Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Năm 2011 - 2012 (chi tiết)

Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Năm 2011 - 2012 (chi tiết)

Văn bản: PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

I. Mục tiêu cần đạt: Sau tiết này HS cần:

1. Kiến thức:

- Một số biểu hiện của phong cách Hồ Chí Minh trong đời sống và sinh hoạt.

- Ý nghĩa của phong cách Hồ chí Minh trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

- Đặc điểm của bài văn nghị luận xã hội qua một đoạn văn cụ thể.

2. Kĩ năng:

- Nắm bắt nội dung văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc.

- Vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong việc viết văn bản về một vấn đề thuộc lĩnh vực văn hóa, đời sống.

* KNS - Xác định giá trị bản thân, xác định mục tiêu phấn đấu theo phong cách Hồ Chí Minh trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

 - Giao tiếp trình bày, trao đổi về nội dung của phong cách Hồ Chí Minh.

3. Thái độ:

 - Thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, thanh cao và giản dị.

 - Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác, học sinh có ý thức tu dưỡng học tập rèn luyện theo gương Bác.

 

doc 233 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 706Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Năm 2011 - 2012 (chi tiết)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 1 	 Ngày soạn: 14 / 08 / 2011
 Tiết 1 - 2	 Ngày giảng: 15/ 08 / 2011
 Văn bản: PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH 
I. Mục tiêu cần đạt: Sau tiết này HS cần:
1. Kiến thức:
- Một số biểu hiện của phong cách Hồ Chí Minh trong đời sống và sinh hoạt.
- Ý nghĩa của phong cách Hồ chí Minh trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
- Đặc điểm của bài văn nghị luận xã hội qua một đoạn văn cụ thể.
2. Kĩ năng:
- Nắm bắt nội dung văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc.
- Vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong việc viết văn bản về một vấn đề thuộc lĩnh vực văn hóa, đời sống.
* KNS - Xác định giá trị bản thân, xác định mục tiêu phấn đấu theo phong cách Hồ Chí Minh trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
 - Giao tiếp trình bày, trao đổi về nội dung của phong cách Hồ Chí Minh.
3. Thái độ:
 - Thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, thanh cao và giản dị.
 - Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác, học sinh có ý thức tu dưỡng học tập rèn luyện theo gương Bác.
 II. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Các câu chuyện viết về Bác, bảng phụ, phiếu học tập
- Học sinh: Đọc kĩ văn bản, soạn bài.
III. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:
Phương pháp: Thuyết trình, đàm thoại, nêu vấn đề, phương pháp học nhóm.
Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, chia nhóm, kĩ thuật hỏi và trả lời.
IV. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học.
1. Ổn định: 
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sách vở và sự chuẩn bị của học sinh.
