Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tuần 20 - Trường THCS Liên Quan

Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tuần 20 - Trường THCS Liên Quan

Tiết 91:

 BÀN VỀ ĐỌC SÁCH

 (Chu Quang Tiềm)

A.Mục tiêu cần đạt:

- Giúp hs hiểu được sự cần thiết của việc đọc sách và phương pháp đọc như thế nào.

- Rèn kĩ năng đọc phân tích văn bản nghị luận.

 - Có ý thức trong việc đọc sách và học tập phương pháp đọc có hiệu quả.

B.Chuẩn bị: * Giáo viên: Giáo án, tài liệu tham khảo.

 * Học sinh: Soạn bài theo câu hỏi sgk, vở sọan, vở bài tập.

C.Tiến trình lên lớp:

 1. Ổn định:

 2. Kiểm tra bài cũ:

 3. Bài mới:

* Giới thiệu bài: Việc đọc sách có một tầm quan trọng trong việc tích lũy tri thức của mỗi con người. Song đọc sách như thế nào? Chọn sách nào để đọc? Đó là vấn đề mà nhà mĩ học , lí luận văn học nổi tiếng Trung Quốc muốn nói với chúng ta qua văn bản

 

doc 114 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 786Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tuần 20 - Trường THCS Liên Quan", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 03/ 01/ 2010 
 TUẦN 20.
 Tiết 91: 
 BÀN VỀ ĐỌC SÁCH
 (Chu Quang Tiềm) 
A.Mục tiêu cần đạt:
- Giúp hs hiểu được sự cần thiết của việc đọc sách và phương pháp đọc như thế nào.
- Rèn kĩ năng đọc phân tích văn bản nghị luận.
 - Có ý thức trong việc đọc sách và học tập phương pháp đọc có hiệu quả.
B.Chuẩn bị: * Giáo viên: Giáo án, tài liệu tham khảo. 
 * Học sinh: Soạn bài theo câu hỏi sgk, vở sọan, vở bài tập.
C.Tiến trình lên lớp:
 1. Ổn định: 
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 3. Bài mới:
* Giới thiệu bài: Việc đọc sách có một tầm quan trọng trong việc tích lũy tri thức của mỗi con người. Song đọc sách như thế nào? Chọn sách nào để đọc? Đó là vấn đề mà nhà mĩ học , lí luận văn học nổi tiếng Trung Quốc muốn nói với chúng ta qua văn bản
* Nội dung bài học: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài giảng
- Học sinh theo dõi chú thích *
? Trình bày hiểu biết của em về tác giả và tác phẩm? 
- Gv: Bài viết này là kết quả của quá trình tích lũy kinh nghiệm, dày công suy nghĩ, là những lời bàn tân huyết của người đi trước muốn truyền lại cho các thế hệ sau.
- Gv lưu ý học sinh các chú thích 1,2,3,4,6.
? Vấn đề nghị luận của bài viết này là gì?
(Tầm quan trọng của việc đọc sách và phương pháp đọc sách)
? Tóm tắt các luận điểm của tác giả khi triển khai vấn đề ấy?
? Các luận điểm được trình bày trong 2 phần nội dung bài văn đó là những nội dung nào?
( - Sự cần thiết của việc đọc sách.
 - Phương pháp đọc sách.)
? Nếu chuyển hai nội dung trên thành câu hỏi thì bài nghị luận này nhằm trả lời những câu hỏi nào?
( - Vì sao phải đọc sách?
 - Đọc sách như thế nào?)
? Nhận xét của em về đặc điểm của lí lẽ và dẫn chứng trong văn bản? Vai trò của tác giả?
- Hs thảo luận: + Giàu lí lẽ, dẫn chứng; được phântích sâu sắc và hệ thống.
