Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết số 93, 94: Hịch tướng sĩ

Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết số 93, 94: Hịch tướng sĩ

HỊCH TƯỚNG SĨ

 - Trần Quốc Tuấn -

I. Mục tiêu bài học:

Học sinh

 - Cảm nhận được lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn , của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chông ngoại xâm thể hiện qua lòng căm thù giặc, tinh thần quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược .

- Nắm được đặc điểm cơ bản của thể hịch, thấy được đặc sắc của nghệ thuật văn chính luận của hịch tướng sĩ.

- Biết vận dụng bài học để viết văn nghị luận , có sự kết hợp giữa tư duy logic và tư duy hình tượng , giữa lý lẽ và tình cảm.

II.Các bước lên lớp:

1.Ổn định: 8a / 25 (vắng )

2. Kiểm tra:- Thế nào là chiếu ? Nêu nội dung văn bản Chiếu dơi đô ? Tác dụng của bài

chiếu?

3.Bài mới :

 * Giới thiệu bài: Trải qua hàng nghìn năm, dân tộc Việt Nam luôn phải đối phó với bè lũ xâm lăng. Cuộc chiến đấu chống giặc Nguyên là một trong những thử thách quết liệt nhất trong lịch sử nước nhà . Chính cuộc chiến đấu gian khổ nhưng vẻ vang ấy đã tôi luyện ý thức dân tộc và tryuền thống yêu nước của nhân dân ta . Thật tự hào thay khi văn học đời Trần – người anh hùng dân tộc Trần Quốc Tuấn đã kịp thời ghi dấu qua bài Hịch tướng sĩ .

 