3. Bài mới: Tháp mười đẹp nhất bông sen
	Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ
 “ Bác Hồ” hai tiếng gọi thật vô cùng gần gũi và thân thương đối với mỗi người dân Việt Nam. Hồ Chí Minh không những là nhà yêu nước, nhà cách mạng vĩ đại, mà người còn là danh nhân văn hóa thế giới. Vẻ đẹp văn hóa là nét nổi bật trong phong cách Hồ Chí Minh. Phong cách đó như thế nào? Chúng ta sẽ tìm hiểu qua văn bản “ Phong cách ....”
Hoạt động của GV - HS
ND ghi bảng
*Hoạt động 1: Học sinh đọc văn bản, tìm hiểu chú thích.
Cách đọc: đọc chậm rã rõ ràng, khúc chiết, ngắt ý và nhấn giọng ở từng luận điểm.
- Giáo viên đọc mẫu, học sinh đọc 
- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chú thích, lưu ý học sinh các từ: Phong cách, uyên thâm, siêu phàm, hiền triết, tinh thần.
? Hãy nêu vài nét về tác giả.
? Văn bản được viết với mục đích gì? Văn bản thuộc thể loại gì? Phương thức biểu đạt chính của văn bản là gì?
- Giới thiệu về phong cách văn hoá của Hồ Chí Minh.
- Đây là văn bản nghị luận, lập luận bằng cách thuyết minh, nội dung đề cập đến những vấn đề mang tính thời sự xã hội. Gọi là văn bản nhật dụng.
? Em đã được học những văn bản nhật dụng nào .
- Ôn dịch thuốc lá; Thông tin về trái đất năm 2000; Giáo dục chìa khóa của tương lai.
? Theo em bài văn đề cập đến vấn đề gì.
- Ngữ văn THCS có những văn bản nhật dụng về các chủ đề: Quyền sống của con người, bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh, vấn đề sinh thái... Bài văn “ Phong cách ....” thuộc chủ đề về sự hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc. Tuy nhiên bài học này không chỉ mang ý nghĩa cập nhật mà còn có ý thức lâu dài. Bởi lẽ việc học tập theo phong cách Hồ Chí Minh là việc làm thiết thực thường xuyên của các thế hệ người Việt Nam, nhất là thế hệ trẻ.
* Hoạt động 2. Hướng dẫn tìm hiểu văn bản.
? Đọc qua văn bản, em thấy vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh thể hiện qua những khía cạnh nào.
- Vốn tri thức uyên thâm của Bác và lối sống của Bác.
? Em hãy chia đoạn qua các luận điểm trên
Bước 1 Tìm hiểu luận điểm 1.
? Học sinh đọc từ đầu đến... hiện đại.
? Câu văn nào trong đoạn thể hiện luận điểm 1.
 - Đến đâu........khá uyên thâm.
? Uyên thâm là gì? Chú thích sgk.
 Chia lớp thành 4 nhóm
 ( Kĩ thuật chia nhóm)
? Vốn tri thức uyên thâm của Bác thể hiện như thế nào? Hoàn cảnh tiếp thu văn hoá của Người được giới thiệu như thế nào?
- Trong cuộc đời đầy gian nan vất vả, Bác đã đi qua nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều nền văn hóa từ phương Đông đến phương Tây, Người hiểu biết sâu rộng về văn hóa các nước châu Á, châu Âu, châu Phi, châu Mỹ, nắm vững phương tiện giao tiếp ngôn ngữ, sử dụng thông thạo 12 ngoại ngữ: Anh, Pháp. Trung, Hoa...
? Cách tiếp thu văn hoá của người được giới thiệu như thế nào?
? Những điều kì lạ và quan trọng trong sự nghiệp tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại của Người là gì.
