Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tuần 25, 26

Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tuần 25, 26

BÀI 23:

 VĂN BẢN

VIẾNG LĂNG BÁC

 - Viễn Phương -

A-Mục tiêu

1. Kiến thức:- Giúp hs cảm nhận được niềm xúc động thiêng liêng, tấm lòng tha thiết thành kính vừa tự hào vừa đau xót của tg từ miền Nam mới được giải phóng khi ra viếng lăng Bác.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng cảm thụ, phân tích

3. Thái độ: Giúp hs hiểu được tấm lòng của nhà thơ Viễn Phương và càng yêu quí nhà thơ.

B-Chuẩn bị

-SGV ngữ văn 9, SGK ngữ văn 9, hình ảnh về lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh

-Thơ chọn lọc và lời bình của Vũ Nho.

C-Phương pháp

- Qui nạp, tích hợp dọc-ngang.

D-Tiến trình giờ dạy

 I. Ổn định tổ chức

 II. Kiểm tra:

 ? Phân tích khổ thơ đầu và cảm nhận của em về bài: “Mùa xuân nho nhỏ”?

 III. Bài mới

 

doc 28 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 872Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tuần 25, 26", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 25
Soạn:	 Tiết 116
Giảng: 
 Bài 23:
 Văn bản
Viếng lăng bác
 - Viễn Phương -
A-Mục tiêu
1. Kiến thức:- Giúp hs cảm nhận được niềm xúc động thiêng liêng, tấm lòng tha thiết thành kính vừa tự hào vừa đau xót của tg từ miền Nam mới được giải phóng khi ra viếng lăng Bác.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng cảm thụ, phân tích 
3. Thái độ: Giúp hs hiểu được tấm lòng của nhà thơ Viễn Phương và càng yêu quí nhà thơ.
B-Chuẩn bị 
-SGV ngữ văn 9, SGK ngữ văn 9, hình ảnh về lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh
-Thơ chọn lọc và lời bình của Vũ Nho.
C-Phương pháp
- Qui nạp, tích hợp dọc-ngang.
D-Tiến trình giờ dạy
 I. ổn định tổ chức 
 II. Kiểm tra:
 ? Phân tích khổ thơ đầu và cảm nhận của em về bài: “Mùa xuân nho nhỏ”?
 III. Bài mới
*Giới thiệu bài: Nhà thơ Tố Hữu đã từng viết:
Bác ơi tim Bác mênh mông thế
 Ôm cả non sông mọi kiếp người.
Tình yêu thương của bác luôn dành cho tất cả chúng ta. Vì vậy khi người đI xa, hàng triệu con tim đau xót nghẹn ngào. Cảm xúc ấy 1 lần nữa được nhà thơ Viễn Phương thể hiện khi từ Nam ra viếng lăng của vị cha già dân tộc.
Hoạt động của thầy và trò
Hoạt động 1
? Nêu những hiểu biết của em về tg?
 2 hs phát biểu, gv chốt.
? Xuất xứ của bài thơ?
 2 hs phát biểu, gv chốt.
? Gv yêu cầu đọc bài thơ với giọng thành kính, xúc động, chậm, lắng sâu ở đoạn cuối.
? Giải thích 1 số từ ngữ khó?
? Bài thơ thuộc thể loại nào? Vì sao?
Chuyển ý
Hoạt động 2
? Bài thơ có thể chia làm mấy đoạn? ý chính của mổi đoạn?
 2 hs phát biểu, gv chốt.
Đ1: 2 khổ đầu: Cảm xúc trước lăng Bác
Đ2: Khổ 3: Cảm xúc trước lăng Bác.
Đ3: Ước nguyện của nhà thơ
? Chủ đề của bài thơ?
 3 hs phát biểu, gv chốt
