Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần học số 7

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần học số 7

Tiết 31: KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH

 ( Trích Truyện Kiều )

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC :

Giúp học sinh :

a. Kiến thức:

- Cảm nhận được nỗi bẽ bàng, buồn tủi, cô đơn của Thuý Kiềukhi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích và tấm lòng thuỷ chung, hiếu thảo của nàng.

- Ngôn ngữ độc thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc của Nguyễn Du.

- Thấy được nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật của Nguyễn Du: diễn biến tâm trạng được thể hiện qua ngôn ngữ độc thoại, nghệ thuật tả cảnh ngụ tình.

b. Kỹ năng:

- Bổ sung kiến thức đọc – hiểu văn bản truyện thơ trung đại.

- Nhận thấy được tác dụng của ngôn ngữ độc thoại, nghệ thuật tả cảnh ngụ tình.

- Phân tích tâm trạng của nhân vật qua một đoạn trích trong tác phẩm “Truyện Kiều”.

- Cảm nhận đựoc sự cảm thông sâu sắc của Nguyễn Du đối với nhân vật trong truyện.

c. Thái độ:

- Cảm nhận được thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến, từ đó có cái nhìn đúng đắn về phẩm hạnh của họ.

 

doc 12 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 647Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần học số 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 7
Tiết 31+32: Kiều ở Lầu Ngưng Bích
Tiết 33: Miêu tả trong văn bản tự sự
Tiết 34+35: Viết bài Tập Làm văn số 2
Ngày soạn:29/09/2012
Ngày giảng:01/ 10/ 2012
 Tiết 31: KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH
 ( Trích Truyện Kiều )
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC :
Giúp học sinh :
a. Kiến thức:
- Cảm nhận được nỗi bẽ bàng, buồn tủi, cô đơn của Thuý Kiềukhi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích và tấm lòng thuỷ chung, hiếu thảo của nàng.
- Ngôn ngữ độc thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc của Nguyễn Du.
- Thấy được nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật của Nguyễn Du: diễn biến tâm trạng được thể hiện qua ngôn ngữ độc thoại, nghệ thuật tả cảnh ngụ tình.
b. Kỹ năng:
- Bổ sung kiến thức đọc – hiểu văn bản truyện thơ trung đại.
- Nhận thấy được tác dụng của ngôn ngữ độc thoại, nghệ thuật tả cảnh ngụ tình.
- Phân tích tâm trạng của nhân vật qua một đoạn trích trong tác phẩm “Truyện Kiều”.
- Cảm nhận đựoc sự cảm thông sâu sắc của Nguyễn Du đối với nhân vật trong truyện.
c. Thái độ:
- Cảm nhận được thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến, từ đó có cái nhìn đúng đắn về phẩm hạnh của họ. 
B. CHUẨN BỊ :
GV: SGK, SGV, Tranh minh hoạ -Đọc tài liệu .
HS: Đọc kỹ đoạn trích và chuẩn bị bài tập, bài soạn.
C. CÁC PHƯƠNG PHÁP,KĨ THUẬT DẠY HỌC:
Đọc diễn cảm, hỏi đáp, thảo luận, phân tích, bình giảng, so sánh
D.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG :
 1. Ổn định tổ chức lớp :
 2 Kiểm tra bài cũ :