doc 5 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 1279Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết số 93, 94: Hịch tướng sĩ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 93, 94: Văn bản: Ngày dạy: 21 – 24/02/09
HỊCH TƯỚNG SĨ
 - Trần Quốc Tuấn - 
I. Mục tiêu bài học: 
Học sinh
 - Cảm nhận được lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn , của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chông ngoại xâm thể hiện qua lòng căm thù giặc, tinh thần quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược .
- Nắm được đặc điểm cơ bản của thể hịch, thấy được đặc sắc của nghệ thuật văn chính luận của hịch tướng sĩ.
- Biết vận dụng bài học để viết văn nghị luận , có sự kết hợp giữa tư duy logic và tư duy hình tượng , giữa lý lẽ và tình cảm.
II.Các bước lên lớp:
1.Ổn định: 8a / 25 (vắng)
2. Kiểm tra:- Thế nào là chiếu ? Nêu nội dung văn bản Chiếu dơi đô ? Tác dụng của bài 
chiếu?
3.Bài mới :
 * Giới thiệu bài: Trải qua hàng nghìn năm, dân tộc Việt Nam luôn phải đối phó với bè lũ xâm lăng. Cuộc chiến đấu chống giặc Nguyên là một trong những thử thách quết liệt nhất trong lịch sử nước nhà . Chính cuộc chiến đấu gian khổ nhưng vẻ vang ấy đã tôi luyện ý thức dân tộc và tryuền thống yêu nước của nhân dân ta . Thật tự hào thay khi văn học đời Trần – người anh hùng dân tộc Trần Quốc Tuấn đã kịp thời ghi dấu qua bài Hịch tướng sĩ .
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Gv
Hs
Gv
Gv
* Hoạt động 1. Hướng dẫn tìm hiểu tác giả, tác phẩm.
- Em hãy trình bày những nét cơ bản về tác giả?
- Học sinh đọc phần tác giả Sgk (đức cả, tài cao, công huân hiển hách).
- Giới thiệu thể loại hịch?
+ Đọc phần chú thích “ hịch” trong SGK. 
- Bài hịch được chia làm mấy phần? cách chia? nội dung?
- Bố cục: 4 phần:
+ Mở đầu: nêu vấn đề
+ Phần 2: truyền thống vẻ vang trong sử sách để gây lòng tin tưởng.
+ Phần 3: nhận định tình hình để gây lòng căm thù giặc.
+ Phần kết: đề ra chủ trương cụ thể và kêu gọi đấu tranh.
- So sánh thể chiếu?
-Hịch tướng sĩ ra đời trong hoàn cảnh nào?
+ Đọc bài.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc - tìm hiểu văn bản 
- Mở đầu bài hịch, tác giả đã nêu lên những điều gì?
- Tại sao tác giả không nêu gương trong sử sách dân tộc mà lại lấy gương Bắc sử, gương của những người trong hàng ngũ kẻ thù?
- Cách nêu gương như thế nhằm mục đích gì?
+ Hàm ý so sánh gợi cho tướng sĩ phải suy nghĩ 
- Chuyển ý:
* Tìm hiểu phần tiếp theo: Tố cáo tội ác của giặc và bộc bạch tâm sự của mình .
-Đọc thầm đoạn theo và nêu cụ thể những tội ác của giặc?
- Nhận xét cách miêu tả của tác giả ? Tác dụng biểu đạt?
+ Lột tả tội ác và sự ngang ngược của kẻ thù bằng những hành động thực tế và qua một loạt hình ảnh ẩn dụ.
* Cung cấp tư liệu lịch sử.
+ Năm 1277: Sài Xuân đi sứ buộc ta lên tận biên giới đón rước.
+ Năm 1281: Sài Xuân lại sang sứ, cưởi ngựa đi thẳng vào cửa Dương minh, quân sĩ Thiên Tường ngăn lại, bị Xuân lấy roi đánh toạc cả đầu. Vua sai thượng tướng thái sư Trần Quang Khải ra đón tiếp, Xuân nằm khểnh không dậy.
-Từ việc giúp các tướng sĩ nhận thức rõ các mối hiểm hoạ ấy, tác giả đã bày tỏ tâm trạng của mình lúc này như thế nào?
- Chúng ta hãy phân tích lòng yêu nước, căm thù giặc qua đoạn văn trên?
- Nhận xét giọng điệu, cách phối thanh giữa các câu trong đoạn văn trên?
- Em hiểu nỗi lòng của vị chủ tướng ra sao?
- Hành động xã thân, nhân cách cao đẹp ấy chính là một truyền thống luôn được thể hiện qua các cuộc chiến đấu chống quân xâm lược. Trong giai đoạn này, ta còn nhớ đến những hình ảnh cao đẹp cùng những câu nói đầy khí tiết của các vị anh hùng nào nữa?
