Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Bài tập tham khảo

Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Bài tập tham khảo

BÀI TẬP THAM KHẢO

1. Xác định khởi ngữ trong các ví dụ sau:

- Tình thương yêu, một tình thương yêu thực sự và nồng nàn lần dầu tiên phát sinh ra trong nó.

 ( Con chó Bấc – Giắc Lân-đơn )

- Còn về diện mạo tôi, nó không đến nỗi đen cháy như các bạn có thể nghĩ về một kẻ chẳng quan tâm tí gì đến da dẻ của mình lại sống ở vào khoảng chín hoặc mười độ vĩ tuyến miền xích đạo.

 ( Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang – Đ.Đi phô )

- Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi

 ( Lão Hạc – Nam Cao )

- Trang phục, không có pháp luật nào can thiệp, nhưng có những quy tắc ngầm phải tuân thủ, đó là văn hóa xã hội.

 ( Trang phục – Băng Sơn )

- Chuyện dưới xuôi, mười ngày nữa trở lại đây, tôi sẽ kể anh nghe.

- Còn người thì ai chả “ thèm” hở bác?

 ( Lặng lẽ Sa Pa – Nguyễn Thành Long )

2. Đặt 5 câu có khởi ngữ.

4. Thêm khởi ngữ vào chỗ ( . ) trong câu cho hợp lí:

Thế gian biết có bao người đọc sách chỉ để trang trí bộ mặt, như kẻ trọc phú khoe của, chỉ biết lấy nhiều làm quý. ( ), cách đó chỉ là lừa mình dối người, ( ) thì cách đó thể hiện phẩm chất tầm thường, thấp kém.

5.Viết một đoạn văn ngắn ( 5 – 7 dòng ) nói về lợi ích của việc đọc sách trong đó có sử dụng khởi ngữ.

6. Viết một đoạn văn khoảng 8 câu nói về tình mẹ con trong đó có sử dụng khởi ngữ.

Bài tập 2.

1.Xác định thành phần tình thái trong các câu sau:

a - Hình như trong ý mụ, mụ nghĩ: “ Chúng mày ở nhà tao thì những thứ của chúng mày cũng như của tao.”

b - Nghe nói bảo có lệnh đuổi hết những người làng chợ Dầu khỏi vùng này, không cho ở nữa.”

 ( Làng - Kim Lân )

c. Mặt trời đã xế bóng ngang các sườn đồi, nhưng tôi cảm thấy dường như còn chần chừ không muốn lặn, còn muốn nhìn tôi. Ánh mặt trời tô điểm con đường tôi đi; mặt đất rắn mùa thu trải ra dưới chân tôi nhuộm thành màu đỏ, màu hồng, màu tím

 ( Người thầy đầu tiên – Ai-ma-tốp )

d -Chắc chỉ người thạo mới cầm nổi bút thước.

 ( Tôi đi học – Thanh Tịnh )

 