 + Dùng những hiểu biết của một nhà khoa học để thuyết phục người đọc.)
- Gv hướng dẫn đọc: rõ ràng, mạch lạc - gọi hs đọc văn bản.
- Học sinh theo dõi phần dầu của văn bản.
? Qua lời bàn của tác giả về sự cần thiết của việc đọc sách, hãy cho biết vấn đề được đặt ra ở đây là gì?
?Sự cần thiết của việc đọc sách được tác giả phân tích qua các lí lẽ nào?
? Như vậy, học vấn thu được từ đọc sách là gì?( Là những hiểu biết do đọc sách mà có)
? Khi cho rằng “học vấn không chỉ là chuyện đọc sách nhưng đọc sách  học vấn”, tác giả muốn ta nhận thức điều gì về “học vấn” và quan hệ giữa “ đọc sách” và “học vấn”?
- Học sinh thảo luận: 
 + Học vấn được tích lũy từ mọi mặt.
 + Đọc sách là một mặt rất quan trọng.
 + Muốn có học vấn không thể không đọc sách.)
I.Tìm hiểu chung:
 1. Tác giả - tác phẩm:
* Tác giả: Chu Quang Tiềm ( 1897 – 1986), là nhà mĩ học và lí luận văn học nổi tiếng Trung Quốc.
* Tác phẩm: Trích trong “ Danh nhân Trung Quốc bàn về niềm vui, nỗi buồn của việc đọc sách” 
 2. Chú thích:
 3. Bố cục: Văn bản có 3 phần:
P1: “Học vấn.. tgiới mới”àKhẳng định tầm quan trọng ,ý nghĩa cần thiết của việc đọc sách.
P2: tiếp “lực lượng” à Nêu các khó khăn các thiên hương sai lạc dễ mắc của việc đọc sách trong tình hình hiện nay.
P3: Còn lại: Bàn về phương pháp đọc sách.
II. Đọc và tìm hiểu văn bản:
1. Đọc:
2. Tìm hiểu văn bản:
 a. Tầm quan trọng, ý nghĩa của việc đọc sách:
- Đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn.
 + Sách đã ghi chép, cô đúc và lưu truyền mọi tri thức, mọi thành tựu mà loài người tìm tòi, tích luỹ được qua từng thời đại.
 + Những sách có giá trị có thể coi là cột mốc trên con đường phát triển học thuật của loài người.
 + Sách trở thành kho tàng quý báu của di sản tinh thần mà loài người thu lượm, suy ngẫm mấy ngàn năm.
àĐọc sách là con đường tích luỹ nâng cao vốn tri thức. Đọc sách chính là sự chuẩn bị để có thể làm cuộc trường chinh vạn dặm trên con đường học vấn, có được thành tựu trên con đường học thuật.
IV.Củng cố và hướng dẫn về nhà:
	* Củng cố: Vai trò và ý nghĩa của việc đọc sách?
* Hướng dẫn về nhà: Đọc lại văn bản, tìm hiểu các nội dung còn lại theo câu hỏi sgk.
 Chuẩn bị: Bàn về đọc sách (T2)
Ngày soạn: 04 / 01 / 2010 
 Tiết 92: BÀN VỀ ĐỌC SÁCH
 (Chu Quang Tiềm)
A.Mục tiêu cần đạt:
- Giúp hs hiểu được sự cần thiết của việc đọc sách và phương pháp đọc như thế nào.
- Rèn kĩ năng đọc, phân tích văn bản nghị luận.
- Có ý thức trong việc đọc sách và học tập phương pháp đọc có hiệu quả.
B.Chuẩn bị: 
 * Giáo viên: Giáo án, tài liệu tham khảo. 
 * Học sinh: Soạn bài theo câu hỏi sgk, vở soạn, vở bài tập.
C.Tiến trình lên lớp:
1. Kiểm tra bài cũ: Phân tích để làm rõ tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách. 
2. Bài mới: 
 Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài giảng
- Học sinh theo dõi phần 2.
