Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Trường Trung học cơ sở Cái Nước - Tuần 21

Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Trường Trung học cơ sở Cái Nước - Tuần 21

Tuần 21: Từ ngày 11 tháng 01 năm 2010 đến ngày 16 tháng 01 năm 2010

 Tiết (PPCT): 96

 TIẾNG NÓI CỦA VĂN NGHỆ

 Nguyễn Đình Thi

I. Mục tiêu cần đạt:

Giúp học sinh:

- Hiểu được nội dung của văn nghệ và sức mạnh kì diệu của nó đối với đời sống con người.

- Hiểu thêm cách viết bài nghị luận qua tác phẩm nghị luận ngắn gọn, sâu sắc và giàu hình ảnh của Nguyễn Đình Thi.

I. Chuẩn bị:

- GV: Tư liệu về tác giả, tác phẩm, phiếu học tập,

- HS: Xem trước bài, thực hiện các yêu cầu trong SGK.

III. Tiến trình lên lớp:

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ:

- Nêu tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách?

- Trình bày phương pháp đọc sách?

 

doc 12 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 719Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Trường Trung học cơ sở Cái Nước - Tuần 21", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 21: Từ ngày 11 tháng 01 năm 2010 đến ngày 16 tháng 01 năm 2010
Tiết (PPCT): 96
TIẾNG NÓI CỦA VĂN NGHỆ
 Nguyễn Đình Thi
I. Mục tiêu cần đạt: 
Giúp học sinh:
- Hiểu được nội dung của văn nghệ và sức mạnh kì diệu của nó đối với đời sống con người.
- Hiểu thêm cách viết bài nghị luận qua tác phẩm nghị luận ngắn gọn, sâu sắc và giàu hình ảnh của Nguyễn Đình Thi.
I. Chuẩn bị: 
- GV: Tư liệu về tác giả, tác phẩm, phiếu học tập, 
- HS: Xem trước bài, thực hiện các yêu cầu trong SGK.
III. Tiến trình lên lớp:
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ:
- Nêu tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách?
- Trình bày phương pháp đọc sách?
Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ CỦA TRÒ
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG 1: Đọc và tìm hiểu chung về văn bản
Hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu chung
GV: Cho HS đọc văn bản và chú thích
Dựa vào chú thích giới thiệu về tác giả - tác phẩm.
I. Đọc và tìm hiểu chung
1. Đọc:
2. Chú thích: * : Nguyễn Đình Thi 
HOẠT ĐỘNG 2: Đọc – hiểu văn bản
Hướng dẫn Đọc - hiểu văn bản.
- HS đọc đoạn đầu của văn bản, phát hiện luận điểm, trình bày trước lớp.
=> Văn nghệ không chỉ phản ánh thực tại khách quan mà còn thể hiện tư tưởng chủ quan của người sáng tạo.
- Để làm rõ luận điểm, tác giả đã đưa ra phân tích những dẫn chứng nào? Tác dụng của những dẫn chứng ấy?
=> Thơ Nguyễn Du: Hai câu thơ tả cảnh mùa xuân tươi đẹp -> làm mọi người rung động -> Sự sống tươi trẻ luôn tái sinh.
=> An-na ... : Cái chết của cô làm người đọc bâng khuâng, thương cảm không quên.
=> Rút ra nội dung của văn nghệ.
GV nhắc lại truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao: Không chỉ phản ánh xã hội thực dân phong kiến đã đày đoạ cuộc sống của người nông dân mà còn là niềm thương cảm của nhà văn trước số phận bi thảm của người nông dân trước cách mạng tháng 8.
Hoặc GV lấy ví dụ trong ca dao dân ca.