doc 7 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 1149Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Bài tập tham khảo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI TẬP THAM KHẢO
1. Xác định khởi ngữ trong các ví dụ sau:
- Tình thương yêu, một tình thương yêu thực sự và nồng nàn lần dầu tiên phát sinh ra trong nó.
 ( Con chó Bấc – Giắc Lân-đơn )
- Còn về diện mạo tôi, nó không đến nỗi đen cháy như các bạn có thể nghĩ về một kẻ chẳng quan tâm tí gì đến da dẻ của mình lại sống ở vào khoảng chín hoặc mười độ vĩ tuyến miền xích đạo.
 ( Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang – Đ.Đi phô )
- Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi
 ( Lão Hạc – Nam Cao )
- Trang phục, không có pháp luật nào can thiệp, nhưng có những quy tắc ngầm phải tuân thủ, đó là văn hóa xã hội.
 ( Trang phục – Băng Sơn )
- Chuyện dưới xuôi, mười ngày nữa trở lại đây, tôi sẽ kể anh nghe.
- Còn người thì ai chả “ thèm” hở bác?
 ( Lặng lẽ Sa Pa – Nguyễn Thành Long )
2. Đặt 5 câu có khởi ngữ.
4. Thêm khởi ngữ vào chỗ ( ... ) trong câu cho hợp lí:
Thế gian biết có bao người đọc sách chỉ để trang trí bộ mặt, như kẻ trọc phú khoe của, chỉ biết lấy nhiều làm quý. (), cách đó chỉ là lừa mình dối người, ( ) thì cách đó thể hiện phẩm chất tầm thường, thấp kém.
5.Viết một đoạn văn ngắn ( 5 – 7 dòng ) nói về lợi ích của việc đọc sách trong đó có sử dụng khởi ngữ.
6. Viết một đoạn văn khoảng 8 câu nói về tình mẹ con trong đó có sử dụng khởi ngữ.
Bài tập 2.
1.Xác định thành phần tình thái trong các câu sau:
a - Hình như trong ý mụ, mụ nghĩ: “ Chúng mày ở nhà tao thì những thứ của chúng mày cũng như của tao.”
b - Nghe nói bảo có lệnh đuổi hết những người làng chợ Dầu khỏi vùng này, không cho ở nữa.”
 ( Làng - Kim Lân )
c. Mặt trời đã xế bóng ngang các sườn đồi, nhưng tôi cảm thấy dường như còn chần chừ không muốn lặn, còn muốn nhìn tôi. Ánh mặt trời tô điểm con đường tôi đi; mặt đất rắn mùa thu trải ra dưới chân tôi nhuộm thành màu đỏ, màu hồng, màu tím
 ( Người thầy đầu tiên – Ai-ma-tốp )
d -Chắc chỉ người thạo mới cầm nổi bút thước.
 ( Tôi đi học – Thanh Tịnh )
2.Đặt 5 câu có thành phần tình thái.
3.Hãy xếp các từ, cụm từ thường dùng làm thành phần tình thái sau đây theo từng nhóm ý nghĩa: đúng là, không phải, đúng đấy, chẳng phải là, đúng thế thật, hình như, có lẽ, tất nhiên, theo ý tôi.
 - Tình thái khẳng định:
 - Tình thái phủ định – bác bỏ:
 - Tình thái chỉ độ tin cậy:
 - Tình thái ý kiến:
4. Hãy xếp những từ ngữ làm thành phần tình thái sau đây theo trình tự tăng dần độ tin cậy :
chắc là, dường như, có lẽ, chắc hẳn, có vẻ như, chắc chắn, hình như.
( Những từ ngữ thể hiện cùng một mức độ tin cậy thì xếp ngang hàng nhau. )
5.Viết một đoạn văn ngắn ( 5 – 7 dòng ) có sử dụng tình thái.
 Bài tập 3.
1.Tìm thành phần cảm thán trong các câu sau:
a - Ôi kì lạ và thiêng liêng – Bếp lửa!
 ( Bếp lửa – Bằng Việt )
b - Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?
 ( Nhớ rừng – Thế Lữ )
c- Hỡi sông Hồng tiếng hát bốn nghìn năm
Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng
Chưa đâu và ngay cả trong những ngày đẹp nhất
Khi Nguyễn Trãi làm thơ và đánh giặc
Nguyễn Du viết Kiều đất nước hóa thành văn