 ? Đọc thuộc lòng đoạn trích: “Cảnh ngày xuân”. Nhận xét về nghệ thuật tả cảnh thiên nhiên và khung cảnh mùa xuân qua đoạn trích.
GỢI Ý CÂU TRẢ LỜI
- Đọc thuộc lòng: (4đ)
- Nghệ thuật:
 + Ngôn ngữ miêu tả giàu hình ảnh, giàu nhạc điệu, diễn tả tinh tế tâm trạng của nhân vật. (1,5đ)
+ Miêu tả theo trình tự thời gian cuộc du xuân của chị em Thúy Kiều. (1,5đ)
- Nội dung: + Cảnh vật thiên nhiên mới mẻ, tinh khôi, sống động. (1đ)
+ Quang cảnh mùa xuân rộn ràng, náo nức, vui tươi. (1đ)
+ Chị em T,Kiều ra về với tâm trạng lưu luyến. (1đ)
3. Bài mới:
*Giới thiệu bài: Giáo viên giới thiệu vị trí đoạn trích, nội dung đoạn trích.
- Ở lầu xanh, Kiều bị ép tiếp khách nên rút dao ra định tự tử, nhưng vì có Đạm Tiên báo mộng ngăn cản nên đành thôi! Tú Bà sợ Kiều chết thì không những rắc rối mà còn mất cả chì lẫn chài nên tìm cách ngọt nhạt xoa dịu, rồi lập kế đưa Kiều ra ở tạm ở lầu Ngưng Bích bên bờ biển Lâm Tri. Mụ nói để chờ dịp tìm người đứng đắn sẽ gả cho, nhưng thực chất là bày mưu gian hiểm buộc Kiều phải tiếp khách.
- Vị trí chơ vơ, vắng vẻ bên bờ biển là để dễ dàng thực hiện độc kế. Nhưng ngoài ý muốn đen tối của Tú Bà, chính nơi đây, trong cảnh cô tịch chỉ có nước với trời, lại là cơ hội để cho nỗi cô đơn nghệ sĩ của Kiều thăng hoa, đẹt thành bài thơ tả cảnh ngụ tình tuyệt tác.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1 Hướng dẫn học sinh đọc, tìm hiểu chú thích, vị trí của đoạn trích.
- Giáo viên đọc mẫu, gọi học sinh đọc
? Cho biết vị trí của đoạn trích trong tác phẩm.
- Học sinh đọc các chú thích: 1,8,9,10
? Đoạn trích có bố cục như thế nào.
- 6 câu đầu: hình ảnh cô đơn tội nghiệp của Kiều
- 8 câu tiếp: nỗi nhớ người yêu, cha mẹ.
- 8 câu cuối: nỗi buồn cô đơn tuyệt vọng.
Hoạt đông 2. Tìm hiểu văn bản.
- Học sinh đọc lại 6 câu đầu.
? Nhắc lại nội dung chính của đoạn.
? Khung cảnh thiên nhiên trong 6 câu đầu được miêu tả qua cái nhìn của Kiều như thế nào.
- Cảnh thiên nhiên biển trời trước lầu Ngưng Bích thật mênh mông, bát ngát, vắng vẻ, lạnh lùng. Không gian mở rộng trước hết cả hai chiều: rộng và cao, tấm trăng, dãy núi, làn mây, cồn cát, bụi hồng
=> Nàng rơi vào hoàn cảnh cô đơn, tội nghiệp, tâm trạng cô đơn, buồn, ngổn ngang trăm mối.
? Hai chữ “khóa xuân” gợi cảnh gì.
- Kiều đang bị giam lỏng.
? Hình ảnh “mây sớm, đèn khuya” gợi tính chất gì của thời gian.
- Đây là cảnh sắc ở nhiều thời điểm.
? Cùng với hình ảnh “tấm trăng gần” diễn tả tình cảm của Kiều như thế nào.
- Trăng phải ở vị trí xa hơn núi, thế nhưng diễn tả :tấm trăng gần” là vì cảnh đêm, đêm trăng sáng. Trăng xa nhưng sáng hơn nên có cảm giác gần, núi gần hơn nhưng mờ nên có cảm giác xa hơn trăng. Như vậy, đây không phải là cảnh một cách khách quan, vô cảm mà là cảnh được tả qua tâm trạng của người ngắm cảnh.
? Và một cảnh tượng về không gian được gợi lên như thế nào.
- Thiên nhiên cao rộng, hoang sơ, lạnh lẽo thiếu vắng sự sống con người.
? Em hiểu gì về thân phận của Kiều lúc này.
- Nhỏ bé, đơn độc, bơ vơ giữa một thế giới lạnh lẽo, hoang vắng.
- GV chốt lại: Trong bức tranh phong cảnh thiên nhiên mà Nguyễn Du vẽ qua con mắt và tâm trạng của Thúy Kiều, ta thấy rõ phong thái, linh hồn của cảnh vật. Không phải ngẫu nhiên nhà thơ sử dụng hai từ: vẻ, tấm đặt trước non, trăng.Thời gian, không gian nghệ thuật trong bức tranh này hoàn toàn là thời gian, không gian tâm trạng nên nó chập nhận sự xáo trộn thời điểm, qui luật xa gần. Không rõ ngày đêm, ánh đèn hay ánh trăng, xa thành gần, gần thành xa...
- Tâm trạng của Thúy kiều là tâm trạng chán ngán, buồn tủi thương mình bơ vơ vô hạn.
I. Tìm hiểu chung
1. Vị trí: sau đoạn Mã Giám Sinh mua Kiều
2. Bố cục: 3 phần
- 6 câu đầu
- 8 câu tiếp
- 8 câu cuối
II. Đọc, hiểu văn bản
1. Hoàn cảnh cô đơn tội nghiệp của Thúy Kiều.
- Không gian:
+ Bốn bề bát ngát...
+ Cát vàng...bụi hồng...
-> không gian, cảnh vật gợi sự mênh mông, rộng ngợp, cô đơn trơ trọi.
-Thời gian: mây sớm, đèn khuya
-> tuần hoàn khép kín, Kiều bị giam hãm trong không gian, làm bạn với mây, đèn trăng.
¨Không gian hoang vắng, cảnh vật trơ trọi.
¨Cô đơn, bơ vơ.
=> Nàng rơi vào hoàn cảnh cô đơn, tội nghiệp,ngổn ngang trăm mối
******************************
Ngày soạn:29/09/2012
Ngày giảng:01/ 10/ 2012
 Tiết 32: KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH
 ( Trích Truyện Kiều )
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC :
Giúp học sinh :
a. Kiến thức:
- Cảm nhận được nỗi bẽ bàng, buồn tủi, cô đơn của Thuý Kiềukhi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích và tấm lòng thuỷ chung, hiếu thảo của nàng.
- Ngôn ngữ độc thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc của Nguyễn Du.
- Thấy được nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật của Nguyễn Du: diễn biến tâm trạng được thể hiện qua ngôn ngữ độc thoại, nghệ thuật tả cảnh ngụ tình.
b. Kỹ năng:
- Bổ sung kiến thức đọc – hiểu văn bản truyện thơ trung đại.
- Nhận thấy được tác dụng của ngôn ngữ độc thoại, nghệ thuật tả cảnh ngụ tình.
- Phân tích tâm trạng của nhân vật qua một đoạn trích trong tác phẩm “Truyện Kiều”.
- Cảm nhận đựoc sự cảm thông sâu sắc của Nguyễn Du đối với nhân vật trong truyện.
c. Thái độ:
- Cảm nhận được thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến, từ đó có cái nhìn đúng đắn về phẩm hạnh của họ. 
B. CHUẨN BỊ :
GV: SGK, SGV, Tranh minh hoạ -Đọc tài liệu .
HS: Đọc kỹ đoạn trích và chuẩn bị bài tập, bài soạn.
C. CÁC PHƯƠNG PHÁP ,KĨ THUẬT DẠY HỌC:
Đọc diễn cảm, hỏi đáp, thảo luận, phân tích, bình giảng, so sánh
D.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG :
 1. Ổn định tổ chức lớp .
 2. Bài mới.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC
- Học sinh đọc 8 câu thơ tiếp theo.
? Trong cảnh ngộ ấy, Kiều đã nhớ đến ai? Ai trước, ai sau? Nhớ như thế có hợp lí không.
- Kiều nhớ Kim Trọng và nhớ cha mẹ. Nhớ Kim Trọng trước -> phù hợp với quy luật tâm lí, thể hiện sự tinh tế của ngòi bút Nguyễn Du.
..
? Theo em đoạn thơ này là của ai? Nghệ thuật độc thoại này có ý nghĩa gì.
- Ngôn ngữ độc thoại : Là lời phát ngôn của nhân vật nói với chính mình.
? Kiều nhớ Kim Trọng như thế nào ? tại sao lại nhớ sâu sắc đến như vậy.
- Đây là mối tình đẹp đẽ sâu sắc. Nàng nhớ Kim Trọng với một tâm trạng khắc khoải, day dứt, xót xa: tưởng người... Kiều luôn cảm thấy mình có lỗi, có tội mắc nợ chàng. Kiều đã phụ lời thề đêm trăng thiêng liêng. Mối tình đầu vẫn đang nhức nhối, cháy bỏng trong tim. Kiều hình dung cảnh chàng Kim trở về không gặp nàng, ngày đêm mong mỏi tin tức...đau khổ, thất vọng đến thế nào. Lại chạnh nghĩ đến thân phận bơ vơ, côi cút nơi góc biển chân trời, đất khách quê người.
? Câu thơ “tấm son gột...” tác giả sử dụng nghệ thuật gì? Qua đó thể hiện tâm trạng gì của Kiều.
- Nhưng cái đau đớn nhất, không yên nhất đối với Kiều khi ấy là nỗi đau bị thất tiết, không còn giữ được sự trong trắng thủy chung với người mà nàng nguyện trao thân gửi phận.
? Nỗi nhớ cha mẹ của Kiều được thể hiện qua chi tiết nào.
? Xót nghĩa là gì? Cảm xúc đó thường được thể hiện trong mối quan hệ nào.
- Xót: xót thương, xót xa, đau xót...cảm xúc này xuất hiện trong mối quan hệ mẫu tử, phụ tử.
? Dựa vào chú thích, em hãy giải thích các điển cố: quạt nồng ấp lạnh, sân lai, gốc tử.
? Qua đó em hiểu được tình cảm của Kiều đối với cha mẹ có gì khác với cách thể hiện tình cảm với người yêu.
- Cùng là tả nỗi nhớ, gợi lạ những kỉ niệm quá khứ, mhưmg với mỗi đối tượng, tác giả lại tả không giống nhau. Điều đó tạo nên sự hấp dẫn riêng
? Em có nhận xét gì về hoàn cảnh của Kiều lúc này.
- Đáng thương, nàng đã quên cảnh ngộ của bản thân để nghĩ về Kim Trọng, nghĩ về cha mẹ.
? Vậy em thấy Kiều là cô gái như thế nào.
Kiều là người đáng thương nhất, nhưng người đã quên cảnh ngộ bản thân để nghĩ về Kim Trọng, nghĩ về cha mẹ -> Kiều là người thuỷ chung, người con hiếu thảo, người có tấm lòng vị tha đáng trọng.
- Học sinh đọc 8 câu cuối.
? Đây là cảnh thực hay hư.
? Mỗi cảnh vật đều có những nét riêng nhưng lại có nét chung để diễn tả tâm trạng của Kiều. Em hãy phân tích và chứng minh điều đó.
Cảnh vật
Tâm trạng
- Một cánh buồm thấp thoáng xa xa nơi cửa bể chiều hôm
=> gợi lên một nỗi buồn da diết về quê nhà xa cách.
- Một cánh “hoa trôi man mác” giữa dòng nước mênh mông
=> là nỗi buồn về số phận hoa trôi bèo dạt, lênh đênh vô định của nàng.
- “Nội cỏ dầu dầu” nơi chân mây, mặt đất một màu xanh mù xa tít tắp
=> là nỗi bi thương, vô vọng, kéo dài ko biết đến bao giờ.
- Thiên nhiên dữ dội “ gió cuốn mằt duềnh”. “ ầm ầm tiếng sóng”
=> là tâm trạng hãi hùng lo sợ trước những tai họa đang rình rập, sẵn sàng ập xuống.
- Giáo viên cho học sinh tự suy nghĩ 2 phút sau đó trả lời.
+ Buồn trông cửa bể.... hình ảnh cánh buồm thấp thoáng xa xa gợi nỗi nhớ quê hương gia đình. Từ ai học ở ca dao làm cho giọng điệu trữ tình thêm mơ hồ phiếm chỉ. Cánh buồm thật đã trở thành cánh buồm cánh buồm biểu tượng gợi lên những chuyến đi xa, đến quê hương xa vời, đến thân phận tha hương của Kiều.