- Nội dung của văn nghệ khác với nội dung của các KHXH khác: lịch sử, địa lí, xã hội học, đạo đức học hay không?
=> HS thảo luận trả lời.
=> Các môn khoa học này khám phá, miêu tả và đúc kết các hiện tượng tự nhiên hay xã hội, các quy luật khách quan.
- Vì sao con người cần tiếng nói của văn nghệ?
 Chú ý HS đọc kĩ đoạn giữa của văn bản.
 Cho HS liệt kê các dẫn chứng trong tác phẩm.
II. Đọc – hiểu văn bản
1.	 Nội dung của văn nghệ:
- Tác phẩm nghệ thuật lấy chất liệu ở đời sống khách quan, qua đó thể hiện tư tưởng chủ quan của người viết.
- Tác phẩm văn nghệ không cất lên những lí thuyết khô khan, nó chứa niềm vui nỗi buồn của người nghệ sĩ. Nó làm cho chúng ta rung động, ngỡ ngàng.
=> Văn nghệ tập trung khám phá, miêu tả chiều sâu tình cảm, số phận con người, thế giới bên trong con người. Đó là hiện thực, là đời sống tâm hồn của con người qua cách nhìn và tình cảm cá nhân của người nghệ sĩ.
Củng cố:
HS : Em hiểu gì về tiếng nói của văn nghệ và nghệ sĩ.
Hướng dẫn, dặn dò:
- Học bài, chuẩn bị tiếp bài về Sức mạnh và Con đường đến với văn nghệ.
- Tóm tắt nội dung văn bản.
IV. Rút kinh nghiệm.
Tuần 21: Từ ngày 11 tháng 01 năm 2010 đến ngày 16 tháng 01 năm 2010
Tiết (PPCT): 97
TIẾNG NÓI CỦA VĂN NGHỆ
 Nguyễn Đình Thi
I. Mục tiêu cần đạt: 
Giúp học sinh: tiếp tục:
- Hiểu được nội dung của văn nghệ và sức mạnh kì diệu của nó đối với đời sống con người.
- Hiểu thêm cách viết bài nghị luận qua tác phẩm nghị luận ngắn gọn, sâu sắc và giàu hình ảnh của Nguyễn Đình Thi.
II. Chuẩn bị: 
- GV: Tư liệu về tác giả, tác phẩm, phiếu học tập, 
- HS: Xem tiếp bài, thực hiện các yêu cầu trong SGK.
III. Tiến trình lên lớp:
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ:
- Em hãy nêu vài nét về tác giả và tác phẩm.
- Nêu tuyến nhân vật và ý nghĩa của các tình huống.
Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ CỦA TRÒ
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG 1: Đọc – hiểu văn bản (tt)
Hướng dẫn Đọc – hiểu văn bản (tt)
- Văn nghệ đến với người đọc bằng cách nào mà có khả năng kì diệu đến như vậy?
=> Văn nghệ chứa đựng tình yêu, nỗi buồn của con người trong cuộc sống đời thường.
=> Đến với tác phẩm văn nghệ, chúng ta sống cùng với cuộc sống miêu tả trong đó, được yêu, ghét, vui buồn, chờ đợi... cùng các nhân vật và cùng người nghệ sĩ.
“Nghệ thuật không đứng ngoài.... bước lên đường ấy”
HDHS tổng kết.
- Nêu vài nét đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của Nguyễn Đình Thi?
 Cho HS nhắc lại hệ thống luận điểm trong quá trình phân tích.
- HS đọc ghi nhớ.
GV củng cố lại tiết học.
 => Bằng rung động của tâm hồn, văn nghệ đã nối sợi dây đồng cảm giữa nghệ sĩ và bạn đọc.
 => Văn nghệ giúp con người sống phong phú hơn và tự hoàn thiện nhân cách, tâm hồn.
2. Sức mạnh và ý nghĩa kì diệu của văn nghệ:	Sức mạnh và ý nghĩa kì diệu của văn nghệ:
- Văn nghệ giúp chúng ta sồng đầy đủ hơn, phong phú hơn với cuộc đời, với chính mình.
- Văn nghệ là sợi dây ràng buộc con người với cuộc sống đời thường, với những hoạt động vui buồn, gần gũi.
- Văn nghệ giúp con người biết vui, biết rung cảm và ước mơ trng cuộc đời còn nhiều vất vả, cực nhọc.