- Thể hiện tám lòng đau xót, tiếc thương, lòng kính yêu và biết ơn vô hạn của nhà thơ nói riêng và của nhân dân Miền Nam, dân tộc Việt Nam nói chung với Bác. 
? Câu thơ đầu giới thiệu với chúng ta điều gì?
Cách xưng con có ý nghĩa gì?
 2 hs phát biểu, gv chốt.
- Xưng con => thân mật, gần gũi, thành kính tình cảm cha con.
? Hình ảnh đầu tiên mà người con cảm nhận? Phân tích?
 3 hs phát biểu, gv chốt.
- Hình ảnh hàng tre gợi cảm giác gần gũi, thân thuộc.
- Ô => cảm xúc
- Xanh xanh => tính từ, từ láy.
- Bão táp mưa sa => thành ngữ
=> Vẻ đẹp thanh cao, sức sống bền bỉ, mãnh liệt của cây tre Việt Nam.
? Trong thơ ca, hình ảnh cây tre còn mang ý nghĩa ẩn dụ nào?
 2 hs phát biểu, gv chốt.
- Tượng trưng cho vẻ hiền hậu, đoàn kết, kiên cường của con người Việt Nam trong sản xuất và chiến đấu.
Gv: Hàng tre ấy giờ đây đứng quanh lămg Bác để bảo vệ cho giấc ngủ của người.
Chuyển ý
? Hs đọc khổ thơ 2 
? Có những mặt trời nào xuất hiện, phân tích nghệ thuật đặc sắc của 2 câu đầu?
 2 hs phát biểu, gv chốt
- Mặt trời trên lăng (tự nhiên) => cây cỏ, sinh vật cần phải có.
- Mặt trời trong lăng (ẩn dụ chỉ Bác Hồ)
 => dân tộc Việt Nam cần phải có
=> Nói lên sự vĩ đại của Bác Hồ
? 2 Câu cuối gợi lên cảnh tượng gì? Nghệ thuật đặc sắc?
 2 hs phát biểu, gv chốt.
- Dòng người đi trong thương nhớ
- Kết tràng hoa.
=> ẩn dụ => tình cảm nhớ thương thành kính dâng lên Bác.
Gv: Những dòng người nặng trĩu nhớ thương đang lặng lẽ nối nhau vào lăng viếng Bác, ai cũng muốn dâng lên Bác những thành tích cao nhất của mình.
? Giải thích cụm từ “79 mùa xuân”?
? Qua phân tích em hiểu tình cảm của mọi người dành cho Bác ntn khi vào lăng viếng Bác?
	Tiết 2	Chuyển ý
? Hs đọc khổ tho thứ 3
 Lăng là nơi đặt thi hài Người nhưng nhà thơ đã hình dung ntn về Bác?
- Bác ngủ bình yên 
- Vầng trăng sáng dịu hiền
=> Yên tĩnh, thanh cao, hiền hậu
? Nghệ thuật đặc sắc của 2 câu cuối? Tác dụng?
- 2 hs phát biểu, gv chốt.
- Cặp từ vẫn – mà
- Hình ảnh ẩn dụ: trời xanh mãi mãi => bất tử
- Động từ “nhói”: đau đột ngột, quặn thắt.
=> Diễn tả nỗi đau xót tận đáy tâm hồn trước sự ra đi của Bác 
? Nhận xét giọng điệu của khổ thơ?
- Thành kính, tự hào, đau xót
? Cảm xúc, suy nghĩ của nhà thơ khi vào viếng lăng là gì?
3 hs phát biểu, gv chốt.
Gv: Hình ảnh mặt trời, vầng trăng, trời xanh là trường tồn của vũ trụ cũng như vị cha già của dân tộc sẽ sống mãi trong lòng non sông đất nước Việt Nam. Người ra đi để lại trong lòng chúng ta bao nỗi tiếc thương.
Chuyển ý
? Hs đọc khổ thơ cuối 
 Cùngvới nước mắt tuôn trào, nhà thơ đã nguyện ước điều gì?
 2 hs phát biểu, gv chốt.
- Muốn làm:+con chim hót => trong lành ca hát
 +Hoa toả hương => toả hương thơm ngát.
 +Cây tre trung hiếu => canh giấc ngủ yên bình.
Gv: Từ tình cảm, cảm xúc, đã chuyển sang hành động cụ thể. Nhà thơ đã hoá thân thành con chim, đoá hoa, thành cây tre trung hiếu để mãi được ở bên Người.
Chuyển ý
Hoạt động 3
