Giáo án môn học Ngữ văn khối 6 - Tiết 5 - Bài 2: Thánh Gióng (truyền thuyết)

Giáo án môn học Ngữ văn khối 6 - Tiết 5 - Bài 2: Thánh Gióng (truyền thuyết)

A/ Mục tiêu:

- H/s nắm được nd, ý nghĩa và một số nét nghệ thuật miêu tả của truyện.

Kể lại được truyện.

- Rèn kĩ năng kể và cảm thụ nhữnh vấn đề văn học trong truyền thuyết.

- Giáo dục lòng tự hào về truyền thống anh hùng trong lịch sử chống giặc ngoại sâm của dân tộc, lòng biết ơn đối với những anh hùngcó công với đất nước.

B/ Các hoạt động dậy và học:

1/ ổn định tổ chức: Sĩ số: 6A: 6D: 6E:

2/ Kiểm tra bài cũ:

 H. Kể lại chuyện Bánh chưng bánh giầy. Cho biết ỷ nghĩa của truyện?

 3/ Bài mới:

 Gthiệụ bài

- : Người con cả của Âu cơ lên làm vua, truyền ngôi được mười mấy đời thì bỗng giặc Ân sang xâm chiếm.Thế giặc mạnh lắm, Vua Hùng lo lắng cho sứ giả di tìm người cứu nước, và sứ giả đã gặp 1 chuyện lạ.

Đứa con trai nọ

Thật rõ lạ đời

chẳng nói chẳng cười

Bỗng người lớn tướng.

- Đứa con trai ấy đã ăn: Bảy nong cà 3 nong cơm, uống một hơi nước cạn khúc sông và cưỡi lưng ngựa sắt bay phun lửa.

 

doc 5 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 751Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn khối 6 - Tiết 5 - Bài 2: Thánh Gióng (truyền thuyết)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày Soạn: 9/9/2006
Ngày giảng: 14 và 15/9/2006
Tiết5. Bài2: Thánh gióng
 (Truyền thuyết)
A/ Mục tiêu:
H/s nắm được nd, ý nghĩa và một số nét nghệ thuật miêu tả của truyện.
Kể lại được truyện.
Rèn kĩ năng kể và cảm thụ nhữnh vấn đề văn học trong truyền thuyết.
Giáo dục lòng tự hào về truyền thống anh hùng trong lịch sử chống giặc ngoại sâm của dân tộc, lòng biết ơn đối với những anh hùngcó công với đất nước.
B/ Các hoạt động dậy và học:
1/ ổn định tổ chức: Sĩ số: 6A: 6D: 6E:
2/ Kiểm tra bài cũ:
 H. Kể lại chuyện Bánh chưng bánh giầy. Cho biết ỷ nghĩa của truyện?
 3/ Bài mới:
 Gthiệụ bài
: Người con cả của Âu cơ lên làm vua, truyền ngôi được mười mấy đời thì bỗng giặc Ân sang xâm chiếm.Thế giặc mạnh lắm, Vua Hùng lo lắng cho sứ giả di tìm người cứu nước, và sứ giả đã gặp 1 chuyện lạ.
Đứa con trai nọ
Thật rõ lạ đời 
chẳng nói chẳng cười 
Bỗng người lớn tướng.
- Đứa con trai ấy đã ăn: Bảy nong cà 3 nong cơm, uống một hơi nước cạn khúc sông và cưỡi lưng ngựa sắt bay phun lửa.
Nhổ bụi tre làng đuổi giặc Ân. 
Thật là thần thánh. Câu truyện về ‘Đứa con trai nọ’ đó như thế nào ta tìm hiểu bài hôm nay.
* Hoạt động 2:
GV hướng dẫn đọc : Đọc to, lưu loát, rõ ràng, thay đổi giọng theo từng đoạn.
"GV đọc mẫu.
- HS đọc:
H. Truyện kể về ai? Về việc gì? Hãy tóm tắt sự việc chính sảy ra trong truyện? 
H.Ta có thể bỏ đi một sự việc được không ? vì sao? (không, không liền mạch, không thành chuyện hoàn chỉnh)
H. Hãy kể lại câu chuyện ?
- HS kể chuyện-> nhận xét -> GV bổ sung.
H. Theo em truyện thuộc kiểu văn bản nào? ( Văn bản tự sự, ta tìm hiểu ở tiết sau)
- GV hướng dẫn học sinh tim hiểu các chú thích 1,2,4,6,10,11,17,18,19 (SGK tr 21 -22).
H. Truyện có thể chia làm mấy phần ? ý chính của mỗi phần ?
Học sinh theo dõi đoạn 1.
H. Tìm những chi tiết kể về sự ra đời của Thanh Gióng 
H. Những chi tiết này có bình thường không ? Vì sao? (Không bình thường, đượm mầu sắc kì lạ....)
H. Yếu tổ kỳ lạ ấy nhấn mạnh điều gì về con người Thanh Gióng.
 ( Là con người của thần, thánh chứ không phải là người dân bình thường) 
H. Tại sao tác giả dân gian không để Gióng là một vị thần bỗng xuất hiện mà để Gióng sinh ra từ gia đình nhà nông dân?
 (khẳng định : Anh hùng là do dân sinh ra, do dân nuôi dưỡng)
GV: Vị thần đó lớn lên như thế nào? ta tìm hiểu tiếp.
H. Giặc Ân sang sâm lược, thế giặc mạnh “sứ giả đi rao khắp nơi tìm người cứu nước” chi tiết “ sứ giả ....nước” thể hiện điều gì?
 ( Lời kêu gọi khẩn thiết của non sông đất nước trước nạn ngoại sâm và nhiệm vụ đánh giặc ngoại sâm là của toàn dân.)
H. Khi nghe tiếng sứ giả cậu bé có biến đổi không ? Đọc to lời của cậu bé nói với sứ giả?
H. Em có nhận xét gì về chi tiết “ Bỗng dưng cất tiếng nói”... tiếng nói đó thể hiện điều gì?
 ( Chi tiết kỳ lạ. Đó là tiếng nói yêu nước là lời thề đánh giặc cứu nước.)
H. Sau khi gặp sứ giả cậu bé còn biến đổi gì nữa? 
H. Vậy em có nhận xét gì tuổi thơ của Gióng? 
(?) Tại sao lúc đất nước bình yên chú bé không lớn mà khi có giặc lại lớn nhanh như thổi như vậy?
( Gióng phải lớn nhanh mới có đủ sức mạnh,mới kịp đánh giặc cứu nước. )
H. Thấy chú bé ăn nhiều, lớn nhanh bà con đã làm gì? Việc làm của bà con hàng xóm có ý nghĩa như thế nào ?
H. Gióng là vị thần, vị thần này có điểm nào khác với các vị thần khác em đã biết?
(sinh ra từ dân, được dân nuôi dưỡng...)
GV: Giặc đến nhà Gióng ra trận, Gióng đánh giặc ra sao? ta tìm hiểu ở phần 2
- Học sinh theo dõi phân 2.
H. Tim những chi tiết miêu tả chú bé chuẩn bị ra trận ? Chi tiết này có ý nghĩa gì?
H. Em hiểu " Tráng sĩ" là gì?
 -Học sinh quan sát tranh miêu tả thành Gióng đánh giặc? 
H. So sánh lực lượng của Gióng với giặc Ân ? ( thế giặc rất mạnh, quân đông)
 H. Gióng đánh giặc ntn? chi tiết “nhổ tre” có ý nghĩa gì? Nhận xét về các chi tiết ấy?
H. Gióng thắng giặc là do đâu?
-( Do yêu cầu lịch sử lòng căm thu giặc, xuất phát từ lòng quyết tâm hợp sức của nhân dân.) 
H. Từ đó em có suy nghĩ gì về hình ảnh thánh Gióng khi đánh giặc?
H. Đánh tan giặc Gióng làm gì?
H. Cuối bài Gióng bay về trời...Tại sao tác giả dân gian không để Gióng về quê hương để hưởng thụ những ngày thanh bình? chi tiết này có ý nghĩa gì?
( Gióng bay về trời là hình ảnh đẹp đầy ý nghĩa: là vị thần giúp dân đánh giặc không vì danh lợi vinh hoa...Gióng là non nước, đất trời, là biểu tượng của người dân Văn Lang... Gióng sống mãi...)
- Học sinh theo dõi đoạn cuối.
H. . Những dấu tích để lại?
-(Ao hồ, làng cháy, tre đằng ngà...)
H. Nhớ ơn Thánh Gióng vua và nhân dân đã làm gì? 
(Lập đền thờ, phong phù đổng thiên vương mở hội Gióng .)
 GVliên hệ “Hội khoẻ phù đổng” hàng năm thể hiện sức mạnh của nhân dân, khối đoàn kết dân tộc.
H. Theo em truyện TG có thật không?
H. Những chi tiết nào được coi là truyền thuyết?
H. Vì sao Tg dân gian lại muốn coi TG là có thật?( Vì ND ta yêu nước mếm người anh hùng, yêu mến truyền thống anh hùng và tự hào về nó.Bởi vậy mà nhân dân tin là có thật cũng như tin vào sức mạnh thần kỳDT ) 
H. Hình tượng Thánh Gióng trong truyện thể hiện điều gì? Nêu ý nghĩa của truyện?
 (ND: Ca ngợi người anh hùng làng Gióng, thể hiện sức mạnh kỳ diệu của ND ... ước mơ của ND bảo vệ vững chắc tổ quốc.
- NT: Truyện gắn với phong tục, địa danh, những chi tiết kì lạ, khác thường.)
+ H/s ghi nhớ.
+ H/s đọc BT " Thảo luận.
+ H/s đọc BT2 "Nêu y/c của BT.
4/ Củng cố.
- Gv hệ thống toàn bài.
- Nêu ND chính NT của truyện.
I- Đọc, tìm hiểu chú thích.
1/ Đọc và kể:
2/ Tìm hiểu chú thích.
II- Bố cục:
3 phần .
P1: Từ đầu " cứu nước (sự gia đời và tuổi thơ kì lạ của Gióng)
P2: Tiếp đến bay lên trời (gióng đánh giặc ngoại xâm)
P3: Còn lại. những dấu tích lịch sử về gióng.
III- Tìm hiểu văn bản:
1/ Hình tượng Thánh Gióng:
a. Sự ra đời và tuổi thơ của Thánh Gióng
+ Bà mẹ uớm chân vào vết chân to, thụ thai, sinh con trai lên 3 tuổi không biết nói, biết cười, đặt đâu năm đấy. 
-> Chi tiết kì lạ.
 Sự ra đời khác thường của Gióng. 
+ Nghe tiếng sứ giả cậu bé bỗng dưng cất tiếng nói “Ông về tâu vua, sắm cho ta một con ngựa sắt, một áo giáp sắt , và một roi sắt..."
-> Tiếng nói yêu nước, lời thề đánh giặc cứu nước.
+ Lớn nhanh như thổi cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc song đã đứt chỉ.
-> Tuổi thơ của Gióng là tuổi thơ của thần, của thánh.
+ Bà con góp gạo thóc nuôi chú bé.
 ->Tình cảm yêu thương đùm bọc của nhân dân, tinh thân đoàn kết sức mạnh của cộng đồng.
Gióng lớn lên trong sự đùm bọc của nhân dân. 
b. Gióng ra trận đánh giặc.
+ Gióng vươn vai biến thành tráng sỹ mình cao hơn trượng...
 -> Sự vươn vai của Gióng thể hiện sức mạnh phi thường của thần thánh.
+ Ngựa hí vang phun lửa....giặc chết như rạ, roi sắt gãy Gióng nhổ tre bên đường quật vào giặc
 -> chi tiết kì lạ.
- Gióng đánh giặc bằng sức mạnh kỳ diệu của nhân dân, của thiên nhiên, của đất nước. Thể hiện sức mạnh của người xưa trong công cuộc chống giặc ngoại xâm.
c. Gióng về trời:
+ Giặc tan Gióng lên đỉnh núi cởi giáp sắt bỏ lại, một mình một ngựa bay lên trời.
-> Hình tượng Gióng sống mãi, là vị thần giúp dân đánh giặc.
2.ý nghĩa của truyện:
- Ca ngợi người anh hùng làng Gióng.
- Thể hiện sức mạnh kỳ diệu của nhân dân tượng trưng cho lòng yêu nước ước mơ của nd bảo vệ vững chắc của tổ quốc.
III- Ghi nhớ:
 ( sgk tr 23)
IV- Luyện tập:
1/ Hình ảnh đẹp nhất:
Có thể lựa chọn.
+ Vươn vai " trang sỹ.
+ Phi ngựa sắt, phun ra lửa.
+ Nhổ tre bay nên trời.
2/ Hội khoẻ mang tên phù đổng.
- Vì: Mong muốn những người trẻ tuổi đều có sức mạnh như phù đổng Thiên Vương.Tên của hội khoẻ gợi nhớ về anh hùng có sức mạnh phi thường.
5/ HDH: 
- H/s ghi nhớ, nắm chắc cốt truyện, kể lại chuyện.
- Chuẩn bị “ Từ mượn”
-- Học : từ và cấu tạo của từ TV.

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 5 Thanh giong.doc