Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết số 91: Câu phủ định

Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết số 91: Câu phủ định

CÂU PHỦ ĐỊNH

I.Mục tiêu bài học:

- Hiểu rõ đặc điểm của câu phủ định. Nắm vững chức năng của câu phủ định ; biết sử dụng câu phử định phù hợp với tình huống giao tiếp .

- Có ý thức vận dụng đúng câu phủ định khi gaio tiếp.

- Rèn kĩ năng đặt câu.

II.Chuẩn bị:Dự kiến tích hợp với bài Hịch tướng sĩ, chuẩn bị bảng phụ.

III.Các bước lên lớp :

 1.Ổn định: 8A / 25 (vắng )

 2.Bài cu: Kiểm tra 15 phút (ở sổ bộ đề)

 3.Bài mới:

*Giới thiệu bài: Các em vừa học câu trần thuật . Câu trần thuật dùng để kể, thông báo, nhận định, trình bày, miêu tả . Trong trường hợp muốn phủ nhận hay phản bác sự việc , sự vật, ý kiến . nào đó, ngưới ta thường dùng kiểu câu trần thuật phủ định hay nói ngắn gọn là câu phủ định. Vây thế nào là câu phủ định ?Bài học hôm nay sẽ giúp em hiểu rõ vấn đề này