 ? Đọc sách có dễ không ? Tại sao phải phải lựa chọn sách khi đọc?(Trong tình hình hiện nay sách vở ngày càng nhiều thì việc việc đọc sách không dễ.)
? Tác giả trình bày như thế nào về đọc không chuyên sâu, đọc lạc hướng?
?Theo tác giả cần lựa chọn sách khi đọc như thế nào?
?Tóm tắt quan niệm của tác giả về việc chọn cho tinh, đọc cho kỹ và đọc để trang trí?
( - Đọc sách không cốt lấy nhiều, nếu đọc được 10 quyển mà chỉ lướt qua không bằng chỉ lấy một quyển mà đọc 10 lần.
 - Đọc ít mà đọc kĩ thì sẽ tập thành nếp suy nghĩ sâu xa, trầm ngâm tích lũy, tưởng tượng tự do đến mức làm thay đổi khí chất.
 - Thế gian có biết bao người đọc sách chỉ để trang trí bộ mặt như kẻ trọc phú khoe củacách đó thể hiện phẩm chất tầm thường thấp kém)
? Theo tác giả, thế nào là đọc để có kiến thức phổ thông?( Là đọc rộng ra theo yêu cầu của các môn)
? Vì sao tác giả đặt vấn đề đọc để có kiến thức phổ thông?( Đây là yêu cầu bắt buộc đối với học sinh, các học giả cũng không bỏ qua việc đọc để có kiến thức phổ thông. Vì các môn học có liên quan đến nhau. Theo tác giả: Trên đời không có học vấn nào là cô lập, tách rời học vấn khác,vì thế không biết rộng thì không thể chuyên, không thông thái thì không thể nắm gọn.)
- Việc lựa chọn sách để đọc là một điểm quan trọng thuộc phương pháp đọc sách. Cùng với vấn đề này tác giả đưa ra lời bàn như thế nào về cách đọc?
( Thậm chí đối với một người nuôi chí lập nghiệp trong một môn học vấn thì đọc sách là một công việc rèn luyện, một chuẩn bị âm thầm và gian khổ. Theo tác giả đọc sách đâu chỉ là việc học tập tri thức, đó còn là chuyện rèn luyện tính cách, chuyện học làm người)
? Bài viết của Chu Quang Tiềm có sức thuyết phục cao, điều ấy được tạo nên từ những yếu tố cơ bản nào?(Nội dung các lời bàn và cách trình bày của tác giả vừa đạt lí, thấu tình. Các ý kiến nhận xét đưa ra thật xác đáng, có lí lẽ với tư cách một học giả có uy tín:
- Cách phân tích cụ thể bằng giọng chuyện trò tâm tình thân ái, chia sẻ kinh nghiệm.
- Cách viết giàu hình ảnh, cách ví von cụ thể sinh động.
- Bố cục chặt chẽ, hợp lí, cách dẫn dắt tự nhiên.)
? Từ đó em học tập được những kinh nghiệm đọc sách nào?( Đọc sách cốt chuyên sâu, nghĩa là cần chọn tinh, đọc kĩ theo mục đích hơn là tham nhiều, đọc dối. Ngoài ra còn phải đọc để có học vấn rộng phục vụ cho chuyên môn sâu)
? Em có liên hệ gì với việc đọc sách của mình?( Hs tự liên hệ)
?Văn bản cho ta những lời khuyên bổ ích nào về sách và việc đọc sách?
- Hs thào luận nhóm – Trình bày.
? Nhận xét về cách trình bày, lập luận của văn bản?
? Sau khi học văn bản em thấy thấm thía nhất điều gì?( Hs tự bộc lộ)
?Nếu chọn một câu hay nhất để ghi lên giá sách của mình em sẽ chọn câu nào của tác giả Chu Quang Tiềm?
2. Tìm hiểu văn bản: (tiếp) 
 b. Cách lựa chọn sách khi đọc: 
- Tác giả chỉ ra hai khuynh hướng sai lạc thường gặp:
 + Sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu, dễ sa vào lối “ăn tươi nuốt sống” chứ không kịp tiêu hóa, không biết nghiền ngẫm .
 + Sách nhiều khiến người đọc khó lựa chọn, lãng phí thời gian và sức lực với những cuốn không thật có ích.
- Cách lựa chọn sách khi đọc:
+ Không tham đọc nhiều, đọc lung tung mà phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ những quyển nào thực sự có giá trị, có lợi cho mình.
+ Cần đọc kĩ tài liệu cơ bản thuộc lĩnh vực chuyên môn, chuyên sâu của mình.
+ Kết hợp với việc đọc sách thường thức.
c. Phương pháp đọc sách:
- Không nên đọc lướt qua, đọc chỉ để trang trí bộ mặt mà phải vừa đọc vưà suy ngẫm.
- Không nên đọc một cách tràn lan theo kiểu hứng thú cá nhân mà cần đọc có kế hoạch và có hệ thống.
àVì theo ông đọc sách còn là rèn luyện tính cách ,chuyện làm người.
III. Tổng kết - Luyện tập:
 1. Tổng kết:
 (Ghi nhớ - Sgk)
 2. Luyện tập:
D. Củng cố và hướng dẫn về nhà: 
	* Củng cố: Nét khái quát mà em cảm nhận được sau khi học văn bản này là gì?
* Hướng dẫn về nhà: - Đọc lại văn bản.
 - Học phần ghi nhớ SGK.
 - Làm các bài tập vào vở bài tập.
 - Soạn bài “Tiếng nói của văn nghệ” ( Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi cuối bài)
Ngày soạn:05/ 01/ 2010
 Tiết 93: KHỞI NGỮ
A.Mục tiêu cần đạt:
- Giúp học sinh nắm được khái niệm khởi ngữ, phân biệt khởi ngữ với chủ ngữ của câu. Công dụng của khởi ngữ.
- Rèn kĩ năng nhận biết và sử dụng khởi ngữ trong câu.
- Có ý thức nhận biết khởi ngữ, sử dụng chúng.
B.Chuẩn bị: 
 * Giáo viên: Giáo án , bảng phụ.
 * Học sinh: Vở bài tập, phiếu học tập.
C.Tiến trình lên lớp:
1. Kiểm tra bài cũ: 
Thế nào là thành phần chính trong câu? Thế nào là thành phần phụ? Cho ví dụ. 
 	2. Bài mới:
 Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài giảng
- GV treo bảng phụ. Gọi học sinh đọc VD.
?Tìm chủ ngữ trong các câu a,b,c.
?Phân biệt từ ngữ in đậm với chủ ngữ về vị trí trong câu và quan hệ với vị ngữ.
( -Xác định chủ ngữ.
 - Phân biệt các từ ngữ in đậm với chủ ngữ:
 + Về vị trí: đứng trước chủ ngữ.
 + Quan hệ với vị ngữ: ko có quan hệ c – v với vị ngữ).
? Các từ ngữ in đậm này có nhiệm vụ gì trong câu? ( Nêu lên đề tài được nói đến trong câu).
?Trước những từ in đậm có thể thêm những quan hệ từ nào?(Về, đối với)
?Qua đó em hiểu khởi ngữ là gì? Đặc điểm của khởi ngữ?
- Gv chốt, hs đọc lại mục ghi nhớ SGK.
? Em hãy đặt một câu có khởi ngữ và xác định rõ khởi ngữ trong câu đó?
( Hs hoạt động độc lập.
Ví dụ: +Còn chị, chị / công tác ở đây à?
 + Quan, người ta sợ cái uy của quyền thế.
- Đọc và xác định yêu cầu bài 1.
?Tìm khởi ngữ ?
- Học sinh làm việc độc lập ra phiếu học tập. Gv gọi mỗi em lên chữa 1 câu. Gv nhận xét, đánh giá.
- Xác định yêu cầu bài 2.
?Viết lại các câu sau bằng cách chuyển phần in đậm thành khởi ngữ.
- Hs hoạt động nhóm: Tổ 1,2 làm câu a; tổ 3,4 làm câu b. 
I. Tìm hiểu đặc điểm và công dung của khởi ngữ trong câu: 
1. Ví dụ :
a.  Còn anh, anh / không ghìm nổi xúc động.
b. Giàu, tôi / cũng giàu rồi.
c. Về các thể văn trong lĩnh vực văn nghệ, chúng ta / có thể tin ở tiếng ta, không sợ nó thiếu giàu và đẹp.
VD a: Chủ ngữ là từ “anh” thứ 2
VD b: Chủ ngữ là từ “Tôi”.
VD c: Chủ ngữ là từ “chúng ta”.
- Quan hệ từ “đối với” và “về”
2. Ghi nhớ : 
- Khởi ngữ là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu.
- Trước khởi ngữ, thường có thể thêm các quan hệ từ : về, đối với..
II. Luyện tập:
1.Bài 1:
Điều này ... .
 1.Đặt vấn đề. (Trực tiếp)
 2.Triễn khai bài.
Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung bài giảng 
*Hoạt động 1: (10’)
Gv : Gọi hs đọc phần I ở sgk 
Qua phần bạn vừa đọc em lưu ý điều gì?
Gv nhấn mạnh tính cập nhật của văn bản nhật dụng.
*Hoạt động 2:(30’)
Gv yêu cầu hs nhắc lại đề tài chủ đề của các văn bản nhật dụng đã học .
Chú ý nêu nội dung cụ thể cho từng văn bản.
Sau đó giáo viên treo bảng phụ về nội dung và đề tài toàn bộ các văn bản ấy để hs quan sát và ghi nhớ (Lưu ý vào vở)
I.Khái niệm văn bản nhật dụng .
-Khái niệm văn bản nhật dụng không phải là khái niệm thể loại cũng không chỉ kiểu văn bản.Nó chỉ đề cập đến chức năng ,đề tài và tính cập nhật của nội dung văn bản mà thôi.
II.Nội dung các văn bản nhật dụng đã học.
*Lớp 6:Là những bài viết về di tích lịch sử,về danh lam thắng cảnh: “Cầu Long biên -chứng nhân lịch sử”
*Về danh lam thắng cảnh:“Động Phong Nha”
*Quan hệ giữa thiên nhiên với con người : “Bức thư của thủ lĩnh da đỏ”
*Lớp 7: Là những bài viết về giáo dục về vai trò của người phụ nữ: “Cổng trường mở ra”, “Mẹ tôi”.
*Về văn hoá: “Ca Huế trên sông Hương” 
*Lớp 8: Vấn đề môi trường: “Thông tin trái đất năm 2000”
*Tệ nạn ma tuý . “ Ôn dich thuốc lá”
*Về dân số và tương lai của con người: “Bài toán dân số”
*Lớp 9: Vấn đề quyền sống con người: “Tuyên bố thế ..”
*Bảo vệ hoà bình chống chiến tranh: “Đấu tranh cho một thế giới hoà bình”
*Hội nhập với thế giới giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc: “Phong cách Hồ Chí Minh”
 IV.Củng cố:(2’) GV khái quát lại bài qua hai bài 
 V.Dặn dò: (2’) Học kỉ bài : Nắm nội dung 
 Chuẩn bị: Tổng kết văn bản nhật dụng (Tiết 2)
 Soạn bài theo hệ thống câu hỏi sgk
 ****************************************************
Tiết 132: TỔNG KẾT VĂN BẢN NHẬT DỤNG 
 Ngày soạn : 22/3/09 Ngày giảng:24/3/09
A.Mục tiêu:
1.Kiến thức :Trên cơ sở nhận thức tiệu chuản đầu tiên và chủ yếu của văn bản nhật dụng là tính cập nhật của nội dung ,hệ thống hoá được chủ đề của các văn bản nhật dung trong chương trình NV THCS.nắm được một số đặc điểm cần lưu ý trong cách tiếp cận văn bản nhật dụng
2.Kỉ năng: Rèn kỉ năng hệ thống hoá kiến thức đã học .
3.Thái độ:Có ý thức ôn luyện .
B.Chuẩn bị :
 1.Giáo viện: Giáo án ,bảng phụ .
 2.Học sinh. Ôn lại bài cũ.
C.Tiến trình lên lớp:
 I.Ổn định. (1’) Nắm sỉ số ,bao quát lớp.