+ Buồn trông ngọn nước...Hình ảnh bông hoa trôi dạt trên dòng nước là hình ảnh tấm thân bèo bọt như cánh hoa tàn trôi trên sóng dữ, mong manh, nhỏ nhoi và đáng thương. Đó chính là hoàn cảnh tội nghiệp của nàng. Nàng không thể tự chủ, mặc cho sóng biển đẩy đưa, vùi dập. Tâm trạng cô đơn bơ vơ lại đẩy lên một nấc.
+ Buồn trông nội cỏ...màu cánh đồng cỏ nhạt nhòa hòa với màu trời, màu mây tạo thành một sắc xanh buồn tẻ ngắt. Tuổi thanh xuân tươi đẹp của Kiều, tài năng sắc sảo đủ mùi của nàng đã, đang và sẽ càng nhạt buồn, vô vị như cánh đồng, bầu trời, mặt đất xanh xanh kia.
+ Buồn trông gió cuốn...sóng, gió đ ... nh buồm thấp thoáng...
’Nhớ cha mẹ, quê hương.
+ Hình ảnh: hoa trôi...
’Ẩn dụ ¦xót xa duyên phận.
+ Nội cỏ dầu dầu
’nỗi buồn tẻ nhạt vô vị
+ Tiếng sóng kêu.
’Nhân hóa¦nỗi lo lắng sợ hãi.
’Cảnh được nhìn từ xa đến gần, màu sắc từ nhạt đến đậm, âm thanh từ tĩnh đến động.
’Nỗi buồn man mác, lo âu, kinh sợ, dự cảm giông tố sẽ nổi lên sô đẩy vùi dập cuộc đời Kiều.
’Điệp ngữ Buồn trông
’điệp khúc của tâm trạng
’nỗi cô đơn, đau đớn, xót xa.
4. Tổng kết
- Nghệ thuật:
+ Nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật: diễn biến tâm trạng được thể hiện qua ngôn ngữ độc thoại và tả cảnh ngụ tình đặc sắc
+ Lựa chọn từ ngữ,s ử dụng các biện pháp tu từ.
- Ý nghĩa: Đoạn trích thể hiện tâm trạng cô đơn, buồn tủi và tấm lòng thủy chung hiếu thảo của Kiều
* Ghi nhớ: sgk.
IV. Luyện tập
Bài tập 1:
Miêu tả quang cảnh qua cái nhìn của nhân vật để diễn tả tâm trạng của nhân vật.
4. Hướng dẫn tự học:
* Bài cũ:
- Học thuộc lòng đoạn trích.
- Làm bài tập ở SGK .
Phân tích và nêu cảm nhận của em ở 8 câu thơ cuối.
* Bài mới:
Soạn bài: “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”:
+ Đọc phần tác giả, tác phẩm nắm những nét chính về cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu và tác phẩm “Truyện Lục Vân Tiên”
+ Trả lời các câu hỏi trong SGK.
******************************
Ngày soạn:02/10/2012
Ngày giảng:03/ 10/ 2012
	 Tiết 33: MIÊU TẢ TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp học sinh :
 a. Kiến thức:
- Sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong một văn bản.
- Vai trò, tác dụng của miêu tả trong văn bản tự sự.
b. Kỹ năng:
- Phát hiện và phân tích được tác dụng của miêu tả trong văn bản tự sự.
- Kết hợp kể chuyện với miêu tả khi làm bài văn tự sự.
c. Thái độ:
Có ý thức sử dụng tốt yếu tố miêu tả trong bài văn tự sự giúp cho vài văn thêm sinh động, hấp dẫn.
B. CHUẨN BỊ 
 - GV: SGK, SGV, Bảng phụ. 
 - HS: Chuẩn bị bài chu đáo.	
C. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
-Thực hành, quy nạp
D. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
 1. Ổn định tổ chức lớp.
 2. Kiểm tra bài cũ:
 - GV: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
 3. Tổ chức bài mới:
 Giới thiệu bài mới:
 Trong cuộc sống thường ngày chúng ta thường xuyên được nghe kể chuyện hoặc tự mình kể những câu chuyện mà mình được biết hoặc mắt thấy tai nghe, tuy nhiên nếu chỉ kể thì câu chuyện thật khô khan, kém hấp dẫn. vậy muốn câu chuyện thật hấp dẫn đối với người nghe, chúng ta phải sử dụng yếu tố miêu tả, vậy việc sử dụng yếu tố miêu tả như thế nào cho hợp lý và có hiệu quả, bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1 : Hướng dẫn học sinh tìm hiểu vai trò của yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự 
Gv gọi một học sinh đọc đoạn trích 
Hỏi: Đoạn trích ấy kể về việc gì?
Hỏi: Sự việc ấy đã diễn ra như thế nào ?
Hs diễn đạt các các sự việc bằng đoạn văn.
Hỏi: Chỉ ra các chi tiết miêu tả trong đoạn trích. Các chi tiết miêu tả ấy nhằm thể hiện những đối tượng nào ?
Hỏi: Tác dụng của việc sử dụng yếu tố miêu tả ấy ?
GV: Đưa bảng phụ đoạn văn không có yếu tố miêu tả.
Hỏi: Nếu kể như vậy thì nhân vật vua QT có nổi bật không ? Trận đánh có sinh động không ? Tại sao ?
 Từ đó em hãy cho biết : 
Yếu tố miêu tả có tác dụng như thế nào đối với văn bản tự sự .
Hỏi: Có những dạng miêu tả nào thường dùng trong văn bản tự sự?
Hỏi: Cách sử dụng yếu tố miêu tả như thế nào trong văn bản tự sự?
Giáo viên bổ sung.
Hoạt động 2. Hướng dẫn học sinh luyện tập.
Bài tập 1: GV tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm.
Nhóm 1 : Tìm những yếu tố tả người trong " Chị em Thuý Kiều " - Phân tích giá trị của những yếu tố miêu tả ấy trong việc thể hiện , nội dung mỗi đoạn trích :
Sau 5 phút : Đại diện hai nhóm trình bày 
Nhóm 2 : Tìm yếu tố tả cảnh trong " Cảnh ...Xuân "- Phân tích giá trị của những yếu tố miêu tả ấy ...
Đại diện nhóm trình bày:
Bài tập 2 : Cho học sinh viết tại lớp.
Bài tập 3 : Học sinh làm theo bàn. 
Giáo viên Hướng dẫn cho học sinh
Bài tập 4 : Dành cho học sinh khá giỏi.
I .VAI TRÒ CỦA MIÊU TẢ TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
1. Ví dụ : SGK.
2. Phân tích ví dụ:
* Sự việc : Quang Trung đánh đền Ngọc Hồi
* Diễn biến : Quân Thanh ra bắn phun khói lửa, quân QT khiêng ván nhất tề xông lên. 
Quân Thanh đại bại , tướng Sầm Ngi Đống thắt cổ 
* Các chi tiết miêu tả :
- "Nhân có gió bắc ... làm hại mình"
- Quân Tây Sơn thừa kế ... đại bại
-> Tác dụng : Tạo nên cái phông, cái nền , làm nổi bật sự việc và nhân vật 
* Đoạn văn không có yếu tố miêu tả :
-> Không sinh động, vì chỉ đơn giản kể lại các sự việc , chỉ trả lời câu hỏi việc gì , chứ chưa trả lời được câu hỏi việc đó diễn ra như thế nào ?
3. Kết luận: Ghi nhớ
- Miêu tả trong văn bản tự sự là miêu tả cụ thể , chi tiết về cảnh vật , con người , sự việc có tác dụng làm cho câu chuyện trở nên hấp dẫn 
* Những dạng miêu tả thường sử dụng trong văn bản tự sự :
- Tả cảnh : cảnh thiên nhiên + sinh hoạt -> tạo tình huống cho sự việc tiến triển 
- Tả người : Hình dáng , tính tình , hành động , tả nội tâm 
-> Khắc hoạ rõ nét đặc điểm , tính chất , bản chất nhân vật 
- Tả vật : Đồ vật , loài vật , cây cối .
* Yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự 
