BÀI 1
A. Mục tiêu cần đạt
Giúp học sinh:
- Nắm được nội dung kiến thức bài 1: Phong cách Hồ Chí Minh, Phương châm hội thoại về lượng và về chất để vận dụng trong giao tiếp, biết vận dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.
- Rèn kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tế.
B. Chuẩn bị
- Gv: Giáo án, SGK
- Hs: Đọc lại nội dung bài 1
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học
1. ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
3. Bài mới
Ngày soạn: 16/08/2009 Ngày giảng: 9A2: 18, 21/08/2009 9A4: 19, 20/08/2009 Tiết 1, 2 Bài 1 A. Mục tiêu cần đạt Giúp học sinh: - Nắm được nội dung kiến thức bài 1: Phong cách Hồ Chí Minh, Phương châm hội thoại về lượng và về chất để vận dụng trong giao tiếp, biết vận dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh. - Rèn kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tế. B. Chuẩn bị - Gv: Giáo án, SGK - Hs: Đọc lại nội dung bài 1 C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học 1. ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. 3. Bài mới Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài học ? Vb "Phong cách HCM"thuộc kiểu văn bản nào? ? Văn bản đã làm rõ những nội dung chính nào? ? Văn bản viết ra nhằm mục đích gì ? -> Giúp người đọc hiểu và quý trọng vẻ đẹp của Bác Hồ. ? Vẻ đẹp của Bác được thể hiện như thế nào ? ? Để làm nổi bật vẻ đẹp p/c HCM, tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật gì ? ? Qua văn bản này em rút ra được bài học gì ? -> Cần phải hoà nhập với khu vực và quốc tế nhưng cũng phải giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc. - Gv: Liên hệ giáo dục tư tưởng cho học sinh: giúp các em nhận thức được thế nào là lối sống có văn hoá, thế náo là "mốt", là hiện đại trong ăn mặc, nói năng. ? Bài thơ văn bia trên đây đã không thể hiện đúng p/c hội thoại nào ? ? Hai tiếng "đổ ngờ" cho thấy "mẹ con cái vạc" đã cố tình vi phạm p/c hội thoại nào ? ? Vậy trong giao tiếp cần chú ý điều gì ? ? Văn bản thuyết minh có những tính chất gì ? Nó được viết ra nhằm mục đích gì ? Cho biết các phương pháp thuyết minh thường dùng ? ? Muốn cho vb thuyết minh hay và hấp dẫn người ta thường s/d những biện pháp nghệ thuật nào ? Có tác dụng gì ? - Gv: Cho học sinh thực hành viết đoạn, bài TM có s/d một số biện pháp nghệ thuật * Đề bài: thuyết minh về cái quạt (Hoặc cái nón). - Gv: cho học sinh thực hành tại lớp. I. Văn bản: "Phong cách HCM" - Văn bản nhật dụng. - 2 nội dung chính: + HCM với sự tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại. + Những nét đẹp trong lối sống của HCM. - Vể đẹp trong p/c HCM là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống văn hoá dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại, giữa thanh cao và giản dị. - Nghệ thuật: + Kết hợp kể và bình. + Chọn lọc những chi tiết tiêu biểu. + Đan xen thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm, cách dùng từ Hán- Việt. + Sử dụng nghệ thuật đối lập. II. Các phương châm hội thoại. 