? Đây là 1 bài thơ hay được phổ nhạc thành bài hát. Theo em điều gì làm nên cái hay đó?
- Giọng thơ trang nghiêm, thành kính thiết tha
- Hình ảnh nhân hoá, điệp ngữ, ẩn dụ, có giá trị biểu cảm cao.
- Miêu tả kết hợp với biểu cảm
- Thể thơ tự do 8 chữ
? Nghệ thuật đặc sắc đó thể hiện tình cảm gì của nhà thơ với Bác?
 2 hs phát biểu, gv chốt.
- Lòng biết ơn sâu sắc
- Thành kính thiêng liêng
Gv: Đây chính là nội dung phần ghi nhớ 
SGK/ 61
 2 hs đọc
Hoạt động 4
? Đọc dẫn chứng, hát bài thơ
? Hs hoạt động cá nhân. Gv thu 3 bài viết ngắn => rút ra nhận xét. 
Ghi bảng
I. Giới thiệu tg, tác phẩm
1. Tác giả (1928)
- Quê ở An Giang
- Là cây bút xuất hiện sớm nhất của l2 văn nghệ giải phóng Miền Nam.
- Giọng thơ nhỏ nhẹ, giàu cảm xúc.
2. Tác phẩm: Viết năm 1976
- Trích từ tập: “Như mấy MX” 1978
3. Đọc, tìm hiểu tác phẩm
4. Thể loại: Thơ tự do
II. Phân tích tác phẩm
A.Bố cục: 3 đoạn
B. Phân tích
a. Cảm xúc trước lăng Bác:
- Hình ảnh hàng tre:
Biểu tượng cho tinh thần đoàn kết, y chí kiên cường của con người Việt Nam.
- Dòng người vào lăng viếng Bác:
 Lặng lẽ bước đi trong nặng trĩu nhớ thương
b. Cảm xúc khi đi vào trong lăng
=> Lòng biết ơn thành kính và nỗi đau xót vô hạn trước sự ra đi của Bác.
3. Cảm xúc khi rời lăng (ước nguyện của nhà thơ)
- Lưu luyến không muốn rời xa Bác
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật:
Giọng thơ trang trọng, tha thiết, hình ảnh đặc sắc, két hợp hài hoà y nghĩa thực và y nghĩa ản dụ, tượng trưng
2. Nội dung
Bài thơ thể hiện niềm xúc động thiêng liêng, thành kính, tự hào, đau xót của tg’ khi ra thăm lăng Bác.
3, Ghi nhớ (63)
IV. Luyện tập
1. Đọc thuộc lòng bài thơ
2. Em thích nhất câu thơ nào? Vì sao?
IV. Củng cố:
- Đọc diễn cảm lại bài thơ.
V. Hướng dẫn về nhà:
- Học thuộc lòng bài thơ.
- Chuẩn bị bài con cò.
E. Rút kinh nghiệm:
.
Soạn:
Giảng: Tiết 117
Hướng dẫn đọc thêm
Văn bản: Con cò
- Chế Lan Viên -
A-Mục tiêu
1. Kiến thức:- Giúp hs cảm nhận được vẻ đẹp và ý nghĩa của hình tượng con cò trong bài thơ được phát triển từ những câu hát ru xưa để ca ngợi tình mẹ và lời ru.
- Thấy được sự vận dụng sáng tạo ca dao của tg và những đặc điểm hình ảnh, thể thơ, giọng điệu của bài thơ 
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng cảm thụ, phân tích thơ, đặc biệt là những hình tượng thơ được sáng tạo bằng liên tưởng, tưởng tượng
3. Thái độ: Giáo dục tình cảm gia đình
B-Chuẩn bị 
-SGV ngữ văn 9, SGK ngữ văn 9
C-Phương pháp
- Qui nạp, tích hợp dọc-ngang.
D-Tiến trình giờ dạy
 I. ổn định tổ chức 
 II. Kiểm tra ? Đọc thuộc lòng bài “Viếng lăng Bác”, nêu giá trị nội dung và nghệ thuật?
- Bài thơ thể hiện lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ và của nhân dân ta đối với Bác kính yêu.
- Bài thơ giọng điệu trang trọng tha thiết nhiều hình ảnh ẩn dụ đẹp và gợi cảm, ngôn ngữ bình dị mà cô đúc.
 III. Bài mới