- Chỉ làm yếu tố phụ (bổ trợ) . Vì vậy miêu tả không được lấn át lời kể , làm chìm cốt truyện 
- yếu tố miêu tả tạo nên " xương thịt " câu chuyện , để lại ấn tượng sâu đậm trong tâm trí người đọc 
II . LUYỆN TẬP :
Bài tập 1 : Học sinh làm theo 2 nhóm 
 " Vân xem ...vời 
 Hoa ghen thua thắm ...xanh "
-Tả người : Nguyễn Du dùng hình ảnh thiên nhiên miêu tả 2 chị em Thuý Kiều ở nhiều nét đẹp -> Chân dung nhân vật tươi đẹp 
-Tả cảnh thiên nhiên " Ngày xuân ... bông hoa "
 " Tà tà ...... bắc ngang "
Tả cảnh sinh hoạt : " Gần xa .... như nêm "
Tác dụng : Cảnh tươi sáng phù hợp với xã hội của nhân vật trong ngày hội .
Bài 2: Yêu cầu kể về việc chị em Thúy Kiều đi chơi xuân 
+ Giới thiệu khung cảnh chung ( miêu tả ) và chị em Thuý Kiều đi hội 
+ Tả cảnh thiên nhiên trên cánh đồng quê.
+ Tả không khí lễ hội mùa xuân .
+ Cảnh con người trong lễ hội ( diễn biến , sự việc )
+ Cảnh ra về.
Bài 3: Viết đoạn văn ngắn giới thiệu vẻ đẹp của chị em Thuý Kiều.
Bài tập 4 : Đóng vai nhân vật Thúy Kiều kể lại cảnh « Mã Giám Sinh mua Kiều »
Chú ý : Miêu tả ngoại hình, hành động ngôn ngữ của Mã Giám Sinh và tâm trạng Thúy Kiều
4. Hướng dẫn tự hoc:
Bài cũ:
 - Phân tích đoạn văn tự sự đã học có sử dụng yếu tố miêu tả.
Bài mới:
 - Chuẩn bị bài tiếp theo : “Viết bài Tập làm văn số 2”.
 - Ôn tập tốt để chuẩn bị viết bài viết số 2.
******************************
Ngày soạn:02/09/2012
Ngày giảng:04/ 10/ 2012
Tiết 34+35: VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2
 VĂN TỰ SỰ
A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 
1. Kiến thức: 
 - Kiểm tra đánh giá quá trình học và làm bài của học sinh với thể loại văn tự sự
2. Kỹ năng 
a. Kĩ năng chuyên môn:
Biết vận dụng những kiến thức đã học để thực hành viết một bài văn tự sự kết hợp với miêu tả cảnh vật , con người , hành động .
 - Hs vận dụng các biện pháp nghệ thuật để viết một bài văn cụ thể.
 - Đánh khả năng tự lập trong làm bài tại lớp.
b. Kĩ năng sống:
 - Kỹ năng tư duy sáng tạo.
 - Kỹ năng giải quyết vấn đề.
 - Kỹ năng quản lý thời gian.
 - Kỹ năng ứng phó với căng thẳng.
3. Thái độ : Ý thức tự giác, nghiêm túc làm bài.
 B. CHUẨN BỊ:
 GV: giáo án , đề, đáp án, biểu điểm.
 HS: chuẩn bị giấy làm bài.
 C. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC:
 - Phương pháp: Thực hành.
 - Kỹ thuật dạy học: Hoàn tất một nhiệm vụ; viết tích cực; kỹ thuật động não,...
D. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số: 
 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
 3.Bài mới: 
 GV chép đề lên bảng:
MA TRẬN
Nội dung kiến thức
Mức độ nhận thức
Cộng
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Chủ đề
Văn Tự sự
HS nêu được những cảm nhận của bản thân về cảnh thiên nhiên trong đoạn thơ.
-Biết sử dụng lời dẫn trực tiếp.
- Ôn lại kiểu bài văn tự sự học ở lớp 8, có kết hợp với các yếu tố miêu tả và một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản tự sự.
- Luyện kĩ năng xây dựng đoạn văn,liên kết đoạn văn trong văn bản .
