Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Trường THCS Liên Mạc - Tuần 9

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Trường THCS Liên Mạc - Tuần 9

CHƯƠNG TRèNH ĐỊA PHƯƠNG

- Phần Văn -

A. Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thức:

- Sự hiểu biết về các nhà văn, nhà thơ ở Hải Dương

- Sự hiểu biết về tác phẩm văn thơ viết về Hải Dương

- Những biến chuyển của văn học Hải Dương sau năm 1975.

2. Kĩ năng:

- Sưu tầm, tuyển chọn về tài liệu văn thơ viết về Hải Dương.

- Đọc, hiểu và thẩm bỡnh thơ văn viết về Hải Dương.

- So sánh văn học địa phương giữa các giai đoạn.

3. Thái độ:

- Hỡnh thành sự quan tõm yờu mến đối với văn học địa phương.

 

doc 13 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 559Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Trường THCS Liên Mạc - Tuần 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 9
Tiết: 41
Ngày soạn: 14/10/2011
CHƯƠNG TRèNH ĐỊA PHƯƠNG
- Phần Văn -
A. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức: 
- Sự hiểu biết về cỏc nhà văn, nhà thơ ở Hải Dương
- Sự hiểu biết về tỏc phẩm văn thơ viết về Hải Dương
- Những biến chuyển của văn học Hải Dương sau năm 1975.
2. Kĩ năng: 
- Sưu tầm, tuyển chọn về tài liệu văn thơ viết về Hải Dương.
- Đọc, hiểu và thẩm bỡnh thơ văn viết về Hải Dương.
- So sỏnh văn học địa phương giữa cỏc giai đoạn.
3. Thỏi độ: 
- Hỡnh thành sự quan tõm yờu mến đối với văn học địa phương.
B. Chuẩn bị:
1. GV: Soạn bài, đọc tài liệu tham khảo
2. HS: Chuẩn bị bài
C. Phương pháp:
Nêu vấn đề, Vấn đỏp tỏi hiện
D. Tiến trình các hoạt động
* ổn định tổ chức
* Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc lũng đoạn trớch “Lục Võn Tiờn gặp nạn” ( SGK trang 118 )
? Trịnh Hõm là kẻ như thế nào ? 4 đ
* Bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới:
* Hoạt động 2: Bảng thống kê về tác giả, tác phẩm Hải Dương từ 1975 đến nay
I. Bảng thống kê về tác giả, tác phẩm Hải Dương từ 1975 đến nay (Bảng phụ)
STT
Họ và tên
Năm S -M
Quê quán
Tác phẩm
I
Âm nhạc - Múa
1
Phạm Thị Đoan
(Mai Đoan)
1952
Gia Lộc - HD
Thanh Bình - HD
- Tình anh trong cây lá(Lời N. Ngọc Sâm) giải 3 UBT Quốc hội VHNTVN 1997
2
Phạm Hữu Đức
1941
Tiên Lữ - HYên
TH Đạo - HD
- Gà trống học chữ (1995)
- Nắng quê hương (2001)
3
Trần Ngọc Minh
1958
Tiền Hải- T Bình
Nguyễn Trãi- HD
- Hát về HD
II
Kiến trúc
1
Nguyễn Huy Đồng
1950
Thuận Thành - Bắc Ninh
T. Phú- HD
- Khu văn hoá thể thao thành phố HD. Giải C (VHNTVN 1998)
2
Nguyễn Xuân Kết
1956
Cẩm Giàng 
QTrung - HD
- Nhà bưu điện trung tâm HD
III
Lí luận phê bình
1
Trịnh Tuấn Anh
1972
Thị trấn NG
- Báo HD
- Báo Côn Sơn
2
Nguyễn Hữu Thanh
1941
Thị trấn NG
T. Bình- HD
- Nhà văn h.đại HD
IV
Mĩ thuật 
1
Đăng Việt Cường
1961
T. Miện- HD
T.H. Đạo- HD
- Quê ngoại - Màu dầu