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 713Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết số 91: Câu phủ định", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 91: Tiếng việt Ngày dạy:17/02/09
CÂU PHỦ ĐỊNH
I.Mục tiêu bài học: 
- Hiểu rõ đặc điểm của câu phủ định. Nắm vững chức năng của câu phủ định ; biết sử dụng câu phử định phù hợp với tình huống giao tiếp .
- Có ý thức vận dụng đúng câu phủ định khi gaio tiếp.
- Rèn kĩ năng đặt câu.
II.Chuẩn bị:Dự kiến tích hợp với bài Hịch tướng sĩ, chuẩn bị bảng phụ.
III..Các bước lên lớp :
 1.Ổn định: 8A / 25 (vắng) 
 2.Bài cu: Kiểm tra 15 phút (ở sổ bộ đề)
 3.Bài mới: 
*Giới thiệu bài: Các em vừa học câu trần thuật . Câu trần thuật dùng để kể, thông báo, nhận định, trình bày, miêu tả ... Trong trường hợp muốn phủ nhận hay phản bác sự việc , sự vật, ý kiến ... nào đó, ngưới ta thường dùng kiểu câu trần thuật phủ định hay nói ngắn gọn là câu phủ định. Vâïy thế nào là câu phủ định ?Bài học hôm nay sẽ giúp em hiểu rõ vấn đề này 
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Gv
* Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu đặc điểm và chức năng của câu phủ định.
- Treo bảng phụ.
- Học sinh đọc ví dụ ở bảng phụ.
- Những câu trên thuộc kiểu câu nào?
+ Câu trần thuật.
- Cùng là các câu trần thuật nhưng các câu b, c, d, đ có dấu hiệu hình thức gì khác với câu a?
+ Có những từ : không, chưa, chẳng,...
=> đó chính là những từ ngữ phủ định và những câu chứa từ ngữ phủ định được gọi là câu phủ định.
- Những câu này dùng để làm gì?
+ Đọc đoạn trích của truyện thầy bói xem voi ở mục 2.
- Trong đoạn trích này, câu nào có từ ngữ phủ định ? Đó là từ ngữ nào? Hãy xác định nội dung bị phủ định trong từng câu?
- Mấy ông thầy bói dùng những câu có từ ngữ phủ định để làm gì?
+ Để phản bác nhận định, ý kiến của người khác 
=> Những câu để phản bác những ý kiến, một nhận định gọi là câu phủ định bác bỏ .
- Qua việc phân tích các ví dụ trên, em hãy cho biết thế nào là câu phủ định? Câu phủ định dùng để làm gì?
- Những câu sau có phải øcâu phủ định không?Vì sao?Từ đó nêu lên những lưu ý về câu phủ định? 
- Treo bảng phụ.
+ Nó mà giỏi toán à?
+ Có trời mà biết nó ở đâu.
+ Nó không phải không biết việc đó.
+ Lạy chị, em nói gì đâu!
I. Đặc điểm và chức năng:
* Ví dụ 1:
-> Các câu b, c, d, xác nhận không có sự việc: Nam đi Huế => Câu phủ định 
* Ví dụ 2:
-> Phản bác ý kiến, nhận định của người khác .
=> Câu phủ định bác bỏ
* Ghi nhớ: (Sgk)
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
* Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập.
- Gọi Hs xác định yêu cầu bài tập 1.
- Gợi ý Hs tìm câu phủ định bác bỏ.
- Treo bảng phụ bài tập 2.
+ Đọc phần trích a,b,c
( Lưu ý khi một từ phủ định kết hợp với một từ phủ định khác hay kết hợp với một từ nghi vấn, một từ bất định thì ý nghĩa của cả câu phủ đnh5 là khẳng định, chứ không phải phủ định)
- Gọi Hs lên bảng quan sát, xác định những câu có ý nghĩa phủ định.
+ Hs lên bảng làm
- Cho Hs đọc và xác định yêu cầu của bài tập 3
- Gợi ý: cần bám sát vào ngữ cảnh để xác định, lựa chọn cách dùng từ phù hợp.
+ Thảo luận theo cặp – trình bày – nhận xét.
- Nhận xét chung
- Chuyển thành trò chơi BT 4: “Ai nhanh hơn”
- Chia lớp thành hai nhóm:
+ Nhóm 1: đặt câu phủ định phản bác ý kiến.
+ Nhóm 2: đặt câu có ý nghĩa tương đương
- Theo dõi – cổ vũ
II. Luyện tập :
 Bài tập 1:
 Câu phủ định bác bỏ 
 b. Cụ cứ tưởng thế đấy chứ nó chả hiểu gì đâu?
 c. Không, chúng con không đói nữa đâu.
 => Vì nó bác bỏø một ý kiến, nhận định trước đó.
 Bài tập 2: 
 - Cả ba câu trên đều là câu phủ định. Nhưng không có ý nghĩa phủ định vì câu có từ phủ định kết hợp với một từ phủ định khác .
 - Đặt câu không có từ phủ định mà có ý nghĩa tương đương.
 a. Câu chuyện có lẽ chỉ là một câu chuyện hoang đường song có ý nghĩa.
 b. Tháng tám, hồng ngọc đỏ, hồng hạc vàng, ai cũng từng ăn trong tết trung thu, ăn nó như ăn cả mùa thu vào lòng vào dạ.
 c. Từng qua thời thơ ấu ở Hà Nội, ai cũng có một lần nghển cổ nhìn lên tán lá cao vút mà ngắm nhìn một cách ước ao chùm sấu non xanh hay thích thú chia nhau nhấm nhắp món sấu dấm bán trước cổng trường .
 Bài tập 3 :
Xét câu văn 
 - Choắt không dậy được nữa năm thoi thóp.
 ->Nếu thay không bằng chưa thì viết lại là:
 - Choắt chưa dậy được, nằm thoi thóp .
=>Ý nghĩa của câu có thay đổi 
* Không: biểu thị ý nghĩa phủ định nhất định .
* Chưa: biểu thị ý nghĩa phủ định chỉ trong một thời điểm .
 Câu: Choắt không dậy được nữa, nằm thoi thóp.
 -> phù hợp với câu chuyện vì Choắt không dậy nữa và đã chết. 
 Bài tập 4: 
- Cả bốn câu đều không phải là câu phủ định nhưng dùng để phản bác ý kiến.
- Đặt câu có ý nghĩa tương đương.
 + Ngôi nhà này không đẹp !
 + Chẳng có chuyện đó.
 + Bài thơ này không hay!
 + Tôi chẳng có sung sướng!
4. Củng cố: Nêu đặc điểm hình thức và chức năng của câu phủ định?
5. Hướng dẫn – dặn dò: 
 a. Bài học: Học bài; làm lại bài tập còn lại.
 b. Chuẩn bị: Soạn bài Chương trình địa phương( vào nháp), giới thiệu một danh lam thắng cảnh nổi tiếng của tỉnh ta( trong phạm vi tỉnh Lâm Đồng). Phân công: 
 Tổ 1: Giới thiệu về thác Cam Ly
 Tổ 2: Giới thiệu về Hồ Xuân Hương
 Tổ 3: Giới thiệu vườn hoa thành phố.
 Tài liệu: Tìm đọc ở thư viện trường, thư viện xã, bưu điện xã, danh bạ điện thoại
***************************

Tài liệu đính kèm:

  • docT91.doc