3. Con đường văn nghệ đến với người đọc:
- Tác phẩm văn nghệ lay động cảm xúc, đi vào nhận thức tâm hồn chúng ta qua con đường tình cảm.
- Từ đó, văn nghệ góp phần giúp mọi người tự nhận thức mình, tự xây dựng nhân cách và cách sống cho bản thân mình.
III. Tổng kết:
Nghệ thuật:
- Bố cục chặt chẽ, hợp lí.
- Cách dẫn tự nhiên.
- Cách viết giàu hình ảnh, nhiều dẫn chứng thơ văn.
- Giọng văn chân thành nhưng mãnh liệt.
* Ghi nhớ:
 (sgk)
HOẠT ĐỘNG 2 : Luyện tập
Nêu một tác phẩm văn nghệ mà em yêu thích và phân tích ý nghĩa, tác động của tác phẩm ấy đối với mình.
III. Luyện tập:
4. Củng cố: 
Em hãy nêu ý nghĩa của văn nghệ đối với đời sống của con người.
5. Hướng dẫn, dặn dò:
- Về nhà học thuộc bài, ghi nhớ. 
- Soạn bài: Các thành phần biệt lập.
IV. Rút kinh nghiệm:
Tuần 21: Từ ngày 11 tháng 01 năm 2010 đến ngày 16 tháng 01 năm 2010
Tiết (PPCT): 98
CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP
I. Mục tiêu cần đạt: 
Giúp học sinh:
- Nhận biết hai thành phần biệt lập: Tình thái và cảm thán.
- Nắm được công dụng của mỗi thành phần trong câu.
- Biết đặt câu có chứa thành phần biệt lập.
II. Chuẩn bị: 
- GV: Tư liệu, các ví dụ liên quan.
- HS: Trả lời câu hỏi trong SGK.
III. Tiến trình lên lớp:
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ:
Thế nào là khởi ngữ? Ví dụ.
Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ CỦA TRÒ
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG 1: Thành phần tình thái
* Hoạt động 1:
- Học sinh đọc ví dụ trong sgk.
- HS thảo luận trả lời câu hỏi 1-2.
 GV nhận xét.
- GV lưu ý HS sau khi nhận xét: Có nhiều loại khác nhau:
+ Độ tin cậy cao: chắc chắn, chắc hẳn, chắc là...
+ Độ tin cậy thấp: hình như, dường như, hầu như, có vẻ như...
+ Gắn với ý kiến của người nói: theo tôi, ý ông ấy, theo anh...
I. Thành phần tình thái:
1. Ví dụ:
 (sgk)
2. Nhận xét:
a. Chắc: Thể hiện độ tin cậy cao.
b. Có lẽ: Thể hiện độ tin cậy thấp hơn.
=> Bỏ các từ ngữ này ra khỏi câu thì sự việc nói đến trong câu không thay đổi.
=> Đó là thành phần tình thái.
HOẠT ĐỘNG 2 : Thành phần cảm thán
- HS đọc ví dụ.
 Trả lời câu hỏi.
- Các từ ngữ in đậm trong các câu trên có chỉ sự vật hay sự việc gì không?
- Nhờ những từ ngữ nào trong câu mà ta hiểu được tại sao người nói kêu “Ồ” hoặc kêu “Trời ơi!”?
- Các từ in đậm được dùng để làm gì?
=> Bày tỏ tâm lí.
- GV lưu ý HS: Thành phần cảm thán có thể tách riêng thành câu -> Câu cảm thán.
VD: Ôi! Tổ quốc đơn sơ mà lộng lẫy.
 (Tố Hữu – Trên đường thiên lí)
- Cho HS đọc ghi nhớ.
II. Thành phần cảm thán:
1. Ví dụ:
 (sgk)
2. Nhận xét:
- Ồ, Trời ơi: không chỉ sự vật, sự việc.
- Hiểu được thành phần cảm thán nhờ thành phần câu đằng sau.
VD: Ô hay! Bà cứ tưởng con đùa.
 (Nam Cao)
=> Câu cảm thán
* Ghi nhớ: (sgk)
HOẠT ĐỘNG 3 : Luyện tập
- HS làm bài tập 1 trên bảng
- HS lên bảng làm bài 2.
- HS trình bày bài 3.
 Trong ba từ thì chắc chắn có độ tin cậy cao nhất, hình như có độ tin cậy thấp. Tác giả chọn chắc cho thấy người kể chuyện (nhân vật tôi) cũng chỉ dự đoán theo lô gích, chưa biết chuyện gì sẽ thực sự xảy ra.
III. Luyện tập:
1. Các thành phần biệt lập:
 Có lẽ
 Hình như
 Chả nhẽ
=> Thành phần tình thái.
 Chao ôi
=> Thành phần cảm thán.
2. Sắp xếp:
- Dường như, hình như, có vẻ như, có lẽ 
=> Độ tin cậy thấp.
- Chắc là, chắc hẳn, chắc chắn.
=> Độ tin cậy cao.
4. Củng cố: 
- HD HS làm bài 4.
Hướng dẫn, dặn dò:
Về nhà học thuộc ghi nhớ, chuẩn bị bài Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
IV. Rút kinh nghiệm:
Tuần 21: Từ ngày 11 tháng 01 năm 2010 đến ngày 16 tháng 01 năm 2010
Tiết (PPCT): 99
NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC,
HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG
I. Mục tiêu cần đạt: 
Giúp học sinh: 
Hiểu một hình thức nghị luận phổ biến trong đời sống: Nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống.
II. Chuẩn bị: 
- GV: Tài liệu liên quan, ví dụ minh họa.
- HS: Xem lại kiến thức về văn nghị luận đã học ở lớp 8.
III. Tiến trình lên lớp:
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ:
Đọc thuộc lòng ghi nhớ bài Phép phân tích và tổng hợp.
Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ CỦA TRÒ
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu bài nghị luận 
Tìm hiểu bài văn
- HS đọc bài văn.
- Văn bản bàn luận hiện tượng gì?
- Nêu rõ những biểu hiện của bệnh lề mề?
- Tác giả có nêu được vấn đề đáng quan tâm của hiện tượng đó không?
- Tác giả làm thế nào để người đọc nhận ra hiện tượng ấy?
=> Nêu rõ sự việc, phân tích mặt sai, mặt đúng, nguyên nhân tác hại của hiện tượng này.
- Nguyên nhân của bệnh lề mề?
- Tác hại của bệnh lề mề?
- Bố cục của bài viết có mạch lạc và chặt chẽ không? Vì sao?
=> Nêu hiện tượng -> trình bày nguyên nhân -> tác hại -> giải pháp.
- HS đọc ghi nhớ
- Gv chốt lại kiến thức tiết học.
I. Tìm hiểu bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống:
1. Bài văn:
Bệnh lề mề (sgk)
2. Nhận xét:
- Bàn luận tính lề mề trong công việc.
 VD: Sai hẹn
 Đi chậm
 Không tôn trọng người khác.
- Nguyên nhân: Không có lòng tự trọng và không tôn trọng người khác, ích kỉ, vô trách nhiệm với công việc chung.
- Tác hại: Không bàn bạc công việc có đầu, có đuôi, làm mất thời gian của người khác, tạo ra thói quen kém văn hoá.
3. Ghi nhớ: (sgk)
HOẠT ĐỘNG 2 : Luyện tập
Hướng dẫn luyện tập
- HS thảo luận làm bài 1
 HS lên bảng trình bày
 VD: Học tủ, lười biếng, thói ỷ lại, lòng tự trọng, tấm gương học tốt, đua đòi....
- HS thảo luận bài 2
 HS trình bày
II. Luyện tập:
1. Hiện tượng:
- Giúp bạn học tập tốt.
- Góp ý phê bình khi bạn có khuyết điểm.
- Trả lại của rơi cho người mất.
- Bảo vệ vây xanh trong khuôn viên nhà trường.
2. Hiện tượng hút thuốc lá:
- Liên quan đến sức khoẻ, cá nhân, cộng đồng.
- Liên quan đến môi trường.
- Gây tốn kém tiền bạc.
Củng cố: 
Nêu lại khái quát nội dung vừa học.
 5. Hướng dẫn, dặn dò:
HS về nhà học bài, chuẩn bị bài Cách làm bài văn ...
IV. Rút kinh nghiệm:
Tuần 21: Từ ngày 11 tháng 01 năm 2010 đến ngày 16 tháng 01 năm 2010
Tiết (PPCT): 100
CÁCH LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC, HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG
I. Mục tiêu cần đạt: 
Giúp học sinh:
Biết cách làm bài nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống.
II. Chuẩn bị: 
- GV: Tư liệu liên quan, đoạn văn mẫu.
- HS: Thực hiện các yêu cầu trong SGK.
III. Tiến trình lên lớp:
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ:
- Như thế nào là nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống?
- Yêu cầu của bài nghị luận này?
Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ CỦA TRÒ
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG 1: Đề bài NL về một SV, HT đời sống
GV giới thiệu đề bài.
- Các đề bài trên có điểm gì giống nhau?
Chỉ ra những điểm giống nhau đó?
=> Nêu suy nghĩ của mình về một sự việc hiện tượng đời sống.
- HS nghĩ đề bài.
=> Nhà trường với vấn đề an toàn giao thông.
 Nhà trường với vấn đề môi trường.
 Nhà trường với tệ nạn xã hội.
Cho học sinh chỉ ra từng đề bài.
I. Đề bài nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống:
1. Đề bài:
(sgk)
2. Nhận xét:
- Đề (1) và đề (4) nói về sự việc, hiện tượng đáng biểu dương.
- Đề (3) phê phán hiện tượng đã nêu.
=> Mệnh lệnh trong đề: “nêu suy nghĩ của mình”, “nêu nhận xét của mình”, “nêu ý kiến”, “bày tỏ thái độ” ...
HOẠT ĐỘNG 2 : Cách làm bài văn nghị luận
- GV giới thiệu đề bài.
- Đề thuộc loại gì?
- Đề đã nêu sự việc hiện tượng gì?
- Đề yêu cầu làm gì?
- Những việc làm của Nghĩa chứng tỏ bạn là người như thế nào?
=> Có hiếu, có óc sáng tạo, học kết hợp với thực hành.
- Vì sao Thành đoàn thành phố HCM phát động phong trào học tập bạn Nghĩa?
=> Là tấm gương tốt cho các bạn noi theo.
- Những việc làm của Nghĩa có khó không?
- Nếu mọi học sinh đều làm được như Nghĩa thì đời sống sẽ như thế nào?
=> Vô cùng tốt đẹp
- GV hướng dẫn học sinh thực hiện các thao tác.
- HS viết một đoạn nào đó trong phần thân bài.
- HS đọc ghi nhớ.
 GV củng cố lại bài.
II. Cách làm bài nghị luận:
1. Tìm hiểu đề:
Đề bài: (sgk)
- Đề thuộc loại nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống.
- Đề nêu gương người tốt việc tốt.
- Yêu cầu: Nêu suy nghĩ của mình về sự việc, hiện tượng ấy.
2. Tìm ý:
Phân tích để tìm ý nghĩa sự việc.
3. Lập dàn ý:
+ Mở bài:
+ Thân bài:
+ Kết bài:
4. Viết bài:
5. Kiểm tra lại bài:
* Ghi nhớ
(sgk)
HOẠT ĐỘNG 3 : Luyện tập
- Hướng dẫn HS tìm ý.
- Nguyễn Hiền sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh như thế nào?
- Hoàn cảnh ấy có bình thường không ? 
 Tại sao?
- Nguyễn Hiền có đặc điểm gì nổi bật?
 Tư chất gì đặc biệt?
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thành công của cậu?
- Em học tập được điều gì ở Nguyễn Hiền?
III. Luyện tập:
Lập dàn ý cho đề 4.
Tìm ý:
- Nhà nghèo.
- Hoàn cảnh sống quá vất vả cho cậu bé.
- Cậu ham học, thông minh, mau hiểu.
- Cậu có tinh thần học hỏi, vượt khó.
4. Củng cố: 
Em cần lưu ý những gì về cách làm bài văn nghị luận về SV, HT đời sống?
Hướng dẫn, dặn dò: 
Về nhà học thuộc bài, chuẩn bị bài Cách làm bài văn NL ... tiếp theo.
IV. Rút kinh nghiệm:
Duyệt của Tổ trưởng
Ngày .. tháng .. năm 2009

Tài liệu đính kèm:

  • docGiáo án Ngu van 9 Tuan 21 (09-10).doc