- Công chùa- Báo tường mĩ thuật VN 1990
2
Phạm Khải Hồng
1935
Nam Định
Q. Trung - HD
- 5 tác phẩm, báo tường MTQ Gia
- 3 tác phẩm, BTMT Liên xô, Ba Lan, Đức
3
Đặng Thành Long
1954
Nam Định
Bình Hàn- HD
- Giải nhất bàn tay vàng- MT thủ công cộng hoà liên bang Đức
4
Nguyễn Thành Long
1953
Kinh Môn
P.N.Lão- HD
- Tranh lụa: Mẹ con (Bungari)
- Tượng gốm: bầu sữa mẹ (Giải vàng MT toàn quốc 1998)
V
Sân khấu
VI
Thơ
1
Bùi Hải Đăng
1945
Nghĩa An - HD
- Giải C VHNT Côn Sơn
2
Nguyễn Long Phi
1941
Đồng Tâm- NG
- Chiếc lá- tập - NXB Thanh Niên 1995
3
Nguyễn Đình Phương
1945
2002
Hưng Long - NG
- Sỏi và hoa. NXB phụ nữ 1997
- Đắng ngọt tình đời - NXB Hội nhà văn 2002
- Có một tình yêu- NXB CAND 2000
4
Nguyễn Việt Thanh (Khắc Thủ)
1949
Vĩnh Hoà- NG
- Đường hoa cỏ - NXB TN 1998
VII
Văn
1
Nguyễn Tố Hiệu
1935
Nghĩa An - HD
- Những sợi tơ hồng
- Những chuyện tưởng như đơn giản - NXB GD 1979 
2
Nguyễn Thị Việt Nga
1976
Thanh Miện - HD
- Hoa cúc tím - NXB trẻ 1998
- Đường đời - NXB trẻ 
Giáo viên hướng dẫn học sinh bổ sung phần tìm hiểu cá nhân vào bảng.
Hoạt động 3: Tìm hiểu một số tác phẩm chú ý 
II. Một số tác phẩm chú ý 
- Học sinh đọc bài viết, giới thiệu cảm nghĩ của mình
+ Bài hát: Nhớ về Hải Dương (Trần Ngọc Minh)
+ Bài hát: Thanh Hà quê vải yêu thương.
+ Tập thơ: Đường hoa cỏ (Nguyễn Việt Thanh)
- Giáo viên giới thiệu khái quát ND, NT tác phẩm: bật băng, cho xem tác phẩm
* Củng cố:
- Học sinh tiếp tục tìm hiểu, hoàn thành bảng thống kê.
- Giáo viên thu thập tác phẩm hs sưu tầm + tác phẩm h/s sáng tác - các nhóm trao đổi, đọc trước lớp.
* Hướng dẫn về nhà
- Học bài, tiếp tục tìm hiểu, giới thiệu các bạn về các tác phẩm địa phương
- Soạn bài: Đồng chí
Tuần: 9
Tiết: 42
Ngày soạn: 15/10/2011
TỔNG KẾT VỀ TỪ VỰNG
A. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức: 
- Một số khỏi niệm liờn quan đến từ vựng.
2. Kĩ năng: 
- Cỏch sử dụng từ hiệu quả trong núi, viết, đọc – hiểu văn bản và tạo lập văn bản.
3. Thỏi độ: 
- Giáo dục cho học sinh lòng tự hào về sự giàu đẹp của Tiếng Việt
B. Chuẩn bị:
1. GV: Soạn bài, bảng phụ
2. HS: Chuẩn bị bài
C. Phương pháp:
Nêu vấn đề, Vấn đỏp tỏi hiện, giải thớch - minh họa, thảo luận nhúm..
D. Tiến trình các hoạt động
* ổn định tổ chức
* Kiểm tra bài cũ:
? Đọc thuộc 1 đoạn thơ ở “ Truyện Kiều ” . Phõn biệt cấu tạo từ đơn và từ phức ? ( 6 đ ) Nờu khỏi niệm mỗi loại từ ? ( 3 đ ) 
	Vớ dụ: 	Ngày / Xuõn / con ộn đưa / thoi 
	 Thiều quang / chớn chục / đó / ngoài / sỏu mươi .
- Cho vớ dụ đỳng 6 đ.
	- Mỗi khỏi niệm đỳng 1,5 đ : (Phần bài đó học)
* Bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới:
* Hoạt động 2: Tìm hiểu một số khỏi niệm liờn quan đến từ vựng
Từ trong tiếng việt phân làm mấy loại? (bảng phụ)(Từ đơn và từ phức;từ phức chia làm từ láy và từ ghép
Thế nào là từ đơn? cho ví dụ
Thế nào là từ phức? cho ví dụ.
Từ phức chia làm mấy loại? Thế nào là ghép? Ví dụ?Có mấy loại từ ghép?
(đẳng lập, chính phụ)
Thế nào là từ láy? Cho ví dụ.Có mấy loại từ láy?(hoàntoàn,bộ phận(âm,vần)
Xác định từ láy, từ ghép ở VD I2
(GV:Những từ này có các yếu tố cấu tạo giống nhau một phần về vỏ âm thanh nhưng là từ ghép vì giữa các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa)
?Trong các từ láy sau đây, từ láy nào có sự giảm nghĩa và từ láy nào có sự tăng nghĩa so với nghĩa gốc
Thành ngữ là gì? cho ví dụ?
Xác định thành ngữ, tục ngữ và giải thích ý nghĩa?
(Lưu ý:thành ngữ là một ngữ cố định,còn tục ngữ thường là một câu,biểu thị một phán đoán, một nhận định
- Chia lớp 4 nhóm, tổ chức trò chơi " Tìm thành ngữ chỉ ĐV, TV"
Giải thích ý nghĩa và đặt câu với thành ngữ?
Tìm dẫn chứng sử dụng thành ngữ trong văn học?
Nêu khái niệm?Lấy ví dụ?
- Đọc mục II2
- Chọn cách hiểu đúng.Vì sao?
Thế nào là từ nhiều nghĩa? Cho ví dụ?
-Từ 1 nghĩa:xe đạp,bàn ghế,
-từ nhiều nghĩa:mũi, xuân,chân
?Thế nào là hiện tượng chuyển nghĩa của từ?Có mấy cách chuyển nghĩa?
VD: Mùa xuân  càng xuân
Từ "hoa" được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? 
Có thể coi đây là hiện tượng nhiều nghĩa làm xuất hiện từ nhiều nghĩađược không? Vì sao?
I.Từ đơn và từ phức.
1.Khái niệm
a. Từ đơn: từ chỉ gồm một tiếng
Ví dụ: Nhà, cây, đi, ăn.
b. Từ phức: từ gồm hai hoặc nhiều tiếng
Ví dụ: quần áo, câu lạc bộ, đẹp đẽ.
b1. Từ ghép: là những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa.
Ví dụ: xe đạp, hoa lan, sách vở.
b2. Từ láy: là những từ phức có quan hệ âm giữa các tiếng.
Ví dụ: đẹp đẽ, lành mạnh, xanh xanh.
2. Bài tập
*Xác định từ láy, từ ghép.
a. Từ ghép: ngặt nghèo, giam giữ, bó buộc, tươi tốt, bọt bèo, cỏ cây, đưa đón, nhường nhịn, rơi rụng, mong muốn.
b. Từ láy: nho nhỏ, gật gù, xa xôi, lấp lánh
* Xác định từ láy tăng nghĩa và giảm nghĩa.
a. Giảm nghĩa: trăng trắng, đèm đẹp, nho nhỏ, lành lạnh, xôm xốp.
b. Tăng nghĩa: nhấp nhô, sạch sành sanh, sát sàn sạt.
II Thành ngữ
1.Khái niệm
- Thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.
VD: Mẹ tròn con vuông, ăn cháo đá bát.
2.Bài tập
a. Tục ngữ: hoàn cảnh, môi trường XH có ảnh hưởng quan trọng đến tính cách đạo đức con người.
b. Thành ngữ: làm việc không đến nơi đến chốn bỏ dở, thiếu trách nhiệm.
c. Tục ngữ: muốn giữ gìn thức ăn, với chó phải treo, với mèo phải đậy.
d. Thành ngữ: tham lam, được cái này lại muốn cái khác.
e. Thành ngữ: sự thông cảm, thương xót giả dối nhằm đánh lừa người khác.
*Trò chơi.
- Thành ngữ chỉ động vật: như chó với mèo, đầu voi đuôi chuột, như hổ về rừng, miệng hùm gan sứa, vuốt râu hùm, kiến bò chảo nóng, mỡ để miệng mèo, như mèo thấy mỡ
- Thành ngữ chỉ thực vật: bãi bể nương dâu, bèo dạt mây trôi, cắn rơm cắn cỏ, cây cao bóng cả, cây nhà lá vườn, bẻ hành bẻ tỏi, dây cà ra dây muống
