúc, hờn tủi( 10đ)
 3. Bài mới: Giới thiệu vào bài
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
PHẦN GHI BẢNG
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Gv
Hs
Gv
* Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu tác giả, tác phẩm.
 - Em hiểu biết gì về nhà văn Ngô Tất Tố?
+ Xem tranh chân dung tác gia.û
- Vài nét về tác phẩm và vị trí của đoạn trích?
* Giới thiệu tác phẩm ( truyện)
* Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc - hiểu văn bản
- Hướng dẫn đọc - đọc mẫu một đoạn sau đó gọi Hs đọc tiếp .
+ Giải thích từ khó: sưu, cai lệ, xái, lực điền, hầu cận
- Hãy dựa vào lí thuyết về sự thống nhất chủ đề trong văn bản để chứng minh cho sự chính xác của tiêu đề “Tức nước vở bờ”?
- Đoạn văn có mấy tuyến nhân vật? Cách xây dựng các tuyến nhân vật tren có ý nghĩa nghệ thuật gì?
- Từ tên gọi của văn bản, có thể xác định nhân vật trung tâm của đoạn trích này như thế nào? ( Chị Dậu)
- Hãy xác định bố cục của văn bản? Có người cho rằng đây là một đọn giàu kịch tính. Em có đồng ý với ý kiến này khổng? Vì sao?( 2 phần )
 + Đọc lại đoạn 1 
- Tìm những chi tiết nói về gia cảnh chị Dậu trước khi người nhà lí trưởng và bọn cai lệ xông vào?
+ Giữa vụ sưu thuế căng thẳng, nhà nghèo, chị Dậu phải bán cả 
- Cách chị Dậu chăm sóc người chồng ốm yếu diễn ra như thế nào? 
- Hình dung của em về con người chị Dậu từ những lời nói và cử chỉ đó? 
- Việc chị Dậu chỉ có bát gạo hàng xóm cho để chăm sóc anh Dậu ốm yếu bị hành hạ giữa vụ sưu thuế gợi cho em những cảm nghĩ gì về tính cảnh của người nông dân trong xã hội cũ và phẩm chất tốt đẹp của họ? 
- Khi kể về sự việc gia đình chị Dậu giữa vụ sưu thuế, tác giả đã dùng biện pháp nghệ thuật nào. Hãy chỉ ra phép tương phản đó và tác dụng? 
* Tiết 2: Ngày giảng: 30/8/08
 * Hoạt động 2: ( tiếp )
+ Đọc phần 2
- Trong phần hai của văn bản xuất hiện nhân vật nào đối lập với chị Dậu? ( cai lệ )
- Từ chú thích của Sgk , em hiểu gì về nhân vật này ?
- Gia đình chị Dậu buộc phải đóng suất thuế sưu cho người em chồng đã chết từ năm ngoái. Điều đó cho thấy thực trạng xã hội thời đó như thế nào? ( tàn nhẫn, bất công, không có luật lệ )
- Theo dõi nhân vật cai lệ. Ngòi bút hiện thực Ngô Tất Tố đã khắc hoạ hình ảnh cai lệ bằng những chi tiết điển hình nào?( nghề nghiệp? Chuyên môn? Ngôn ngữ? Hành động?
- Qua đó nhận xét nghệ thuật khắc họa nhân vật của tác giả? 
 + Kết hợp các chi tiết điển hình về bộ dạng, lời nói, hành động để khắc hoạ nhân vật
- Từ đó em hiểu gì về tính cách của tên cai lệ?
- Trước sự tàn bạo, hống hách, không còn nhân tính của tên cai lệ như thế thì chị Dậu đối phó với bọn tay sai để bảo vệ chồng bằng cách nào? 
- Tinh thần phẩn kháng của chị Dậu được miêu tả qua mấy chặng? Theo em cách miêu tả như thế có hợp lí không?
- Do đâu mà chị Dậu có sức mạnh lạ lùng khi quật ngã 2 tên tay sai như vậy? 
( * Gợi ý: Đó là lòng căm hờn mà cái gốc của nó chính là lòng yêu thương)
- Tác giả đã dùng biện pháp nghệ thuật gì? 
- Từ đó, những đặc điểm nổi bật nào trong tính cách chị Dậu được bộc lộ? 
* Hoạt động 3: Hướng dẫn tổng kết.
- Học qua văn bản này em hiều gì về số phận và phẩm chất của người phụ nữ nông dân trong xã hội cũ, bản chất của chế độ xã hội đó?
- Vậy chân lí được khẳng định ở đây là gì? 
+ Khái quát phần ghi nhớ.
- Nhà văn Nguyễn Tuân cho rằng: “ Với tác phẩm Tắt đèn, Ngô Tất Tố đã xui người nông dân nổi loạn.” Em hiểu nhận định trên như thế nào?
- Từ đó, có thể nhận ra thái độ nào của nhà văn đối với thực trạng xh và đối với phẩm chất của người nông dân trong xh cũ? 
* Hoạt động 4: Hướng dẫn luyện tập
Viết một đoạn văn ngắn nêu cảm nghĩ của em về nhân vật Chị Dậu.
I. Giới thiệu chung
 1. Tác giả: ( Sgk )
 2. Tác phẩm: 
II. Đọc – tìm hiểu văn bản 
 1. Đọc – chú thích 
2. Bố cục: 2 phần 
 3. Phân tích 
 a. Tình thế gia đình chị Dậu. 
 - Không có gì ăn.
 - Bị thúc sưu.
 - Tính mạng anh Dậu bị đe doạ
 -> Tương phản. 
 => Thê thảm, đáng thương, nguy cấp.
b . Nhân vật cai lệ: 
 - Ngề nghiệp: tay sai
 - Chuyên môn: đánh, trói, đàn áp người 
 - Ngôn ngữ: hét, quát, hầm hè
- Hành động:
+ trợn ngược hai mắt
+ giật phắt giây thừng
+ chạy sầm sập
+ bịch, tát, nhảy vào
 -> Từ gợi tả.
=>Tàn bạo, vô nhân tính.
 c. Diễn biến tâm lí, hành động của chị Dậu:
 - Lúc đầu cố van xin tha thiết 
 - Liều mạng cự lại
 - Đấu lí
 - Đấu lực: túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cử  túm tóc lẳng cho một cái 
 -> Tương phản theo lối tăng tiến.
 => Dịu dàng - cứng cỏi, giàu tình yêu thương, tiềm tàng tinh thần phản kháng.
III. Tổng kết:
 * Ghi nhớ (Sgk )
IV. Luyện tập:
Viết đoạn văn.
4. Củng cố: Em hiểu gì về 2 câu thơ sau của nhà thơ Tố Hữu: 
“Nửa đêm thuế thúc trống dồn
Sân đình máu chảy đường thôn lính đầy.”
5. Hướng dẫn về nhà: 
 - Chia làm 4 nhóm tập vào vai các nhân vật, chuyển thể đoạn trích thành kịch bản.
 - Soạn “Xây dựng đoạn văn trong văn bản”, đọc ví dụ tìm hiểu các đoạn văn xét về hình thức và nội dung. Theo em có mấy cách xây dựng nội dung đoạn văn?

Tài liệu đính kèm:

  • doct9.doc