Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Trường Trung học cơ sở Cái Nước - Tuần 18

Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Trường Trung học cơ sở Cái Nước - Tuần 18

Tuần 18: Từ ngày 21 tháng 12 năm 2009 đến ngày 26 tháng 12 năm 2009

 Tiết (PPCT): 81

 CỐ HƯƠNG

Lỗ Tấn

I. Mục tiêu cần đạt:

Giúp học sinh:

- Giúp HS thấy được tinh thần phê phán sâu sắc xã hội cũ và niềm tin trong sáng vào sự xuất hiện tất yếu của cuộc sống mới, xã hội mới.

- Thấy dược màu sắc đậm đà trữ tình của tác phẩm Cố Hương. Nghệ thuật so sánh và đối chiếu, kết hợp nhuần nhuyễn nhiều phương thức biểu đạt trong tác phẩm

- Rèn kỹ năng đọc diễn cảm, tóm tắt tác phẩm.

I. Chuẩn bị:

- GV: Tư liệu liên quan, phiếu học tập,

- HS: Xem trước bài, thực hiện các yêu cầu trong SGK.

III. Tiến trình lên lớp:

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ:

Kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh.

 

doc 9 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 828Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Trường Trung học cơ sở Cái Nước - Tuần 18", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 18: Từ ngày 21 tháng 12 năm 2009 đến ngày 26 tháng 12 năm 2009
Tiết (PPCT): 81
CỐ HƯƠNG
Lỗ Tấn
I. Mục tiêu cần đạt: 
Giúp học sinh:
- Giúp HS thấy được tinh thần phê phán sâu sắc xã hội cũ và niềm tin trong sáng vào sự xuất hiện tất yếu của cuộc sống mới, xã hội mới.
- Thấy dược màu sắc đậm đà trữ tình của tác phẩm Cố Hương. Nghệ thuật so sánh và đối chiếu, kết hợp nhuần nhuyễn nhiều phương thức biểu đạt trong tác phẩm
- Rèn kỹ năng đọc diễn cảm, tóm tắt tác phẩm.
I. Chuẩn bị: 
- GV: Tư liệu liên quan, phiếu học tập, 
- HS: Xem trước bài, thực hiện các yêu cầu trong SGK.
III. Tiến trình lên lớp:
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh.
Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ CỦA TRÒ
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG 1: Đọc và tìm hiểu chung về văn bản
Hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu chung
- GV đọc mẫu gọi HS đọc tiếp, nhận xét.
-Yêu cầu : Giọng điệu hơi buồn, bùi ngùi.
- GV gọi HS kể tóm tắt chuyến về thăm quê lần cuối của nhân vật tôi để bán nhà, đưa cả gia đình đi sống ở nơi khác.
- Gọi HS đọc chú thích *.
GV: Em hãy nêu tóm tắt đôi nét về tác giả?
GV: Em hãy tìm bố cục của văn bản?
GV: Em hãy nêu nội dung chính của mỗi phần.
HS: nêu bố cục.
I. Đọc và tìm hiểu chung
1. Đọc:
2.	Kể tóm tắt toàn truyện.
3.	Chú thích: Chú ý chú thích *.
4.	Bố cục : 3 phần.
- Phần 1: từ đầu đến đang làm ăn sinh sống : “Tôi” trên đường về quê.
- Phần 2: tiếp đến sạch trơn như quét : Những ngày Tôi ở quê.
- Phần 3: Còn lại : “Tôi” trên đường xa quê.
Củng cố:
HS : Nhắc lại những nét chính.
Hướng dẫn, dặn dò:
- Học bài, chuẩn bị tiếp bài về các câu hỏi còn lại trong SGK.
- Về nhà viết đoạn văn có kết hợp các yếu tố miêu tả.
IV. Rút kinh nghiệm.
Tuần 18: Từ ngày 21 tháng 12 năm 2009 đến ngày 26 tháng 12 năm 2009
Tiết (PPCT): 82
CỐ HƯƠNG
Lỗ Tấn
I. Mục tiêu cần đạt: 
Giúp học sinh: tiếp tục:
- Giúp HS thấy được tinh thần phê phán sâu sắc xã hội cũ và niềm tin trong sáng vào sự xuất hiện tất yếu của cuộc sống mới, xã hội mới.
- Thấy dược màu sắc đậm đà trữ tình của tác phẩm Cố Hương. Nghệ thuật so sánh và đối chiếu, kết hợp nhuần nhuyễn nhiều phương thức biểu đạt trong tác phẩm
- Rèn kỹ năng đọc diễn cảm, tóm tắt tác phẩm.
II. Chuẩn bị: 
- GV: Tư liệu liên quan, phiếu học tập.
- HS: Trả lời các câu hỏi SGK (tt).
III. Tiến trình lên lớp:
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh.
Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ CỦA TRÒ
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG 1: Đọc - hiểu văn bản
Hướng dẫn HS đọc - hiểu văn bản
GV: Xác định phương thức biểu đạt của tác phẩm?
GV: Trong truyện có mấy nhân vật ? nhân vật nào là trung tâm?
 - Nhân vật : Tôi - Là nhân vật trung tâm
 Nhuận Thổ
 Thím Hai Dương
 Thủy Sinh
 Cháu Hoàng
GV: Vì sao nhân vật Nhuận Thổ không phải là nhân vật trung tâm?
 -Vì không là đầu mối của toàn bộ câu chuyện, không toát lên chủ đề của tác phẩm.
 GV gọi HS đọc đoạn đầu.
GV: Em hãy nói rõ tâm trạng của tác giả khi ngồi trong thuyền nhìn về làng quêxa xa đang gần lại và phân giải lý do của tâm trạng đó?
GV: Nêu biện pháp nghệ thuật đã sử dụng trong đoạn này?
GV: Tại sao tác giả lại có tâm trạng cảm xúc ấy?
GV: Thời gian ở nhà tâm trạng của nhân vật Tôi được thể hiện trong dòng kể chuyện, miêu tả cảnh vật và con người, sự vật. So sánh quá khứ và hiện tại?
GV: Hãy kể lại cảnh gặp gỡ và trò truyện với bà mẹ, với thím Hai Dương, với những người đến chào, đưa chân và mua, lấy đồ đạc, nhất là cảnh gặp gỡ và trò truyện với Nhuận Thổ?
GV: Thái độ và tình cảm của tác giả diễn biến qua các cảnh ấy như thế nào?
I. Đọc - hiểu văn bản
1.	Phương thức biểu đạt.
 - Chủ yếu là tự sự, có yếu tố hồi ký.
2.	Nhân vật Nhuận Thổ.
 a) Trên đường về quê.
- Nghệ thuật: Kể kết hợp với tả, biểu cảm trực tiếp, so sánh đối chiếu giữa cảnh hiện tại và cảnh trong hồi ức.
- Ngồi trên thuyền nhân vật “Tôi” bỗng thấy phảng phất nỗi buồn se sắt, ngạc nhiên, không tin đó là cái làng cũ.
 - Về đến nhà nỗi buồn quạnh hiucàng tăng lên khi nhìn mấy cọng tranh khô.