+ Chó cắn áo rách: đã trong hoàn cảnh khốn khổ, lại gặp thêm tai hoạ dồn dập ập đến.
+ Bãi bể nương dâu: thời gian, cuộc đời thay đổi ghê gớm khiến con người giật mình suy nghĩ.
- Thân em vừa trắng lại vừa tròn
 Bẩy nổi ba chìm với nước non
-Người nách thước, kẻ tay đao
Đầu trâu mặt ngựa ào ào như sôi
-Một hai nghiêng nước nghiêng thành
Sắc đành đòi một, tài đành họa hai
-Chuyện người con gái Nam Xương
III. Nghĩa của từ	
1.Khái niệm
Là nội dung (sự vật, tính chất, quan hệ, hoạt động) mà từ biểu thị
2.Bài tập
- Chọn a
- Chọn b(vì dùng cách giải thích bằng từ đồng nghĩa, phần còn lại là cụ thể hóa cho từ rộng lượng.Cách còn lại không đúng vì dùng danh từ để định nghĩa cho tính từ)
IV. Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa
1.Khái niệm
- Từ có thể có một nghĩa hay nhiều nghĩa
-Từ nhiều nghĩa là từ có từ hai nghĩa trở lên, giữa các nét nghĩa có ít nhất một nét nghĩa chung.
*Hiện tượng chuyển nghĩa của từ:Là hiện tượng thay đổi nghĩa của từ tạo ra những từ nhiều nghĩa trong đó có:
+ Nghĩa gốc: nghĩa xuất hiện từ đầu làm cơ sở hình thành nghĩa khác
+ Nghĩa chuyển: nghĩa được hình thành trên cơ sở nghĩa gốc.
Có 2 cách chuyển nghĩa:ẩn dụ,hoán dụ.
- Trong một câu từ chỉ có một nghĩa nhất định
- Một số trường hợp từ có thể hiểu cả hai nghĩa.
2.Bài tập.
- Nghĩa chuyển: hoa (đẹp, sang trọng, tinh khiết)
Nghĩa chỉ có trong câu thơ này đ người lâm thời
đ Đây không phải là nghĩa chuyển, từ hoa không phải từ nhiều nghĩa nó chỉ có nghĩa lâm thời chưa được cố định hoá, chưa được chú giải trong từ điển.
* Củng cố:
- Gv khắc sâu kiến thức trọng tâm.
* Hướng dẫn về nhà
- Ôn tập
- Tiếp tục ôn về từ vựng 
Tuần: 9
Tiết: 43
Ngày soạn: 15/10/2011
TỔNG KẾT VỀ TỪ VỰNG ( tiếp theo)
A. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức: 
- Cỏc cỏch phỏt triển của từ vựng tiếng Việt.
- Cỏc khỏi niệm tự mượn, từ Hỏn Việt, thuật ngữ, biệt ngữ xó hội.
2. Kĩ năng: 
- Nhận diện được từ mượn, từ Hỏn Việt, thuật ngữ, biệt ngữ xó hội.
- Hiểu và sử dụng từ vựng chớnh xỏc trong giao tiếp, đọc - hiểu và tạo lập văn bản.
3. Thỏi độ: 
- Giáo dục cho học sinh lòng tự hào về sự giàu đẹp của tiếng Việt
B. Chuẩn bị:
1. GV: Soạn bài, đọc tài liệu tham khảo
2. HS: Chuẩn bị bài
C. Phương pháp:
Nêu vấn đề, Vấn đỏp tỏi hiện, giải thớch - minh họa, giảng bỡnh, thảo luận nhúm..
D. Tiến trình các hoạt động
* ổn định tổ chức
* Kiểm tra bài cũ:
* Bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới:
* Hoạt động 2: Tìm hiểu một số khỏi niệm liờn quan đến từ vựng
?Thế nào là phát triển từ vựng
? Hoàn thiện sơ đồ trong sách giáo khoa ? 
-Bảng phụ ghi sơ đồ
?tìm dẫn chứng minh họa cho những cách phát triển của từ vựng đã được nêu trong sơ đồ trên?
? Có thể có ngôn ngữ mà từ vựng chỉ phát triển theo cách phát triển từ ngữ hay không ?vì sao? 