- Tiếp thu một cách chọn lọc tinh hoa văn hóa nước ngoài trên nền tảng văn hóa dân tộc.
? Sự tiếp thu văn hóa thế giới trên nền tảng văn hóa dân tộc đẫ hình thành ở Bác một nhân cách như thế nào.
- Sự hiểu biết sâu rộng của bác, tiếp thu văn hóa nước ngoài một cách chủ động sáng tạo và có chọn lọc. Bác không những hiểu biết mà còn hòa nhập với môi trường văn hóa thế giới nhưng vẫn giữ bản sắc văn hóa dân tộc. Nhà thơ Bằng Việt đã viết: “ Một con người gồm: Kim, Cổ, Tây, Đông giàu quốc tế, đậm Việt Nam từng nét”.
? Nhận xét về cách thuyết minh trong đoạn 1.
- đoạn văn viết theo lập luận qui nạp, giải thích
? Qua đó em thấy nét độc đáo nhất trong phong cách văn hoá của Người là gì?
- Nét độc đáo nhất trong phong cách của HCM là kết hợp hài hoà giữa những phầm chất khác nhau, thống nhất trong một con người. Đó là truyền thống và hiện đại, Phương Đông và Phương Tây, xưa và nay, dân tộc và quốc tế, vĩ đại và bình dị. Đó là sự kết hợp thống nhất hài hòa bậc nhất trong lịch sử dân tộc VN từ xưa đến nay. Một mặt là tinh hoa con Lạc cháu Hồng đúc kết nên người, mặt khác tinh hoa nhân loại cũng làm nên phong cách Hồ Chí Minh.
? Nhận xét về cách thuyết minh trong đoạn 1 của tác giả.
- Đoạn văn thuyết minh theo cách lập luận qui nạp-giải thích - chứng minh.
? Những phương pháp thuyết minh nào được sử dụng, nêu ý nghĩa?
- So sánh, liệt kê, bình luận → đảm bảo được tính khách quan, khơi gợi cảm xúc tự hào.
 TIẾT 2
 Ngày dạy: 17/08/ 2011
Bước 2 Tìm hiểu luận điểm 2.
- Học sinh đọc đoạn còn lại
? Nhắc lại luận điểm 2.
? Lối sống giản dị của Bác thể hiện như thế nào.( Nơi ở, nơi làm việc, trang phục, ăn uống, sinh hoạt như thế nào.)
- Với cương vị lãnh đạo cao nhất của Đảng và nhà nước, nhưng Bác có một lối sống vô cùng giản dị, từ truyện ăn ở, trang phục, một lối sống rất Việt Nam, rất phương Đông.
- Nét đẹp trong phong cách, lối sống của Hồ Chí Minh giúp ta liên tưởng đến cách sống của các vị hiền triết trong lịch sử dân tộc.
? Em có nhận xét gì về cách thuyết minh của tác giả trong đoạn này.
- Dùng hình ảnh so sánh giữa vị tiên và con người, ví câu chuyện nhà sàn như chuyện cổ tích- cách so sánh ấn tượng.
- cách nói giản dị, dân dã: chiếc, vài, vẻn vẹn.
- Phương pháp liệt kê các biểu hiện về đời sống sinh hoạt của Bác.
- Thuyết minh bằng phương pháp so sánh: so sánh với cách sông của lãnh tụ các nước khác, so sánh với cách sống của các vị hiền triết xưa.
? Hiệu quả của phương pháp so sánh.
- Nêu bật sự kết hợp giữa cái vĩ đại và bình dị của nhà cách mạng Hồ Chí Minh. 
- Làm sáng tỏ cách sống bình dị, trong sáng của Bác.
- Thể hiện niềm cảm phục, tự hào của tác giả. 
? Phần cuối tác giả bình luận như thế nào về phong cách của Người.
- Nếp sống giảm dị và thanh đạm của Bác Hồ đem lại hạnh phúc thanh cao cho tâm hồn và thể xác.
 Thảo luận: 
?Có ý kiến cho rằng lối sống của Bác là khắc khổ, là tự thần thánh hóa làm cho khác đời em có đồng ý với ý kiến đó không.
- Học sinh thảo luận nhóm theo bàn, từng nhóm trình bày góp ý.
- Đây không phải là lối sống khắc khổ của những con người tự vui trong cảnh nghèo khó hay theo lối nhà tu hành. Đây cũng không phải là cách tự thần thánh hóa, tự là cho khác đời, khác người mà đây là một cách sống có văn hóa đã trở thành một quan niệm thẩm mỹ : cái đẹp là sự giản dị, tự nhiên.
 ? Em hiểu thế nào về cách sống không tự thần thánh hoá, khác đời, hơn người.
- Không xem mình nằm ngoài nhân loại, không tự đề cao mình, không tự đặt mình lên trên hết
? Tại sao tác giả có thể khẳng định rằng lối sống của Bác có thể đem lại hạnh phúc thanh cao cho tâm hồn và thể xác.
- Sự bình dị gắn với thanh cao, trong sạch, tâm hồn không phải chịu đựng những toan tính, vụng lợi cho nên tâm hồn được thanh cao, hạnh phúc. Sống thanh bạch, giản dị thể xác không gánh chịu ham muốn, bệnh tật, do đó thể xác được thanh cao, hạnh phúc.
? Em hãy nêu một vài tấm gương sáng của văn hóa Việt Nam thời trung đại mà em đã học trong chương trình Ngữ văn THCS
- Nguyến Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm...
? Khái quát lại vẻ đẹp về lối sống của Bác.
? Em hãy đọc một số câu thơ, hoặc kể một số mẫu chuyện nói về phong cách sống giản dị, thanh cao của Bác.
 Tức cảnh Pắc Bó
Bước 3.Tìm hiểu nghệ thuật trong văn bản.
? Để làm nổi bật vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh, tác giả đã dùng những biện pháp nghệ thuật nào.
- Kết hợp giữa kể và bình, đan xen lời kể và lời bình luận một cách tự nhiên: có thể nói ít có....như Hồ Chí Minh; Quả như một câu chuyện....trong cổ tích...
- Chọn lọc những chi tiết tiêu biểu.
? Em hãy chỉ ra sự đối lập trong phong cách Hồ Chí Minh.
- Vĩ nhân mà hết sức giản dị gần gũi.
* Hoạt đông 3. Hướng dẫn tổng kết
? Qua tìn hiểu văn bản nêu cảm nhận cảu em về phong cách Hồ Chí Minh.
- Học sinh trả lời, giáo viên chốt lại
- Học sinh đọc ghi nhớ SGK
 Tích hợp
? Hiểu và cảm nhận vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh, mỗi học sinh chúng ta cẩn phải học tập và rèn luyện như thế nào.
- Cần hòa nhập với khu vực và quốc tế, nhưng cũng cần bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
- Giáo viên giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh trong cách ăn mặc, nói năng.
Hoạt động 4. Hướng dẫn luyện tập
- Học sinh đọc lại văn bản.
- Về nhà tim đọc và kể lại những câu chuyện về lối sống giản dị mà cao đẹp của Hồ Chí Minh.
I. Đọc - tìm hiểu chú thích
1. Tác giả. Lê Anh Trà
- Viện trưởng viện văn hóa Việt Nam.
2. Tác phẩm: 
 - Văn bản nhật dụng,
 - Văn nghị luận thuyết minh.
II. Đọc - Tìm hiểu văn bản
1. Vốn tri thức uyên thâm của Bác.
-Tiếp xúc với nhiều nền văn hóa phương Đông và phương Tây.
- Ghé lại các nước Châu Á, Châu Phi, Châu Mỹ.
- Sống dài ngày ở Pháp, Anh
- Nói, viết thạo nhiều thứ tiếng nướcngoài.
- Làm nhiề nghề.
- Đến đâu Người cũng học hỏi, tìm hiểu.
- Tiếp thu cái hay, cái đẹp đồng thời phê phán những hạn chế tiêu cực.
- Tiếp thu văn hóa quốc tế trên nền tảng văn hóa dân tộc 