*Giới thiệu bài: Viết về con có trong lời ru của mẹ, nhà thơ Nguyển Duy có đoạn:
Cái còsung chát đào chua
 Câu ca mẹ hát gió đưa về trời
 Ta đi trọn kiếp con người
 Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru
Còn Chế Lan Viên thì bay bổng, bay cao với đôi cánh con cò trong lời ru thấm hơi xuân của mẹ đưa võng ru con những trưa hè nắg lửa. Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về tấm lòng người mẹ với mỗi đứa con.
Hoạt động của thầy và trò
Hoạt động 1
? Hs đọc phần giới thiệu tg, tp. Nêu những hiểu biết của em về tg?
 2 hs phát biểu, gv chốt
? Xuất xứ của bài thơ?
 2 hs phát biểu, gv chốt.
? Gv nêu yêu cầu đọc, giọng tâm tình như lời ru, chú ý điệp từ và câu hỏi, câu cảm.
? Gọi 3 hs đọc => nhận xét
? Giải thích từ khó: SGK
? Bài thơ thuộc thể loại thơ nào? Vì sao?
 2 hs phát biểu, gv chốt.
- Câu ngắn nhất 2 chữ, câu dài nhất 8 chữ, gồm 51 câu.
Gv: Cả bài đan xen, kết chuỗi thành lời ru ngân nga, ngọt ngào, biểu hiện tình thương và giấc mơ của người mẹ hiền đối với con thơ
Chuyển ý
Hoạt động 2
? Bài thơ chia làm mấy đoạn? ý chính của từng đoạn?
 3 hs phát biểu, gv chốt.
Đ1: Hình ảnh con cò qua lời ru của mẹ thời thơ ấu.
Đ2: Hình ảnh con cò và lời ru của mẹ trên đường đời của mỗi con người.
Đ3: Từ hình ảnh con cò, suy ngẫm triết lí về ý nghĩa của lời ru và tình mẹ đối với mỗi con người.
Gv: Như vậy tứ thơ xuất phát từ hình ảnh con cò trong lời ru của mẹ trở thành bầu sữa tinh thần không bao giờ vơi cạn trong suốt cuộc đời con người.
? Gv giao nhiệm vụ cho 3 nhóm phân tích tìm hiểu 3 ND của 3 lời ru?
- Nhóm 1: Lời ru 1
- Nhóm 2: Lời ru 2
- Nhóm 3: Lời ru 3
? Tìm những hình ảnh con cò qua lời ru? Hình ảnh đó thể hiện cuộc sống ntn? 
Có mấy hình ảnh con cò được nhắc đến? Qua đó ta cảm nhận được tình mẹ qua lời ru ntn?
? 4 câu thơ cuối gợi cho em suy nghĩ gì về lời ru của mẹ?
? Nhận xét về cách vận dụng ca dao và giọng thơ của tg?
? Lời ru này gợi cho em nhớ lại những kỉ niệm thơ ấu nào?
=> Đại diện trình bày. Các nhóm nhận xét 
Chuyển ý
? Trong lời ru 2, con cò trắng mang những hình tượng nào? Cảm nhận của em?
- Theo em, những ước nguyện nào của mẹ được bộc lộ
- Tiếp tục em hiểu thêm gì về mong ước của mẹ
- Thi sĩ là người ntn? Qua đó em hiểu gì về mong ước và tấm lòng của mẹ qua khúc hát ru?
 Liên hệ: Tấm lòng của mẹ với những đứa con.
Chuyển ý
? Đọc lời ru thứ 3 
- Đọc 5 câu đầu và nêu cảm nhận của em về người mẹ qua 5 câu thơ trên (Lưu ý NT: từ trái nghĩa đối lập từ khẳng định: “sẽ tìm” và “mãi yêu”)
- Quan sát: con dùtheo con
 Lời ru gợi cho em cảm nghĩ gì về tình mẹ?
- 5 câu cuối gợi cho em suy nghĩ gì?
- NT đặc sắc của đoạn thơ?
+Câu thơ linh hoạt
+Trí tưởng tượng mới lạ
+Lời thơ mang tính triết lí
- Qua phân tích, em hiểu gì về tấm lòng của người mẹ
=> Đại diện nhóm trình bày. Các nhóm nhận xét 
 Hoạt động 3
? Nhận xét về thể thơ, nhịp thơ, giọng thơ?
- Thể thơ tự do
- Bắt đầu bằng câu thơ ngắn
- Giọng thơ vừa suy ngẫm triết lí vừa êm ái đều đặn.
- Vận dụng những hình ảnh sáng tạo con cò trong ca dao làm điểm tựa cho những liên tưởng và tưởng tượng của tg.
? Các yếu tố đó thể hiện tư tưởng và cảm xúc của nhà thơ ntn?
- Ca ngợi tình mẹ và ý nghĩa của lời ru đối với con người
? Qua đó những biểu hiện đáng quí nào của nhà thơ được bộc lộ
- Trân trọng, biết ơn tình mẹ
- Tin vào những điều tốt đẹp trong cuộc đời
- Gợi cảm giác yêu thương và hi vọng
Gv: Với mẹ ... miệng.
Ghi bảng
I. Giới thiệu tác gả, tác phẩm :
1. Tác giả (1948) quê ở Cao Bằng tên khai sinh là Hứa Vĩnh Phước, người dân tộc Tày. Năm 1993 là chủ tịch hội văn học nghệ thuật Cao Bằng.
- Thơ ông mộc mạc, chân thành, sâu lắng thiết tha.
2. Tác phẩm
- Trích trong tập: “Thơ Việt Nam 1945-1985”
3. Đọc, tìm hiểu chú thích
4. Thể thơ: thơ tự do
II. Phân tích tác phẩm:
1. Bố cục: 2 đoạn
2. Phân tích:
a, Nói với con về tình cảm cội nguồn:
Tình cảm gia đình, quê hương đã đùm bọc, chở che, dìu dắt con vững bước trong cuộc đời.
b, Truyền thống Quê hương và mong ước của người cha:
Từ truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽ của QH, người cha mong con có ý chí, nghị lực, tự tin ,vững bước vào đời.
III. Tổng kết:
1, ND: Bài thơ nói len tình cảm gia đình đầm ấm, tình yêu quê hương tha thiết, sâu nặng, truyền thống và sức sống mạnh mẽ của người miền núi.
2, NT: Sử dụng thể thơ tự do, giàu hình ảnh phóng khoáng, cụ thể mà khái quát, mộc mạc và giàu chất thơ.
IV. Luyện tập:
1, Đọc diễn cảm bài thơ
2, PBCN của em về bài thơ.
IV. Củng cố: 
? Trình bày cảm nhận sâu sắc nhất của em về ND, NT của bài thơ?
V. Hướng dẫn về nhà:
- Học thuộc bài thơ, tập phân tích
- Chuẩn bị bài: Nghĩa tường minh ( Xem các VD, tìm hiểu lí thuyết )
E. Rút kinh nghiệm:
Soạn:	 Tuần 26, tiết 123
Giảng: 
Tiếng việt
nghĩa tường minh và hàm ý
A-Mục tiêu
1. Kiến thức:- Giúp hs XĐ được nghĩa tường minh và hàm ý trong câu.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng sử dụng hàm ý trong giao tiếp.
3. Thái độ: Giáo dục ý thức sử dụng tiếng mẹ đẻ hiệu quả nhất.
B-Chuẩn bị 
- SGV ngữ văn 9, SGK ngữ văn 9
C-Phương pháp
- Qui nạp, tích hợp dọc-ngang.
D-Tiến trình giờ dạy
 I. ổn định tổ chức 
 II. Kiểm tra:
? Nêu tên các thành phần biệt lập? Em hiểu thế nào về thành phần tình thái trong câu?
- 4 thành phần biệt lập : tình thái, cảm thán, gọi đáp, phụ chú.
- Tình thái là thành phần biệt lập được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu.
 III. Bài mới
- Trong giao tiếp có những trường hợp người ta không nói thẳng ra những điều muốn nói bằng những từ ngữ diễn đạt trực tiếp đó là cách nói...
Hoạt động của thầy và trò
Hoạt động1
Gv treo bảng phụ, 2 hs đọc VD
? Câu Trời ơi, chỉ còn 5 phút diễn tả điều anh TN muốn nói là gì?
- Chỉ còn 5’ nữa là chia tay.
- Tiếc quá, không còn thời gian để trò chuyện.
- Giá mà cô và bác ở lại thêm thì hay biết mấy
? Các cách hiểu trên được suy ra từ đâu?
- Suy ra từ những từ ngữ trong lời của anh TN => Không được diễn đạt trực tiếp.
? Cách dùng như trên gọi là hàm ý. Vậy em hiểu ntn về hàm ý?
- 2hs nêu – gv chốt
? Lời thứ 2 của anh TN “ Ôi, cô còn quên chiếc khăn mùi xoa đây này” có ẩn ý gì không? ND thông báo của câu đó là gì?
- Không có ẩn ý gì. => ND thông báo của câu được diễn đạt trực tiếp từ những từ tạo nên câu => Nghĩa tường minh.
? Vậy em hiểu ntn về nghĩa tường minh? Nghĩa này có gì khác nghĩa hàm ý? 
- 2 hs nêu – gv chốt.
- 1 hs đọc ghi nhớ/ 75
? Sử dụng nghĩa hàm ý có tác dụng gì? Lấy VD minh hoạ?
-2 hs nêu, gv chốt.
Hoạtđộng2
 Ghi bảng
I. Phân biệt nghĩa tường minh và hàm ý:
1, VD: 
2, Nhận xét:
- ND thông báo không được diễn đạt trực tiếp = các từ trong câu => nghĩa hàm ngôn
- ND thông báo được diễn đạt trực tiếp = từ ngữ trong câu => Nghĩa tường minh.
3. Ghi nhớ: ( 75 )
* Lưu ý:- Nghĩa tường minh còn gọi là nghĩa hiển ngôn.
- Nghĩa hàm ý còn gọi là nghĩa hàm ẩn.
- Tác dụng của nghĩa hàm ý: tạo sự tế nhị, tinh tế trong giao tiếp.
II.Luyện tập:
HS thảo luận làm 2 ý a,b
đại diện trình bày
Gv chữa.
HS thảo luận – trình bày
HS làm việc cá nhân, làm miệng
1, Bài tập 1/75
a, Câu: Nhà hoạ sĩ tặc lưỡi đứng dậy.Đặc biệt là cụm từ tặc lưỡi cho thấy ông hoạ sĩ chưa muốn chia tay anh TN => Dùng hình ảnh để diễn đạt ý của ngôn ngữ NT.
b, Những từ ngữ mtả thái độ của cô gái:
- Mặt đỏ ửng: Ngượng
- Nhận lại chiếc khăn: Không tránh được
- Quay vội đi: Ngượng
=> Cô gái đang bối rối, ngượng vì định kín đáo để khăn lại làm vật kỉ niệm cho anh TN nhưng anh quá thật thà tưởng cô bỏ quên.
2, Bài 2/ 75
- Hàm ý của câu in đậm: Ông hoạ sĩ già chưa kịp uống nước chè đấy.
3, Bài 3/76
Các câu in đậm không chứa hàm ý
- Câu 1: Hà, nắng gớm, về nào.=> Câu đánh trống lảng.
- Câu 2: Tôi thấy người ta đồn. => Câu nói dở dang.
IV. Củng cố: 
? Trình bày hiểu biết của em về nghĩa hàm ý và nghĩa tường minh? VD?
V. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài, tìm VD minh hoạ, hoàn thành bài tập.
- Chiẩn bị bài: NL về 1 bài thơ, đoạn thơ.
E. Rút kinh nghiệm:
Soạn:	 Tuần 26, tiết 124
Giảng: 
Tập làm văn
nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ
A-Mục tiêu
1. Kiến thức:- Giúp hs hiểu rõ thế nào là NL về 1 đoạn thơ, bài thơ.
- Nắm vững các yêu cầu đối với 1 bài NL về 1 đoạn thơ, bài thơ.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng viết bài NL về đoạn thơ, bài thơ.
3. Thái độ: Giáo dục lòng yêu thích, khám phá vẻ đẹp của các đoạn thơ, bài thơ.
B-Chuẩn bị 
- SGV ngữ văn 9, SGK ngữ văn9.
- HS ôn lại cách làm bài NL
C-Phương pháp
- Qui nạp, tích hợp dọc-ngang.
D-Tiến trình giờ dạy
 I. ổn định tổ chức 
 II. Kiểm tra:
? Thế nào là nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)?
- HS trả lời theo nội dung ghi nhớ SGK Tr63.
 III. Bài mới
- Giờ trước các em đã học nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đọan trích), giờ học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu nghị luận về một đoạn thơ, một bài thơ.
Hoạt động của thầy và trò
Hoạt động1
- 2 hs đọc VB.
? Hãy XĐ vấn đề NL của VB?
-2 hs nêu – gv chốt
? VB nêu lên những LĐ’ gì về hình ảnh MX trong bài “ Mùa xuân nho nhỏ”? Người viết đã sử dụng những luận cứ nào để làm sáng tỏ Lụân điểm’ đó?
-HS thảo luận, trình bày, gv nhận xét và chốt
? Hãy nêu bố cục của VB? 
- 3 phần
? Các phần đã liên kết với nhau ntn? Có làm sáng tỏ LĐ’ không?
- Các phần lk với nhau chặt chẽ.
- Các luận cứ làm rõ LĐ’ = các DC trong tp
? Đây là kiểu bài NL về 1 đoạn thơ, bài thơ. Em hiểu ntn về kiểu bài này?
- 2 hs nêu, gv chốt: ND, NT của bài thơ được thể hiện qua hình ảnh, giọng điệu=> người viết phải phân tích các biện pháp NT để nêu NX, đánh giá
- 1 hs đọc ghi nhớ
Ghi bảng
I.Tìm hiểu bài NL về 1 đoạn thơ, bài thơ:
1, VD: VB: Khát vọng hoà nhập, dâng hiến cho đời.
2, Nhận xét:
- VĐNL: Hình ảnh Mùa xuân và tình cảm thiết tha của Thanh Hải trong bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ”
- Các Luận điểm:
+ Đ1: câu cuối
+ Đ2: câu 1
+ Đ3: câu 1
+ Đ4: câu 1
+ Đ5: câu2
- Bố cục: 3 phần
+ MB: Đ1
+ TB: Đ2,3,4
+ KB: Đ5
3. Ghi nhớ/ 78
Hoạt động2
GV có thể gợi ý để hs nêu các LĐ’ khác.
HS tập viết đoạn văn theo yêu cầu của gv sau đó trình bày.
II. Luyện tập:
* Luận điểm về kết cấu , giọng điệu của bài thơ: 
VD: Kết cấu bài thơ ngắn gọn, chặt chẽ, phù hợp với dòng cảm xúc của tg’. Giọng nhỏ nhẹ, chân thành như 1 lời tâm sự khiến cho bài thơ càng giàu nhạc điệu.
* Ước mong hoà nhập, cống hiến của nhà thơ:
VD: Nhà thơ Thanh Hải có khát vọng được hoà nhập vào cuộc sống của đất nước, cống hiến phần tốt đẹp- dù nhỏ bé của mình vào cuộc đời chung, cho đất nước.
* Nêu SN về các LĐ’ trên: Mỗi hs viết 1 đoạn văn trình bày 1 LĐ’.
IV. Củng cố:
? Thế nào là NL về 1 đoạn thơ, bài thơ? Nêu bố cục của kiểu bài này?
V. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài, hoàn thành bài tập
- Chuẩn bị bài: “ Cách làm bài NL về 1 đoạn thơ, bài thơ
+ Đọc lại bài thơ “ Quê hương” của Tế Hanh
+ Xem trước các đề, tìm ra điểm giống và khác nhau giữa các đề.
+ Tóm tắt yêu cầu của từng bước làm bài.
E. Rút kinh nghiệm:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................
Soạn:	 Tuần 26, tiết 125
Giảng: 
Tập làm văn
Cách làm bài nghị luận
về một đoạn thơ, bài thơ
A-Mục tiêu
1. Kiến thức:- Giúp hs nắm được cách viết 1 bài NL về 1 đoạn thơ, bài thơ đúng với yêu cầu kiểu bài.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng viết bài NL về đoạn thơ, bài thơ đúng các bước vừa học..
3. Thái độ: Giáo dục lòng yêu thích, khám phá vẻ đẹp của các đoạn thơ, bài thơ.
B-Chuẩn bị 
- SGV ngữ văn 9, SGK ngữ văn9.
- HS ôn lại cách làm bài NL
C-Phương pháp
- Qui nạp, tích hợp dọc-ngang.
D-Tiến trình giờ dạy
I. ổn định tổ chức 
II. Kiểm tra:
? Em hiểu thế nào là NL về 1 đoạn thơ, bài thơ? Các yêu cầu cụ thể của kiểu bài này?
- Yêu cầu học sinh trả lời theo nội dung ghi nhớ SGK Tr78
III. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Hoạt động 1
* 2 hs đọc đề/ 79, 80
? Hãy chỉ ra điểm giống nhau và khác nhau của các đề trên?
- 2 hs nêu, gv chốt:
Các đề chỉ khác về sắc thái nhưng vẫn cùng 1 kiểu bài.
Hoạt động 2
* hs đọc đề và nêu các bước làm bài 
* HS đọc dàn bài /81
? Nêu ND của mỗi phần trong bố cục VB?
? Viết bài là ta phải làm gì?
? Tác dụng của khâu đọc lại và sửa chữa?
* hs đọc VB 
? Hãy XĐ phần TB? 
- Từ: Nhà thơ=> của Tế Hanh.
? TB đã trình bày những NX gì về tình yêu QH trong bài thơ?
- 3 hs nêu, gv chốt
? Những SN, ý kiến ấy được dẫn dắt, KĐ = cách nào? Liên kết với MB và KB ra sao?
? VB có sức thuyết phục, hấp dẫn không? Vì sao?
- có vì: VB ngắn, đánh giá được những giá trị đặc sắc nhất về ND,NT của bài thơ..
? Em rút ra bài học gì về cách làm bài NL văn học này?
- 2 hs nêu, gv chốt, 1 hs đọc ghi nhớ/83
Ghi bảng
I. Tìm hiểu đề bài nghị luận về đoạn thơ, bài thơ:
1, VD: các đề ( 79,80 )
2, Nhận xét: 
- Giống: Nghị luận về 1 đoạn thơ, bài thơ.
- Khác: 
+ Đề 1,6: Mệnh đề: Phân tích
 + Đề 2,3,8: Mệnh đề: cảm nhận, ấn tượng.
+ Đề 5: Mệnh đề suy nghĩ.
+ Đề 4,7: Không có mệnh đề.
II. Cách làm bài NL về 1 đoạn thơ, bài thơ:
1, Các bước làm bài NL về 1 đoạn thơ, bài thơ:
a, Tìm hiểu đề và tìm ý:
- Hiểu đúng, hiểu sâu đối tượng rồi trình bày sự cảm nhận, đánh giá về 1 vài phương diện nổi bật.
b, Lập dàn bài:sgk/ 81
* MB: giới thiệu đoạn thơ, bài thơ - nêu NX, đánh giá
* TB: Trình bày những SN, đánh giá về ND,NT của đoạn, bài thơ.
* KB: Khái quát giá trị, ý nghĩa của đoạn, bài thơ - liên hệ.
c, Viết bài:
d, Đọc lại và sửa chữa:
2, Cách tổ chức, triển khai luận điểm:
a. VD: VB/81
b. Nhận xét:
- Bố cục: mạch lạc, chặt chẽ
- TB: những nx chính về tình yêu QH, hình ảnh nổi bật, nt tiêu biểu, SN, đánh giá 
- TB liên kết với MB = sự phân tích, CM làm sáng tỏ NX ở MB.
3. Ghi nhớ/ 83
Hoạt động3
Hs trả lời miệng
HS thảo luận, trình bày dàn ý – gv nx và sửa chữa.
III. Luyện tập:
1, Đề: Phân tích khổ thơ đầu bài“Sang thu”của Hữu Thỉnh.
2,Yêu cầu:
- ND chính: cảm nhận thu về qua không gian làng quê.
- CX của nhà thơ: gợi lên từ hương vị, đặc điểm:
+ Hương ổi
+ Gió se, sương
+ NT đặc sắc: từ láy, đt, hình ảnh
3, Lập dàn ý:
IV. Củng cố: ? Cách làm 1 đoạn thơ, bài thơ?
V. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài, hoàn thành bài tập
-Chuẩn bị bài” Mây và sóng” ( Tìm hiểu tác giả, tác phẩm, chia bố cục....)
E. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 125 Cach lam bai nghi luan ve mot doan tho baitho.doc