 - Vì giữa cái mong ước, hy vọng, tưởng tượng của Tôi và trong chuyến đi khác xa với thực tế.
b) Tâm trạng của “Tôi” trong những ngày ở nhà.
 - Càng buồn hơn, đau xót hơn, cô đơn hơn vì cảnh vật, con người đều thay đổi, sa sút, nhếch nhác vì nghèo đói, vì lễ giáo phong kiến cổ hủ.
 - Xót xa vì sự ngăn cách giữa “Tôi” và Nhuận Thổ.
 - Thương cảm và đành chấp nhận, bùi ngùi chia tay với quê, với cảnh, với người.
4. Củng cố: 
Nhắc lại những nội dung chính vừa tìm hiểu.
5. Hướng dẫn, dặn dò:
- Về nhà học thuộc bài. 
- Chuẩn bị tốt cho phần còn lại.
IV. Rút kinh nghiệm:
Tuần 18: Từ ngày 21 tháng 12 năm 2009 đến ngày 26 tháng 12 năm 2009
Tiết (PPCT): 83
CỐ HƯƠNG
Lỗ Tấn
I. Mục tiêu cần đạt: 
Giúp học sinh: tiếp tục:
- Giúp HS thấy được tinh thần phê phán sâu sắc xã hội cũ và niềm tin trong sáng vào sự xuất hiện tất yếu của cuộc sống mới, xã hội mới.
- Thấy dược màu sắc đậm đà trữ tình của tác phẩm Cố Hương. Nghệ thuật so sánh và đối chiếu, kết hợp nhuần nhuyễn nhiều phương thức biểu đạt trong tác phẩm
- Rèn kỹ năng đọc diễn cảm, tóm tắt tác phẩm.
II. Chuẩn bị: 
- GV: Tư liệu liên quan, phiếu học tập.
- HS: Trả lời các câu hỏi tiếp theo trong SGK .
III. Tiến trình lên lớp:
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ:
Cho biết tâm trang của nhân vật Tôi trong những ngày ở nhà.
Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ CỦA TRÒ
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG 1: Đọc - hiểu văn bản (tt)
Phân tích cảm xúc, tâm trạng, suy nghĩ của nhân vật Tôi trên thuyền rời cố hương. Phân tích hnân vật Nhuận Thổ.
GV: Trên đường rời quê, cảm xúc, tâm trạng nhân vật “Tôi” như thế nào? Tôi nghĩ gì?
 - Làng cũ, cảnh cũ, hiện tại đau buồn. Qúa khứ tươi đẹp không bao giờ trở lại vậy thì hãy hướng đến tương lai và hy vọng.
 - Con người nên và cần biết hy vọng,ước mơ.
GV: Tình cảm thống nhất, bản chất từ trong sâu thẳm của “Tôi”đối với cố hương là gì?
- Tình yêu quê hương, gia đình sâu đậm. Tuy buồn đau về sự sa sút, nghèo nàn của làng quê nhưng vẫn ước mơ hy vọng vào tương lai, vào thế hệ trẻ sẽ đem lại những thay đổi cho quê hương, sẽ được sống cuộc đời hạnh phúc trên quê hương.
GV: Em có nhận xét gì về nhân vật Nhuận Thổ qua cảm nhận của nhân vật Tôi?
 Từ cậu bé hồn nhiên khoẻ mạnh tình cảm trong sáng trở thành một nông dân nghèo túng, khô cằn, đần độn, mụ mị, rụt rè, nhút nhát.
 GV gọi 2 HS đọc to ghi nhớ SGK.
I. Đọc - hiểu văn bản
1.	Phương thức biểu đạt.
2.	Nhân vật Nhuận Thổ.
c) Cảm xúc, tâm trạng, suy nghĩ của nhân vật Tôi trên thuyền rời cố hương.
 - Không chút lưu luyến.