- Một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất giản dị.
* lập luận qui nạp, giải thích
→ Kết hợp hài hòa giữa truyền thông văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại.
- So sánh, liệt kê, bình luận → đảm bảo được tính khách quan, khơi gợi cảm xúc tự hào.
2. Lối sống của Bác.
- Nơi ở, nơi làm việc: nhà sàn nhỏ bằng gỗ... vẻn vẹn vài phòng tiếp khách, họp bộ chính trị, làm việc và ngủ, đồ đạc mộc mạc đơn sơ.
- Trang phục giản dị: bộ quần áo bà ba nâu, áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ.
- Ăn uống đạm bạc: cá kho, rau luộc, dưa ghem, cà muối.
- Tư trang ít ỏi: một chiếc va li con với vài bộ quần áo, vài kỉ niệm
-> Hình ảnh so sánh, phương pháp liệt kê
→ Đây là lối sống có văn hóa.  ... g đó có sử dụng một câu phủ định
 và một câu nghi vấn? ( gạch chân hai câu phủ định và nghi vấn)
Câu 2: Hãy viết một bài Nghị luận để nói rõ tác hại của tệ nạn tiêm chích ma tuý và nói rõ
 quan điểm của em về vấn đề này.
Phòng GD- ĐT Chưprông THI CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM
Trường THCS nguyễn Đình Chiểu Năm học 2011 - 2012 
Họ và tên: Môn: Ngữ văn 8
Lớp: 
 Thời gian làm bài ( 75 phút không kể phát đề)	
 * TỤ LUẬN: (8 ĐIỂM)
Câu 1: Em hãy viết đoạn văn khoảng 7 – 8 dòng trong đó có sử dụng một câu phủ định
 và một câu nghi vấn? ( gạch chân hai câu phủ định và nghi vấn)
Câu 2: Hãy viết một bài Nghị luận để nói rõ tác hại của tệ nạn tiêm chích ma tuý và nói rõ
 quan điểm của em về vấn đề này.
ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM THI CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM
NĂM HỌC: 2011 – 2012
MÔN: NGỮ VĂN 8
I. Trắc nghiêm: Mỗi câu đúng được 0,25 điểm
 Câu 8 đặt đúng theo yêu cầu được 0,25 điểm
Đề A:
Câu
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
Câu 7
Đáp án
C
A
B
C
C
C
A
Đề B
Câu
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
Câu 7
Đáp án
C
C
A
A
B
C
C
II. TỰ LUẬN: (8 ĐIỂM)
Câu 1: (2 Điểm)
Đảm bảo số câu, số dòng, trình bày rõ ràng, sạch đẹp. 0,5 điểm
Có sử dụng một câu phủ định có hiệu quả diễn đạt trong đoạn văn: 0,75 điểm
Có sử dụng một câu nghi vấn có hiệu quả diễn đạt trong đoạn văn: 0,75 điểm
Câu 2: (6 Điểm)
1, Mở bài:
 *Nêu vấn đề: 
-Cùng với sự phát triển tích cực của xã hội thi các tệ nạn xã hội cũng phát triển theo, trong đó nguy hiểm nhất là tệ nạn tiêm chích ma túy.( 0,5đ ) 
2, Thân bài: 
-Giải thích, chứng minh từng mặt tác hại của tệ nạn này:
a, Về kinh tế:
- mỗi ngày một con nghiện sử dụng hết khoảng từ 50.000đ-100.000đ tiền thuốc, số tiền thuốc sẽ tăng theo thời gian nghiện, lượng thuốc đưa vào trong cơ thể người nghiện càng ngày càng nhiều lờn. (0,5đ) 
 b, Về sức khỏe: tỉ lệ nghịch với số thuốc đưa vào cơ thể người nghiện, sử dụng thuốc càng nhiều thỡ sức khỏe càng giảm sỳt, khụng đủ sức để tham gia lao động tạo ra của cả vật chất (0,5đ) 
c, Về đạo đức: 
- vì không có sức khỏe lao động nên họ không thể tự kiếm ra tiền để mua thuốc mà lượng tiền sử dụng cho việc này lại quá nhiều 
- khi đến cơn mà người nghiện không có thuốc sử dụng thi cơ thể sẽ vật vã, họ không chịu nổi, bằng mọi cách để có tiền mua thuốc, họ có thể làm liều như: tham gia buôn bán ma túy, dụ dỗ người khác làm theo, ăn cắp, cướp của, thậm chí có thể giết người
àTừ tệ nạn này sẽ kéo theo nhiều tệ nạn khác( 1,5đ) 
d, Chết người:người nghiện ma túy , do dùng chung bơm , kim tiêm với người nghiện khác sẽ có nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm như: HIV, đây là căn bệnh chưa cú thuốc chữa sẽ dẫn đến chết người. (1đ) 
e, Làm suy giảm nòii giống 
àHS lấy dẫn chứng để chứng minh 
à Đây là 1 tệ nạn vô cùng nguy hiểm , mọi người cần tránh xa và tuyên truyền cho những người xung quanh biết để phòng, chống; nếu phát hiện có người thân hoặc người xung quanh có biểu hiện cần phải báo ngay cho cơ quan pháp luật để có biện pháp sử lí kịp thời (1,5đ) 
3, Kết bài:
- Nhà nước đã có những quy định nghiêm ngặt về việc phòng chống các tệ nạn xã hội, đặc biệt về ma túy, chúng ta cần tìm hiểu để tự bảo vệ mình và người thân trong gia đinh.(0,5đ) 
 MA TRẬN ĐỀ THI CHẤT LƯỢNG GIỮA HK I LỚP 9
NĂM HỌC : 2011 – 2012
MÔN: NGỮ VĂN 9
 Mức độ
Chủ đề
Nhận biêt
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Văn học
-Vh trung đại VN
Nhận biết thể loại, tác giả, tác phẩm
- Hiểu, cảm nhận được những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật
- phân tích tâm trạng nhân vật 
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ %
Số câu:2
Số điểm:0,5
Tỉ lệ 5%
Số câu:2
Số điểm:0,5
Tỉ lệ 5%
Số câu:1
Số điểm: 2
Tỉ lệ 20 %
Số câu:5
Số điểm:3
Tỉ lệ 30 %
Tiếng việt
- Các p/c hội thoại
- thuật ngữ
- nghĩa của từ
- Nhận biết đặc điểm của thuật ngữ
- hiểu được nghĩa của từ - các phương châm hội thoại
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ %
Số câu: 1
Số điểm:0,25
Tỉ lệ 2,5%
Số câu: 2
Số điểm:0,75
Tỉ lệ 7,5%
Số câu:3
Số điểm:1
Tỉ lệ 10%
Tập làm văn
- Yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự
Viết bài tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ %
Số câu: 1
Số điểm: 6
Tỉ lệ 60%
Số câu: 1
Số điểm:6
Tỉ lệ 60%
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ %
Số câu:3
Số điểm:0,75
Tỉ lệ 7,5%
Số câu: 4
Số điểm:1,25
Tỉ lệ 12,5 %
Số câu: 2
Số điểm:8
Tỉ lệ 80 %
Số câu:9
Số điểm:10
Tỉ lệ 100%
Phòng GD- ĐT Chưprông THI CHẤT LƯỢNG GIỮA HK I
Trường THCS nguyễn Đình Chiểu Năm học 2011 - 2012 
Họ và tên: Môn: Ngữ văn 9
Lớp: 
 Thời gian làm bài (15 phút không kể phát đề)	 
ĐỀ A
 Điểm
 Nhận xét của giáo viên
* TRẮC NGHIỆM (2 ĐIỂM)
 Khoanh tròn chữ cái ở đầu câu trả lời đúng.
Câu 1: Văn bản nào sau đây được viết theo nghệ thuật kết hợp yếu tố hiện thực và kì 
 ảo, truyện truyền kì chữ Hán?
A. Hoàng Lê nhất thống chí 	
B. Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh
C. Truyện Lục Vân Tiên 	
D. Chuyện người con gái Nam Xương. 
Câu 2: Dòng nào sắp xếp đúng diễn biến của Truyện Kiều?
A. Gặp gỡ đính ước – Đoàn tụ - Gia biến lưu lạc
B. Gia biến lưu lạc - Gặp gỡ đính ước - Đoàn tụ 
