Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Trường Trung học cơ sở Cái Nước - Tuần 25

Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Trường Trung học cơ sở Cái Nước - Tuần 25

I. Mục tiêu cần đạt:

Giúp học sinh tiếp tục:

Biết làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.

I. Chuẩn bị:

- GV: Bài tập, phiếu học tập,

- HS: Xem trước bài, thực hiện các yêu cầu trong SGK.

III. Tiến trình lên lớp:

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ:

Kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh.

 

doc 9 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 639Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Trường Trung học cơ sở Cái Nước - Tuần 25", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 25: Từ ngày 22 tháng 02 năm 2010 đến ngày 27 tháng 02 năm 2010
Tiết (PPCT): 115
CÁCH LÀM BÀI VĂN NL VỀ MỘT VẤN ĐỀ
TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÍ (tt)
I. Mục tiêu cần đạt: 
Giúp học sinh tiếp tục:
Biết làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
I. Chuẩn bị: 
- GV: Bài tập, phiếu học tập, 
- HS: Xem trước bài, thực hiện các yêu cầu trong SGK.
III. Tiến trình lên lớp:
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh.
Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ CỦA TRÒ
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG 1: Lập dàn bài
Hướng dẫn học sinh lập dàn bài
- Học sinh lập dàn bài cho đề số 7.
- Viết phần thân bài và kết bài.
- Trình bày trước lớp.
- Lớp nhận xét.
I. Lập dàn bài
Đề bài : Tinh thần tự học
A. Mở bài : 
Giới thiệu việc học và tinh thần tự học.
B. Thân bài : Giải thích
- Học là gì ? (Hoạt động thu nhận kiến thức và hình thành kĩ năng của một chủ thể học tập nào đó)
Học diễn ra dưới hai hình thức :
+ Học có sự hướng dẫn
+ Tự học
- Tinh thần tự học là gì ?
+ Tự học -> nhu cầu
+ Ý chí vượt qua mọi khó khăn.
+ Có phương pháp phù hợp với bản thân.
- D/c : Trong sách báo, bạn bè chung quanh.
C. Kết bài :
Khẳng định vai trò của tự học và tinh thần tự học trong việc phát triển và hoàn thiện nhân cách con người.
HOẠT ĐỘNG 2: Viết bài
GV cho học sinh viết bài, đọc trước lớp
GV nhận xét, sửa chữa.
II. Viết bài
Củng cố:
HS : Nêu những điều cần lưu ý khi viết bài?
Hướng dẫn, dặn dò:
- Hoàn chỉnh bài viết.
- Chuẩn bị bài Mùa xuân nho nhỏ.
IV. Rút kinh nghiệm.
Tuần 25: Từ ngày 22 tháng 02 năm 2010 đến ngày 27 tháng 02 năm 2010
Tiết (PPCT): 116
MÙA XUÂN NHO NHỎ
Thanh Hải
I. Mục tiêu cần đạt: 
Giúp học sinh: tiếp tục:
- Cảm nhận được những cảm xúc của tác giả trước mùa xuân của thiên nhiên, đất nước và khát vọng đẹp đẽ muốn làm “ Một mùa xuân nho nhỏ” dâng hiến cho cuộc đời. Từ đó mở ra những suy nghĩ về ý nghĩa , giá trị của cuộc sống của mỗi cá nhân là sống có ích, có cống hiến cho cuộc đời chung.
- Rèn luyện kỹ năng cảm thụ, phân tích hình ảnh thơ trong mạch vận động của tứ thơ.
II. Chuẩn bị: 
- GV: Tư liệu về tác giả, tác phẩm, phiếu học tập, 
- HS: Xem trước bài, thực hiện các yêu cầu trong SGK.
III. Tiến trình lên lớp:
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh?
Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ CỦA TRÒ
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG 1: Đọc – tìm hiểu chung về văn bản
Hoạt động 1: Đọc- tìm hiểu chung.