 (Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng – Chế Lan Viên )
d - Lũ chuột bò lên chạn, leo lên bác Nồi Đồng. Năm sáu thằng xúm lại húc mõm vào, cố mãi mới lật được cái vung nồi ra. “Ha ha! Cơm nguội! Lại có một bát cá kho! Cá rô kho khế: vừa dừ vừa thơm. Chít chít, anh em ơi, lại đánh chén đi thôi!”
Bác Nồi Đồng run như cầy sấy: “ Bùng boong. Ái ái! Lạy các cậu, các ông, ăn thì ăn, nhưng đừng đánh đổ tôi xuống đất. Cái chạn cao thế này, tôi ngã xuống không vỡ cũng bẹp, chết mất!”
 ( Cái tết của Mèo Con – Nguyễn Đình Thi )
e - “ Phỏng thử có thằng chim cắt nó nhòm thấy, nó tưởng mồi, nó mổ một phát, nhất định trúng giữa lưng chú thì có mà đi đời! Ôi thôi, chú mày ơi! Chú mày có lớn mà chẳng có khôn”.
 - Chao ôi, có biết đâu rằng: hung hăng hống hách láo chỉ tổ đem thân mà trả nợ cho những cử chỉ ngu dại của mình thôi. Tôi đã phải trải cảnh như thế. Thoát nạn rồi, mà còn ân hận quá, ân hận mãi. Thế mới biết, nếu đã trót không suy tính, lỡ xảy ra những việc dại dột, dù về sau có hối cũng không thể làm lại được.
 ( Dế Mèn phiêu lưu kí – Tô Hoài )
2. Viết một đoạn văn khoảng 5 – 7 dòng diễn tả cảm xúc của em về Quê hương, trong đó có sử dụng thành phần cảm thán.
3.“ Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con.”
( Con cò – Chế Lan Viên )
Dựa vào nội dung hai câu thơ trên, hãy viết một đoạn văn khoảng 8 dòng diễn tả cảm xúc của em về tình cảm sâu nặng của người mẹ.
4.Viết một đoạn văn khoảng 8 câu với chủ đề tự chọn có sử dụng thành phần cảm thán.
Bài tập 4.
Xác định thành phần phụ chú trong các đoạn trích sau:
a. Những tia nắng sớm đang từ từ di chuyển từ mặt nước lên những khoảng bờ bãi bên kia sông, và cả một vùng phù sa lâu đời của bãi bồi ở bên kia sông Hồng lúc này đang phô ra trước khuôn cửa sổ của gian gác nhà Nhĩ một thứ màu vàng thau xen với màu xanh non – những màu sắc thân thuộc quá như da thịt, hơi thở của đất màu mỡ.
b. Suốt đời Nhĩ đã từng đi tới không sót một xó xỉnh nào trên trái đất, đây là một chân trời gần gũi, mà lại xa lắc vì chưa hề bao giờ đi đến – cái bờ bên kia sông Hồng ngay trước cửa sổ nhà mình.
 ( Bến quê – Nguyễn Minh Châu )
c.- Thôi nào – bác nói – đừng buồn nữa, cháu ơi, và về nhà mẹ cháu với bác đi. Người ta sẽ cho cháumột ông bố.
 - Thế bác tên gì – em bé liền hỏi – để cháu trả lời chúng nó khi chúng nó muốn biết tên bác?
 ( Bố của Xi-mông - G.đơ. Mô-pa-xăng )
d - Rồi cả nhà – trừ tôi – vui như tết khi bé Phương , qua giới thiệu của chú Tiến Lê, được mời tham gia trại thi vẽ quốc tế.
 - Con đã nhận ra con chưa? – Mẹ vẫn hồi hộp.
 - Hôm đó, chú Tiến Lê – họa sĩ, bạn thân của bố tôi – đưa theo bé Quỳnh đến chơi.
 ( Bức tranh của em gái tôi – Tạ Duy Anh )
e - Đi suốt chiều dài hơn ngàn mét của động Phong Nha, du khách đã có cảm giác như lạc vào một thế giới khác lạ - thế giới của tiên cảnh.
 -Đến hang thứ mười bốn, có thể theo các hành lang hẹp để đến các hang to ở phía trong sâu, nơi mới chỉ có một vài đoàn thám hiểm với đầy đủ trang thiết bị ( máy móc, đèn, quần áo, thuốc men ) cần thiết đặt chân tới.
 ( Động Phong Nha – Trần Hoàng )
Bài tập 5.
a. Hãy điền vào chỗ . trong các đoạn trích sau thành phần phụ chú cho phù hợp và nêu rõ ý nghĩa của phần phụ chú đó:
- Truyện Kiều  là một tác phẩm bất hủ.
- Ánh trăng im phăng phắc
Đủ cho ta giật mình
( )
b. Viết một đoạn văn giới thiệu một tác phẩm văn học hiện đại đã học, trong đó có sử dụng thành phần phụ chú.
Bài tập 6.
Tìm thành phần gọi- đáp trong các đoạn trích sau:
a -Này, bảo bác ấy có trốn đi đâu thì trốn. Chứ nằm đấy, chốc nữa họ vào thúc sưu, không có, họ lại đánh trói thì khổ. Người ốm rề rề như thế, nếu lị phải trận đòn, nuôi mấy tháng cho hoàn hồn.
 -Vâng, cháu cũng đã nghĩ như cụ. Nhưng để cháo nguội, cháu cho nhà cháu ăn lấy vài húp đã. Nhịn suông từ sáng hôm qua tới giờ còn gì.
 ( Tắt đèn – Ngô Tất Tố )
b - Đột nhiên, lão bảo tôi:
 -Này, thằng cháu nhà tôi, đến một năm nay, chẳng có giấy má gì đấy, ông giáo ạ!
c - Mặt lão nghiêm trang lại
 -Ông giáo để tôi nóinó hơi dài dòng một tí.
 -Vâng, cụ nói.
 ( Lão Hạc – Nam Cao )
d -Thưa cô, em đến chào côThủy nức nở.
 -Anh ơi! Bao giờ aó anh có rách, anh tìm về chỗ em, em vá cho anh nhé
 ( Cuộc chia tay của những con búp bê – Khánh Hoài )
2. Viết một đoạn văn từ 5 – 7 dòng có sử dụng thành phần phụ chú . Giải thích ý nghĩa của các thành phần đó.
3. Viết một đoạn văn khoảng 8 dòng giới thiệu truyện ngắn “ Lặng lẽ Sa pa” của Nguyễn Thành Long, trong đó có sử dụng thành phần phụ chú.
Bài tập 7.
1. Hãy tìm những từ ngữ liên kết trong đoạn văn sau. Cho biết đó là phép liên kết gì?
a. (1)Trời xanh thẳm, biển cũng xanh thẳm như dâng cao.(2) Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương.(3) Trời âm u mây mưa, biển xám xịt nặng nề. (4)Trời ầm ầm dông gió, biển đục ngầu giận dữ.
 ( Biển đẹp – Vũ Tú Nam )
b. (1)Tre xung phong vào xe tăng đại bác.(2) Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín.(3) Tre hi sinh để bảo vệ con người.(4) Tre! anh hùng lao động.(5) Tre! anh hùng chiến đấu.
 ( Cây tre Việt Nam – Thép Mới)
c. (1)Tôi đi đứng oai vệ.(2) Mỗi bước đi, tôi làm điệu dún dẩy những khoeo chân, rung lên rung xuống hai chiếc râu cho ra kiểu cách con nhà võ.(3) Tôi tợn lắm.(4) Dám cà khịa với tất cả bà con trong xóm.(5) Khi tôi to tiếng thì ai cũng nhịn, không ai đáp lại cả.(6) Bởi vì quanh quẩn, ai cũng quen thuộc mình cả.(7) Không nói, có lẽ họ nễ hơn là sợ.(8) Nhưng tôi lại tưởng thế là không ai dám ho he.(9) Ấy vậy, tôi cho là tôi giỏi.(10) Những gã xốc nổi thường lầm cử chỉ ngông cuồng là tài ba.
( Dế Mèn phiêu lưu kí – Tô Hoài )
d. (1)Em gái tôi tên là Kiều Phương, nhưng tôi quen gọi nó là Mèo bởi vì mặt nó luôn bị chính nó bôi bẩn.(2) Nó vui vẻ chấp nhận cái tên tôi tặng cho và hơn thế, còn dùng để xưng hô với bạn bè.(3) Mèo rất hay lục lọi các đồ vật với một sự thích thú đến khó chịu.
( Bức tranh của em gái tôi – Tạ Duy Anh )
e. (1) Ở rừng mùa này thường như thế.(2) Mưa.(3) Nhưng mưa đá.(4) Lúc đầu tôi không biết. (5) Nhưng rồi có tiếng lanh canh gõ trên nóc hang.(6) Có cái gì vô cùng sắc xé không khí ra từng mảnh vụn.(7) Gió. (8)Và tôi thấy đau, ướt ở má.
 ( Những ngôi sao xa xôi – Lê Minh Khuê )
g. Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão nghẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc.
 ( Lão Hạc – Nam Cao )
2. Hãy phát hiện và chữa lỗi liên kết nội dung trong đoạn văn sau:
(1) Chim chóc nhiều vô kể. (2) Chào mào, sáo sậu, sáo đenđàn đàn lũ lũ bay đi bay về, lượn lên lượn xuống. (3) Vài ba con thỏ đi kiếm ăn. (4) Chúng líu lo trò chuyện, tranh cãi ồn ào mà vui không thể tưởng tượng được.
3.Phát hiện và chữa lỗi liên kết hình thức trong đoạn văn sau:
(1) Buổi sáng sương muối phủ trắng cành cây bãi cỏ.(2) Gió bấc hun hút thổi.(3) Núi đồi, thung lũng, làng bản chìm trong biển mây mù.(4) Nhưng mây bò trên mặt đất tràn vào trong nhà, quấn lấy người đi đường.
4. Viết một đoạn văn ngắn từ 5 – 7 câu có sử dụng phép liên kết. Cho biết trong đoạn văn đó, em đã sử dụng phép liên kết nào?
5. Chỉ ra sự liên kết nội dung và hình thức trong một đoạn văn em viết giới thiệu về truyện ngắn “ Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng.
Bài tập 8.
1.Em hiểu hàm ý của lời hai mẹ con trong đoạn văn sau như thế nào?
Tôi muốn thử sức mình nên nhìn mẹ tôi:
- Mẹ đưa bút thước cho con cầm.
Mẹ tôi cúi đầu nhìn tôi với cặp mắt âu yếm:
- Thôi để mẹ cầm cũng được.
 ( Tôi đi học – Thanh Tịnh )
2. Câu nói của lão Hạc được ông giáo ( tôi ) hiểu theo hàm ý thế nào?
 Hôm sau, lão Hạc sang nhà tôi. Vừa thấy tôi, lão bảo ngay:
 - Cậu vàng đi đời rồi, ông giáo ạ!
 - Cụ bán rồi?
 ( Lão Hạc – Nam Cao )
3.Hãy điền hai câu sau vào chỗ ô trống cho phù hợp với các hàm ý cho sẵn:
 - Bây giờ mới mười một giờ thôi.
 - Bây giờ đã mười một giờ rồi.
Câu
Hàm ý
- Muộn rồi, đi về thôi.
- Nhanh tay lên, sao chậm thế.
- Đi nấu cơm thôi, mẹ sắp về rồi.
 - Còn sớm, ta nên hoàn thành nốt việc này.
 - Đi đâu mà vội.
 - Chưa đến giờ đi đón em bé đâu.
 4. Em hiểu hàm ý của câu sau như thế nào?
 a. Bao giờ chạch đẻ ngọn đa 
 Sáo đẻ dưới nước thì ta lấy mình.
 ( Ca dao )
 b. Để khỏi vô lễ, người con trai vẫn ngồi yên cho ông vẽ, nhưng cho là mình không xứng đáng với thử thách ấy, anh vẫn nói:
 - Không, bác đừng mất công vẽ cháu! Cháu giới thiệu với bác ông kỹ sư ở vườn rau dưới Sa pa!
 c. Trong lúc mọi người xôn xao vui vẻ phía sau lưng, bác lái xe quay sang nhà họa sĩ nói vội vã:
 - Tôi sắp giới thiệu với bác một trong những người cô độc nhất thế gian. Thế nào bác cũng thích vẽ hắn.
 ( Lặng lẽ Sa pa – Nguyễn Thành Long )
 5.Viết đoạn văn ngắn khoảng 8 câu với nội dung tự chọn. Trong đoạn có chứa hàm ý, chỉ rõ hàm ý của câu đó.
 6. Sưu tầm một truyện cười trong đó có câu mang hàm ý. Hãy giải nghĩa hàm ý đó theo cách hiểu của em.
 7. Điền vào lượt thoại của B một hàm ý với nội dung từ chối:
 A: Chiều nay đi Thư viện với mình đi.
 B: 
 A:Đành vậy.
 8. Viết một đoạn hội thoại trong đó lời nhân vật mang hàm ý.
 9. Viết đoạn hội thoại có hàm ý mang nội dung mời mọc rủ rê hoặc trách móc, luyến tiếc một điều gì đó đã xảy ra không theo ý mình.
 Bài tập 10. Xếp các từ in đậm sau đây vào 3 nhóm: danh từ, động từ, tính từ.
a. Cái cò sung chát đào chua
Câu ca mẹ hát gió đưa về trời
Ta đi trọn kiếp con người
Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru
 ( Mẹ và em – Nguyễn Duy )
 b. Thời gian vật lý vô hình, giá lạnh, đi trên một con đường thẳng tắp, đều đặn như một cái máy ( tuyệt hảo bởi vì không bao giờ hư ), tạo tác và phá hủy mọi sinh vật, mọi hiện hữu. Trong khi đó, thời gian tâm lý lại hữu hình, nóng bỏng, quay theo một hình tròn, lúc nhanh, lúc chậm với bao nhiêu kỷ niệm nhớ thương về dĩ vãng, cũng như bao nhiêu dự trù lo lắng cho tương lai.
 ( Thời gian là gì? – Tạp chí tia sáng )
 Bài tập 11 . Hãy thêm các từ sau đây vào trước những từ thích hợp với chúng trong 3 cột bên dưới. Cho biết mỗi từ trong 3 cột đó thuộc từ loại nào?
 a. những, các, một.
 b. đã, sẽ, đang.
 c. rất, hơi, quá.
// chàng ( dế ) // về // thông minh
// cành (cây ) // xanh // loay hoay
// đi // hay // buổi ( chiều )
 Bài tập 12. Viết một đoạn văn khoảng 5 câu với chủ đề tự chọn. Sau đó xác định từ thuộc từ loại danh từ, động từ, tính từ được sử dụng trong đó.
 Bài tập 13. Sưu tầm 3 bài ca dao ( hoặc khổ thơ ) có sử dụng thán từ.
Bài tập 14. Chép lại 10 câu thơ ( hoặc tục ngữ ) có dùng trợ từ, tình thái từ.
Bài tập 15. Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau. Cho biết câu nào là câu đơn, câu nào là câu ghép?
 a. Gần về đến làng, trời lại càng u ám.
 b. Hình ảnh làng cũ trong ký ức tôi không giống hẳn như thế này.
 c. Người đi bộ, người dắt xe đạp.
 d. Tinh mơ sáng hôm sau, tôi về đến nhà.
 e. Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi
 g. Vợ tôi không ác nhưng thị khổ quá rồi.
 Bài tập 16. Viết một đoạn văn khoảng 7 câu về chủ đề thiên nhiên . Sau đó xác định 1 câu đơn, 1 câu ghép.
Bài tập 17. Viết một đoạn văn khoảng 8 câu về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân trong đó có sử dụng câu trần thuật đơn có từ là và ít nhất có 1 câu ghép.
 Bài tập 18. Phần in đậm trong trong các câu sau thuộc loại cụm từ nào? Phân tích theo cấu trúc cụm từ.
 a. Dứt lời, ông bước vội ra ngoài. Trời xanh lồng lộng, có những tảng mây sáng chói, lừ đừ. Đường vắng hẳn người qua lại. Họ dạt cả vào các khoảnh bóng cây tránh nắng.
 b. Giời chớm hè. Cây cối um tùm. Cả làng thơm. Cây hoa lan nở hoa trắng xóa. Hoa giẻ từng chùm mảnh dẻ. Hoa mống rồng bụ bẫm thơm như mùi mít chín.Ong vàng, ong vò vẽ, ong mật đánh lộn nhau để hút mật ở hoa.. Chúng đuổi cả bướm. Bướm hiền lành bỏ chỗ lao xao.
 ( Tuổi thơ im lặng – Duy Khán )
Bài tập 19. Mở rộng chủ ngữ, vị ngữ thành cụm từ:
 a. Mây bay. b. Gió thổi
 c. Suối chảy d. Tôi hát.
 Bài tập 20. Xác định những câu gạch dưới trong đoạn trích sau theo mục đích giao tiếp:
 a. Ông lão ôm thằng con út lên lòng, vỗ nhè nhẹ vào lưng nó, khẽ hỏi:
 - Húc kia! Thầy hỏi con nhé, con là con ai?
 - Là con thầy mấy lị con u.
 - Thế nhà con ở đâu?
 - Nhà ta ở làng Chợ Dầu.
 - Thế con có thích về làng Chợ Dầu không?
Thằng bé nép đầu vào ngực bố trả lời khe khẽ:
 - Có
Ông lão ôm khít thằng bé vào lòng, một lúc lâu ông lại hỏi:
 - À, thầy hỏi con nhé. Thế con ủng hộ ai?
Thằng bé giơ tay lên, mạnh bạo và rành rọt:
 - Ủng hộ Cụ Hồ CHí Minh muôn năm!
Nước mắt ông lão giàn ra, chảy ròng ròng trên hai má. Ông nói thủ thỉ:
 - Ừ đúng rồi. ủng hộ Cụ Hồ con nhỉ.
 ( Làng – Kim Lân )
 b. Biết chị Cốc đi rồi, tôi mới mon men bò lên. Trông thấy tôi, Dế Choắt khóc thảm thiết.
Tôi hỏi một câu ngớ ngẩn:
 - Sao? Sao?
Choắt không dậy được nữa, nằm thoi thóp. Thấy thế, tôi hốt hoảng quỳ xuống, nâng đầu Choắt lên mà than rằng:
 - Nào tôi đâu biết cơ sự lại ra nông nỗi này! Tôi hối lắm! Tôi hối hận lắm! Anh mà chết là chỉ tại cái tội ngông cuồng dại dột của tôi. Tôi biết làm thế nào bây giờ?
c. Các câu: “ Sao? Sao?”; “Tôi biết làm thế nào bây giờ?” thuộc loại câu gì? Có phải dùng để hỏi không? Tại sao?

Tài liệu đính kèm:

  • docBai tap tieng viet.doc