C. Gặp gỡ đính ước - Gia biến lưu lạc - Đoàn tụ 
D. Đoàn tụ - Gia biến lưu lạc - Gặp gỡ đính ước
Câu 3: Truyện Kiều thuộc thể loại gì?
A. Tuyện thơ Nôm lục bát 	
B. Tuyện ngắn
C. Truyện lich sử 	
D. Truyện cổ tích
Câu 4: Câu thơ: 	“Nhớ câu kiến nghĩa bất vi
	 Làm người như thế cũng phi anh hùng.
 Có nghĩa là:
A. Làm người phải có tấm lòng bao dung nhân ái
B. Làm ơn thì không cần được trả ơn
C. Thấy việc nghĩa mà không làm thì không phải là người anh hùng.
D. Thọ ơn người thì phải biết đền ơn.
Câu 5. Câu tục ngữ sau phù hợp phương châm hội thoại nào trong giao tiếp?
 “ Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”
A. Phương châm về lượng . 	B. Phương châm về chất. 
C. Phương châm về quan hệ . 	D. Phương châm về cách thức.
Câu 6: Câu nào không đúng với đặc điểm của thuật ngữ?
Thuật ngữ có tính chính xác cao
Thuật ngữ có tính biểu cảm
Mỗi thuật ngữ chỉ biểu thị một khái niệm và ngược lại.
Thuật ngữ là những từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học.
Câu 7: Lựa chọn các từ cho trước: trắng ngần, trắng bóc điền vào chổ trống thích 
 hợp
Alà trắng bóng vẻ tinh khiết, sạch sẽ.
Blà trắng nõn nà, phô vẻ đẹp ra.
Phòng GD- ĐT Chưprông THI CHẤT LƯỢNG GIỮA HK I
Trường THCS nguyễn Đình Chiểu Năm học 2011 - 2012 
Họ và tên: Môn: Ngữ văn 9
Lớp: 
 Thời gian làm bài (15 phút không kể phát đề)	 
ĐỀ B
 Điểm
 Nhận xét của giáo viên
* TRẮC NGHIỆM (2 ĐIỂM)
 Khoanh tròn chữ cái ở đầu câu trả lời đúng.
Câu 1: Câu thơ: 	“Nhớ câu kiến nghĩa bất vi
	 Làm người như thế cũng phi anh hùng.
 Có nghĩa là:
A. Làm người phải có tấm lòng bao dung nhân ái
B. Làm ơn thì không cần được trả ơn
C. Thấy việc nghĩa mà không làm thì không phải là người anh hùng.
D. Thọ ơn người thì phải biết đền ơn.
Câu 2: Truyện Kiều thuộc thể loại gì?
A. Tuyện thơ Nôm lục bát 	
B. Tuyện ngắn
C. Truyện lich sử 	
D. Truyện cổ tích
Câu 3: Văn bản nào sau đây được viết theo nghệ thuật kết hợp yếu tố hiện thực và kì
 ảo, truyện truyền kì chữ Hán?
A. Hoàng Lê nhất thống chí 	
B. Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh
C. Truyện Lục Vân Tiên 	
D. Chuyện người con gái Nam Xương. 
Câu 4: Dòng nào sắp xếp đúng diễn biến của Truyện Kiều?
A. Gặp gỡ đính ước – Đoàn tụ - Gia biến lưu lạc
B. Gia biến lưu lạc - Gặp gỡ đính ước - Đoàn tụ 
C. Gặp gỡ đính ước - Gia biến lưu lạc - Đoàn tụ 
D. Đoàn tụ - Gia biến lưu lạc - Gặp gỡ đính ước
Câu 5: Câu nào không đúng với đặc điểm của thuật ngữ?
A. Thuật ngữ có tính chính xác cao
B. Thuật ngữ có tính biểu cảm
 C. Mỗi thuật ngữ chỉ biểu thị một khái niệm và ngược lại.
D. Thuật ngữ là những từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học.
Câu 6. Câu tục ngữ sau phù hợp phương châm hội thoại nào trong giao tiếp?
 “ Trống đánh xuôi kèn thổi ngược”
A. Phương châm về lượng . 	B. Phương châm về chất. 
C. Phương châm về quan hệ . 	D. Phương châm về cách thức.
Câu 7: Lựa chọn các từ cho trước: trắng ngần, trắng bóc điền vào chổ trống thích 
 hợp.
Alà trắng bóng vẻ tinh khiết, sạch sẽ.