-GV đọc mẫu - Gọi HS đọc tiếp
-GV-HS nhận xét: Giọng đọc vui tươi
-HS đọc chú thích
? Bài thơ làm theo thể thơ nào?- 5 tiếng 
-Nhịp bài thơ? Nhịp 3/2, 2/3, 
-Bài thơ chia làm mấy đoạn?Tìm ý của mỗi đoạn?
-HS thảo luận - trả lời.
I. Đọc và tìm hiểu chung.
1.	Đọc văn bản
2.	Chú thích
Chú ý chú thích *
3.	Bố cục bài thơ: 4 đoạn
- 6 câu đầu: Mùa xuân trong thiên nhiên
- 2 khổ tiếp theo:cảm xúc về mùa xuân đất nước.
- 2 khổ tiếp theo: suy nghĩ và ước nguyện của nhà thơ trước mùa xuân của đất nước.
- Khổ cuối: Lời ngợi ca quê hương, đất nước qua điệu dân ca sứ Huế.
HOẠT ĐỘNG 2 : Đọc – hiểu văn bản
Đọc- tìm hiểu bài thơ
- Gọi HS đọc khổ thơ đầu
GV: Tác giả đã phác họa hình ảnh thiên nhiên mùa xuân như thế nào?
- Cấu tạo ngữ pháp 2 câu đầu có gì đặc biệt?
- Đảo vị ngữ đặt trước bộ phận chủ ngữ
-> Làm người đọc có ấn tượng đột ngột, bất ngờ, mới lạ, hình ảnh sự vật trở nên sống động .
- Không gian cao, rộng: Dòng sông, mặt đất, bầu trời bao la. 
- Màu sắc tươi thắm: Hoa tím biếc,
- Âm thanh vang vọng
GV: Cảm xúc của tác giả trước cảnh trời đất vào xuân như thế nào?
- Từng giọt long lanh rơi 
 Tôi đưa tay tôi hứng .
GV: Mùa xuân của đất nước, của cách mạng được tác giả miêu tả qua những hình ảnh nào?
GV: Hãy phân tích ý nghĩa của 2 hình ảnh này?
- Hình ảnh lộc giắt... nương mạ
- Họ đã đem lại mùa xuân cho đất nước/ “Đất nước như ... phía trước” -sử dụng nghệ thuật gì?
- Nghệ thuật so sánh đất nước đang trên đà đi lên
- Gọi HS đọc 2 khổ thơ áp cuối.
GV: Điều tâm niệm của nhà thơ là gì?
- GV: Tâm niệm ấy được thể hiện qua những hình ảnh nào? Và nét đặc sắc của những hình ảnh ấy là gì?
GV: Em hiểu làm mùa xuân nho nhỏ là làm gì? 
- Sống đẹp, sống cống hiến. Sống với tất cả sức sống tuổi trẻ và khiêm nhường .
II. Đọc – hiểu văn bản
1. Hình ảnh mùa xuân của thiên nhiên và đất nước quacảm xúc của nhà thơ
a) Mùa xuân của thiên nhiên đất trời.
- Dòng sông xanh
- Hoa tím biếc
- Tiếng chim hót vang trời
-> Không gian cao, rộng, màu sắc tươi thắm,âm thanh vang vọng 
- Tác già say xưa ngây ngất trước vẻ đẹp của thiên nhiên trời đất lúc vào xuân.
b) Mùa xuân của đất nước 
- Với 2 hình ảnh 
 + Người cầm súng
 +Người ra đồng 
- Biểu tượng cho 2 nhiệm vụ; Chiến đấu và xây dựng đất nước
-> Đem lại mùa xuân cho đất nước
2. Tâm niệm của nhà thơ
- Tự nguyện dâng hiến tất cả tâm sức của mình cho nhân dân, cho đất nước
- Mong muốn sống có ích cống hiến cho cuộc đời
HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập
Hướng dẫn luyện tập
III. Luyện tập:
-Thảo luận trả lời câu hỏi
-Đọc diễn cảm bài thơ
-Đọc ghi nhớ: SGK
4. Củng cố: 
Em sẽ làm gì sáu khi học xong bài này?
5. Hướng dẫn, dặn dò:
- Về nhà học thuộc bài thơ, phân tích được ND, NT của bài. 
- Soạn bài: Viếng lăng Bác.
IV. Rút kinh nghiệm:
Tuần 25: Từ ngày 22 tháng 02 năm 2010 đến ngày 27 tháng 02 năm 2010
Tiết (PPCT): 117
VIẾNG LĂNG BÁC
Viễn Phương
I. Mục tiêu cần đạt: 
Giúp học sinh: tiếp tục
- Cảm nhận được niềm xúc động thiêng liêng, tấm lòng tha thiết thành kính vừa tự hào, vừa đau xót của tác giả từ miền Nam mới được giải phóng ra thăm lăng Bác.
- Thấy được những nghệ thuật đặc sắc của bài thơ: Giọng điệu trang trọng và tha thiết phù hợp với tâm trạng cảm xúc, nhiều hình ảnh ẩn dụ có giá trị xúc tích và gợi cảm, lời thơ dung dị mà cô đúc, giàu cảm xúc mà lắng đọng.