 - Hy vọng, tin tưởng vào con đường đã chọn, hy vọng vào tương lai thế hệ trẻ con cháu như Hoàng - Thuỷ Sinh sẽ khác thế hệ hiện tại, mơ ước những cuộc đời mới, cuộc đời tốt đẹp hơn mà chúng tôi chưa từng được sống.
 - Suy nghĩ và triết lý về hình ảnh con đường.
3. nhân vật Nhuận Thổ.
 - Thay đổi toàn diện từ hình dáng đến lời nói, cử chỉ, hành động, suy nghĩ.
 - Nghèo nhưng không tham lam.
4. Hình ảnh cố hương.
 Hình ảnh thu nhỏ của xã hội, đất nước.
* Ghi nhớ : SGK.
Hoạt động 2 : Luyện tập.
 GV hướng dẫn HS phát biểu chủ đề.
4. Củng cố: 
- Ý nghĩa của hình ảnh con đường ở cuối truyện.
- Em hiểu gì về đầu đề Cố hương?
	5. Hướng dẫn, dặn dò: 
Về nhà học thuộc phần Ghi nhớ, phân tích được tâm trang nhân vật.
IV. Rút kinh nghiệm:
Tuần 18: Từ ngày 21 tháng 12 năm 2009 đến ngày 26 tháng 12 năm 2009
Tiết (PPCT): 84
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
(Phần Tiếng Việt)
I. Mục tiêu cần đạt: 
Giúp học sinh:
- Hiểu được sự phong phú của các phương ngữ trên các vùng miền đất nước. 
- Rèn kỹ năng giải nghĩa các từ ngữ địa phương và phân tích giá trị, tác dụng của nó trong văn bản 
- Có ý thức trau dồi vốn từ, chủ yếu là các thực từ chỉ sự vật, hiện tượng.
II. Chuẩn bị: 
- GV: tổng hợp kiến thức, phiếu học tập.
- HS: Chuẩn bị tốt những yêu cầu trong SGK.
III. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh
Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
* Hoạt động 1 : Tìm hiểu mở rộng vốn từ ngữ địa phương (6 phút)
- Hoạt động nhóm: 
- Các nhóm lập bảng thống kê các từ ngữ ở địa phương?
.Đại diện treo bảng nhóm.
. GV nhận xét.
- Hãy tìm một số từ ngữ địa phương khác?
GV: Treo bảng phụ bảng ( b, c) ( SGK -175)
- Tìm từ ngữ toàn dân.
* hoạt động 2 : Tìm hiểu vai trò của từ ngữ địa phương (13 phút)
- Vì sao có những từ ngữ địa phương ?
 + Điều kiện địa lý, tự nhiên, các sự vật hiện tượng khác nhau.
 + Có từ ngữ địa phương chứng tỏ tính đa dạng, phong phú về tự nhiên.
 + Số lượng không nhiều
HS: Đọc đoạn thơ “Mẹ Suốt”( SGK- 176)
- Tìm từ ngữ địa phương ở đoạn thơ?
- Tác dụng của từ ngữ đó?
Hoạt động 3 : Hướng dẫn tham khảo (5 phút)
- Đọc thơ ca tham khảo ?
 + Thơ Tố Hữu.
 + Ca dao dân ca các miền.
I- Mở rộng vốn từ ngữ địa phương
- Chẻo: nước chấm ( Nghệ tĩnh)
- Sương: Gánh ( Huế) 
- Mắc: đắt ( Nam Bộ)..
II- Vai trò của từ ngữ địa phương trong mối quan hệ với từ ngữ toàn dân : 
1. Có những từ ngữ gọi tên sự vật, hiện tượng.
2. Không ảnh hưởng tới giao tiếp.
3. Không được coi là ngôn ngữ toàn dân -> Vốn từ vựng của ngôn ngữ toàn dân đã có.
4. Đoạn thơ :
Rứa: thế
Nờ: nhỉ
Chi: gì
Hắn: nó
Tui: tôi
- Biểu hiện chân thực hình ảnh con người vùng quê Quảng Bình.
III- Tham khảo :
4. Củng cố: 
- GV: nhấn mạnh tính chất của từ ngữ địa phương.
- ý nghĩa của từ ngữ địa phương.
5. Hướng dẫn, dặn dò:
- Xác định từ địa phương trong một số truyện và giải nghĩa.
- Ôn lại toàn bộ kiến thức TV, TLV
IV. Rút kinh nghiệm:
Tuần 18: Từ ngày 21 tháng 12 năm 2009 đến ngày 26 tháng 12 năm 2009
Tiết (PPCT): 85
TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN, TIẾNG VIỆT
I. Mục tiêu cần đạt: 
Giúp học sinh:
- Đánh giá bài làm, rút kinh nghiệm, sửa chữa các sai sót về các mặt ý tứ, bố cục, câu, từ ngữ, chính tả.
- Rèn kĩ năng diễn đạt, sửa chữa lỗi sai.
II. Chuẩn bị: 
- GV: Soạn bài và chuẩn bị các lời nhận xét bài làm HS, bảng chữa lỗi chung.
- HS: Đọc và sửa bài ở nhà theo hướng dẫn của GV.
III. Tiến trình lên lớp:
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ:
Bài mới:
* Tổ chức trả bài:
A. Phần Văn.
I. Đề . 
Câu 1. Tóm tắt đoạn trích “Lặng lẽ Sa Pa” trong SGK Ngữ văn 9 . (2 điểm)
Câu 2. Chép lại bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy. (3 điểm)
Câu 3. Em hãy nêu vài nét về tác giả Chính Hữu và tác phẩm Đồng chí. (2 điểm)
II. Đáp án
I. TRẮC NGHIỆM (3 ĐIỂM) Mỗi câu đúng được 0,25 điểm.
Câu 1 : C ; Câu 2 : B; Câu 3 : C ; Câu 4 : A ; Câu 5 : D ; Câu 6 : C ; Câu 7 : D ; 
Câu 8 : B ; Câu 9 : C ; Câu 10 : C ; Câu 11 : C ; Câu 12 : C.
II. TỰ LUẬN (7 ĐIỂM)
Câu 1 : Trình bày đủ nhân vật chính, sự việc, nhân vật chính và số lượng không quá 15 dòng. 2 đ
Câu 2 : Chép lại bài thơ chính xác kể cả chính tả, dấu câu. 3 đ
Câu 3 : Nêu đúng theo phần Chú thích * trong SGK. 2 đ
III. Nhận xét ưu điểm và nhược điểm.
Ưu điểm: 
- Một số bài làm có chất lượng tương đối tốt, lời văn gon gàng chính xác, sinh động. Cách trình bày khoa học, sạch sẽ.
Hạn chế: 
Một số bài viết còn sơ sài, trình bày còn cẩu thả, lời văn chưa thoát lên được ý.
B. Phần Tiếng Việt.
I. Đề:
Tự luận:
Câu 1: Nêu nội dung của các phương châm hội thoại mà em đã học ? (2.5 điểm)
Câu 2: Đặt 5 cặp câu có từ ngữ xưng hô mang tính lịch sự của tiếng Việt. (2.5 điểm)
Câu 3: Em hãy viết một đoạn văn có sử dụng cả hai cách dẫn (trực tiếp và gián tiếp). Lưu ý gạch chân phần được dẫn (2 điểm )
II. Đáp án:
TRẮC NGHIỆM (3 ĐIỂM) Mỗi câu đúng được 0,5 đ
Câu 1 : D ; Câu 2 : C ; Câu 3 : D ; Câu 4 : C ; Câu 5 : A ; Câu 6 : C
TỰ LUẬN (7 ĐIỂM)
Câu 1 : Trình bày đủ ý như trong SGK, mỗi phương châm được 0,5 đ
Câu 2 : Đặt câu đúng mỗi cặp được 0,5 đ
Câu 3 : Viết đoạn văn có sử dụng đủ hai cách dẫn trực tiếp và gián tiếp được 2 đ
4. Củng cố: 
5. Hướng dẫn, dặn dò:
HS về nhà ôn lại kiến thức TLV
IV. Rút kinh nghiệm:
Duyệt của Tổ trưởng
Ngày .. tháng .. năm 2009

Tài liệu đính kèm:

  • docGiáo án Ngu van 9 Tuan 18 (09-10).doc