1/ Bài 1: Đọc truyện cười sau đây: Một người mới nổi lên giàu, đã vội chết. Bạn đi thuê dựng bia trước mộ để ghi hầnh trạng. Khốn một nỗi, nghĩ mãi thấy người ấy lúc sống không có công trạng gì đáng ghi cả, chẳng lẽ lại để bia trơn, đành phải ghi như sau: "Ông này lúc mẹ sinh ra. Lọt lòng ông khóc oa oa. Mỗi ngày ông một lớn tướng. đần dần ông trở về già. Nay ông đã hoá ra ma". -> Vi pham p/c về lượng và p/c về chất. 2/ Bài 2: Đọc bài ca dao sau đây: Cái cò, cái vạc, cái nông, Sao mày dẫm lúa nhà ông hỡi cò ? Không, không tôi đứng trên bờ, Mẹ con cái vạc đổ ngờ cho tôi. Chẳng tin thì ông đi đôi, Mẹ con nhà nó còn ngồi đây kia. -> Vi phạm p/c về chất. => Khi giao tiếp cần nói cho có nội dung: Nội dung phải đáp ứng y/c của cuộc giao tiếp, không thiếu, không thừa. - Khi giao tiếp, đừng nói những điều mà mình không tin kà đúng hay không có bằng chứng xác thực. III. Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh. - Muốn cho vb thuyết minh được sinh động, hấp dẫn, người ta vận dụng thêm một số biện pháp nghệ thuật như kể chuyện, tự thuật, đối thoại theo lối ẩn dụ, nhân hoá hoặc các hình thức vè, diễn ca. -> Làm nổi bật đặc điểm của đối tượng TM và gây hướng thú cho người đọc. 4. Củng cố: - Gv hệ thống kiến thức toàn bài. 5. Hướng dẫn về nhà: - Viết hoàn chỉnh bài văn: Thuyết minh về cái quạt (hoặc cái nón). - Chuẩn bị bài 2. * Rút kinh nghiệm: Ngày soạn:23/08/2009 Ngày giảng: 9A2: 9A4: Tiết 3, 4 Bài 2 A. Mục tiêu cần đạt Giúp học sinh: - Củng cố, khắc sâu kiến thức về: Văn bản đấu tranh cho một thế giới hoà bình, các phương châm hội thoại quan hệ, cách thức, lịch sự. - Vận dụng tốt những kiến thức đã học trong nói - viết. - Rèn kĩ năng sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh. B. Chuẩn bị - Gv: Giáo án, SGK. - Hs: Dọc và tìm hiểu nội dung bài 2. C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học. 1. ổn định lớp 2. Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. 3. Bài mới Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài học ? Hãy xác định thể loại của văn bản ? ? Hãy xác định các luận điểm của văn bản ? ? Luận điểm đó dược triển khai bằng những luận cứ nào ? ? Để những lí lẽ ấy có tính thuyết phục tác giả đá s/d những dẫn chứng như thế nào ? - Hs: chỉ ra những dẫn chứng cụ thể trong vb. - Gv: nhận xét, kết luận. ? Em rút ra được bài học gì qua băn bản này ? Bản thân em đã làm gì để tham gia vào bản đồng ca đó ? ? Những câu văn sau nhằm nêu lên bài học về phương châm hội thoại nào khi giao tiếp ? ? Những câu sau chê cười những kẻ vi phạm phương châm nào trong hội thoại, giao tiếp ? - Đọc đoạn thơ sau và cho biết: ? Trong buổi đầu gặp gỡ giữa Kim Trọng và Thuý Kiều, ngôn ngữ của hai người đã thể hiện đúng p/c hội thoại nào trong giao tiếp ? ? Qua đây em rút ra được bài học gì trong giao tiếp ? - Hs: Trả lời -Gv nhận xét, kết luận. ? Trong văn bản thuyết minh miêu tả có phải là phương thức biểu đạt chủ yếu không ? ? Vậy phương thức biểu đạt nào là phương thức chủ yếu ? ? Khi sử dụng các yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh cần chú ý điều gì ? -> Sử dụng một cách hợp lí, đúng lúc, đúng chỗ. - Gv: Cho hs làm bài tập 3 (SGK/26-27) - Gv cho hs một đề bài cụ thể y/c hs thực hành viết trên lớp. - Hs đọc từng đoạn văn. - Hs khác nhận xét. - Gv nhận xét, bổ sung. I. Văn bản: "Đấu tranh cho một thế giới hoà bình" - Văn bản nhật dụng (nghị luận) - Luận