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ %: 
Số câu: 1
Số điểm: 2 
Tỉ lệ : 20%
Số câu: 1
Số điểm: 8 
Tỉ lệ : 80%
Số câu: 2
Số điểm: 10 
Tỉ lệ 100%
ĐỀ BÀI:
Câu 1: (2 điểm):Hãy viết một đoạn văn khoảng 10 câu có dùng lời dẫn trực tiếp trình bày cảm nhận của em về 4 câu thơ đầu trong bài "Cảnh ngày xuân" (Trích Truyện Kiều Nguyễn Du)
Câu 2: (8 điểm) 20 năm sau em về thăm trường cũ, hãy viết thư cho một người bạn cùng lớp kể về buổi thăm trường đầy xúc động đó.
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
A/ ĐÁP ÁN
Câu 1: (2 điểm)
Yêu cầu
-Về hình thức: Không giới hạn cách trình bày nội dung,nên có thể tùy chọn kiểu đoạn diễn dịch,quy nạp hoặc tổng phân hợp.
Chú ý trong đoạn phải có lời dẫn trực tiếp.
-Về nội dung: Nêu những cảm nhận của bản thân về cảnh thiên nhiên trong đoạn thơ:
+ Đó là bức họa tuyệt đẹp về mùa xuân,màu sắc hài hòa.
+ Cảnh khoáng đạt,trong trẻo giàu sức sống.
+ Cảnh sinh động có hồn.
Câu 2: (8 điểm)
I. Yêu cầu:
1. Nội dung – hình thức:
- Bài viết bố cục rõ ràng 3 phần mở bài, thân bài, kết bài. Dạng viết thư
- Làm đúng kiểu bài văn tự sự (tưởng tượng) Sau 20 năm về thăm trường cũ
- Kiến thức tự sự (nhân vật, sự việc) + hình thức bức thư
- Lời văn rõ ràng giản dị, trong sáng, biểu cảm
- Kết hợp yếu tố miêu tả (tả người, tả cảnh)
- Ngôi kể thứ nhất
2. Dàn ý chung:
a) Mở bài: 
- Phần đầu bức thư.
- Giới thiệu ngày về thăm trường
b) Thân bài : 
- 20 năm xa trường - nhiều thay đổi.
- Cảnh cũ, thầy xưa, trường lớp đổi thay nhiều
- Tình cảm của “tôi” sau khi thăm trường
- Gặp thầy, cô giáo chủ nhiệm năm xưa nay đã già
- Trò chuyện cùng cây phượng vĩ, cây bàng, thăm lại lớp học năm xưa
c) Kết bài:
- Cảm xúc của nhân vật tôi sau ngày về thăm 
- Kết thúc bức thư: chúc, thăm, chào.
B/BIỂU ĐIỂM
- Điểm 9, 10: Bài làm đúng kiểu bài tự sự kết hợp yếu tố miêu tả, biểu cảm nhằm làm câu chuyện thêm hấp dẫn nhưng không nhầm lẫn về phương thức biểu đạt. Bố cục rõ ràng, mạch lạc. Lời văn biểu đạt chính xác, gọn gàng. Chữ viết đẹp, trình bày sạch, rõ ràng, hợp lí, cân đối, không mắc lỗi chính tả.
- Điểm 7, 8: Đạt các y/c trên. Còn mắc vào lỗi diễn đạt & chính tả. Có thể còn thiếu ý trong phần thân bài (nhưng không đáng kể).
- Điểm 5, 6: Bài làm ở mức độ trung bình. Còn mắc một vài lỗi: Chính tả, dùng từ, đặt câu. Chưa kết hợp được yếu tố miêu tả, biểu cảm trong bài văn tự sự.
- Điểm 3, 4: Bài làm ở mức yếu. Còn thiếu nhiều ý, mắc nhiều lỗi.
- Điểm 1, 2: Bài quá sơ sài
- Điểm 0: Lạc đề.
 3. Thu bài:
 4. Củng cố, hướng dẫntự học:
 -Về nhà :xem lại kiến thức, hoàn thành lại bài viết, tham khảo thêm một số bài văn mẫu để rút ra những ưu , khuyết điểm của mình.
 -Chuẩn bị bài mới:Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga
 + Tìm hiểu về tác giả và tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên 
 +Xác định vị trí của đoạn trích.
 +Soạn bài theo hệ thống câu hỏi SGK
******************************

Tài liệu đính kèm:

  • docvan 9 cktkn Tuan 7.doc