? Thế nào là từ mượn ? 
? Hãy chọn nhận định đúng, giải thích cách lựa chọn đó ? 
?đọc yêu cầu bài tập 3, nêu nhận xét?
? Thế nào là từ Hán Việt ? Chọn phương án đúng ? 
? Thế nào là thuật ngữ và biệt ngữ xã hội ? 
?Thảo luận về vai trò của thuật ngữ trong đời sống xã hội hiện nay?
?Liệt kê một số biệt ngữ
? Hãy kể lại các h ... ểm tra bài cũ:
* Bài mới:.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới:
Hoạt động 2: 
I.Đề: Dựa vào đoạn trích: Cảnh ngày xuân trong Truyện Kiều-Nguyễn Du, hãy đóng vai Thuý Kiều hoặc Thuý Vân kể lại cảnh đi du xuân của ba chị em họ .
II.Yêu cầu-biểu điểm
1.Yêu cầu chung:
-Đúng thể loại tự sự, có kết hợp các yếu tố miêu tả.
-Bố cục rõ ràng.
-Nội dung kể cuộc du xuân của ba chị em Thuý Kiều 
-Diễn đạt lưu loát.
2.Đáp án
MB:-Dẫn dắt giới thiệu nhân vật và sự việc
TB:
-Kể về gia cảnh
-Giới thiệu ba chị em ở độ tuổi cập kê
-Kể việc chuẩn bị đi du xuân
-Diễn biến hội đạp thanh, lễ tảo mộ
-Tâm trạng của chị em ra về
KB:
 Cảm nghĩ của nhân vật
.3/ Biểu điểm.
-Điểm 9-10: Đ bảo các ý trên, sử dụng tốt các yếu tố miêu tả, van viét mạch lạc có bố cục dủ 3 phần
-Điểm 7-8: Đ bảo các ý trên, sử dụng tốt các yếu tố miêu tả, van viét khá mạch
lạc, có bố cục dủ 3 phần
-Điểm 5-6: Đảm bảo các ý trên, miêu tả còn hạn chế, có bố cục dủ 3 phần
-Điểm 3-4: Chưa đủ ý, miêu tả còn hạn chế, có bố cục chưa đủ 3 phần
-Điểm 1-2: Bài quá hời hợt , chưa nắm được bố cục
Hoạt động 3: Nhận xét, trả bài
III.Nhận xét
1.Ưu điểm
-Học sinh đa số xác định đúng thể loại 
-Đa số kể lại được tương đối đầy đủ theo yêu cầu đề
-Học sinh biết dùng lời kể của bản thân kể lại chuyện,một số bài diễn đạt tốt, có sáng tạo.
-Một số bài biết kết hợp miêu tả khi kể.
2.Nhược điểm
-Còn một số bài viết kể sơ sài, chưa đúng trọng tâm
-Học sinh nhiều em viết chữ xấu, mắc nhiều lỗi chính tả.
-Còn học sinh khi kể chưa biết dẫn dắt.
-Sự sáng tạo của học sinh còn hạn chế, nhiều em chưa biết kể hấp dẫn
-Yếu tố miêu tả trong bài viết còn ít, chưa hấp dẫn, chưa làm nổi bật nội dung cần kể.
-Còn học sinh làm bài yếu, điểm kém 
IV.Trả bài
.GV giao bài cho học sinh
V.Chữa lỗi.
GV chữa lỗi chính tả, lỗi diễn đạt, trình bày cho học sinh
* Củng cố:
-Cho học sinh đọc bài tốt,bài khá
-Cho học sinh đọc bài yếu.
* Hướng dẫn về nhà
-Xem lại bài, sửa lỗi.
-Chuẩn bị bài mới
-Soạn bài Đồng chí.
Tuần: 9
Tiết: 45
Ngày soạn: 15/10/2011
ĐỒNG CHÍ
 Chớnh Hữu
A. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức: 
- Một số hiểu biết về hiện thực những năm đầu của cuộc khỏng chiến chống phỏp của dõn tộc ta.
- Lớ tưởng cao đẹp và tỡnh cảm keo sơn gắn bú làm nờn sức mạnh tinh thần của cỏc chiến sĩ trong bài thơ.
- Đặc điểm nghệ thuật của bài thơ: ngụn ngữ thơ bỡnh dị, biểu cảm, hỡnh ảnh tự nhiờn, chõn thưc.
2. Kĩ năng: 