 II.Bài cũ. (không) 
 III.Bài mới.
 1.Đặt vấn đề. (Trực tiếp)
 2.Triễn khai bài.
Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung bài giảng 
*Hoạt động 1: (20’)
Hãy cho biết các phương thức biểu đạt của các văn bản nhật dụng ?
Hs trả lời - nhận xét 
Gv chốt cho từng văn bản 
Sau đó gv treo bảng phụ để hs quan sát và ghi nhớ về hình thức của từng văn bản .
*Hoạt động 2:(15’)
Để đảm bảo hiệu quả mong muốn trong việc học văn bản nhật dụng ta cần chú ý những điểm nào?.
*Hoạt động 3:(5’)
Gv gọi hs đọc ghi nhớ sgk
I.Hình thức văn bản nhật dụng
-Văn bản nhật dụng không chỉ dùng một phương pháp biểu đạt mà kết hợp nhiều phương thức để tăng sức thuyết phục.
VD: “Cuộc chia tay của những con búp bê”: kết hợp tự sự + miêu tả.
“Động Phong Nha”, “ Ca Huế trên sông Hương” : kết hợp thuyết minh +miêu tả 
-“ Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử”: kết hợp tự sự + miêu tả + biểu cảm.
- “Bức thư của thủ lỉnh da đỏ àĐấu tranh cho một thế giới hoà bìnhà Nghị luận + miêu tả.
II. Phương pháp học văn bản nhật dụng
Tìm hiểu kỉ nghĩa của từ và các chú thích về các sự kiện (lịch sữ -xã hội )
Có liên quan đến vấn đề được đặt ra trong văn bản 
Tạo thói quen liên hệ vấn đề được đặy ra với cuộc sống bản thân cũng như tình hình đời sống của cộng đồng . Từ cuộc sống nhỏ đến cuộc sống lớn.
Giúp học sinh hoà nhập với địa bàn sinh hoạt của các em à Học sinh cần có quan điểm riêng . Có thể đề xuất những kiến nghị và giải pháp.
Văn bản nhật dụng đặt ra rất đa dạng à Vận dụng kiến thức các môn học khác để làm sáng tỏ vấn đề được đặt ra.
Hình thức của văn bản nhật dụng rất đa dạng à trong lúc phân tích nội dung cần phải căn cứ vào đặc diểm hình thức văn bản và phương thức biểu đạt .
III.Ghi nhớ (SGK)
 IV.Củng cố:(2) GV khái quát lại bài qua hai bài 
 V.Dặn dò: (2’) Học kỉ bài : Nắm nội dung 
 Chuẩn bị: Chương trình địa phương 
 Soạn bài theo hệ thống câu hỏi sgk
 **********************************************************
Tiết 133: CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG 
 Phần tiếng việt
 Ngày soạn:25 /3/09 Ngày giảng :28 /3/09
A.Mục tiêu: 
1.Kiến thức: Giúp hs ôn tập hệ thống hoá các nội dung về chương trình địa phương đã học.Đối chiếu từ ngữ địa phương với từ ngữ toàn dân tương ứng.Cách sử dụng từ ngữ địa phương.
2.Kỉ năng :Giải thích ý nghĩa của từ ngữ địa phương và phân tích giá trị của nó trong văn bản.
3.Thái độ: Có ý tức sưu tầm vốn từ ngữ địa phương.
B.Chuẩn bị: 
 1. Giáo viên: Giáo án , tìm hiểu từ ngữ địa phương.
 2.Học sinh: Sưu tầm từ ngữ địa phương
C.Tiến trình lên lớp:
 I.Ổn định: (1’)Nắm sỉ số .
 II.Bài cũ: (Không’)
 III.Bài mới:
 1.Đặt vấn đề ( Trực tiếp)
 2.Triển khai bài
Hoạt động 
 Nội dung bài học
Hoạt động 1: (10’) 
Gv hướng dẫn hs làm theo yêu cầu ở sgk.tìm từ ngữ địa phương trong các đoạn trích.
*Hoạt động 2: (5’)
Hs thảo luận bài tập
*Hoạt động 3: (5’)
Hs làm bài độc lập
*Hoạt động 4: (13’)
Gv hướng dẫn hs làm bài tập 4
*Hoạt động 5: (8’)
Hs thảo luận bài tập
đại diện nhóm trình bày- Hs nhận xét –gv chốt 
I.Bài tập 1:
Đoạn trích a
Đoạn trích b
Đoạn trích c
Địa phương
Toàn dân
Địa phương
Toàn dân
Địa
phương 
Toàn dân 
Thẹo
lặp bặp
ba
sẹo 
lắp bắp
bố,cha
Ba
Má
Kêu
Đâm
Đũa bếp 
(Nói) trổng
vô
bố,cha
mẹ
gọi
trở thành
đũa cả
(nói)trống không
vào
Ba
Lui cui
nắp
nhắm 
giùm
(Nói) trổng
bố,cha
lúi húi
vung
cho là
giúp
(nói)trống không
II.Bài tập 2:
a) Kêu: từ toàn dân-có thể thay bằng : nói to
b)Kêu :từ địa phương-có thể thay bằng từ : gọi
III.Bài tập 3:
Các từ địa phương trong hai câu đố là:
+ Trái : quả
+ Chi : gì
+ Kêu : gọi 
+ Trống hổng trống hảng: trống huếch trống hoác
IV.Bài tập 4: 
 Kẻ bảng tổng hợp các từ địa phương trong các bài tập trên 
V.Bài tập 5:
-Đối với a) Không vì bé Thu chưa có dịp giao tiếp rộng rãi ở bên ngoài địa phương mình.
-Đối với b) Trong lời kể ,tác giả cũng dùng một số từ ngữ địa phương dẽ hiểu để nêu sắc thái của vùng đất nơi việc được diễn ra .Tuy nhiên tg có chủ định không dùng quá nhiều để khỏi gây khó hiểu cho người đọc không phải là người địa phương đó.
IV.Củng cố: (1’) Giaó viên nhấn mạnh vai trò của từ ngữ địa phương
V.Dặn dò: (2’) Sưu tầm từ ngữ địa phương: giải nghĩa
 Chuẩn bị: Viết bài tập làm văn số 7
 Xem lại văn nghị luận về đoạn thơ bài thơ.
 ********************************************************* 
Tiết 134 - 135: VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 7 
 -NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ BÀI THƠ-
 Ngày soạn 10/2/09 Ngày giảng: 12/2/09
A.Mục tiêu:
1.Kiến thức :Giúp học sinh củng cố kiến thức văn nghị luận về một đoạn thơ bài thơ.
2.Kỉ năng: Viết được bài nghị luận về một đoạn thơ bài thơ.
3.Thái độ: Có ý thức tìm hiểu học tập viết đúng phương pháp của kiểu bài này để thấy được cái hay của văn chương.
B.Chuẩn bị :
 1.Giáo viện: Giáo án.
 2.Học sinh. Ôn tập lí thuyết .
C.Tiến trình lên lớp:
 I.Ổn định. (1’) Nắm sỉ số ,bao quát lớp.
 II.Bài cũ. (không) 
 III.Bài mới.
 1.Đặt vấn đề.(Ttiếp)
 2.Triễn khai bài.
*Hoạt động 1: (3’) I.Giáo viện đọc đề và ghi đề lên bảng .
 Đề bài: Hình ảnh bếp lửa trong bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt.
*Hoạt động 2: (83’) II.Viết bài.
HS suy nghĩ để viết bài
GV theo dỏi bao quát lớp
 *Yêu cầu:
 HS đọc kỉ đề trước khi viết bài.Bài viết đật được những yêu cầu sau.
 -Về bố cục: có đầy đủ 3 phần: MB-TB-KB
 -Cách diễn đạt trôi chảy ,mạch lạc.có sức thuyết phục cao.
 -Chú ý dấu câu ,lỗi chính tả
 -Có luận điểm rõ ràng ,luận cứ xác thực ,phép lập luận phù hợp ,
 Lời văn chính xác ,sống động.
 -Chú ý về hình ảnh bếp lửa và hình ảnh người bà ,tình cảm của bà .
 *Hoạt động 3: (2’) III.Thu bài:
 GV yêu cầu lớp trưởng thu bài
 Gv nhận xét giờ làm bài.
 IV Củng cố (Không)
 V. Dặn dò: (1’) Xem lại lí thuyết ,viết lại bài 
