Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tuần 30 năm 2010

Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tuần 30 năm 2010

A. Mục tiêu cần đạt :

Giúp học sinh :

- Cảm nhận được tâm hồn trong sáng, tính cách dũng cảm , hồn nhiên và uộc sống chiến đấu nhiều gian khổ, hi sinh nhưng vẫn lạc quan của các nhân vật nữ thanh niên xung phong trong truyện.

- Thấy được nét đặc sắc trong miêu tả nhân vật, đặc biệt là miêu tả tâm lí, ngôn ngữ và nghệ thuật kể chuyện của tác giả.

- Rèn kĩ năng phân tích tác phẩm truyện (cốt truyện, nhân vật, nghệ thuật trần thuật)

- Giáo dục những phẩm chất cao đẹp : lạc quan, yêu đời, giàu nghị lực trong cuộc sống.

B. Chuẩn bị : máy tính, máy chiếu.

C. Tiến trình hoạt động :

 

doc 7 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 814Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tuần 30 năm 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI
Lê Minh Khuê
	TIẾT 140 – 141 	NS: 
	ND: 
A. Mục tiêu cần đạt :
Giúp học sinh :
- Cảm nhận được tâm hồn trong sáng, tính cách dũng cảm , hồn nhiên và uộc sống chiến đấu nhiều gian khổ, hi sinh nhưng vẫn lạc quan của các nhân vật nữ thanh niên xung phong trong truyện.
- Thấy được nét đặc sắc trong miêu tả nhân vật, đặc biệt là miêu tả tâm lí, ngôn ngữ và nghệ thuật kể chuyện của tác giả.
- Rèn kĩ năng phân tích tác phẩm truyện (cốt truyện, nhân vật, nghệ thuật trần thuật)
- Giáo dục những phẩm chất cao đẹp : lạc quan, yêu đời, giàu nghị lực trong cuộc sống.
B. Chuẩn bị : máy tính, máy chiếu. 
C. Tiến trình hoạt động :
1. Ổn định : 
2. KT bài cũ: Tình huống truyện độc đáo trong truyện ngắn Bến quê là gì? Cảm nghĩ của em về hoàn cảnh nhân vật Nhĩ trong truyện?
 GV hướng dẫn HS tìm hiều đôi nét về tác giả và tác phẩm.
 HS trình bày những hiểu biết của mình sau khi đọc phần chú thích *.
 GV giới thiệu thêm đôi nét về tác giả, tác phẩm, cho HS quan sát chân dung nhà văn.
 GV hướng dẫn HS đọc văn bản, tìm hiểu một số từ khó trong phần chú thích.
 ? Tóm tắt nội dung văn bản?
 ? Em có nhận xét gì về ngôi kể được nhà văn sử dụng trong văn bản này?
 - Tác giả dùng ngôi kể thứ I, Phương Định là người kể chuyện.
 GV hướng dẫn HS phân tích văn bản.
? Truyện kể về ba cô gái thanh niên xung phong ở một tổ trinh sát phá bom trên cao điểm. Ở họ có những nét chung gì đã gắn bó thành một khối thống nhất?
 HS thảo luận trả lời, bổ sung. GV chốt các ý chính cơ bản đồng thời tích hợp với thế hệ trẻ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ: mười cô gái ở ngã ba Đồng Lộc, Chào em cô gái Lam hồng.
Tiết 141 (Ngày dạy: 23/3/2009)
 GV yêu cầu HS nêu những nét chung của ba cô gái thanh niên xung phong. GV chốt và chuyển ý:
? Bên cạnh những nét chung tiêu biểu về ba cô gái, chúng ta còn nhận thấy ở họ có những nét riêng.Nét riêng ở nhân vật Thao là gì? Em có nhận xét gì về nhân vật này?
 HS tìm các chi tiết, trao đổi, trả lời. GV bổ sung chốt.
? Nho là cô gái như thế nào? Những chi tiết nào nói về Nho?
 HS tìm ý, trả lời. GV chốt ý.
 Tuy nhiên, nổi bật hơn cả trong ba cô gái này là nhân vật Phương Định. GV hướng dẫn HS thảo luận, phân tích tâm lí nhân vật Phương Định qua các đoạn:
 - Phương định tự quan sát và đánh giá về mình ỡ phần đầu truyện.
- Tâm trạng củ cô trong một lần phá bom.
- Cảm xúc trước trận mưa đá cuối truyện.
 HS thảo luận trong 4’. Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung. GV bổ sung, chốt ý. Tích hợp với Nhật kí Đặng Thuỳ Trâm, Mãi mãi tuổi hai mươi và một số tác phẩm tiêu biểu khác để giáo dục HS niềm tự hào về thế hệ trẻ đi trước.
 ? Đọc truyện ngắn này, em hình dung và cảm nghĩ như thế nào về tuổi trẻ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ? Em đã, đang và sẽ làm gì để phát huy truyền thống tốt đẹp đó?
 HS suy nghĩ cá nhân, trình bày. GV chú ý để HS tự cảm nhận, biểu dương, khích lệ những suy nghĩ của các em.
 ? Em có nhận xét gì về giọng điệu của truyện?
 HS nêu ý kiến, GV nêu những nết nghệ thuật tiêu biểu của truyện, hướng dẫn HS tổng kết nội dung bài học.
 Gv hướng dẫn, cho HS thực hiện bài tập 1, 2 trong SGK. GV tích hợp với thơ của Lâm Thị Mỹ Dạ, Phạm Tiến Duật
I. Giới thiệu chung.
SGK
 1. Tác giả
 2. Tác phẩm
II. Đọc – hiểu văn bản
Đọc – tìm hiểu chú thích 
Phân tích
a.Những nét chung của ba cô gái thanh niên xung phong.
+ Cùng hoàn cảnh sống, chiến đấu, cùng công việc nguy hiểm, ác liệt.
+ Đều là những cô gái Hà Nội có tinh thần trách nhiệm cao, lòng dũng cảm , tình đồng đội gắn bó, nhiều ước mơ, hay mơ mộng
b. Những nét riêng:
* Nhân vật Thao: từng trải, thích chép bài hát, rất bản lĩnh nhưng lại sơ máu và con vắt.
* Nhân vật Nho: Có vẻ ngoài nhỏ nhắn, đáng yêu, rất gan góc, thích thêu thùa.
* Nhân vật Phương Định:
 - Là con gái Hà Nội,khá đẹp, được nhiều người để ý.
- Nhạy cảm, hồn nhiên, hay mơ mộng và thích hát.
- Yêu mến những người đồng đội.
- Dũng cảm tự trọng, tinh thần trách nhiệm cao trong công việc.
à Là con người mới tiêu biểu cho lớp trẻ thời kì kháng chiến chống Mĩ.
III. Tổng kết
 Ghi nhớ (SGK)
IV. Luyện tập
4. Hướng dẫn về nhà : Viết một bài văn ngắn nêu cảm nhận của em về những cô thanh niên xung phong trong truyện ? Đọc, tìm hiểu và soạn bài Rô – bin –xơn ngoài đảo hoang.
5. Rút kinh nghiệm :
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
(TẬP LÀM VĂN)
	Tiết 142 	NS: 22/3/2009
	ND: 24/3/2009
A. Mục tiêu cần đạt :
Giúp học sinh :
- Tập suy nghĩ về một vấn đề hiện tượng thực tế ở địa phương.
- Viết một bài văn trình bày vấn đề đó với suy nghĩ , kiến nghị của mình dưới các hình thức thích hợp : tự sự, miêu tả, nghị luận, thuyết minh.
B. Chuẩn bị : Những bài làm của HS đã chuẩn bị từ tuần 21. 
C. Tiến trình hoạt động :
1. Ổn định : 
2. Bài cũ: GV kiểm tra việc chuẩn bị của HS ở tuần 21.
3. Bài mới : GV giới thiệu bài mới. 
Gv nêu yêu cầu của tiết học.
 Gọi HS đọc lại đề bài và yêu cầu về bài làm.
Đây là bài viết về một sự việc, hiện tượng đời sống ở địa phương.
 - Gv tổ chức cho Hs thảo luận lại một lần nữa về nội dung cần đảm bảo trong bài viết. Sau đó cử đại diện nhóm mình đứng lên trình bày những vấn đề có ý nghĩa cấp bách hiện nay ở địa phương. Các biện pháp khắc phục và vai trò của bản thân đối với sự viện, hiện tượng đó.
 GV nhận xét sự cố gắng của HS, khuyến khích đối với những vấn đề mới, có tính cấp bách, thiết thực.
I. Đề bài: Một vấn đề có ý nghĩa cấp bách hiện nay ở địa phương em.
II. Lập dàn bài :
1. Mở bài :
- Ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường.
- Thực trạng môi trường ở địa phương em.
2. Thân bài :
- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường.
- Những việc làm cụ thể để bảo vệ môi trường.
3 . Kết bài :
- Bản thân em làm gì với môi trường 
4. Hướng dẫn về nhà : So sánh văn nghị luận về vấn đề của đời sống với nghị luận văn học.
	Đọc, tìm hiểu và soạn bài mới:Biên bản.
5. Rút kinh nghiệm :
TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 7 
Tiết 143 	NS: 22/3/2009
	ND: 24/3/2009
Mục tiêu cần đạt:
Giúp HS:
Nhận ra được những ưu, khuyết điểm về nội dung và hình thức trình bày trong bài viết của mình.
Khắc phục các nhược điểm, thành thục hơn kĩ năng làm bài nghị luận văn học.
Chuẩn bị: Chấm bài, nhận xét đánh giá, hệ thống lỗi.
Tiến trình hoạt động
Ổn định
Bài cũ: Nhắc lại cách làm bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ?
Bài mới
 GV yêu cầu HS nêu đề bài.
GV tổ chức cho HS tìm hiểu lại những yêu cầu cần đạt khi làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. Aùp dụng cụ thể với đề bài tập làm văn số 7.
 ? Đề bài yêu cầu gì về thể loại?
Phân tích
 ? Vấn đề cần nghị luận ở đề baì này là gì?
 - Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của nhà thơ Thanh Hải.
? Với đề bài như vậy, chúng ta cần triển khai những vấn đề cơ bản nào?
 GV cho Hs thảo luận. Lập dàn bài cho đề bài này.
GV tiến hành nhận xét chung về bài làm của Hs.
 Ưu điểm:
- Bài làm lần này có sự tiến bộ về mọi mặt so với bài TLV số 6. Hầu hết HS biết cách làm bài, biết triển khai luận điểm theo mạch cảm xúc của bài thơ.
- Nhiều em có khả năng phá cách. Có sự sáng tạo và cảm nhận rất mới mẻ về bài thơ, bài làm lưu loát, liên kết mạch lạc như: Phương (9A4), Thanh, Thảo, Phương (9A3)
- Tuyên dương nhiều em có sự tiến bộ rõ rệt như: Cẩm, Hương, Ngát, Trung (9A3), Lọc, Công Thắng (9A4).
Nhược điểm:
- Phần lớn biết cách làm bài song vẫn mang tính rập khuôn, chưa biết vận dụng các kĩ năng cơ bản để làm một bài văn nghị luận hoàn chỉnh với nhận xét, đánh giá, cảm nhận nên kết quả đạt được chỉ ở mức trung bình.
- Một số Hs làm bài con mang tư tưởng đối phó, làm cho có chứ chưa có sự đầu tư nghiêm túc: Hạnh, Quỳnh, Đạt (9A4), Khánh, M. Quang, Quốc (9A3)
- Một số em vẫn dùng sai lỗi câu, lỗi diễn đạt, đặt biệt là lỗi chính tả.
I. Đề bài: Phân tích bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của nhà thơ Thanh Hải.
 II. Dàn ý
1. Mở bài: Giới thiệu bài thơ và nêu nhận xét chung về bài thơ.
2. Thân bài:
 - Phân tích được hình ảnh thiên nhiên của đất trời với những nét chấm phá đơn giản hết sức đẹp: dòng sông xanh, hoa tím biếc, tiếng hót của con chim chiền chiện.
- Mùa xuân đất nước với những hình ảnh mang tính biểu trưng: người cầm sùng, người ra đồng.
-Uớc nguyện nhỏ bé mà chân thành muốn gop mùa xuân nho nhỏ của mình vào mùa xuân lớn của quê hương, dân tộc.
- Nhửng nét đặc sác về nghệ thuật và tâm niệm của nhà thơ.
3. Kết bài: Khẳng định giá trị của bài thơ.
III. Nhận xét và sửa lỗi.
Lỗi
Sai
Sửa
Chính tả – dùng từ 
- Những sáng tác của ông rất trẻ trung, năng động, sáng tạo
- Bài thơ thể hiện sự phát triển tích cực trong tiếng thơ
- Bài thơ thể hiện tính đẳng cấp của ông
- đây là những từ chỉ đặc điểm, tính cách con người.
- thể hiện sự phá cách nhẹ nhàng mà tình cảm trong tiếng thơ
- Thể hiện phong cách của nhà thơ
Câu 
Và nhà thơ cũng vậy, ở cuối đời mình.
- Đối với nhà thơ Thanh Hải cũng vậy. Trước mùa xuân
- câu chưa có thành phần chính
Diễn đạt 
- Người viết này chính là Tố Hữu
- mang trong lòng những cảm giác bâng khuâng khó diễn tả.
- Văn nói chứ không phải văn viết.
- Khó diễn ta sao lại viết rất hay?
GV phát bài cho HS đọc lại, tự nhận ra những lỗi cụ thể để từ đó có hướng khắc phục.
GV mời Phương (9A4), Thảo (9A3) đọc bài viết của mình cho cả lớp cùng tham khảo.
GV gọi điểm vào sổ.
Hướng dẫn về nhà: 
Ôn tập toàn bộ phần văn nghị luận.
Tìm hiểu và soạn bài: Biên bản.
Rút kinh nghiệm:
Kết quả
Lớp
TS
HS
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
9A3
9A4
BIÊN BẢN
Tiết 144	NS: 22/3/2009
	ND: 25/3/2009
A. Mục tiêu cần đạt :
Giúp học sinh :
- Hiểu các yêu cầu của Biên Bảnvà các loại Biên bản thường gặp trong thực tế cuộc sống.
- Nắm được cách viết một Biên bản.
B. Chuẩn bị : Một số biên bản mẫu
C. Tiến trình hoạt động:
1. Ổn định : 
2. KT bài cũ: KT việc chuẩn bị của HS.
3. Bài mới : GV giới thiệu bài mới. 
GV hướng dẫn HS tìm hiểu đặc điểm của văn bản. 
HS đọc văn bản 1, 2 SGK.
 ? Viết biên bản để làm gì?
 ? biên bản ghi lại những sự việc gì?
? Biên bản cần đạt yêu cầu gì về nội dung và hình thức ?
 HS thực hiện trả lời các câu hỏi. GV chốt ý: Khi viết biên bản cần có số liệu, sự kiện chính xác, ghi chép trung thực , lời văn ngắn gọn, chính xác
 GV cho HS quan sát một số biên bản mẫu thường gặp.
 GV hướng dẫn HS tìm hiểu cách viết biên bản.
 Cho HS quan sát lại các văn bản trong SGK.
? Biên bản gồm những mục nào? Chúng được sắp xếp ra sao?
? Điểm khác nhau và khác nhau giữa hai biên bản trên?
- Giống nhau về cách trình bày, khác nhau về nội dung cụ thể.
 GV tổ chức cho Hs trao đổi và rút ra các mục không thể thiếu trong biên bản.
 Cho Hs rút ra nhận xét về cách thức viết biên bản qua các mục nêu ở phần Ghi nhớ.
 GV tổ chức cho HS thực hiện các bài tập trong SGK. 
I. Đặc điểm của biên bản 
1. Ví dụ (SGK)
2. Nhận xét : 
a. Mục đích : Ghi chép sự việc đang xảy ra, mới xảy ra.
b. Yêu cầu :
- Nội dung : Cụ thể chính xác, trung thực đầy đủ.
- Hình thức : Lời văn ngắn gọn, chặt chẽ, chính xác.
II. Cách viết biên bản:
- Có 3 phần: Phần mở đầu, phần nội dung, phần kết thúc.
III. Ghi nhớ : SGK. 
IV.Luyện tập : 
Bài tập 1 : Lựa chọn tình huống viết biên bản: a,c,d.
Bài tập 2 : Viết biên bản – yêu cầu đúng quy định.
4. Hướng dẫn về nhà : Nắm vững những yêu cầu về nội dung và hình thức viết biên bản.
	- Đọc, tìm hiểu và soạn bài Luyện tập viết biên bản.
5. Rút kinh nghiệm :
RÔ – BIN – XƠN NGOÀI ĐẢO HOANG
Đe – ni – ơn Đi – phô 
	Tiết 145 	NS: 22/3/2009
	ND: 27/3/2009
A. Mục tiêu cần đạt :
Giúp học sinh :
- Hiểu sâu, hình dung được cuộc sống gian khổ và tinh thần lạc quan của Rô-bin-xơn một mình ngoài đoả hoang bộc lộ gián tiếp qua bức chân dung tự hoạ của nhân vật.
- Giáo dục HS tinh thần vượt qua những hoàn cảnh khó khăn, sống lạc quan.
B. Chuẩn bị : Tiểu sử nhà văn Daniel Defoe và tác phẩm Rô – bin – xơn Cru – xô. 
C. Tiến trình hoạt động
1. Ổn định : 
2. KT bài cũ: GV kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS.
3. Bài mới : GV giới thiệu bài mới. 
* GV yêu cầu HS đọc chú thích (*) SGK/ 
- Gọi 1 HS tóm tắt những nét chính về tác giả, tác phẩm. GV Giới thiệu thêm.
GV hướng dẫn HS đọc VB , giải thích một số từ khó.
Dựa vào nội dung xác định bố cục của VB ?
- Mở đầu,Trang phục.Trang bị.Diện mạo.
 (?) Đoạn trích đã khắc hoạ bức chân dung tự hoạ của ai ?
(?) Qua lời tự thuật của nhân vật em thấy Rô-bin-xơn hiện lên với bức chân dung như thế nào ?
(?) Em có nhận xét gì về trang phục, trang bị, diện mạo của Rô-bin-xơn ?
 (?) Em hiểu gì về cuộc sống của Rô-bin-xơn qua bức chân dung tự hoạ ?
(?) Mặc dù cuộc sống khó khăn gian khổ như vậy nhưng tinh thần của Rô-bin-xơn như thế nào ?
(?) nêu cảm nhận của em về nhân vật Rô-bin-xơn ? 
Qua việc tìm hiểu VB trên em hãy Nêu cảm nhận về nội dung và giọng điệu của VB ? HS đọc phần Ghi nhớ SGK .
Nêu bài học về ý chí, nghị lực. Viết đoạn văn suy nghĩ về Rô-bin-xơn.
I. Giới thiệu chung 
1.Tác giả
2.Tác phẩm
II.Đọc - hiểu văn bản 
1.Đọc và tìm hiểu chú thích : 
2.Bố cục 
3. Phân tích :
a. Bức chân dung tự hoạ của Rô-bin-xơn :
- Trang phục :
+ Mũ, áo, quần đều làm bằng da dê.
+ Đôi ủng tự tạo
- Trang bị : 
+ Thắt lưng, cưa, rìu con, túi đựng thuốc súng đạn, dù,.
- Diện mạo :
+ Không đến nỗi đen cháy.
+ Râu ria cắt tỉa theo kiểu hồi giáo.
à Hình dáng kì quái.
b.Cuộc sống và tinh thần của Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang 
+ Chưa bao giờ than phiền đau khổ.
+ Tự tìm cách tạo ra cuộc sống đầy đủ, thoải mái cho mình
à Bất chấp gian khổ lạc quan , yêu đời.
III. Tổng kết : Ghi nhớ SGK.
IV.Luyện tập :
4. Hướng dẫn về nhà : nắm nội dung văn bản. Đọc, tìm hiểu và soạn bài “Bố của Xi-mông”.
5. Rút kinh nghiệm :

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 30(2).doc