+ Trần Thủ Độ “Đầu chưa rơi xuống đất thì chưa chịu bó tay”
+ Trần Quốc Tuấn xin với vua “Trước hết hãy chặt đầu tội đã, rồi sẽ hàng”
+ Trần Bình Trọng “Thà làm mà đất Nam chứ không làm vương đất Bắc”
+ Trần Quốc Toản tuổi nhỏ gan to, quyết: “Phá cường địch, báo hoàng ân”
- Hãy tiếp tục tìm hiểu tấm lòng của vị chủ tướng. * Chuyển ý sang tiết 94
+ Đọc đoạn văn “Các người ở cùng ta... cũng chẳng kém gì”
- Đọc đoạn văn trên em cố ý nhấn mạnh đến những từ ngữ nào? Cách sử dụng lập lại và nhấn mạnh từ như thế giúp em hiểu gì về mối ân tình giữa Trần Quốc Tuấn và tướng sĩ?
+ Dựa trên hai quan hệ: quan hệ của tướng và quan hệ cùng cảnh ngộ 
- Từ tầm cao trách nhiệm và lòng yêu nước, ông đã nghiêm khắc phê phán các tướng sĩ điều gì?Vạch rõ những hậu quả tai hại ra sao?
->Phác hoạ cảnh diệt vong.
-Từ đó, tác giả đã giúp mọi người liên tưởng đến viễn cảnh của niềm vui chiến thắng như thế nào?
* Chuyển ý:
- Phân tích nghệ thuật lập luận đặc sắc trong đoạn văn phê phán thái độ, hành động sai trái của các tướng sĩ và chỉ ra cho tướng sĩ những thái độ, hành động đúng nên theo, cần làm?
(Giọng văn, cách nói, cách dùng thủ pháp nghệ thuật, tác dụng).
+ Thảo luận – trình bày.
+ Đọc phần còn lại “ Nay ta chọn binh pháp... hết”.
+ Khẳng định binh pháp đúng đắn “ Binh thư yếu lược”.
+ Thái độ dứt khoát: hoặc là địch hoặc là ta, không có vị trí chông chênh cho những kẻ bàng quan trước thời cuộc.
- Phân tích nghệ thuật lập luận nghệ thuật ở đoạn kết?
* Hoạt động 3: Hướng dẫn tổng kết
- Như vậy, ta có thể khái quát nghệ thuật lập luận của tác giả đã khích lệ được những điều gì trong lòng tướng sĩ?
- Cách triển khai lập luận ấy nhằm hướng đến một điều chính yếu nhất là gì?
- Bài Hịch tướng sĩ sau khi ra đời đã tạo nên một sức lay động sâu xa, mãnh liệt, được truyền ra rộng rãi, được làm cho toàn quân, toàn dân nức lòng hăng hái giết giặc. Theo em, nhờ đâu mà có đựơc một kết quả tốt đẹp như vậy?
+ Khái quát kiến thức cơ bản.
I.Giới thiệu chung
1.Tác giả:
2.Tác phẩm:
-Hoàn cảnh ra đời :sgk
II. Đọc, hiểu văn bản:
1. Bố cục: 4 phần 
2. Phân tích:
 a.Nêu gương sử sách.
-> Gợi sự suy nghĩ, khích lệ lòng tự trọng, niềm tự hào dân tộc.
b. Tố cáo tội ác của giặc và tâm trạng của Trần Quốc Tuấn:
 * Thái độ của giặc:
 Sứ giặc: nghênh ngang, sỉ mắng, bắt nạt...đòi...thu, vét
-> Hình ảnh ẩn dụ có giá trị tố cáo.
 * Tâm trạng của vị chủ tướng:
- Quên ăn -> vỗ gối -> ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa... chỉ mong xả thịt, lột da, nuốt gan, uống máuta cũng vui lòng
=> Căm tù tột độ ->Hình tượng người anh hùng yêu nước bất khuất.
c. Phê phán thái độ, hành động sai trái của các tướng sĩ.
- Các người ở cùng ta...
- Nếu có giặc... thì...
-> So sánh tương phản, điệp từ điệp ý tăng tiến 
=> Nhằm thức tỉnh lương tri tứơng sĩ.
 d. Lời kêu gọi:
-Theo lời dạy bảo... giặc với ta không đội trời chung.
=>Khích lệ lòng yêu nước, quyết chiến quyết thắng
III.Tổng kết:
 * Ghi nhớ (Sgk)
4. Củng cố: Hãy khái quát lại cách triển khai lập luận của bài hịch qua sơ đồ sau: 
Khích lệ lòng căm thù giặc, nỗi nhục mất nước
Khích lệ lóng trung quân ái quốc, lòng ân nghĩa thuỷ chung
Khích lệ lòng yêu nước bất khuất, quyết chiến quyết thắng kẻ thù xâm lược
Khích lệ ý chí lập công danh, xả thân vì nước
Khích lệ lòng tự trọng, liêm sỉ ở mổi con người
5.Hướng dẫn – dặn dò:
 a. Bài học: Viết đoạn văn chứng minh “Trần Quốc Tuấn là người có lòng yêu nức sâu sắc”
 b. Chuẩn bị:Hành động nói
 + Đọc và phân tích ví dụ.
 + Mỗi kiểu câu đã học tương ứng với từng hành động nói nào?
*********************

Tài liệu đính kèm:

  • docT93, 94.doc