 Chuẩn bị: Hướng dẫn đọc thêm : Bến Quê
 Đọc và soạn bài theo câu hỏi sgk
 ***********************************************************
 TUẦN 30
Tiết 136: Hướng dẫn đọc thêm : BẾN QUÊ
 (Nguyễn Minh Châu)
 Ngày soạn: 29/3/09 Ngày giảng:31/3/09
A.Mục tiêu:
1.Kiến thức :Giúp học sinh hiểu được qua cảnh ngộ và tâm trạng của nhân vật Nhĩ trong truyện ,cảm nhận được ý nghĩa triết lí mang tính trãi nghiệm về cuộc đời con người ,biết nhận ra những vẻ đẹp bình dị và quý giá trong những gì gâng gũi của quê hương ,gia đình.Thấy được những dặc sắc của truyện : tạo tình huống nghịch lí,trần thuật qua dòng nội tâm nhân vật ,ngôn ngữ và giọng điệu đầy chất suy tư,hình ảnh biểu tượng.
2.Kỉ năng: Kỉ năng phân tích tp có kết hợp yếu tố tự sự trữ tình và triết lí.
3.Thái độ: Tình yêu quê hương đất nước ,yêu những cãi bình dị của quê hương ,gia đình.
B.Chuẩn bị :
 1.Giáo viện: Giáo án.
 2.Học sinh. Soạn bài theo câu hỏi sgk.
C.Tiến trình lên lớp:
 I.Ổn định. (1’) Nắm sỉ số ,bao quát lớp.
 II.Bài cũ. (Không)
 III.Bài mới.
 1.Đặt vấn đề.(Ttiếp)
 2.Triễn khai bài.
Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung bài giảng 
*Hoạt động 1: (30’)
GV hướng dẫn đọc gọi hs đọc văn bản
Hs đọc phần chú thích sgk.
Văn bản gồm mấy phần ? Nội dung của từng phần là gì?
Nhân vật chính của truyện là ai?
 Nhân vật ấy xuất hiện trong cảnh ngộ như thế nào?
Cảm nhận của em về tên truyện?
*Hoạt động 2: (10’)
Cảnh vật nơi làng quê được tác giả miêu tả qua những chi tiết nào?
-
Cách miêu tả như thế nào?
Tạo nên vẻ đẹp ntn?
Từ đó em hiểu gì về nhân vật Nhĩ?
I.Tìm hiểu chung
1. Đọc.
2. Chú thích. (sgk)
3.Bố cục. Gồm 2 phần
-P 1 :Từ đầu à “nhà mình”
Cảnh vật nơi làng quê
-P2: Còn lại.
Con người nơi làng quê.
4.Những vấn đề cần lưu ý:
-Nhĩ là nhân vật chính ,xuất hiện từ đầu đến cuối đoạn là trung của các mối quan hệ trong câu chuyện và cũng là nhân vật gợi nhiều suy nghĩ cho người đọc.
-Anh sống những ngày cuối cùng trên giường bệnh tại nhà.
-Gợi hình ảnh quen thuộc nơi làng quê,gợi tình thân thương. 
II.Tìm hiểu chi tiết.
1.Cảnh vật nơi làng quê. 
-Màu hoa bằng lăng .
-Màu nước sông Hồng
-Sắc màu bờ bãi dưới nắng thu.
àCảnh vật được miêu tả qua cách nhìn của Nhĩ (trên giường bệnh) qua khung cửa sổ.
-Miêu tả tỉ mĩ từng chi tiết màu sắc .
àKết hợp miêu tả và biểu cảm.
àSinh động ,gợi cảm ,bình dị gần gũi quen thuộc.
-Con người đi đây đó nhiều nơi khi sắp từ giã cõi đời bỗng nhận ra những vẻ đẹp bình dị gần gũi quanh ta có thể là xa lạ nếu ta không thực sự sống với chúng.
-Từng trải am hiểu cuộc sống .
-Tha thiết mến yêu cuộc sống quê hương.
 IV.Củng cố:(2’) Gv khái quá toàn bài
 V.Dặn dò: (2’) Học kỉ bài ,học thuộc lòng bài thơ.làm bt 2.
 Chuẩn bị: Bến quê
 Soạn bài theo hệ thống câu hỏi sgk.
 **********************************************************
.
.
.
..
.
.
.
.
.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an van 9(40).doc