II. Chuẩn bị: 
- GV: Tư liệu liên quan, phiếu học tập.
- HS: Xem trước bài, trả lời câu hỏi trong SGK .
III. Tiến trình lên lớp:
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ:
Đọc thuộc lòng bài thơ Mùa xuân nho nhỏ, phân tích ND, NT.
Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ CỦA TRÒ
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG 1: Đọc và tìm hiểu chung về văn bản
Hoạt động 1: GV hướng dẫn đọc văn bản, tìm hiểu chú thích.
 GV đọc mẫu, gọi HS đọc.
 GV và HS nhận xét.
Yêu cầu: Đọc giọng thành kính, xúc động, chậm rãi, càng ngày càng trào dâng.
 Gọi HS đọc chú thích *.
? Bài thơ làm theo thể thơ nào?
? Bài thơ chia làm mấy đoạn? 4 đoạn.
I. Đọc - Tìm hiểu chú thích:
1.Đọc bài.
2.chú thích: chú ý chú thích µ
3.Thể loại: Thơ tám chữ, 4 câu/1 khổ, gieo vần chân liền.
4.Bố cục: chia 4 đoạn theo bốn khổ thơ.
HOẠT ĐỘNG 2 : Đọc – hiểu văn bản
 Phân tích bài thơ.
? Em hãy xác định cảm hứng bao trùm bài thơ?
 GV gọi HS đọc khổ thơ 1.
? Trong khổ thơ tác giả dùng từ”con”. Qua đó ta thấy tình cảm của tác giả đối với Bác như thế nào?
? Hình ảnh đầu tiên tác giả quan sát và cảm thấy là gì ? Hình ảnh hàng tre trong sương sớm gợi lên điều gì? Hình ảnh này có hoàn toàn giống hình ảnh hàng tre xanh xanh Việt Nam không?
? Thành ngữ nào được dùng? Ý nghĩa? Biện pháp tu từ nào được dùng?
? Đọc những câu thơ viết về tre Việt Nam?
 -Hàng tre bát ngát-> Hình ảnh thực.
 - Hàng tre xanh xanh Việt Nam-> Aån dụ.
 - Thành ngữ bão táp mưa sa.
GV gọi HS đọc khổ 2.
? Hai câu đầu tác giả sử dụng nghệ thuật nào? Qua đó thể hiện tình cảm như thế nào đối với Bác Hồ?
? Hai câu sau tác giả sử dụng nghệ thuật gì?.
GV gọi HS đọc diễn cảm khổ thơ 3.
? Khổ thơ 3 tác giả sử dụng nghệ thuật gì?Qua đó bộc lộ tình cảm gì?
GV gọi HS đọc khổ thơ 4.
? Trong khổ thơ 4 tác giả ước muốn điều gì? Qua đó thể hiện tâm trạng gì?
? Qua phân tích em có nhận xét gì về nọi dung, nghệ thuật bài thơ?
GV gọi 3 HS đọc phần ghi nhớSGK.
Hoạt động 3: Gọi HS đọc diễn cảm bài thơ.
II. Đọc – hiểu văn bản:
1.	Cảm hứng bao trùm bài thơ.
 Là niềm xúc động thiêng liêng thành kính, lòng biết ơn và tự hào pha lẫn nỗi xót đau khi tác giả từ miền Nam ra thăm lăng Bác.
a) Khổ thơ 1: Từ “con” “thăm”-> Lòng kính trọng thiêng liêng.
 Hình ảnh ẩn dụ:”Hàng tre xanh xanh Việt Nam”-> Đất nước con người Việt Nam-> Bác Hồ.
b) Khổ thơ 2: Nghệ thuật ẩn dụ “Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ” -> Sự vĩ đại của Bác Hồ, lòng tôn kính của nhân dân, của nhà thơ đối với Bác.
- Từ láy: ngày ngày.
- Hình ảnh ẩn dụ: “Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”-> Lòng thành kính của nhân dân đối với Bác.
c) Khổ thơ 3: Tâm trạng xúc động đau xót của nhà thơ.
 - Hình ảnh ẩn dụ: “Vẫn biết....trong tim”
d) Khổ thơ 4: Tâm trạng lưu luyến của nhà thơ muốn ở mãi mãi bên Bác.
2. Ghi nhớ: SGK.
III. Luyện tập: Đọc diễn cảm bài thơ.
4. Củng cố: 
- Tình cảm của tác giả nói riêng và của nhân dân miền Nam nói chung đối với Bác.
- Vài nét về nội dung, nghệ thuật.
Hướng dẫn, dặn dò:
Về nhà học thuộc bài thơ, ghi nhớ, nội dung bài học,
Chuẩn bị bài Nghị luận về một tác phẩm truyện.
IV. Rút kinh nghiệm:
Tuần 25: Từ ngày 22 tháng 02 năm 2010 đến ngày 27 tháng 02 năm 2010
Tiết (PPCT): 118
NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TÁC PHẨM TRUYỆN
I. Mục tiêu cần đạt: 
Giúp học sinh: 
- Hiểu rõ thế nào nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích.
- Nắm vững yêu cầu đối với một bài nghị luận về tác phẩm truyện.
II. Chuẩn bị: 
- GV: Đề bài, đoạn văn mẫu. 
- HS: Xem trước bài, trả lời các câu hỏi trong SGK.
III. Tiến trình lên lớp:
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra việc chuẩn bị của HS
Bài mới:
 Hoạt động của thầy - Trò 
 Ghi bảng 
Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS đọc bài văn mẫu và thảo luận trả lời các câu hỏi.
?VĐNLlà vấn đề cốt lõi của bài văn nghị luận.Vậy vấn đề nghị luận của văn bản này là gỉ?
?Hãy đặt một nhan đề thích hợp cho văn bản?
Hình ảønh anh thanh niên làm công tác khí tượng trong truyện ngắn “ lặng lẽ SaPa” của Nguyễn Thành Long.
? Vấn đề nghị luận được triển khai qua các luận điểm nào? Tìm những câu nêu cô đúc các luận điểm đó?
?Để khảng định các luận điểm người viềt đã lập luận như thế nào?
? Thế nào là nghị luận về một tác phẩm truyện?
 - Là trình bày những nhận xét, đánh giá của mình về nhân vật, sự kiện, chủ đề hay nghệ thuật của một tác phẩm cụ thể.
? Những nhận xét đánh giá về truyện phải xuất phát từ đâu?
 - Từ ý nghĩa của cốt truyện, tính cách, số phận của nhân vật và nghệ thuật trong tác phẩm.
 GV gọi 2 HS đọc ghi nhớ SGK.
I.Tìm hiểu bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).
1.	Ví dụ: SGK
2.	Nhận xét: 
-Bài văn nghị luận về những phẩm chất, đức tính đẹp dẽ đáng yêu của nhân vật anh thanh niên trong truyện Lặng lẽ SaPa.
-Các luận điểm:
+Dù được miêu tả...khó phai mờ.
+Trước tiên ... của mình.
+Nhưng anh thanh niên ... chu đáo.
+Công việc vất vả... khiêm tốn.
+Cuộc sống.... tin yêu.
*Các luận điểm được nêu rõ ràng, ngắn gọn. Từng luận điểm được phân tích chứng minh một cách thuyết phục bằng dẫn chứng cụ thể trong tác phẩm.
 Bố cục chặt chẽ.
*Ghi nhớ: SGK.
Củng cố: 
Nhắc vài nội dung cơ bản.
 5. Hướng dẫn, dặn dò:
- HS về nhà hoàn chỉnh bài tập,
- Chuẩn bị bài tiếp theo.
IV. Rút kinh nghiệm:
Tuần 25: Từ ngày 22 tháng 02 năm 2010 đến ngày 27 tháng 02 năm 2010
Tiết (PPCT): 119
NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TÁC PHẨM TRUYỆN (tt)
I. Mục tiêu cần đạt: 
Giúp học sinh tiếp tục:
- Hiểu rõ thế nào nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích.
- Nắm vững yêu cầu đối với một bài nghị luận về tác phẩm truyện.
II. Chuẩn bị: 
- GV: Tư liệu liên quan, đoạn văn mẫu.
- HS: Thực hiện các yêu cầu trong SGK.
III. Tiến trình lên lớp:
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ:
Thế nào là văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí?
Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ CỦA TRÒ
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG 1: Luyện tập
Hướng dẫn HS làm bài tập SGK .
 HS đọc đoạn trích.
 GV hướng dẫn HS thảo luận theo nhóm theo câu hỏi trong SGK.
GV gọi đại diện nhóm lên trả lời .
II. Luyện tập
4. Củng cố: 
Cần nắm vững những gì về văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí?
Duyệt của Tổ trưởng
Ngày .. tháng .. năm 2010
Hướng dẫn, dặn dò: 
- Về nhà học thuộc bài, 
- Chuẩn bị bài tiếp theo.
IV. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docGiáo án Ngu van 9 Tuan 25 (09-10).doc