- Đọc diễn cảm một bài thơ hiện đại,
- Bao quỏt toàn bộ tỏc phẩm, thấy được mạch cảm xỳc trong bài thơ.
- Tỡm hiểu một số chi tiết nghệ thuật tiờu biểu, từ đú thấy được giỏ trị nghệ thuật của chỳng trong bài thơ.
3. Thỏi độ: 
- Giáo dục cho học sinh lòng yếu quý, kính phục các chiến sỹ cách mạng.
- Giáo dục tinh thần vượt khó, đoàn kết và lòng yêu nước.
* Trọng tõm : Phõn tớch vẻ đẹp của tỡnh đồng chớ trong bài thơ.
B. Chuẩn bị:
1. GV: Giỏo ỏn, SGK.
- Ảnh chiến sĩ ta, chõn dung nhà thơ.
2. HS: Chuẩn bị bài
C. Phương pháp:
Nêu vấn đề, Vấn đỏp tỏi hiện, giảng bỡnh
D. Tiến trình các hoạt động
* ổn định tổ chức
* Kiểm tra bài cũ:
? Đọc thuộc lũng đoạn trớch “Lục Võn Tiờn gặp nạn” ? 
 ? Qua hỡnh ảnh ụng Ngư phủ, tỏc giả muốn gửi gắm điều gỡ về con người lao động
* Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới:
* Hoạt động 2: Giới thiệu chung
? Những hiểu biết của em về tác giả Chính Hữu ? 
Gv treo ảnh tác giả và giới thiệu thêm:
 Nhà thơ Chính Hữu sinh ngày 15/12/1926. Tại Thành phố Vinh – Nghệ An Quê gốc: Can Lộc – H,Tĩnh. Chính Hữu xuất thân trong một gia đình tiểu tư sản. Năm 1945 ông tham gia vào hoạt động CM. 1946 tham gia quân đội tại trung đoàn thủ đô, tham gia chiến đấu tại sư đoàn 308, chiến dịch ĐBP, ông từng giữ chức vụ phó tổng thư ký hội nhà văn VN, uỷ viên BCH Hội N.Văn khoá 4 .
? Đối tượng chính trong thơ Chính Hữu?Đặc điểm thơ CH? 
GV: Ông viết ít nhưng chủ yếu về người lính, về 2 cuộc kháng chiến đặc biệt là những tình cảm cao đẹp của người lính tình đồng chí, đồng đội, tình quê hương sự gắn bó giữa tiền tuyến và hậu phương. Bài thơ đầu tay của ông khá nổi tiếng “Ngày về” (1947) nhưng đến “Đồng chí” (1948) mới thực sự đem lại thành công cho nhà thơ trẻ ở phương hướng sáng tác mới: Chân thực, giản dị.
? Giới thiệu một vài nét về bài thơ " Đồng chí "? (nêu hoàn cảnh sáng tác, tập thơ,đánh giá về Tp?)
GV: Bài thơ là kết quả những trải nghiệm thực tế và những cảm xúc sâu sa với đồng đội trong chiến dịch Việt Bắc – Thu Đông(1947) để đánh lại cuộc tiến công qui mô lớn của TD Pháp. Chính Hữu tham gia chiến dịch này với vai trò là chính trị viên đại đội. Sau chiến dịch ông bị ốm, nằm trong nhà sàn của dân ông viết “Đồng chí”. Bài thơ viết khá nhanh trong 2 ngày, lúc đầu dán ở báo tường của đơn vị. Sau in báo “Sự thật”, rồi đọc chép vào sổ tay cán bộ, chiến sĩ - Được tác giả Minh Quốc phổ nhạc thành bài hát nổi tiếng, được nhiều người biết đến.
I. Giới thiệu chung:
1, Tỏc giả:Chớnh Hữu (15/12/1926 – 27/11/2007)
- Tờn thật là Trần Đỡnh Đắc, quờ ở Can Lộc, Hà Tĩnh, hoạt động trong quõn đội suốt hai cuộc khỏng chiến chống Phỏp và Mỹ.
- Chớnh Hữu chủ yếu sỏng tỏc về những người chiến sĩ quõn đội – những người đồng đội của ụng trong hai cuộc khỏng chiến chống Phỏp và chống Mĩ.
2 . Tỏc phẩm.