điểm: Chiến tranh hạt nhân là một hiểm hoạ khủng khiếp đang đe doạ toàn thể loài người và mọi sự sống trên trái đất, vì vậy đấu tranh để loại bỏ nguy cơ ấy cho một thế giới hoà bình là nhiệm vụ cấp bách của toàn thể nhân loại. - Luận cứ: + Kho vũ khí hạt nhân đang được tàng trữ có khả năng huỷ diệt cả trái đất và các hành tinh khác trong hệ mặt trời. + Cuộc chạy đua vũ trang làm mất đi khả năng cải thiện đời sống cho hàng tỉ người. Những ví dụ so sánh trong các lĩnh vực xh, y tế, tiếp tế thực phẩm, giáo dục... với những chi phí khổng lồ cho chạy đua vũ trang đã cho thấy tính chất phi lí của việc đó. + Chiến tranh hạt nhân không chỉ đi ngược lại lí trí của loài người mà còn ngược lại với lí trí của tự nhiên, phản lại sự tiến hoá. + Vì vậy tất cả chúng ta phải có nhiệm vụ ngăn chặn cuộc chiến tranh hạt nhân, đấu tranh cho một thế giới hoà bình. II. Các phương châm hội thoại (tiếp) 1/ Bài 1: - Nói lúng ba lúng búng như ngậm hột thị. - Rằm cũng ừ, mười tư cũng gật. - Nói chi nói mãi cũng hoài, Khi trăng chưa mọc đến sao mai mờ. ->Phương châm cách thức. 2/ Bài 2: - Lên giọng dạy đời. - Bới móc, nói xấu người vắng mặt. - Cao đạo, tự khoe mẽ. - Vữa nói vừa múa chân tay. - Phồng mang trợn mắt, mặt đỏ tía tai. -> Vi phạm p/c lịch sự. 3/ Bài 3: "Sinh đã có ý đợi chờ, Cách tường lên tiếng xa đưa ướm lòng: Thoa này bắt được hư không, Biết đâu Hợp Phố mà mong trâu về ? Tiếng Kiều nghe lọt bên kia: Ơn lòng quân tử xá gì của rơi. Chiếc thoa này của mấy mươi, Mà lòng trọng nghĩa khinh tài biết bao ?" -> Thể hiện đúng các p/c hội thoại về chất, p/c về lượng, p/c quan hệ, p/c lịch sự. III. Sử dụng yếu tố miêu tả trong vb thuyết minh. - Trong văn bản thuyết minh: Phương thức thuyết minh là phương thức chủ yếu. - Coc thể kết hợp sử dụng yếu tố miêu tả để làm nổi bật đối tượng thuyết ninh. * Đề bài: Con trâu ở làng quê Việt Nam. 4. Củng cố: - Gv: Hệ thống lai kiến thức cơ bản cần nắn ở bài 2. 5. Hướng dẫn về nhà: - Viết tiếp bài văn "con trâu ở làng quê Việt Nam". - Chuẩn bị bài mới: Bài 3. Ngày soạn:30/08/2009 Ngày giảng: 9A2: 9A4: Tiết 5, 6 Bài 3 A. Mục tiêu cần đạt Giúp học sinh: - Củng cố lại kiến thức về tầm quan trọng của vắn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em trong bối cảnh thế giới hiện nay và sự quan tâm của cộng đồng quốc tế đối với vấn đề này. - Nắm được mối quan hệ giữa phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp cũng như hệ thống từ ngữ xưng hô trong giao tiếp. - Vận dụng vào thực tế . B. Chuẩn bị. - Gv: Giáo án, SGK - Hs: Vở ghi, SGK, chuẩn bị bài. C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học. 1. ổn định lớp. 2. Kiểm tra sự chuẩn bị bài cuả hs. 3. Bài mới. Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài học - Hs: Đọc lại văn bản. ? Hãy nêu xuất sứ của văn bản ? ? Hãy xác định kiểu loại của văn bản ? ? Văn bản được bố cục thành mấy phần ? - Bố cục 4 phần. ? Em hãy phân tích tính hợp lí, chặt chẽ của bố cục văn bản ? - Bản thân các tiêu đề đã nói nên tính chặt chẽ, hợp lí của bố cục văn bản. - Sau 2 đoạn đầu k/đ quyền được sống, quyền được phát triển của mọi trể em trên thế giới và kêu gọi khẩn thiết toàn nhân loại hãy quan tâm đến vấn đề này... ? Hãy nêu nội dung, ý nghĩa của từng phần ? - Gv: Yêu cầu học sinh tìm các chi tiết cụ thể ở mỗi phần. ? Qua bản tuyên bố, em nhận thức như thế nào về tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em, về sự quan tâm của cộng đồng quốc tế đối với vấn đề này ? - Hs dựa vào phần ghi nhớ SGK Ngữ văn 9/35 trả lời. - Gv liên hệ thực tế ở VN để hs thấy rõ sự quan tâm của Đảng và nhà nước ta đối với vấn đề này. ? Theo em chúng ta phải sử dụng p/c hội thoại như thế nào cho đúng với tình huống giao tiếp ? - Gv: Cho hs đọc vb Chào hỏi SGK Ngữ văn 9/ 36. ? Trong truyện cười chào hỏi, nhân vật chàng rể đã sử dụng p/châm lịch sự như thế nào ? - Sử dụng một cách máy móc, khiến cho người giao tiếp phải lật đật từ trên cây trèo xuống chỉ để cho anh ta nói một câu chào hỏi. ? Em hãy nêu những nguyên nhân có thể dẫn đến việc không tuân thủ p/c hội thoại ? ? Em hiểu thế nào là từ ngữ xưng hô ? Hãy lấy một vài ví dụ minh hoạ ? ? Trong hội thoại người nói phải sử dụng từ ngữ xưng hô như thế nào cho đúng ? - Gv: Phân tích, lấy vd cụ thể. I. Văn bản: "Tuyên bố thế giới về sự sống còn..." - Văn bản nhật dụng- nghị luận chính trị, xh. - Phần mở đầu: + Giới thiệu mục đích và nhiệm vụ của hội nghị cấp cao thế giới. + Khái quát những đặc điểm, yêu cầu của thề giới. - Phần thách thức: Nêu lên những thực tế, những con số về cuộc sống nhiều mặt, về tình trạng bị rơi vào hiểm hoạ của nhiều trẻ em trên thế giới hiện nay. - Phần cơ hội: K/đ những điều kiện thuận lợi cơ bản để cộng đồng quốc tế có thể đẩy mạnh viẹc chăm sóc, bảo vệ trẻ em. - Phần nhiệm vụ: Xác định những nhiệm vụ cụ thể mà từng quốc gia và cả cộng đồng quốc tế cần làm vì sự sống còn, phát triển của trẻ em. Những nhiệm vụ có tính cấp bách này được nêu lên một cách hợp lí bởi dựa trên cơ sở tình trạng, điều kiện thực tế. II. Các p/c hội thoại (tiếp theo) - Chú ý phát ngôn phù hợp với đặc điểm của ... ắn nhủ của riêng mình,là tư tưởng tấm lòng của nghệ sĩ gửi gắm trong đó - Tác phẩm văn nghệ có tính giáo dục tác động mạnh mẽ với người đọc nhưng nó không phải là lời thuyết lý khô khan mà chứa đựng tất cả những say sưa,vui buồn,yêu ghét,mơ mộng của người nghệ sĩ. Nó mang đến cho mỗi chúng ta bao rung động, bao ngỡ ngàng trư ớc những điều tưởng chừng đã rất quen thuộc - Là những rung cảm và nhận thức của từng người tiếp nhận nó.Nó được mở rộng,phát huy vô tận qua từng thế hệ người đọc,người xem... ->Văn nghệ tập trung khám phá thể hiện chiều sâu tính cách, số phận của con người,thế giới bên trong của con người mang tính cụ thể sinh động,là đời sống tình cảm của con người qua cái nhìn và tình cảm có tính cá nhân của nghệ sĩ. - Giúp ta sống đầy đủ hơn, phong phú hơn với cuộc đời và với chính mình “Mỗi tác phẩm...làm thay đổi hẳn mắt ta nhìn,mắt ta nghĩ” - Trong những trường hợp con người bị ngăn cách với đời sống,văn nghệ là sợi dây liên hệ giữa người đó với thế giới bên ngoài,với tất cả những sự sống,hoạt động,vui buồn ... - Góp phần làm tươi mát sinh hoạt khắc khổ hàng ngày,giữ cho “Đời cứ tươi”.Tác phẩm hay giúp con người vui lên,biết rung cảm và ứơc mơ trước cái đẹp,quên đi vất vả và cực nhọc. - Nghệ thuật là tiếng nói của tình cảm. - “Nghệ thuật không đứng ngoài trỏ vẽ cho ta đường đi mà vào đốt lửa trong lòng chúng ta khiến chúng ta tự phải bước đi trên con đường ấy” -> Văn nghệ góp phần giúp mọi người tự nhận thức mình,tự xây dựng mình,một cách rất tự nhiên có hiệu quả lâu bền và sâu sắc. 4. Củng cố : - Hãy giải thích câu “Văn nghệ là một thứ tuyên truyền không tuyên truyền nhưng lại có hiệu quả và sâu sắc hơn cả” 5. Hướng dẫn về nhà : - Về học và trả lời các câu hỏi ở SGK - Soạn bài Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới : Chú ý thời điểm tác giả viết bài này? Tìm hiểu hệ thống luận cứ ? Những điểm mạnh điểm yếu trong tính cách và thói quen của con người Việt Nam, yêu cầu gấp rút phải khắc phục điểm yếu,hình thành những đức tính và thói quen tốt khi đất nước đi vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong thời kì mới như thế nào ?Em nhận xét gì về đặc điểm ngôn ngữ của văn bản? (Các tổ chuẩn bị cử đại diện hôn sau trình bày mỗi tổ 1 câu ) D.Rút kinh nghiệm : Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 40 + 41 Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống A. Mục tiêu bài học: - Nắm được một kiểu bài nghị luận xã hội: Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống. Nhận diện văn bản nghị luận xã hội về vấn đề tư tưởng, đạo lí. - Rèn kĩ năng viết một văn bản nghị luận xã hội về một sự việc, hiện tượng, đời sống. - Giáo dục HS tập luyên làm việc có giờ giấc để không ảnh hưởng đến người khác. B. Chuẩn bị - Sách giáo viên, sách nâng cao 9, rèn luyện kỷ năng 9. C. Tiến trình các hoạt động dạy học 1. ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài học * Hoạt động 1 ? Thế nào là nghị luận về một sự việc , hiện tượng đời sống xã hội ? Nôi dung của bài nghị luận phải như thế nào ? Để bài viết có tính thuyết phục cao, hình thức cần chú ý những gì ? - HS đọc ghi nhớ SGK/ Tr21 ? Muốn làm bài văn nghị luận phải trải qua những bước nào ? ? Để tìm hiểu đề ta phải làm gì ? Đề thuộc loại gì? đề nêu hiện tương, sự việc gì? đề yêu cầu làm gì ? ? Tìm hiểu đề rồi ta tìm ý, để tìm được ý ta phải làm gì ? ? Phạm Văn Nghĩa là ai ? Làm việc gì ? Những việc làm đó chứng tỏ em là người thế nào ? ? Vì sao thành đoàn Thành phố HCM phát động phong trào học tập bạn nghĩa ? ? Những việc làm của Nghĩa có khó không ? Nếu mọi HS đều làm được như Nghĩa thì đời sống sẽ như thế nào ? ? Dựa vào khung dàn ý trong SGK và các ý đã tìm hãy cụ thể hóa các mục nhỏ thành dàn ý chi tiết ? - GVtổ chức cho HS viết đoạn văn + trình bài phần mở bài bằng cách đi từ cái chung đến cái riêng . + trình bài phần mở bài bằng cách đi thẳng vào đề. ? Khi viết bài song rồi ta tiến hành khâu nào nữa ? Đọc lại bài viết có cần thiết không ? Vì sao? - GV hướng để HS rút ra phần ghi nhớ : ? Muốn làm tốt bài nghị luận về sự việc, hiện tượng ta phải tiến hành những khâu nào? Dàn bài nghị luận gồm mấy phần? nhiệm vụ tường phần như thế nào ? Khi lam bài cần chú ý những gì ? *Hoạt động 2: Tổ chức cho HS luyện tập ? lập dàn ý cho đề 4 I. Ôn tập lí thuyết 1/ Tìm hiểu bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống 2/ Cách làm bài nghị luận về một sự việc , hiện tượng đời sống * Đề bài : SGK / Tr23 1/Tìm hiểu đề và tìm ý a.Tìm hiểu đề -Thể loại : nghị luận về