Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Văn bản: Phong cách Hồ Chí Minh (Lê Anh Trà)

Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Văn bản: Phong cách Hồ Chí Minh (Lê Anh Trà)

 Văn bản: PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

 ( Lê Anh Trà )

A. Mục tiêu:

1, Kiến thức: Giúp học sinh nắm được: Nét đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp giữa truyền thống dân tộc và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị.

2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc và tìm hiểu văn bản nhật dụng.

3. Thái độ: Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác, học sinhcó ý thức tu dưỡng, học tập, rèn luyện theo gương của Bác.

B . Chuẩn bị :

- GV: Tài liệu giảng dạy, bảng phụ.

 Tranh ảnh( Nhà sàn của Bác ở Phủ Chủ Tịch. .

 - HS: Trả lời các câu hỏi SGK

C: Tổ chức dạy và học :

1. ổn định tổ chức: ( 1’)

 Lớp 9a:

 9b:

2. Kiểm tra bài cũ: ( Không )

 

doc 129 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 887Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Văn bản: Phong cách Hồ Chí Minh (Lê Anh Trà)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: Tiết:1
Lớp: 9a:
 9b: 
 Văn bản: PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
 ( Lê Anh Trà )
A. Mục tiêu:
1, Kiến thức: Giúp học sinh nắm được: Nét đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp giữa truyền thống dân tộc và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị. 
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc và tìm hiểu văn bản nhật dụng.
3. Thái độ: Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác, học sinhcó ý thức tu dưỡng, học tập, rèn luyện theo gương của Bác.
B . Chuẩn bị : 
- GV: Tài liệu giảng dạy, bảng phụ.
 Tranh ảnh( Nhà sàn của Bác ở Phủ Chủ Tịch.. .. 
 - HS: Trả lời các câu hỏi SGK 
C: Tổ chức dạy và học :
1. ổn định tổ chức: ( 1’) 
 Lớp 9a:
 9b:
2. Kiểm tra bài cũ: ( Không )
3. Bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung.
* Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS tìm hiểu chung về văn bản.
- GV: Hướng dẫn đọc - Đọc mẫu đoạn 1.
- HS: Thực hiện đọc theo yêu cầu.
- GV: Nhận xét HS đọc.
- HS: Đọc chú thích.
- GV: Lưu ý một số chú thích: 3,5,9 
- HS: Tìm hiểu bố cục của văn bản và nêu nội dung của mỗi phân ?
- GV: Định hướng bố cục ( 2 đoạn).
+ Đoạn 1: Từ đầu=>Hiện đại.
+ Đoạn 2: Tiếp=> Hết.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản.
- HS: Đọc đoạn 1.
- GV: Hướng dẫn HS tìm hiểu .
+ CH: Tìm những chi tiết thể hiện sự sâu rộng về vốn tri thức văn hoá nhân loại của Hồ Chí Minh ?=> ( Trong cuộc đời đầy truân chuyên của mình, Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã tiếp xúc với văn hoá nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới, Người ghé lại nhiểu cảng, thăm nhiều nước châu phi, châu á, châu mĩ, Người nói thạo nhiều thứ tiếng ngoại quốc: Pháp, Anh, Hoa, Nga ) 
+ CH: Sự ảnh hưởng của vốn kiến thức ấy với Bác như thế nào ?=>( Đến đâu Người cũng học hỏi, tìm hiểu văn hoá, nghệ thuật đến mứcc uyên thâm .Người chịu ảnh hưởng của tất cả các nền văn hoá ấy, tiếp thu mọi cái đẹp, cái hay, đồng thời phê phán những tiêu cực của chủ nghĩa tư bản).
- GV: Giải thích nghĩa của từ “ Uyên thâm”?
- HS: Nêu ý kiến theo chú thích.
+ CH: Chính sự tiếp thu những kiến thức đó đã tạo nên điều gì trong con người Hồ Chí Minh ?
(14’)
(25’)
I. Đọc – Tìm hiểu chung về văn bẩn.
1. Đọc : 
2. Tìm hiểu chú thích:
3. Bố cục:
- Con đường hình thành nên phong cách Hồ Chí Minh.
- Nét đẹp trong lối sống giản dị của Bác.
II. Đọc và tìm hiểu văn bản:
 1.Con đường hình thành nên phong cách Hồ Chí Minh.
- Nắm vững phương tiện giao tiếp là ngôn ngữ
- Qua công việc, qua lao động mà học hỏi.
- Học hỏi, tim hiểu đến mức uyên thâm.
=> Người tiếp thu một cách chọn lọc những tinh hoa văn hoá của nước ngoài.
- Không chịu ảnh hưởng một cách thụ động
- Trên nền tảng văn hoá dân tộc mà tiếp thu những ảnh hưởng quốc tế. 
=> Tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hoá dân tộc không gì lay chuyển được ở Người để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống bình dị, rất Việt Nam, rất phương đông nhưng đồng thời rất mới, rất hiện đại.
4. Củng cố( 4’)
 - CH: Sự tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại của Hồ Chí Minh để tạo nên một nhân cách Hồ chí minh ?
 - ĐA: + Trong cuộc đời hoạt động đầy gian khổ, Bác đã đi nhiều nơi, học nhiều thứ tiếng, tiếp thu nhiều nền văn hoá của nhân loại, trên nền tảng văn hoá dân tộc. chịu ảnh hưởng quốc tế có chộn lọc => Tạo nên một nhân cách Hồ Chí minh ..
5. Hướng dẫn học bài :(1’)
 - Học nội dung phần 1.
 - Chuẩn bị nội dung phần 2 theo câu hỏi SGK.
* Những lưu ý sau khi dạy :
.....................................................................................................................................................................................................................  ... 
___________________________________________________________________--
Ngày giảng: Tiết:2
Lớp: 9a:
 9b: 
 Văn bản: PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
 ( Lê Anh Trà ) ( Tiếp theo )
A. Mục tiêu:
1, Kiến thức: Giúp học sinh nắm được: Nét đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp giữa truyền thống dân tộc và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị. 
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc và tìm hiểu văn bản nhật dụng.
3. Thái độ: Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác, học sinhcó ý thức tu dưỡng, học tập, rèn luyện theo gương của Bác.
B . Chuẩn bị : 
- GV: Tài liệu giảng dạy, bảng phụ.
 Tranh ảnh( Nhà sàn của Bác ở Phủ Chủ Tịch.. .. 
 - HS: Trả lời các câu hỏi SGK 
C: Tổ chức dạy và học :
1. ổn định tổ chức: (1’) 
 Lớp : 9a:
 Lớp 9b:
2. Kiểm tra bài cũ: ( 4’)
- CH: Quá trình tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại của Hồ Chí Minh để tạo nên nhân cách Hồ Chí Minh ?
- ĐA: Trả lời theo phần củng cố bài học tiết 1.
3. Bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung.
* Hoạt động 1: Tiếp tục hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung văn bản.
- GV: Nhắc lại kiến thức phần 1.
- HS: Đọc đoạn văn 2.
- GV: Cho HS tìm hiểu lối sống bình dị của Bác.
 + CH: Tìm những chi tiết thể hiện lối sống bình dị của Bác ? ( Chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ đơn sơ bên cạnh chiếc ao, như cảnh làng quê thân thuộc, .Chiếc nhà sàn đó cũng chỉ vẻn vẹn có vài phòng tiếp khách, họp bộ chính trị, làm việc và ở).
 + CH: Trang phục của Bác được miêu tả như thế nào ? ( Bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ, chiếc va li con với với bộ quần áo , vài vật kỷ niệm ).
 + CH: Cuộc sống của Bác được miêu tả như thế nào ? ( cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa 
 + CH: Theo em cách sống đó có phải là lối sống của con người khắc khổ trong cảnh nghèo khó hay không ?
- CH: Qua những chi tiết trên, em hiểu thêm được gì về lối sống của bác ? 
- GV: Cách sống của bác gợi ta nhớ đến cách sống của những nhân vật nào trong lịch sử ?
=> ( Đó là các vị hiền triết như: Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm ).
- GV: Cho HS đọc các câu thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm: Thu ăn măng trúc, đông ăn giá- xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao- Phân tích để thấy được vẻ đẹp của cuộc sống gắn với thú quê đạm bạc mà thanh cao.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu nghệ thuật của bài ?
 + CH: Khi nói về phong cách Hồ Chí Minh tác giả sử dụng những biện pháp nghệ thuật gì ? Hãy tìm những câu văn, đoạn văn sử dụng biện pháp nghệ thuật đó ?=>( Có thể nói ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hoá thế gới sâu sắc như Chủ Tịch Hồ Chí Minh .Quả như một câu chuyện thần thoại, như câu chuện về một thần tiên, một con người siêu phầm nào đó trong cổ tích).
 ( Đối lập giữa vĩ nhân mà hết sức giản dị, gần gũi.Am hiểu mọi nền văn hoá nhân loại mà hết sức dân tộc, hết sức Việt Nam).
- GV: Cho HS liên hệ cách sống của mỗi cá nhân trong cuộc sống thường ngày.
 + CH: Em hiểu thế nào là “ Mốt” ? Thế nào là lối” sống hiện đại” ? Cách sống của em có phù hợp với các bạn trong lớp, trong trường không ?
+ CH: Qua văn bản em tiếp thu được điều gì ? em học tập được những gì ở Bác ? Học tập theo tấm gương của bác – là học sinh cần tu dưỡng như thế nào ?
- HS: Thực hiện theo yêu cầu các câu hỏi. Tự liên hệ bản thân.
- GV: Tổng kết bài -> Nội dung bài học SGK.
- HS: Đọc phần ghi nhớ.
(25’)
(10’)
II..Tìm hiểu văn bản:
2. Nét đẹp trong lối sống giản dị mà thanh cao của Chủ Tịch Hồ Chí Minh.
=> Nơi ở và làm việc: Đơn sơ.
->Trang phục giản dị,tư trang ít ỏi.
-> ăn uống đạm bạc.
* Đó không phải là lối sống khắc khổ của những con người tự vui trong cảnh nghèo khó mà là lối sống giản dị, thanh cao, sang trọng của Hồ Chí Minh, là cách sống có văn hoá đã trở thành một quan niệm thẩm mĩ: Cái đẹp là sự giản dị, tự nhiên.
=> Là nét đẹp của lối sống rất dân tộc, rất Việt Nam trong phong cách Hồ Chí Minh.
3. nghệ thuật:
- Kết hợp giữa kể và bình luận.
- Chọn lọc những chi tiết tiêu biểu
- đan xen thơ, cách dùng từ hán việt gợi sự gần gũi giữa Hồ Chí Minh với các bậc hiền triết.
- Nghệ thuật đối lập
* Ghi nhớ: SGK.
4. Củng cố (4’)
 - Nêu những tiết nói về lối sống của Bác ?
 - Đọc lại văn bản.
 - Các biện pháp nghệ thuật trong bài ?
5. Hướng dẫn học bài: (1’)
 - Học bài theo nội dung SGK
 - Chuẩn bị bài tiếp theo: Các phương châm hội thoại.
* Những lưu ý sau khi dạy:
 .._____________________________________________________________________
 Ngày giảng: Tiết :3
Lớp: 9a:
 9b: CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI.
A. Mục tiêu:
1, Kiến thức: Giúp học sinh nắm được: Nội dung phương châm về chất, phương châm về lượng.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng sử dụnh các phương châm này trong giao tiếp và tạo lập văn bản.
3. Thái độ: Giáo dục, bồi dưỡng ý thức, thái độ sử dụng các phương châm hội thoại.
B . Chuẩn bị : 
- GV: Bài soạn, tài liệu giảng dạy, bảng phụ ..
- HS: Xem bài ở nhà 
C: Tổ chức dạy và học :
1. ổn định tổ chức: (1’) 
 Lớp 9a:
 9b:
2. Kiểm tra bài cũ (4’)
- Vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là gì ?
- Những biện pháp nghệ thuật sử dụng trong văn bản 
- Trả lời :
+ Vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh: Là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống văn hoá dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại, giữa thanh cao và giản dị.
+ Nghệ thuật:
 + kết hợp kể với bình luận
 + Chọn lọc các chi tiết đặc sắc
 + Đan xen thơ, dùng từ hán việt.
 + Nghệ thuật đối lập .
3. Bài mới: 
TG
Nội dung
* Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu phần1.
- HS: Đọc ví dụ: (Bảng phụ)
- CH: Khi An hỏi: Học bơi ở đâu ? - Ba trả lời: “Bơi ở dưới nước” thì câu trả lời có đáp ứng điều mà An muốn biết hay không (Không đáp ứng được )
- CH: Vậy phải trả lời như thế nào để phù hợp với câu hỏi của An?( Trả lời đáp ứng được: Nơi tập bơi- - địa điểm-chứ không phải ở dưới nước).
- CH; Khi giao tiếp cần chú ý điều gì 
- HS: Có câu trả lời 
- HS: Đọc truyện “ Lợn cưới, áo mới”
- CH: Hãy tìm những chi tiết gây cười trong truyện ? tại sao truyện lại gây cười ?
- CH: Lẽ ra anh “Lợn cưới”, anh “áo mới” phải hỏi và trả lời như thế nào để người nghe hiểu được điều cần hỏi và cần trả lời ?=>( Anh có thấy con lợn của tôi chạy qua đây không ? Cái áo mới của tôi có đẹp không ?
- GV: Vậy khi giao tiếp cần chú ý những gì ? =>( Cần nói có nội dung,nội dung của lời nói phải đáp ứng của cuộc giao tiếp)
- CH: Qua 2 ví dụ em rút ra bài học gì khi giao tiếp?
- GV: Tổng kết bài học
*Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu phần 2
- HS: Đọc truyện “Quả bí khổng lồ”
- CH: Câu chuyện mà 2 anh chàng nói với nhau như vậy có thật không? (Không thật- Nói khoác)
- CH: Truyện cười này phê phán điều gì ? ( Tính khoác lác).
- CH: Vậy qua câu chuyện em cần rút ra điều gì trong giao tiếp? => (Đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực)
- GV: (Nêu tình huống) trong lớp không biết bạn nghỉ học vì lý do gì ,em có dám khẳng định : Bạn ấy Ôm hay không? 
- HS: Qua đó em rút ra bài học gì?
- GV: Tổng hợp - nhận xét - định hướng kiến thức .
* Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài tập.
- HS: Đọc bài tập.
- GV: Phân tích lỗi trong những câu sau.( Trâu là một loài gia súc nuôi ở nhà. – Én là một loài chim có hai cánh).
- HS: Thực hiện cá nhân- Trả lời nhanh đáp án.
- HS: Đọc bài tập – Nhóm nhỏ:
- CH: Chọn từ ngữ thích hợp ... i độ: ý thức sử dụng từ ngữ đã học vào văn bản.
II. Chuẩn bị:
 - GV: tài liệu giảng dạy, kiến thức về từ vựng đã học ở các lớp.
 - HS: Chuản bi bài ở nhà.
III. Tiến trình dạy học:
 1. ổn định tổ chức: (1’) 
 Lớp: 9a: 
 9b:
 2. Kiểm tra bài cũ: (4’)
 - Thế nào là từ đơn ? từ phức ? cho ví dụ ?
 - Thế nào là hiện tượng chuyển nghĩa của từ ? Cho ví dụ ?
 - Trả lời : Theo phần bài học SGK.
 3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò.
TG
Nội dung.
 * Hoạt động 1.
- GV: Hãy nhắc lại khái niệm: thế nào là từ đồng nghĩa ? Cho ví dụ ?
- HS: Thực hiện theo yêu cầu.
- HS: Đọc bài tập.
- GV: Hãy chọn cách trả lời đúng ? ( Đáp án b.)
- HS: Đọc đoạn văn SGK.
- GV: Nêu ý nghĩa của từ” Xuân” ?
- HS: Tập xác định.
* Hoạt động 2:
- GV: Thế nào là từ trái nghĩa ? Cho ví dụ 
* Nhóm nhỏ:
- GV: Xác định các cặp từ có quan hệ trái nghĩa trong ví dụ ?
- HS: Thực hiện - Đại diện nêu kết quả.
- GV: Tổng hợp – Cho nhận xét - Đưa đáp án.
- HS: Đọc bài tập: SGK.
- GV: Sắp xếp những cặp từ trái nghĩa thành nhóm ?
- HS: Thực hiện theo yêu cầu.
* Hoạt động 3:
- GV: Kẻ bảng phụ ô trống.
- HS: lên bảng điền vào ô trống cấp độ khái quát từ ngữ ?
* Từ: 
+ Từ đơn:
+ Từ ghép: - Ghép đẳng lập
 - Ghép song song 
* Hoạt động 4:
- GV: Thế nào là trường từ vựng ?
- HS: Đọc bài tập SGK.
- GV: Phân tích giá trị độc đáo nghĩa của từ: “ Tím”, “Bể”? 
 - HS: Thực hiện theo yêu cầu.
(7’)
(8’)
(10’)
(10’)
VI. Từ đồng nghĩa:
* Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.
- “ Xuân”: Chỉ khoảng thời gian trong năm, chỉ một mùa trong năm.=> Lấy một bộ phận thay thế cho toàn thể => chuyển theo phương thức hoán dụ.
VII. Từ trái nghĩa:
- Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau.
* Bài tập:
- Xấu - Đẹp.
- Xa - Gần.
- Rộng – Hẹp.
 + Nhóm 1: Già - Trẻ, Cao – Thấp, Nông – Sâu, Giàu – nghèo ( Trái nghĩa thang độ, khẳng định cái này không có nghĩa phủ định cái kia).
+ Nhóm 2: Sống – Chết, Chẵn – lẻ, Chiến tranh – Hoà bình.( Trái nghĩa lưỡng phân, biểu thị 2 khái niệm đối lập nhau, loại trừ nhau, khẳng định cái này nghĩa là phủ định cái kia).
VIII. Cấp độ khái quát nghĩa của từ ngữ:
IX. Trường từ vựng:
- Trường từ vựng là tập hợp những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa.
=> Tăng giá trị biểu cảm của câu nói : có sức tố cáo mạnh mẽ hơn.
4. Củng cố(4’)
 - Hệ thống kiến thức qua 2 tiết học( Từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, trường từ vựng, cấp độ khái quát của từ ngữ).
5. Hướng dẫn học bài: (1’)
 - Học bài theo phần ghi nhớ.
 - Chuẩn bị bài tiếp theo. 
* Những lưu ý sau khi dạy:
Ngày giảng: Tiết : 45.
Lớp: 9a:
 9b: TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2.
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: Giúp HS thấy được những ưu, nhược trong bài làm của mình qua phần chữa của GV.
 2. kỹ năng: rèn kỹ năng tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý, tạo văn bản trong bài văn tự sự kết hợp miêu tả.
 3. Thái độ: Thái độ tiếp thu những khuyết điểm để sửa chữa cho bài sau.
II. chuẩn bị:
 - GV: Bài của HS ( đã chấm).
 - HS: Ghi chép để sửa chữa, rút kinh nghiệm cho bài sau.
III. tiến trình dạy học:
 1. ổn định tổ chức: (1’) 
 Lớp: 9a:
 9b:
 2. Kiểm tra bài cũ: ( không ).
 3. bài mới:
Hoạt động của thầy và trò.
TG
Nội dung.
* Hoạt động 1.
- GV: Chép đề. 
- HS: Xác định các yêu cầu của đề.
* Hoạt động 2:
- GV: Nhận xét bài của HS.
- GV: Gọi HS lên bảng chữa một số lỗi thông thường mắc ở một số bài cụ thể.
- HS: Thực hiện theo yêu cầu của GV.
- GV: Trả bài.
- HS: Thực hiện( nhóm nhỏ): Trao đổi bài cho nhau để tìm ra những lỗi đã mắc – tổng hợp – trình bày.
- GV: Nhận xét chung.
- GV: Thu bài – Lấy điểm.
(15’)
(24’)
I . Xác định yêu cầu:
 1. Đề bài: Tưởng tượng sau 20 năm, vào một ngày hè, em về thăm lại trường cũ. Hãy viết thư cho bạn học hồi ấy kể về bổi thăm trường đó.
 2. Xác định:
* Thể loại: Tự sự ( Hình thức: Viết thư ).
* Nội dung: Kể những sự việc sau 20 năm trở lại thăm trường cũ.
* Bố cục: 
- Mở bài: Hoàn cảnh trở lại trường ., thời gian 
- Thân bài: 
+ Ngôi trường thay đổi như thế nào ?
 ( Cây cối, sân, cổng trường )
+ Con người: Thầy, cô,( Có gì thay đổi? Ai còn, Ai chuyển, thầy cô giáo mới  Sự thay đổi về dáng dấp bên ngoài )
+ Dấu ấn đọng lại ( Có gì đáng ghi nhớ) ...
+ Cảm xúc trở lại ?
=> Kết hợp tự sự và biẻu cảm.
* Kết bài: 
+ ấn tượng về những cảm xúc ấy ?
II. Chữa – Trả bài:
 1. Nhận xét chung:
* Ưu điểm: Hầu hết đã xác định được các yêu cầu của đề, hiểu nội dung, thực hiện theo yêu cầu của đề . bài có bố cục 3 phần rõ ràng, nhiều bài có cảm xúc.
* Nhược điểm: 
- Một số bài chưa xác định được yêu cầu của đề theo thể loại, nhầm sang thể loại viết thư.
- Một số bài viết sơ sài, chưa có cảm xúc, chưa có bố cục rõ ràng, sai nhiều lỗi chính tả, chữ viết xấu .
 2. Chữa bài:
* Lỗi chính tả:
- Các âm: Ch – Tr, gi – g – d . s- x .
- Các thanh: ngã, sắc, hỏi.
* Lỗi diễn đạt: 
- Sử dụng câu thiếu chũ ngữ hoặc thiếu vị ngữ.
- Câu thiếu các thành phần nhưng rườm rà khó hiểu 
3. Trả bài:
- Tổng số bài:
+ Điểm 8-9:
+ Điểm 7:
+ Điểm 5-6:
+ Điểm 3-4:
 4. Củng cố: (3’)
 - Nhận xét tinh thàn thái độ tiếp thu của HS
 - Hệ thống những lỗi của bài làm.
5. Hướng dẫn học bài: (2’)
 - Sửa chữa những lỗi đã mắc, rút kinh nghiệm cho bài viết sau.
 - Chuẩn bị bài tiếp theo. 
* Những lưu ý sau khi dạy:
Ngày giảng: Tiết 46.
Lớp: 9A:
 9B:
 Văn bản ĐỒNG CHÍ ( Chính Hữu)
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: Giúp HS:
 - Cảm nhận được vẻ đẹp chân thực, bình dị của tình đồng chí, đồng đội,về hình ảnh người lính cách mạng được thể hiện trong bài thơ.
 - Nắm được đặc điểm nghệ thuật của bài thơ: Chi tiết chân thực, hình ảnh gợi cảm và cô đúc, giàu ý nghĩa biểu tượng.
 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng cảm thụ và phân tích bài thơ qua các chi tiết nghệ thuật, các hình ảnh trong một tác phẩm .
 3. Thái độ: Giáo dục tình cảm yêu mến, kính trọng anh bộ đội cụ Hồ, giáo dục tình cảm bạn bè trong sáng.
II. Chuẩn bị:
 - GV: Bài soạn. tài liệu giảng dạy.
 - HS: Chuẩn bị bài ở nhà theo câu hỏi SGK.
III. Tiến trình dạy học:
 1. ổn định tổ chức: 
 Lớp: 9A:
 9B:
 2. Kiểm tra bài cũ: ( Kết hợp bài mới).
 3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
* Hoạt động1. Hướng dẫn HS tìm hiểu một số nét về tác giả và tác phẩm.
- HS: Đọc chú thích SGK.
+CH: Hãy nêu những nét cơ bản về tác giả ?
+ CH: Bài thơ được sáng tác vào thời gian nào? 
* Hoạt động 2: Hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu bài thơ.
- GV: Nêu yêu cầu đọc :Chú ý cách ngắt nhịp và giọng điệu của bài thơ diễn tả tình cảm dồn nén, lắng đọng.
- HS: Thực hiện đọc theo yêu cầu.
+ CH: Hãy xác định thể thơ ? Có thể chia làm mấy phần ? Nội dung của mỗi phần ? ( Thể thơ tự do).Bố cục chia làm 2 phần:
+ 6 Câu thơ đàu: Lời giải về cơ sở của tình đồng chí.( Câu 7: Đặc biệt 2 tiếng và dấu chấm than như một phát hiện về sự kết tinh của tình đồng chí )
+ 10 câu thơ tiếp : Biểu hiện chi tiết, cụ thể của tình đồng chí và sức mạnh của nó.( 3 dòng cuối : Tách ra thành 1 đoạn vă kết đọng lại và ngân rung lên với hình ảnh đặc sắc” Đầu súng trăng treo” như một biểu tượng giàu chát thơ về người lính).
- GV: (Chuyển ý) Toàn bài thơ đọng lại tình đồng chí, đồng đội, vậy cơ sở của tình đồng chí, đồng đội là gì ?
- HS: Đọc 6 câu thơ đầu, chú ý 2 câu thơ: 
“ Quê hương anh nước mặn đồng chua
 Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá”
.+ CH: Tình đồng chí, đồng đội được bắt nguồn từ đâu ?Thể hiện qua chi tiét nào ?
+ CH: “ Nước mặn đồng chua” Là nơi như thế nào ? “ Đất cày lên sỏi đá” Là đất như thế nào? Em hình dung đó là vùng quê nào trên đất nước ta ? =>( Đó là vùng đất bị nhiễm phèn - Độ PH cao .Vùng đồng bằng Bắc Bộ – Một số tỉnh: Hà Nam Ninh, Nam Định .
”Đất cày lên sỏi đá”: Đất xấu, khó làm ăn ( Vùng trung du bắc bộ) => Đó là những vùng quê nghèo. Vậy những người lính có chung hoàn cảnh như thế nào ? 
+ CH: Hãy giải thích nghĩa của từ” Đồng chí”? ( Đồng: Cùng. Chí: Chí hướng.=> Những người có cùng chí hướng )
+ CH: Tìm những chi tiết thể hiện sự gắn bó ?
( Súng bên súng đầu sát bên đầu, đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ )
+ CH: Em có nhận xét gì về nhịp điệu câu thơ? Sự thay đổi đó có ý nghĩa gì ? ( Là lời khẳng định, nó gắn kết giữa đoạn 1 và đoạn 2).
+ CH: Tìm những chi tiết biểu hiện cụ thể của tình đồng chí, đồng đội sâu sắc ?
 + Ruộng nương anh .Gửi 
 + Gian nhà không mặc kệ gió 
 + Giếng nước, Gốc đa nhớ 
 + Anh với Tôi ớn từng cơn 
 + Sốt run người. .. .Trán đẫm mồ hôi.
( Phân tích ý nghĩa các câu thơ? Các từ: “Mặc kệ” ? Hình ảnh “ Giếng nước, gốc đa – Nhớ Biện pháp tu từ sử dụng trong đoạn thơ ?) 
 +áo Anh rách .
 + Quần tôi có vài mảnh vá
 + Chân không giày
 + Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.
( Những thiếu thốn về vật chất thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống pháp – Liên hệ lịch sử).
- HS: Đọc đoạn kết.
+ CH: Hình ảnh nổi bật trong 3 câu kết là gì ?
 + Đêm nay rừng hoang sương muối
 + Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
 + Đầu súng trăng treo.
( Những hình ảnh thực: Rừng hoang sương muối là hình ảnh tả thực: cảnh rừng lầ những đêm mùa đông biên giới với những trận phục kích giặc  liên hệ lịch sử – gắn với chiến dịch việt bắc thu đông năm 1947 )
 "Đầu súng trăng treo" suốt đêm vầng trăng ở bầu trời cao xuống thấp dần và có lúc như treo lơ lửng ở trên đầu mũi súng" (suy nghĩ của tác giả. Hình ảnh được nhận ra từ những đêm hành quân phục kích của tác giả. Súng và trăng: gần và xa, thực tại và mơ mộng, chất chiến đấu và chất trữ tình, chiến sĩ và thi sĩ . 
(10’)
(30’)
I. Giới thiệu tác giả, tác phẩm:
 1. Tác giả:
- Chính Hữu sinh 1926. Quê Hà Tĩnh..
- Các tác phẩm hầu hét viết về người lính trong chiến tranh.
 2. Tác phẩm:
- Bài thơ viết năm 1948. Là tác phẩm tiêu biểu của tác giả viết về người lính trong thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.
II. Đọc – Tìm hiểu tác phẩm.
1. Cơ sở của tình đồng chí:
=> Họ đều là những người nông dân nghèo, có hoàn cảnh xuất thân giống nhau, ở những vùng quê khác nhau.=> Thành “Đồng chí”
=> Cùng chung ý chí chiến đấu để bảo vệ Tổ Quốc.
2. Những biểu hiện và sức mạnh của tình đồng chí ?
=>Họ hiểu những tâm tư, tình cảm của cá nhân, cảm thông, chia sẻ những đau đớn về thể xác
=> Cùng chia sẻ những thiếu thốn về vật chất nhưng tình đồng chí, đồng đội keo sơn gắn bó giữa những người lính .
=>“3 hình ảnh: người lính, Khẩu súng,Vầng trăng => Gắn kết với nhau: sức mạnh của tình đồng đội giúp họ vượt lên những khắc nghiệt của thời tiết và mọi gian khổ thiếu thốn đó sưởi ấm lòng họ.
=> Thể hiện sự quan sát tinh tế, một tâm hồn lãng mạn- cách mạng: Thể hiện chất thơ, chất chiến đấu, chất thi sĩ được bộc lộ của tác giả.
4. Củng cố: (4’)
 - Cơ sở của tình đồng chí ?
 - Biểu hiện của tình đồng chí, đồng đội ?
 - Trả lời theo phần bài học.
5. Hướng dẫn học bài: (1’)
 - Học thuộc lòng bài thơ, nội dung bài thơ
 - Chuẩn bị bài tiếp theo. 
* Những lưu ý sau khi dạy:
 ___________________________________________________-

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an van 9(41).doc