- Bài thơ này in trong tập “Đầu sỳng trăng treo”, sỏng tỏc năm 1948, sau khi tỏc giả cựng đồng đội tham gia chiến dịch Việt Bắc (1947). Đõy là một trong những tỏc phẩm tiờu biểu nhất viết về người lớnh cỏch mạng thời chống Phỏp.
-.Bài thơ đã được phổ nhạc thành bài hát.
Hoạt động 3: Tìm hiểu chi tiết văn bản
?Bài thơ được viết theo thể thơ nào?Phương thức biểu đạt chính?thể thơ tự do, tự sự
GV hướng dẫn đọc -> yêu cầu học sinh đọc,đọc mẫu,HS đọc, nhận xét.
?Giải nghĩa từ ĐC
?Nêu bố cục của bài thơ
- Gọi HS đọc P1.
- 2 câu thơ đầu giới thiệu với chúng ta điều gì? (quê hương của người lính)
? Quê hương các anh được giới thiệu qua những từ ngữ nào?
- Em có nx gì về cách xưng hô trong 2 câu thơ? ( Anh – tôi, lời kể mộc mạc giải dị)
- “Nước mặn đồng chua” nghĩa là ntn?
(Vùng đồng chiêm trũng, nước ngập mặn ven biển)
- “đất cày lên sỏi đá” gợi em liên tưởng đến vùng quê nào?...
(Vùng đồng bằng trung du đất bạc màu, khô cằn) 
- Em có nhận xét gì về NT ở hai câu thơ đầu? (Hay các tổ hợp từ trên có gì đặc biệt? ) 
- Qua đó cho ta hiểu thêm gì về nguồn gốc xuất thân của các anh?
GV: Các anh ra đi từ nhiều miền quê khác nhau: Từ đồng bằng đến trung du; Từ vùng núi cao đến miền biển. Mỗi 1 nơi đất đai canh tác khác nhau; Phong tục tập quán cũng khác nhau song các anh đều là những người nông dân nghèo, bình dị, chân thật, chất phác, cần cù. Lời thơ bình dị, mộc mạc như tâm hồn người trai cày ra trận – ra đi từ những mái tranh nghèo. Họ từ những miền quê khác nhau, tụ hội về đây trong đoàn quân CM – trở thành người lính:
“Lũ chúng tôi bọn người tứ xứ
Quen nhau từ buổi 1, buổi 2
Súng bắn chưa quen, quân sự mươi bài”
- Qua đó, cho thấy cơ sở cội nguồn của tình đ/c là gì? 
- Vậy cơ sở thứ nhất của tình đồng chí là gì?
GV: Từ “những người xa lạ” các anh đã đến bên nhau để trở thành “đôi người”. Nhà thơ không sử dụng từ “hai” mà lại nói “đôi”. Thông thường từ “đôi” thường gắn với những danh từ như “đôi đũa, đôi chim”. Đã là “đôi” tức là bao giờ cũng phải gắn bó chặt chẽ với nhau keo sơn, thắm thiết, khẳng định tình thân giữa 2 người.
- Vậy đôi bạn ấy đã gắn bó với nhau trong điều kiện, hoàn cảnh nào?
- “Súng bên súng, đầu sát bên đầu” nghĩa là ntn?
(Súng bên súng: Cùng chung lý tưởng chiến đấu.
Đầu bên đầu: Cùng chung ý chí chiến đấu)
GV: Như vậy chính hoàn cảnh sống và chiến đấu đã làm các anh gắn bó, xích lại gần nhau, thân thiết.
- Hình ảnh này đã gợi cho em cảm nhận gì về tình đ/c?
- Tình cảm của người lính trong quân ngũ còn được nảy nở ntn?
- Tri kỉ?
GV: Đó là sự chia sẻ những vui buồn trong cuộc sống những khó khăn, thiếu thốn về vật chất ... Nói như H.T.Thông: “ Bát cơm sẻ nửa chăn sui đắp cùng” . (Đó là sự chia sẻ những vui buồn trong cuộc sống những khó khăn, thiếu thốn về vật chất ... Nói như H.T.Thông: “ Bát cơm sẻ nửa chăn sui đắp cùng” . 
Thảo luận: Ta có thể thay từ “chung chăn” thành “một chăn, cùng chăn” được không? Vì sao?
GV: Không thể thay được vì từ “chung” là bao gồm tất cả: Chung lí tưởng, chung mục đích chiến đấu, chung ý nghĩ và t/c. “Đêm rét chung chăn” là một hình ảnh thật cảm động và đầy ắp kỉ niệm, những người từng kháng chiến ở Việt Bắc hẳn không ai quên cái rét VB và của vùng núi rừng nói chung. Hồi ấy nhà thơ Tố Hữu từng viết:
 “ Rét Thái Nguyên rét về Yên Thế.
 Gió qua rừng Đèo Khế gió sang”. H/a này đã trở thành 1 biểu tượng của tình thân hữu ruột thịt.
- Tất cả những cơ sở ấy đã gắn bó những con người xa lạ vào một tình cảm đặc biệt. Đó là tình cảm nào?
 - Nhịp thơ có gì đặc biệt?
GV: Câu thơ từ 7,8 tiếng đột ngột rút ngắn lại còn 2 tiếng. Cảm xúc như dồn lại, nén chặt để bật thành 2 tiếng thiêng liêng. Nhà thơ đã hạ một dòng thơ đặc biệt. Hai tiếng đ/c vang ngân như 1 nốt nhấn nổi bật trên phím đàn. Câu thơ là sự kết tinh mọi cảm xúc thiêng liêng đầy xúc động, tự hào, kiêu hãnh về 1 tiếng gọi thiết tha, ấm áp, lắng đọng lòng người về hai tiếng thiêng liêng và mới mẻ này.
Trắc nghiệm: Từ “Đồng chí” được tách thành một câu thơ riêng chỉ có 2 tiếng. Điều đó có ý nghĩa gì?
a. Là lời phát hiện, khảng định t/c của những người lính trong 6 câu thơ đầu. 
b. Nâng cao ý thơ của đoạn trước và mở ra ý thơ đoạn sau.
c. Tạo nên sự độc đáo trong giọng điệu bài thơ.
d. Cả 3 ND trên. (d)
 - Qua 7 câu thơ đầu, em có cảm nhận gì về tình đ/c?
Chuyển ý: Câu thơ T7 tạo ra 1 nốt nhấn, nó vang lên như 1 lời phát hiện, khảng đinh sự kết tinh t/c của những người lính. Đồng thời như bản lề khép mở, gắn kết 2 đoạn thơ làm một.
II. Đọc hiểu văn bản :
1.Đọc :
Nhịp điệu kể hơi chậm,thiết tha, ngắt nhịp chủ yếu3/4
-Chú thích: SGK.
-Bố cục :3 phần 
+Phần 1 :7 câu đầu-cơ sở của tình đồng chí
+Phần 2 :10 câu tiếp theo-biểu hiện của tình đồng chí
+Phần 3 :Còn lại-Biểu tượng về người lính
2. Phân tích :
 a. Cơ sở của tình đồng chí 
- Quê hương anh : Nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo: Đất cày lên sỏi đá.
=> NT đối, cấu trúc thơ sóng đôi ; Thành ngữ:
=> Sự tương đồng về cảnh ngộ xuất thân nghèo khó.
 Cơ sở 1: Các anh cùng chung giai cấp, cùng chung hoàn cảnh nghèo khó.
- Súng bên súng, đầu sát bên đầu.
=> Sự gắn bó thân thiết cùng chung nhiệm vụ, lý tưởng chiến đấu.
Cơ sở 2: Cùng chung nhiệm vụ, lí tưởng, sát cánh bên nhau trong chiến đấu.
- Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.
- Đồng chí!
=> Nhịp thơ bất ngờ:
->Cơ sở 3: Tình đồng chí nảy nở và bền chặt trong sự chan hoà, chia xẻ mọi gian lao cũng như niềm vui.
* Củng cố:
? Trình bày cơ sở hình thành tình đồng chí?
* Hướng dẫn về nhà
- Nắm nội dung bài. Học thuộc lòng bài thơ.
– Soạn phần còn lại
 Ngày tháng năm

Tài liệu đính kèm:

  • docGA tuan 9.doc