Blà trắng nõn nà, phô vẻ đẹp ra.
Phòng GD- ĐT Chưprông THI CHẤT LƯỢNG GIỮA HK I
Trường THCS nguyễn Đình Chiểu Năm học 2011 - 2012 
Họ và tên: Môn: Ngữ văn 9
Lớp: 
 Thời gian làm bài ( 75 phút không kể phát đề)	
 * TỰ LUẬN: (8 ĐIỂM)
 Câu 1: ( 2đ) Tìm từ láy và nêu tích tác dụng của từ láy trong đoạn thơ sau:
Nao nao dòng nước uốn quanh
Nhịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang
Sè sè nắm đất bên đường
Dàu dàu ngọn cỏ nữa vàng nữa xanh
 (Truyện Kiều – Nguyễn Du)
Câu 2: (6đ) Kể lại một giấc mơ, trong đó em được gặp lại người thân đã xa cách lâu ngày.
Phòng GD- ĐT Chưprông THI CHẤT LƯỢNG GIỮA HK I
Trường THCS nguyễn Đình Chiểu Năm học 2011 - 2012 
Họ và tên: Môn: Ngữ văn 9
Lớp: 
 Thời gian làm bài ( 75 phút không kể phát đề)	
 * TỰ LUẬN: (8 ĐIỂM)
 Câu 1: ( 2đ) Tìm từ láy và nêu tích tác dụng của từ láy trong đoạn thơ sau:
Nao nao dòng nước uốn quanh
Nhịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang
Sè sè nắm đất bên đường
Dàu dàu ngọn cỏ nữa vàng nữa xanh
 (Truyện Kiều – Nguyễn Du)
Câu 2: (6đ) Kể lại một giấc mơ, trong đó em được gặp lại người thân đã xa cách lâu ngày.
Phòng GD- ĐT Chưprông THI CHẤT LƯỢNG GIỮA HK I
Trường THCS nguyễn Đình Chiểu Năm học 2011 - 2012 
Họ và tên: Môn: Ngữ văn 9
Lớp: 
 Thời gian làm bài ( 75 phút không kể phát đề)	
 * TỰ LUẬN: (8 ĐIỂM)
 Câu 1: ( 2đ) Tìm từ láy và nêu tích tác dụng của từ láy trong đoạn thơ sau:
Nao nao dòng nước uốn quanh
Nhịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang
Sè sè nắm đất bên đường
Dàu dàu ngọn cỏ nữa vàng nữa xanh
 (Truyện Kiều – Nguyễn Du)
Câu 2: (6đ) Kể lại một giấc mơ, trong đó em được gặp lại người thân đã xa cách lâu ngày.
ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM THI CHẤT LƯỢNG GIỮA HKI
NĂM HỌC 2011 – 2012
Môn: Ngữ Văn 9
Trắc nghiệm: 2điểm: 6 câu x 0,25 = 1,5 đ
 Câu 7 chọn một ý đúng được 0,25 đ x 2 ý = 0,5 đ
 Đê A
Câu
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
Đáp án
D
C
A
C
B
B
 Đề B
Câu
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
Đáp án
C
A
D
C
B
B
 Câu 7 A: Trắng ngần
 B: Trắng bóc 
II. Tự luận: ( 8 đ)
Câu 1: 
- Chỉ ra từ láy: nao nao, nho nhỏ, sè sè, dàu dàu ( 1đ)
 	- Phân tích: Các từ láy vừa gợi hình vừa gợi cảm thể hiện tâm trạng con người
	+ Cảnh hoang vu, buồn tẻ.
	+ Sự linh cảm về điều gì đó.
	+ Sự thông cảm của Kiều, đa cảm trước thân phận bị bỏ rơi của Đạm Tiên trước nấm mồ vô chủ. (1đ)
Câu 2:
Yêu cầu về hình thức:
- Trình bày rõ ràng, sạch đẹp, hạn chế lỗi chính tả.
- Bài viết có bố cục ba phần 
- Sử dụng yếu tố miêu tả có hiệu quả trong bài văn tự sự.
 Nội dung 
 Mở bài
Giới thiệu người thân, gặp trong hoàn cảnh nào
1 điểm
 Thân bài
Cảm nhận như thế nào về người đó, có gì thay đổi bây giờ so với trước đây
Kể về những kỉ niệm của em với người thân mà em mơ gặp.
Đã lâu gặp lại người thân em có tâm trạng như thế nào
- Cảm xúc của em sau buổi gặp đó
1 điểm
1 điểm
1 điểm
1 điểm
 Kết bài
Cảm nhận của em sau khi tỉnh dậy
1 điểm

Tài liệu đính kèm:

  • docgiaoan.doc