một hiện tượng đời sống -Nội dung: Nêu suy nghĩ về việc làm tốt của Pham Văn Nghĩa -Tư liệu : Câu chuyện nói về Nghĩa ở SGK/23 b.Tìm ý - Nghĩa là người biết thương mẹ, giúp đỡ mẹ trong việc đồng áng -Nghĩa bíêt kết hợp học với hành, biết sáng tạo, làm cái tời cho mẹ kéo nước đỡ mệt -Học tập Nghĩa vì Nghĩa yêu cha mẹ,yêu lao động, biết kết hợp học với hành, sáng tạo làm những việc nhỏ mà có ý nghĩa -việc làm của Nghĩa không khó, nếu mọi HS đều làm được như Nghĩa thì đời sống sẽ được nâng cao... 2/Lập dàn bài a.Mở bài : -Giới thiệu nghĩa là học sinh thương yêu cha mẹ, biết kết hợp học với hành ,giúp đỡ cha mẹ tốt -Đây là tấm gương tôt đáng để mọi chúng ta học tập b.Thân bài : -Nghĩa là là học sinh biết kết hợp học với hành (dẫn chứng và phân tích ) đem năng suât cao cho gia đình. Biết sáng tạo để làm ra cái tời kéo nước cho mẹ để mẹ khỏi mệt. -Nghĩa là biết yêu thương cha mẹ, biết giúp đỡ cha mẹ việc đồng áng Nghĩa là người con ngoan, là tấm gương sáng đáng học tập. -Việc làm của Nghĩa nhỏ nhưng phải có tấm lòng,có ý chí và nghị lực thì mới làm được.Việc làm đó có ý nghĩa lờn đem lại nhiều lợi ích cho đời . Mọi học sinh đều thi nhau học tập Nghĩa. c.Kết bài: -Khái quát ý nghĩa của tấm gương Nghĩa -Rút ra bài học cho bản thân. 3/ Viết bài a.Viết phần mở bài (Học sinh tự viết) b.Viết đoạn văn phần thân bài : Phân tích các việc làm của Nghĩa 4.Đọc lại bài viết và sửa chữa lỗi * Ghi nhớ : SGK/24 II . Luyện tập Lập dàn ý cho đề 4 a. Mở bài: -Hiển là em bé nhà nghèo nhưng có tinh thần ham học, chủ động học tập. Hiển được nhà vua trọng dụng ,đáng để chúng ta học tập b.Thân bài -Hiển nhà nghèo - xin làm chú tiểu quét chùa -Hiển có tinh thần ham học và chủ động học tập đáng mến... -Nép bên cửa nghe thầy giảng kinh - chỗ nào chưa hiểu hỏi để thày giảng thêm chữ trên lá, lấy que xâu thành từng xâu ghim xuống đất -Hiển có ý thức tự trọng : yêu cầu nhà vua có võng lọng với đầy đủ nghi thức đến đón mới chịu về kinh. c.Kết bài: -Hiển là một em thông minh, ham học , chủ động trong học tập đã đạt được kết quả như ý -Rút ra bài học cho bản thân 4. Củng cố: ( 3’ ) - GV: Nhận xét ưu nhược điểm các bài viết của học sinh. 5. Hướng dẫn về nhà: ( 2’ ) - Hướng dẫn và yêu cầu HS làm hoàn chỉnh bài tập. D. Rút kinh nghiệm Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 42 + 43 Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lý A. Mục tiêu bài học: - Nắm được một kiểu bài nghị luận xã hội: Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo đức. - Nhận diện văn bản nghị luận xã hội về vấn đề tư tưởng, đạo lí. - Rèn kĩ năng viết một văn bản nghị luận xã hội về vấn đề tư tưởng, đạo lí. B. Chuẩn bị - Sách giáo viên, sách nâng cao 9, rèn luyện kỷ năng 9. C. Tiến trình các hoạt động dạy học 1. ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt Hoạt động 1 : Ôn tập lý thuyết. ( 10’ ) - GV: Tổ chức cho HS tìm hiểu bài học. - HS: Tìm hiểu, trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của GV. ? Bố cục của bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng , đạo lí gồm có mấy phần ? Nêu nội dung của các phần đó ?. - HS: Trả lời: 3 phần: Mở bài: nêu vấn đề cần bàn luận. Thân bài: nêu ví dụ chứng minh vấn đề cần bàn luận. Kết bài: Đánh giá những vấn đề cần bàn luận. - GV: Bổ sung, thống nhất. ? So sánh sự khác nhau giữa nghị luận về một sự việc, hiện tượng xã hội với nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí - HS: Trả lời, nhận xét, kết luận. - GV: Bổ sung, thống nhất. * Hoạt động 2 - GV hướng dẫn HS tìm hiểu đề. HS làm việc cá nhân. - GV cho HS trao đổi, thảo luận hình thành dàn bài chung cho bài văn. - Giáo viên cho học sinh viết các đoạn văn (chia nhóm) theo dàn ý trên, chú ý khi viết bài vận dụng kiến thức về liên kết câu, liên kết đoạn văn, cách kết hợp miêu tả, tự sự vào bài viết. - HS: Viết theo yêu cầu, đọc trước lớp. Lớp góp ý, bổ sung, sửa chữa cho hoàn thiện. - GV: Cho điểm những bài làm tốt. I. Ôn tập lý thuyết. Tìm hiểu bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng , đạo lí. - Bố cục : 3 phần : + Mở bài: nêu vấn đề cần bàn luận. + Thân bài: nêu ví dụ chứng minh vấn đề cần bàn luận. + Kết bài: Đánh giá những vấn đề cần bàn luận. - Phép lập luận : chứng minh . - Phân biệt : + Nghị luận về một sự việc, hiện tượng xã hội là từ sự việc, hiện tượng đời sống mà nêu ra những vấn đề tư tưởng. + Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí là dùng giải thích, chứng minh, ...làm sáng tỏ các tư tưởng đạo lí quan trọng đối với đời sống con người. II. Luyện tập ( 30’ ) Đề bài: Tinh thần tự học 1. Tìm hiểu đề: - Vấn đề nghị luân: Tinh thần tự học - Loại bài : Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí . - Yêu cầu : nêu suy nghĩ về tinh thần tự học trong học sinh nói riêng và mỗi con người nói chung. - Phương pháp nghị luận: Giải thích. Hoạt động 2: GV cho HS trao đổi, thảo luận hình thành dàn bài chung cho bài văn. 2. Lập dàn bài Mở bài : - Giới thiệu tinh thần tự học và nêu khái quát đặc điểm, vai trò của tinh thần tự học đối với học sinh. Thân bài : a, Giải thích : - Tinh thần tự học là tinh thần tự giác học tập mà không cần sự nhắc nhở của thầy cô, cha mẹ. - Tinh thần tự học còn thể hiện ở chỗ tự khám phá, chiếm lĩnh kiến thức của nhân loại qua sách vở, báo chí........ b, Đánh giá ý nghĩa của tự học : - Tinh thần tự học thể hiện ý thức học tập cao của học sinh, thể hiện sự sáng tạo, ham hiểu biết, không ngừng vươn lên để chủ động tiếp thu những tri thức có ích, làm hành trang cần thiết để bước vào cuộc sống. Chỉ có nêu cao tinh thần tự học thì mới có thể nâng cao chất lượng học tập của mỗi người. - Cần có phương pháp để tự học có hiệu quả: + Tự đề ra cho mình kế hoạch học tập hợp lí, phù hợp với việc học tập trên lớp. + Chủ động tìm sách vở, tư liệu tham khảo cho từng bộ môn được học trong nhà trường nhằm nâng cao vốn hiểu biết về bộ môn đó. + Tạo cho mình một thói quen ghi chép một cách khoa học những tri thức tiếp thu được qua sách vở, tài liệu hay các phương tiện truyền thông. Kết bài : - Tinh thần tự học là phẩm chất đáng quý đối với mỗi người, nhất là đối với học sinh. - Cần phát huy tinh thần tự học để luôn tiếp cận được với những tri thức mới nhất của nhân loại . 4. Củng cố: ( 3’ ) - GV: Nhận xét ưu nhược điểm các bài viết của học sinh. 5. Hướng dẫn về nhà: ( 2’ ) - Hướng dẫn và yêu cầu HS làm hoàn chỉnh bài tập. D. Rút kinh nghiệm
Tài liệu đính kèm: