Tiết:104-105 Bài viết số 5
Đề: Phóng nhanh vượt ẩu là hiện tượng khá phổ biến của một số thanh niên hiện nay. Em hãy trình bày ý kiến của em về vấn đề đó.
Đáp án
I.Yêu cầu chung .
1.Về hình thức:
Bài viết đúng thể loại nghị luận, có bố cục ba phần, trình bày rõ ràng, sạch đẹp, không sai lỗi chính tả, dùng từ đạt câu.
2.Về nội dung:
Thể loại văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống. Có luận điểm, luận cứ và lập luận rõ ràng làm nổi bật vấn đề.
II.Yêu cầu cụ thể.
1.Mở bài:
- Tình hình giao thông đường bộ hiện nay: đường hẹp, nhiều phương tiện giao thông trên một tuyến đường ( nhất là giờ cao điểm).
2. Thân bài:
- Những biểu hiện của hành động phóng nhanh vượt ẩu:
+Xem thường luật pháp.
+Thích ra oai, làm nổi.
+Thích đua chơi, đua đòi theo chúng bạn.
- Nguyên nhân:
+ Do không được giáo dục, kém hiểu biết.
+Không am hiểu luật pháp.
+Xem thường tính mạng của mình và của bao người khác.
Tuần 24 Ngày soạn: Tiết:104-105 Bài viết số 5 Đề: Phóng nhanh vượt ẩu là hiện tượng khá phổ biến của một số thanh niên hiện nay. Em hãy trình bày ý kiến của em về vấn đề đó. Đáp án I.Yêu cầu chung . 1.Về hình thức: Bài viết đúng thể loại nghị luận, có bố cục ba phần, trình bày rõ ràng, sạch đẹp, không sai lỗi chính tả, dùng từ đạt câu. 2.Về nội dung: Thể loại văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống. Có luận điểm, luận cứ và lập luận rõ ràng làm nổi bật vấn đề. II.Yêu cầu cụ thể. 1.Mở bài: - Tình hình giao thông đường bộ hiện nay: đường hẹp, nhiều phương tiện giao thông trên một tuyến đường ( nhất là giờ cao điểm). 2. Thân bài: - Những biểu hiện của hành động phóng nhanh vượt ẩu: +Xem thường luật pháp. +Thích ra oai, làm nổi. +Thích đua chơi, đua đòi theo chúng bạn. - Nguyên nhân: + Do không được giáo dục, kém hiểu biết. +Không am hiểu luật pháp. +Xem thường tính mạng của mình và của bao người khác. - Tác hại: +Gây nên tai nạn thương tâm. + Thao tốn tiền của. - Biện pháp khắc phục: +Tuyên truyền, vận động mọi người chấp hành đúng luật an toàn giao thông. 3.Kết bài: Chấp hành đúng an toàn giao thông là đem lại hạnh phúc cho mọi người, mọi nhà, là thể hiện nếp sống văn hoá. Biểu điểm 9→10đ: Bài viết đúng thể loại, trình bày sạch đẹp, bố cục ba phần. trình bày đúng yêu cầu, ít sai lỗi chính tả, dùng từ đạt câu.( sai không đáng kể) 7→8đ: Bài viết đúng thể loại, đầy đủ yêu cầu, diễn đạt tương đối mách lạc, còn sai lỗi chính tả, dùng từ đạt câu. 5→6đ: Bài viết trình bày tương đối đầy đủ yêu cầu, diễn đạt chưa được trôi chảy. Sai chính tả, lỗi dùng từ đặt câu. ( mỗi loại 4-5 lỗi) 3→4đ: Bài viết thiếu ý, trình bày luận điểm, luận cứ chưa rõ ràng. Còn sai chính tả, lỗi dùng từ đặt câu nhiều. 1→2đ: Bài viết diễn đạt yếu, chưa xác định được yêu cầu đề ra. Sai quá nhiều chính tả, lỗi dùng từ đặt câu. 0đ: Bỏ giấy trắng. Tuần 24 Ngày soạn: Tiết 106, 107: CHÓ SÓI VÀ CỪU TRONG THƠ NGỤ NGÔN CỦA LA-PHÔNG-TEN H.TEN I. MỤC TIÊU : 1. Kiến thức: Giúp HS hiểu được tác giả bài nghị luận văn chương đã dùng biện pháp so sánh hình tượng con cừu và chó sói trong thơ ngụ ngôn của La-phông-ten với những dòng viết của nhà khoa học Buy-phông nhằm làm nổi bật đặc trưng của sáng tác nghệ thuật. 2. Kĩ năng: Giúp HS rèn luyện cách viết bài văn nghị luận. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: 2. Học sinh: III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: Hoạt động 1: Khởi động 1.Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: 3.Giới thiệu bài mới: Hoạt động 2: Tổ chức dạy và học bài mới HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG BÀI HỌC I. - HS tìm hiểu chú thích * sgk. + Cho biết vài nét về tác giả, tác phẩm? II. - GV đọc mẫu một đoạn, HS đọc tiếp hết văn bản. + Cho biết văn bản trên thuộc thể loại văn học nào? + Văn bản trên có thể chia làm mấy phần? III. - GV hướng dẫn HS tìm hiểu những đoạn trích dẫn của nhà khoa học Buy-phông. + Hình ảnh cừu non dưới ngòi bút của nhà khoa học như thế nào? + Hãy chỉ ra những đặc tính của con cừu theo cách nhìn của nhà khoa học? + Em có nhận xét gì về cách nhìn của nhà khoa học? - Cách nhìn chính xác, đó là đặc tính cơ bảncủa loài cừu. + Hình ảnh con chó sói dưới ngòi bút của nhà khoa học được thể hiện như thế nào? + Tác giả đã căn cứ vào đâu để nêu ra đặc điểm của loài chó sói? - Căn cứ vào đặc điểm sinh học của loài vật. * GV củng cố tiết học chuyển sang tiết 2. Tiết 2 - GV hướng dẫn HS tìm hiểu các đoạn trích của LPT về con cừu và chó sói. + Hình ảnh cừu non trong thơ ngụ ngôn của LPT được thể hiện như thế nào? + Nêu nhận xét của tác giả về cái nhìn của LPT? + Hình ảnh con chó sói trong thơ ngụ ngôn của LPT? + Hãy so sánh cách nhìn của LPT và nhà khoa hcọ BP? + So sánh hình tượng cừu và chó sói được đưa ra như thế nào? * TK: + Qua văn bản, tác giả muốn thể hiện điều gì? Qua đó em có nhận xét gì về cách nhìn nhận của các nhà thơ, nhà văn? Hoạt động 3 - GV hướng dẫn HS đọc thêm. A. TÌM HIỂU BÀI I. TÁC GIẢ, TÁC PHẨM Sgk/40. II. KẾT CẤU 1. Thể loại: Nghị luận văn chương. 2. Phương thức biểu đạt: Nghị luận. 3. Bố cục: 2 phần. P1: Từ đầu... tốt bụng như thế. Hình anảh cừu non trong thơ ngụ ngôn của La-phông-ten và nhà khoa học Buy-phông. P2: Còn lại Hình ảnh chó sói trong thơ ngụ ngôn La-phông-ten và nhà khoa học Buy-phông. III. PHÂN TÍCH 1. Cừu non và chó sói dưới ngòi bút của nhà khoa học Buy-phông. a. Con cừu: - Ngu ngốc và sợ sệt. - Tụ tập thành bầy. - Hết sức đần độn. - Không biết tránh nguy hiểm. b. Chó sói: - Thù ghét, kết bè, kết bạn... - Bộ mặt lấm lét, dáng vẻ hoang dã, tiếng hú rùng rợn... 2. Hình tượng cừu non và chó sói trong thơ ngụ ngôn của La-phông-ten. a. Cừu non: - Tội nghiệp, buồn rầu, dịu dàng... - Thân thương, tốt bụng. b. Chó sói: - Tên trộm cướp khốn khổ, bất hạnh. - Gã vô lại đói dài luôn bị ăn đòn. - Bạo chúa, giọng khàn khàn. - Khổ sở, mắc mưu vụng về, chẳng có tài trí, đói meo, hoá rồ. * Ghi nhớ. Sgk/41. B. LUYỆN TẬP. Hoạt động 4: Đánh giá. Hoạt động 5: Hướng dẫn hoạt động nối tiếp của học sinh. Tuần 24 Ngày soạn: Tiết 108: NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÍ I. MỤC TIÊU : 1. Kiến thức: Giúp HS biết thế nào là nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí. 2. Kĩ năng: Biết làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: 2. Học sinh: III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: Hoạt động 1: Khởi động 1.Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: 3.Giới thiệu bài mới: Hoạt động 2: Tổ chức dạy và học bài mới HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG BÀI HỌC I. -GV cho HS tìm hiểu ví dụ sgk. + Văn bản trên bàn về vấn đề gì? + Văn bản trên có thể chia làm mấy phần? Chỉ ra nội dung của mỗi phần và mối quan hệ giữa chúng với nhau? + Hãy đánh dấu các câu mang luận điểm chính trong bài? Các luận điểm ấy đã diễn đạt rõ ràng, dứt khoát ý kiến của người viết chưa? + Văn bản đã sử dụng phép lập luận chính nào? Cách lập luận có thuyết phục không? + Bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí có gì khác với bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống? + Vậy nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí là như thế nào? Về nội dung, hình thức phải như thề nào? Hoạt động 3: - Gv hướng dẫn HS làm bài tập. A. TÌM HIỂU BÀI I. TÌM HIỂU BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÍ * Ví dụ: Tri thức là sức mạnh. - Bàn về giá trị của tri thức khoa học và người có tri thức. - Chia làm 3 phần: + Phần 1: đoạn 1 nêu vấn đề. + Phần 2: 2 đoạn tiếp theo: nêu 2 nội dung chứng minh cho tri thức là sức mạnh: một đoạn nêu tri thức có thể cứu một cái máy khỏi số phận một đống phế liệu, một đoạn nêu tri thức là sức mạnh của cách mạng. + Phần 3: đoạn còn lại: phê phán một số người không biết quí trọng tri thức, sử dụng không đúng chỗ. - Các câu mang luận điểm: 4 câu mở bài; câu đầu và 2 câu kết đoạn 2; câu đầu đoạn 3; câu đầu và cuối đoạn 4. - Phép lập luận chủ yếu là chứng minh. Bài dùng sự thật trong thực tế để nêu vấn đề. - Dùng giải thích, chứng minh...để làm sáng tỏ tư tưởng, đạo lí quan trọng đối với đời sống con người. Còn nghị luận về một vấn đề sự việc, hiện tượng đời sống mà nêu ra những vấn đề tư tưởng. * Ghi nhớ: sgk/36. B. LUYỆN TẬP Thời gian là vàng - Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí. - Văn bản nghị luận về giá trị của thời gian. - Các luận điểm chính: + Thời gian là sự sống. + Thời gian là thắng lợi. + Thời gian là tri thức. - Phép lập luận chủ yếu là chứng minh, các luận điểm được triển khai theo kiểu phân tích những biểu hiện chứng tỏ thời gian là vàng. Sau mỗi luận điểm là dẫn chứng chứng minh cho luận điểm. Hoạt động 4: Đánh giá. + Thế nào là nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí. Yêu cầu về nội dung và hình thức của bài nghị luận như thế nào? Hoạt động 5: Hướng dẫn hoạt động nối tiếp của học sinh.
Tài liệu đính kèm: